Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

sinh học 12 nâng cao, P2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.73 MB, 90 trang )

Tổ Sinh học và công nghệ. Trường THPT Tân An.
Tuần 21. Tiết: 41
Ngày soạn: 02/01
Ngày dạy:
BÀI 37. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA
I.MỤC TIÊU:
Nêu được vai trò của đột biến trong tiến hóa nhỏ
Giải thích được đột biến tuy thường có hại nhưng vẫn là nguyên liệu tiến hóa,
trong đó đột biến gen là nguyên liệu chủ yếu
Nêu được vai trò di – nhập gen trong tiến hóa
Nêu được vai trò của quá trình giao phối không ngẫu nhiên trong tiến hóa
Giải thích được mỗi quần thể giao phối là một kho dự trữ biến dị di truyền vô cùng
phong phú
Phát triển được năng lực tư duy lý thuyết như phân tích, tổng hợp, so sánh và khái
quát.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tranh phóng to hình 37 SGK .
Một số nội dung và hình có liên quan
III.NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện
2.Kiểm tra bài cũ:
1.Trình bày sự ra đời của thuyết tiến hóa tổng hợp?
2.Phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn?
3.Nêu thuyết tiến hóa trung tính của Kimura?
3.Nội dung bài mới:
CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA
HỌAT ĐỘNG GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Cho HS đọc mục I, thảo luận nhóm và trả lời
câu hỏi:
1.Tại sao đa số đột biến là có hại nhưng lại
được xem là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa?


2.Đột biến là một nhân tố tiến hóa có định
hướng không?
Không, vì tính chất của đột biến là vô
hướng và không xác định
Gọi HS trả lời, HS khác trả lời và GV hoàn
thiện nội dung:
-Tần số đột biến ở từng gen thấp Mỗi cơ thể
có hàng vạn gen, mỗi quần thể có nhiều cá thể
nên tạo nhiều alen đột biến ở mỗi thế hệ
-Đột biến được xem là nguyên liệu sơ cấp của
tiến hóa Đột biến gen qua giao phối tạo nên
nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
I.Đột biến:
Tần số đột biến giảm nhưng
do cơ thể có nhiều gen nên tỉ lệ
giao tử mang đột biến khá lớn
Đa số đột biến là có hại vì nó
phá vỡ mối quan hệ hài hòa trong
kiểu gen, trong nội bộ cơ thể,
giữa cơ thể và môi trường đã
hình thành qua chọn lọc tự nhiên.
Trong môi trường quen thuộc thì
thể đột biến có sức sống kém hơn
dạng gốc.
Đột biến gen là nguồn nguyên
liệu tiến hóa sơ cấp vì giá trị
thích nghi của một đột biến có
thể thay đổi tùy sự tương tác
trong từng tổ hợp gen, tùy sự
thay đổi của môi trường. Phần

lớn đột biến là gen lặn tồn tại ở
trạng thái dị hợp nên không biểu
hiện ra kiểu hình.
Giáo an Sinh học 12, chương trình nâng cao. Lưu hành nội bộ
Trang 1
Tổ Sinh học và công nghệ. Trường THPT Tân An.
GV cho biết: Trong một quần thể cừu, nếu có
3 con cừu tách ra khỏi đàn trong đó có 2 con có
kiểu gen Aa, 1 con kiểu gen aa. Xác định cấu trúc
di truyền của quần thể cừu sau biến động trên? So
sánh với quần thể lúc ban đầu.
Gọi HS trả lời, bổ sung và GV:
Các trường hợp trao đổi giao tử giữa các quần
thể làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể
Là hiện tượng di – nhập gen
GV hỏi HS: Di – nhập gen có phải là nhân tố
tiến hóa có hướng không?
Không, vì sự di – nhập gen là hoàn toàn
ngẫu nhiên.
II.Di – Nhập gen:
Di – nhập gen là hiện tượng
trao đổi các cá thể hoặc giao tử
giữa các quần thể
Di – nhập gen làm thay đổi
tần số các alen và thành phần
kiểu gen của quần thể
Cho HS đọc mục III, thảo luận nhóm và trả lời
câu hỏi:
1.Quá trình giao phối là gì? Vai trò của quá
trình giao phối đối với tiến hóa?

 Quá trình giao phối là sự tái tổ hợp vật chất
di truyền, tạo ra những bộ gen phối hợp, trong đó
sự biểu hiện kiểu hình của mỗi tính trạng được
quy định không phải bởi từng gen riêng rẽ mà
thường bởi một nhóm gen
Vai trò của quá trình giao phối:
+Làm trung hòa tính có hại của đột biến, góp
phần tạo ra các tổ hợp gen thích nghi
+Làm cho các đột biến phát tán trong quần thể
tạo vô số biến dị tổ hợp, là nguyên liệu thứ cấp
cho tiến hóa
2.Giao phối gồm những dạng nào?
Giao phối ngẫu nhiên (ngẫu phối) và giao
phối không ngẫu nhiên (giao phối có chọn lọc,
giao phối cận huyết, tự phối)
3.Giao phối không ngẫu nhiên? Quá trình
giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa
có hướng không? Tại sao?
Gọi HS trả lời, HS khác trả lời và GV hoàn
thiện nội dung
Sự tiến hóa không chỉ sử dụng các đột biến
mới xuất hiện mà còn huy động kho dự trữ các
gen đột biến đã phát sinh từ lâu nhưng tiềm ẩn
trong trạng thái dị hợp đột biến là nguồn
nguyên liệu sơ cấp, biến dị tổ hợp là nguồn
nguyên liệu thứ cấp của tiến hóa.
III.Giao phối không ngẫu
nhiên:
Giao phối không ngẫu nhiên
gồm giao phối có chọn lọc, giao

phối cận huyết, tự phối
Giao phối không ngẫu nhiên
là nhân tố tiến hóa không làm
thay đổi tần số các alen nhưng lại
làm thay đổi tỉ lệ các kiểu gen
trong quần thể theo hướng làm
giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp và làm
tăng tỉ lệ các kiểu gen đồng hợp
qua các thế hệ.
Giáo an Sinh học 12, chương trình nâng cao. Lưu hành nội bộ
Trang 2
Tổ Sinh học và công nghệ. Trường THPT Tân An.
Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi
thành phần kiểu gen của quần theo một hướng
xác định là làm giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp và làm
tăng tỉ lệ các kiểu gen đồng hợp qua các thế hệ
nhưng sự thay đổi thành phần kiểu gen như vậy
có thể giúp quần thể thích nghi hoặc không. Có
nghĩa là ở cấp độ phân tử, giao phối ngẫu nhiên là
một nhân tố tiến hóa có hướng nhưng ở cấp độ tế
bào thì không.
4.Củng cố kiến thức:
Nêu vai trò của quá trình đột biến trong tiến hóa? Vì sao đa số đột biến là có
hại nhưng lại được xem là nguyên liệu tiến hóa? Vì sao đột biến gen được xem là
nguyên liệu chủ yếu?
Di – nhập gen là gì? Nêu vai trò của nó đối với quá trình tiến hóa?
Về nhà trả lời các câu hỏi và giải bài tập trong sách giáo khoa
Xem tiếp Bài 38. Các nhân tố tiến hóa (tiếp theo).
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
Giáo an Sinh học 12, chương trình nâng cao. Lưu hành nội bộ

Trang 3
Tổ Sinh học và công nghệ. Trường THPT Tân An.
Tuần 21. Tiết: 42
Ngày soạn: 02/01
Ngày dạy:
BÀI 38. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA
(tiếp theo)
I.MỤC TIÊU:
Nêu được nội dung của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa hiện đại
Giải thích được chọn lọc tự nhiên là nhân tố chính của quá trình tiến hóa
Nêu được tác động của các yếu tố ngẫu nhiên đối với vốn gen của quần thể
Phát triển được năng lực tư duy lý thuyết như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái
quát,…
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tranh phóng to hình 38 SGK.
Một số tư liệu và hình ảnh có liên quan (nếu có)
III.NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện
2.Kiểm tra bài cũ:
Nêu vai trò của quá trình đột biến trong tiến hóa? Vì sao đa số đột biến là có
hại nhưng lại được xem là nguyên liệu tiến hóa? Vì sao đột biến gen được xem là
nguyên liệu chủ yếu?
Di – nhập gen là gì? Nêu vai trò của nó đối với quá trình tiến hóa?
3.Nội dung bài mới:
CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA (TIẾP THEO)
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen
của một quần thể được gọi là quá trình tiến hóa
nhỏ
Cho HS đọc mục I, thảo luận nhóm và trả lời

câu hỏi:
1.Chọn lọc tự nhiên có vai trò như thế nào đối
với quá trình tiến hóa? Cho VD về tác động của
CLTN theo Đacuyn?
2.Thuyết tiến hòa hiện đại quan niệm về
CLTN như thế nào?
-Về thực chất của CLTN?
-CLTN là chọn lọc kiểu gen hay kiểu hình?
-Tại sao CLTN là nhân tố tiến hóa có hướng?
-Kết quả của CLTN, tốc độ của CLTN, tại sao
chọn lọc chống lại alen trội lại diễn ra với tốc độ
nhanh hơn chọn lọc chông lại alen lặn?
3.Vì sao nói thực chất của CLTN là phân hóa
khả năng sống sót và sinh sản các cá thể trong
quần thể?
4.Vì sao CLTN làm thay đổi tần số alen của
quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh
vật nhân thực lưỡng bội?
Vì NST của vi khuẩn chỉ có một chiếc, do
đó gen chỉ có 1 alen.
IV.Chọn lọc tự nhiên:
1.Tác động của chọn lọc tự
nhiên:
Ở các sinh vật lưỡng bội, các
alen trội chịu tác động của chọn
lọc nhanh hơn nhiều các alen lặn
vì alen trội ở thể đồng hợp hay dị
hợp đều biểu hiện thành kiểu
hình. Chọn lọc tác động vào kiểu
gen hay alen thông qua tác đông

vào kiểu hình
Dưới tác dụng của CLTN,
các quần thể có vốn gen thích
nghi hơn sẽ thay thế những quần
thể kém thích nghi
Giáo an Sinh học 12, chương trình nâng cao. Lưu hành nội bộ
Trang 4
Tổ Sinh học và công nghệ. Trường THPT Tân An.
Gọi HS trả lời, HS khác trả lời và GV hoàn
thiện nội dung
Quan niệm
của Đacuyn
Quan niệm
hiện đại
Nguyên
liệu của
CLTN
Biến đổi cá thể
dưới ảnh hưởng
của điều kiện
sống và của tập
quán hoạt động
Chủ yếu là các
biến dị cá thể qua
quá trình sinh sản
Đột biến và
biến dị tổ hợp
(thường biến
chỉ có ý nghĩa
gián tiếp)

Đơn vị
tác
động
của
CLTN
Cá thể Cá thể
ở loài giao phối,
quần thể là đơn
vị cơ bản
Thức
chất tác
dụng
của
CLTN
Phân hóa khả
năng sống sót
giữa các cá thể
trong loài
Phân hóa khả
năng sinh sản
của các cá thể
trong quần thể
Kết quả
của
CLTN
Sự sống sót của
những cá thể
thích nghi nhất
Sự phát triển và
sinh sản ưu thế

của các kiểu
gen thích nghi
hơn
.
Chọn lọc quần thể hình thành
những đặc điểm thích nghi tương
quan giữa cá thể về mặt kiếm ăn,
tự vệ, bảo đảm sự tồn tại và phát
triển của những quần thể thích
nghi nhất. Chọn lọc cá thể làm
tăng tỉ lệ nhưng cá thể thích nghi
hơn trong nội bộ quần thể, làm
phân hóa khả năng sống sót và
sinh sản của các cá thể trong
quần thể.
2.Các hình thức chọn lọc:
a.Chọn lọc ổn định:
Là chọn lọc kiên định kiểu
gen đã đạt được.
b.Chọn lọc vận động:
Là chọn theo hướng đến
những kiểu gen mới có giá trị
thích nghi hơn.
c.Chọn lọc phân hóa (chọn
lọc gián đoạn):
Là chọn lọc đưa đến sự phân
hóa quần thể bản đầu thành nhiều
kiểu hình.

GV hỏi tiếp: Cháy rừng, lũ lụt làm số lượng

đáng kể các cá thể của quần thể bị tiêu diệt có
làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể
không? Có.
Vậy cháy rừng, lũ lụt thuộc nhóm nhân tố nào
trong các nhân tố đã học? V
GV nêu: Một quần thể có 500 cá thể với ỉ lệ
kiểu gen 0,6AA: 0,3Aa: 0,1aa. Số cá thể bị chết
sau thiên tai là 450, trong đó có 50 cá thể mang
kiểu gen aa, 50 cá thể mang kiểu gen Aa và 350
cá thể mang kiểu gen AA.
1.Vậy cấu trúc di truyền của quần thể sẽ như
thế nào, nếu giả sử trong số 450 cá thể bị chết có
150Aa, 300AA và gen trội A quy định kiểu hình
thích nghi?
V.Các yếu tố ngẫu nhiên:
-Các yếu tố ngẫu nhiên làm
thay đổi tần số alen và thành
phần kiểu gen của quần thể
-Sự biến đổi ngẫu nhiên về
cấu trúc di truyền hay xảy ra với
những quần thể có kích thước
nhỏ
-Các yếu tố ngẫu nhiên làm
thay đổi tần số alen và thành
phần kiểu gen của quần thể
không theo một hướng nhất định.
Giáo an Sinh học 12, chương trình nâng cao. Lưu hành nội bộ
Trang 5
Tổ Sinh học và công nghệ. Trường THPT Tân An.
2.Một quần thể có 1000 cá thể và một quần thể

khác có 10000 cá thể. Mất 50% số cá thể mang
các kiểu gen khác nhau với xác suất ngẫu nhiên.
Cấu trúc di truyền của quần thể nào bị thay đổi
nhiều hơn? Tại sao?
Gọi HS trả lời, HS khác trả lời và GV hoàn
thiện nội dung
4.Củng cố kiến thức:
Tóm tắt qua sơ đồ.
Đột biến Giao phối không
ngẫu nhiên
Thay đổi tần số Thay đổi thành phần CLTN Kiểu gen Loài mới
các alen kiểu gen thích nghi

Di – Nhập gen Các yếu tố
ngẫu nhiên
Trong các nhân tố tiến hóa nhân tố nào làm thay đổi tần số alen dẫn đến thay
đổi thành phần kiểu gen của quần thể? Chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen, không
làm thay đổi tần số alen? Là nhân tố tiến hóa có hướng?
Về nhà trả lời các câu hỏi và giải bài tập trong sách giáo khoa
Xem tiếp Bài 39.Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
Giáo an Sinh học 12, chương trình nâng cao. Lưu hành nội bộ
Trang 6
Tổ Sinh học và công nghệ. Trường THPT Tân An.
Tuần 22. Tiết: 43
Ngày soạn: 02/01
Ngày dạy:
BÀI 39. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI
I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:
Giải thích được sự hóa đen của loài bướm sâu đo bạch dương (Biston betularia) ở
vùng công nghiệp nước Anh và sự tăng sức đề kháng của sâu bọ và vi khuẩn
Nêu được vai trò của các quá trình đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên đối với
sự hình thành đặc điểm thích nghi
Nêu được nội dung và các ví dụ minh họa cho các hình thức chọn lọc
Nêu và giải thích được hiện tượng đa hình cân bằng di truyền
Giải thích được vì sao các đặc điểm thích nghi cho hợp lí tương đối, tìm ví dụ để
minh họa
2.Kĩ năng:
Vận dụng kiến thức đã học để giải thích quá trình hình thành các sinh vật thích
nghi đã sưu tầm được
Rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm nhỏ, kĩ năng làm việc độc lập với SGK
3.Thái độ:
Giải thích được tại sao thế giới sinh vật lại vô cùng đa dạng và phong phú
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tranh phóng to hình 39 SGK và bảng 1 SGK
Các tranh ảnh, biểu bảng đề cập đến sự thích nghi của sinh vật.
III.NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện
2.Kiểm tra bài cũ:
1.Nêu tác động của chọn lọc tự nhiên?
2.Thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự
nhiên như thế nào? Vì sao CLTN là nhân tố chính của quá trình tiến hóa?
3.Nội dung bài mới:
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV cho HS quan sát hình ảnh 39, tham khảo
SGK, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:
1.Giải thích sự hình thành đặc điểm thích

nghi của sự hóa đen của các loài bướm ở các
vùng công nghiệp?
2.Giải thích sự tăng cương sức đề kháng của
sâu bọ và vi khuẩn?
Gọi các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung,
GV hoàn thiện nội dung và lưu ý:
I.Giải thích sự hình thành các
đặc điểm thích nghi:
1.Sự hóa đen của các loài
bướm ở vùng công nghiệp:
Trong môi trường có bụi
than, thể đột biến trở thành có lợi
cho bướm vì chim ăn sâu khó
phát hiện, vì vậy được chọn lọc
tự nhiên giữ lại. Số cá thể màu
đen được sống sót nhiều hơn, qua
giao phối con cháu chúng ngày
càng đông và thay thế dần dạng
trắng.
Giáo an Sinh học 12, chương trình nâng cao. Lưu hành nội bộ
Trang 7
Tổ Sinh học và công nghệ. Trường THPT Tân An.
Sự hóa đen của các loài bướm ở vùng công
nghiệp:
Chim ăn sâu
Biến dị
của các
loài
bướm ở
vùng

công
nghiệp
(vô
hướng)
Xanh lục Biến dị
bất lợi
Sinh sản
kém, con
cháu giảm
dần,….
Xanh nhạt
Màu xám biến dị
có lợi
Sinh sản ưu
thế, con
cháu ngày
càng đông,

Màu đen
 Sự tăng cường sức đề kháng của sâu bọ và vi
khuẩn :
AABBCC
DDT
AABBCC
DDT
 ab
AABBCC aaBBCC
AABBCC
Giao phối
AAbbCC

CLTN
AB
AABBCC
aabbcc
aabbcc
Dạng kháng DDT ưu thế
Màu sắc ngụy trang của bướm
sâu đo bạch dương là kết quả quá
trình chọn lọc thể đột biến có lợi
cho bướm, đã phát sinh ngẫu
nhiên trong lòng quần thể bướm
chứ không phải là sự biến đổi
màu sắc cơ thể bướm cho phù
hợp với môi trường hoặc do ảnh
hưởng trực tiếp của bụi than nhà
máy.

2.Sự tăng cường sức đề
kháng của sâu bọ và vi khuẩn:
Khi sử dụng DDT để diệt
giống rận lần tiên có hiệu quả
cao, sau đó giảm dần, vì những
đột biến hay tổ hợp đột biến
kháng DDT đã phát sinh từ trước
nên trong môi trường có DDT
những dạng đột biến này có ưu
thế và tỉ lệ cao dần.
Khi ngừng xử lí DDT thì tỉ
lệ dạng kháng DDT trong môi
trường giảm dần vì trong môi

trường không có DDT, chúng
sinh trưởng, phát triển chậm hơn
dạng bình thường.
Tính đa hình về kiểu gen của
quần thể giao phối giải thích vì
sao khi dùng một lượng thuốc trừ
sâu mới dù với liều cao cũng
không hi vọng tiêu diệt được
hoàn toàn số sâu bọ cùng một lúc
và vì sao phải biết sử dụng liều
thuốc thích hợp.
GV nêu: CLTN luôn đào thải các cá thể có
kiểu hình không thích nghi làm tăng dần số lượng
cá thể có kiểu hình thích nghiHiện tượng đa
hình cân bằng di truyền.
Ví dụ: Loài bọ ngựa (SGK)
II.Hiện tượng đa hình cân bằng
di truyền:
Hiện tượng đa hình cân bằng
di truyền là trường hợp trong
quần thể tồn tại song song một số
loại kiểu hình ở trạng thái cân
bằng ổn định. Hiện tượng này
đảm bảo cho quần thể hay loài
thích ứng với những điều kiện
khác nhau của môi trường sống.
Giáo an Sinh học 12, chương trình nâng cao. Lưu hành nội bộ
Trang 8
Tổ Sinh học và công nghệ. Trường THPT Tân An.
GV nêu câu hỏi:

1.Cá thích nghi trong môi trường nước, chim
bay lượn trong không trung, nếu 2 loài này đổi lại
môi trường sống thì có tồn tại được không? Tại
sao?
2.Hoa bầu bí thụ phấn nhờ gió, côn trùng;
nếu có gió hoặc không có côn trùng thì liệu có
thụ phấn được không?
Gọi các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung,
GV hoàn thiện nội dung.
III.Sự hợp lí tương đối của các
đặc điểm thích nghi:
Các đặc điểm thích nghi của
sinh vật không phải hoàn hảo mà
chỉ mang tính tương đối vì trong
môi trường này nó có thể là thích
nghi nhưng trong môi trường
khác thì lại có thể không thích
nghi.
4.Củng cố kiến thức:
Giải thích sự hóa đen của loài bướm Biston betularia ở vùng công nghiệp?
Nêu vai trò của quá trình đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiện đối với sự hình
thành đặc điểm thích nghi?
Vì sao các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối? Tìm ví dụ để minh họa?
Về nhà trả lời các câu hỏi và giải bài tập trong sách giáo khoa
Xem tiếp Bài 40. Loài sinh học và các cơ chế cách li.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
Giáo an Sinh học 12, chương trình nâng cao. Lưu hành nội bộ
Trang 9
Tổ Sinh học và công nghệ. Trường THPT Tân An.
Tuần 22. Tiết: 42

Ngày soạn: 02/01
Ngày dạy:
BÀI 40. LOÀI SINH HỌC VÀ CÁC
CƠ CHẾ CÁCH LI
I.MỤC TIÊU:
Nêu được khái niệm loài. Trình bày được các đặc điểm của các tiêu chuẩn để phân
biệt các loài thân thuộc
Phân biệt các cấp đột tổ chức trong loài: cá thể, quần thể, nòi (địa lí, sinh thái, sinh
học)
Giải thích được việc vận dụng các tiêu chuẩn để phân biệt cáx loài thân thuộc
Nêu được vai trò của các cơ chế cách li đối với quá trình tiến hóa
Phát triển được năng lực tư duy lí thuyết như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái
quát,…
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tranh phóng to hình 40.1, 40.2 SGK
Một số tư liệu và hình ảnh có liên quan (nếu có)
III.NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện
2.Kiểm tra bài cũ:
Giải thích sự hóa đen của loài bướm Biston betularia ở vùng công nghiệp?
Nêu vai trò của quá trình đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiện đối với sự hình
thành đặc điểm thích nghi?
Vì sao các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối? Tìm ví dụ để minh họa?
3.Nội dung bài mới:
LOÀI SINH HỌC VÀ CÁC CƠ CHẾ CÁCH LI
HỌAT ĐỘNG GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV phân tích nội hàm của các khái
niệm loài sinh học, nêu ưu điểm và hạn
chế của khái niệm
GV cho HS đọc mục I.2,3 SGK, thảo

luận nhóm và trả lời câu hỏi:
1.Phân tích các tiêu chuẩn phân biệt
hai loài thân thuộc
2.Các gen và protein tương ứng ở
các loài khác nhau được phân biệt nhau
như thế nào?
3.Nêu những đặc trưng của quần thể
về di truyền và sinh thái
Gọi HS trả lời, HS khác trả lời và GV
hoàn thiện nội dung
Ví dụ về tiêu chuẩn hình thái: rau
dền, dòng muỗi Anophen (ở Châu Âu có
6 loài giống nhau chỉ khác nhau về màu
sắc trứng, sinh cảnh, có đốt người hay
không,…), giun đủa,…
I.Loài sinh học:
1.Khái niệm:
Loài sinh học là nhóm cá thể có vốn
gen chung, có nhưng tính trạng chung về
hình thái sinh lí, có khu phân bố xác định,
trong đó các cá thể giao phối với nhau và
được cách li sinh sản với những nhóm
quần thể thuộc loài khác.
Trong tự nhiên, các loài tồn tại như một
hệ thống quần thể. Quần thể là đơn vị tổ
chức cơ sở của loài. Các quần thể có thể
phân bố liên tục hay gián đọan tạo thành
các nòi địa lí, nòi sinh thái và nòi sinh học.
2.Các tiêu chuẩn phân biệt hai loài
thân thuộc:

-Tiêu chuẩn hình thái: giữa hai loài
khác nhau có sự gián đoạn về một tính
trạng nào đó.
-Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái:
+Trường hợp đơn giản: hai loài thân
thuộc chiếm hai khu phân bố riêng biệt
Giáo an Sinh học 12, chương trình nâng cao. Lưu hành nội bộ
Trang 10
Tổ Sinh học và công nghệ. Trường THPT Tân An.
Các cơ chế cách li đề cập đến những
nhân tố thức đẩy sự phân hóa của quần
thể gốc trong tiến hóa nhỏ, còn tiêu
chuẩn phân biệt loài nói về mức độ cách
li. Phân biệt cách li sinh sản và cách li di
truyền, liên quan tới mức độ phân hóa
trên con đường hình thành loài, cách li
sinh sản và cách li di truyền xếp chung
vào tiêu chuẩn di truyền vì thực tế
chúng tiên quan với nhau.
+Trường hợp phức tạp: hai loài thân
thuộc có hai khu phân bố trùng nhau, mỗi
loài thích nghi với điều kiện sinh thái nhất
định.
-Tiêu chuẩn sinh lí – hóa sinh: Protein
tương ứng ở các loài khác nhau được phân
biệt ở một số đặc tính vật lí (giới hạn chịu
nhiệt) và hóa sinh (trình tự các axit amin).
-Tiêu chuẩn cách li sinh sản: mỗi loài
có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình
thái và cách phân bố trên NST. Do có sự

sai khác về bộ NST mà lai khác loài
thường không có kết quả (khó tiến hành
giao phối hoặc không thụ tinh hay hợp tử
không phát triển hoặc con lai không có khả
năng sinh sản).
Các tiêu chuẩn trên chỉ là tương đối,
vận dụng tùy đối tượng như ở loài giao
phối dựa vào tiêu chuẩn cách li sinh sản, vi
khuẩn thì dựa vào tiêu chuẩn hóa sinh,…
3.Sơ bộ về cấu trúc loài:
Đặc trưng của quần thể về di truyền:
tần số tương đối của các alen, các kiểu
gen, tính đa hình
Đặc trưng của quần thể về sinh thái:
mật độ, thành phần tuổi, tỉ lệ giới tính,..
Các cấu trúc cơ bản trong loài:
+Nòi địa lí: là nhóm quần thể phân bố
trong một khu phân bố xác định
+Nòi sinh thái: là nhóm quần thể thích
nghi với điều kiện sinh thái xác định
+Nòi sinh học: là nhóm quần thể kí sinh
trên loài sinh vật chủ xác định hay trên
những phấn khác nhau của cơ thể vật chủ.
 GV nêu vần đề: Quần thể A và B có
dòng gen dễ diễn ra, nghĩa là sự di –
nhập gen hay trao đổi gen dễ diễn ra
giữa hai quần thể. Sự tích lũy các biến
dị di truyền đã tạo ra nòi A và B
Cho HS đọc mục II, thảo luận nhóm
và trả lời câu hỏi:

Phân biệt các cơ chế cách li?
Gọi HS trả lời, HS khác trả lời và GV
II.Các cơ chế cách li:
Sự trao đổi gen giữa các quần thể trong
loài hoặc giữa các nhóm cá thể phân li từ
quần thể gốc bị hạn chế hoặc bị cản trở
hoàn toàn do các cơ chế cách li
Các cơ chế cách li:
-Cách li địa lí: các nhóm sinh vật cùng
nguồn gốc bị tách rời nhau bởi những
chướng ngại địa lí
-Cách li sinh sản:
+Cách li trước hợp tử: không giao
Giáo an Sinh học 12, chương trình nâng cao. Lưu hành nội bộ
Trang 11
Tổ Sinh học và công nghệ. Trường THPT Tân An.
hoàn thiện nội dung phối được do chênh lệch về mùa sinh sản
+Cách li sau hợp tử:
• Thụ tinh nhưng hợp tử không phát
triển
• Hợp tử phát triển thành con lai
nhưng lại chết non
-Mối liên quan giữa các cơ chế cách
li với sự hình thành loài: cách li địa lí là
điều kiện cho các nhóm cá thể phân hóa
tích lũy các biến dị di truyền. Cách li địa
lí kéo dài cách li sinh sản (cách li di
truyền) đánh dấu sự xuất hiện loài mới.
4.Củng cố kiến thức:
Nêu đặc điểm của các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc?

Vận dụng các tiêu chuẩn phân biệt các loài thân thuộc cần phải như thế nào?
Định nghĩa loài? Phân biệt cá thể, quần thể, nòi?
Phân biệt các nòi sinh học, nòi địa lí và nòi sinh thái?
Về nhà trả lời các câu hỏi và giải bài tập trong sách giáo khoa
Xem tiếp Bài 41.Quá trình hình thành loài.
NHỮNG NỘI DUNG BỔ SUNG
Tuần 23. Tiết: 45
Giáo an Sinh học 12, chương trình nâng cao. Lưu hành nội bộ
Trang 12
Tổ Sinh học và công nghệ. Trường THPT Tân An.
Ngày soạn: 02/01
Ngày dạy:
BÀI 41. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI
I.MỤC TIÊU:
Phân biệt được vai trò của điều kiện địa lí và CLTN trong phương thức hình thành
loài bằng con đường địa lí thông qua một số ví dụ cụ thể
Nêu được đặc điểm của sự hình thành loài bằng con đường sinh thái và cho ví dụ
minh họa
Trình bày được cơ chế hình thành loài nhanh như đa bội thể cùng nguồn, đa bội
khác nguồn, cấu trúc lại bộ NST
Nêu được thực chất của quá trình hình thành loài mới và vai trò của các nhân tố
tiến hóa đối với quá trình này
Phát triển năng lực tư duy lý thuyết như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tranh phóng to hình 41.1 41.3 SGK
Một số hình ảnh và tư liệu sưu tầm (nếu có)
III.NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện
2.Kiểm tra bài cũ:
1.Nêu đặc điểm của các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc?

2.Vận dụng các tiêu chuẩn phân biệt các loài thân thuộc cần phải như thế nào?
3.Định nghĩa loài? Phân biệt cá thể, quần thể, nòi?
4.Phân biệt các nòi sinh học, nòi địa lí và nòi sinh thái?
3.Nội dung bài mới:
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI
HỌAT ĐỘNG GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: Điều kiện địa lí khác nhau
CLTN tích lũy đột biến, biến dị tổ hợp
theo nhiều hướng khác nhaunòi địa
lícác loài mới
Cho HS đọc mục I ví dụ về chim sẻ
ngô, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
1.Ví dụ này nhằm minh họa điều gì?
Phương thức hình thành loài bằng
mở rộng khu phân bố địa lí.
2.Nơi phân bố chim sẻ ngô, khi phân
bố rộng thì hình thành nòi địa lí như thế
nào?
Nòi Châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ.
3.Giữa các nòi thì nòi nào có dạng lai
và không có dạng lai? Tại sao?
4.Vai trò địa lí trong quá trình này?
Tại sao không phải là nguyên nhân trực
tiếp mà chỉ đóng vai trò chọn lọc của kiểu
gen thích nghi?
Vai trò của các điều kiện địa lí
I.Hình thành loài bằng con đường địa
lí:
Loài có xu hướng phân bố rộng đã
chiếm lĩnh các vùng địa lí khác nhau,

cũng có thể các khu phân bố của các loài
bị chướng ngại vật chia cắt
Trong điều kiện sống khác nhau,
CLTN đã tích lũy các đột biến và biến dị
tổ hợp theo nhiều hướng khác nhau, dần
dần đã tạo ra những nòi địa lí rồi tới
hình thành loài mới
Địa lí không phải là nguyên nhân
trực tiếp gây ra biến đổi tương ứng trên
cơ thể sinh vật mà là nhân tố chọn lọc
những kiểu gen thích nghi.
Giáo an Sinh học 12, chương trình nâng cao. Lưu hành nội bộ
Trang 13
Tổ Sinh học và công nghệ. Trường THPT Tân An.
không chỉ làm cho các loài bị cách li nhau
mà còn quy định các hướng chọn lọc cụ
thể
Hình thành loài địa lí đã giải thích cho
quan niệm của Đacuyn về con đường
phân li tính trạng
Gọi HS trả lời, HS khác trả lời và GV
hoàn thiện nội dung
Cho HS đọc mục II, cho biết: Quá trình
hình thành loài bằng con đường sinh
thái?
Gọi HS trả lời, HS khác trả lời và GV
hoàn thiện nội dung
Ví dụ về các loài thực vật trên bãi bồi
ở sông Vônga và cá hồi trong hồ Xêvan
(hình 41.2).

II.Hình thành loài bằng con đường
sinh thái:
Trong cùng một khu phân bố địa lí,
các quần thể của các loài đã chọn lọc
hướng thích nghi với những điều kiện
sinh thái khác nhau đã hình thành nên
các nòi rồi tới sự hình thành loài mới
Hình thành loài bằng con đường
sinh thái thường gặp ở thực vật và động
vật í di động
Cho HS đọc mục III, thảo luận nhóm và
trả lời câu hỏi:
1.Lai xa là gì? Vì sao cơ thể lai xa
thường không có khả năng sinh sản?
2.Vì sao sự đa bội hóa khắc phục được
sự bất thụ của cơ thể lai xa? Cách tiến
hành như thế nào?
Gọi HS trả lời, HS khác trả lời và GV
hoàn thiện nội dung
Sự lai xa giữa loài lúa mì với loài cỏ
dạicon lai bất thụ do bộ NST này không
tương đồng nên trở ngại trong phát sinh
giao tử. Khi đa bội hóa từ AB
(2n)AABB (4n)loài hữu thụ vì các
NST đều có cặp tương đồng nên quá trình
giảm phân diễn ra bình thường.
Lai xa và đa bội hóa là con đường
hình thành phổ biến ở thực vật, ít gặp ở
động vật vì ở động vật cơ chế sinh sản
giữa hai loài khác nhau rất phức tạp, đặc

biệt là những động vật có hệ thần kinh
phát triển dễ bị rối loạn.
III.Hình thành loài bằng đột biến lớn:
1.Đa bội hóa khác nguồn:
Tế bào cơ thể lai xa khác loài chứa
bộ NST của hai loài bố mẹ. Do bộ NST
này không tương đồng nên gây trở ngại
cho việc phát sinh giao tử nên chỉ sinh
sản sinh dưỡng mà không sinh sản hữu
tính.
Nếu đa bội hóa từ 2n4n thì giảm
phân bình thường và cho giao tử 2n. Sự
tổ hợp giữa các giao tử đó tạo hợp tử 4n
chứa cả 2 bộ NST của hai loài bố mẹ gọi
là thể song nhị bội.
2.Đa bội hóa cùng nguồn:
Hình thành loài bằng cơ chế đa bội
hóa cùng nguồn (tự đa bội) phổ biến ở
thực vật
P: 4n x 2n
G: 2n n
F: 3n bất thụ 6n hữu thụ
Thể tự đa bội còn có thể hình thành
thông qua nguyên phânsinh sản vô
tính.
Giáo an Sinh học 12, chương trình nâng cao. Lưu hành nội bộ
Trang 14
Tổ Sinh học và công nghệ. Trường THPT Tân An.
3.Cấu trúc lại bộ NST:
Cấu trúc lại bộ NST là phương thức

hình thành loài có liên quan với các đột
biến cấu trúc NST, đặc biệt là đột biến
đảo đoạn và chuyển đoạnthay đổi chức
năng của gen trong nhóm liên kết
mớithay đổi kích thước và hình dạng
NST.
Loài mới không xuất hiện một cá
thể duy nhất mà phải là một quần thể hay
một nhóm quần thể tồn tại và phát triển
như một mắt xích trong hệ sinh thái,
đứng vững qua thời gian dưới tác dụng
của chọn lọc tự nhiên.
4.Củng cố kiến thức:
Thực chất của quá trình hình thành loài là sự cải biến thành phần kiểu gen của
quần thể ban đầu theo hướng thích ngh, tạo ra kiểu gen mới, cách li sinh sản với quần
thể gốc
Vai trò của các nhân tố tiến hóa
• Các quá trình đột biến và giao phối cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc
• Tác động của các nhân tố ngẫu nhiên, di – nhập gen làm thay đổi đột ngột
tần số tương đối của các alen, nhờ đó làm tăng tốc quá trình hình thành loài
mới
• Quá trình CLTN là nhân tố định hướng sự hình thành loài, quy định chiều
hướng và nhịp điểu thay đổi tần số tương đối của các alen, lựa chọn những tổ
hợp alen đảm bảo sự thích nghi với môi trường
Vai trò của các cơ chế cách li là thúc đẩy quá trình phân li tính trạng, tăng cường sự
phân hóa vốn gen trong quần thể gốc, làm cho quần thể gốc nhanh chóng phân li thành
những quần thể mới ngày cảng khác xa nhau cho tới khi có sự cách li di truyền, nghĩa là
tạo ra loài mới.
Nêu phần tóm tắt những nội dung .
Về nhà trả lời các câu hỏi và giải bài tập trong sách giáo khoa

Xem tiếp Bài 42. Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hóa của sinh giới.
NỘI DUNG BỔ SUNG
Giáo an Sinh học 12, chương trình nâng cao. Lưu hành nội bộ
Trang 15
Tổ Sinh học và công nghệ. Trường THPT Tân An.
Tuần 23. Tiết: 46
Ngày soạn: 02/01
Ngày dạy:
BÀI 42. NGUỒN GỐC CHUNG VÀ CHIỀU
HƯỚNG TIẾN HÓA CỦA SINH GIỚI
I.MỤC TIÊU:
Trình bày được nguyên nhân, cơ chế và kết quả của phân li tính trạng, từ đó có kết
luận gì về nguồn gốc các loài.
Phân biệt được đồng quy tính trạng với phân li tính trạng
Nêu được các hướng tiến hóa chung của sinh giới. Giải thích được hiện tượng
ngày nay vẫn tồn tại những nhóm có tổ chức thấp bên cạnh những nhóm có tổ chức cao
Nêu được các hướng tiến hóa của các nhóm loài. Giải thích được hiện tượng các
nhóm sinh vật có nhịp điệu tiến hóa không đều
Phát triển được năng lực tư duy lí thuyết như phân tích, tổng hợp, so sánh và khái
quát.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tranh phóng to hình 42
Một số tư liệu và hình ảnh có liên đến bài dạy (nếu có)
III.NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện
2.Kiểm tra bài cũ:
Trình bày quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí? Cho ví dụ?
Trình bày quá trình hình thành loài mới bằng con đường sinh thái? Cho ví dụ?
Phân biệt quá trình hình thành loài bằng đa bội hóa khác nguồn với cùng nguồn?
3.Nội dung bài mới:

NGUỒN GỐC CHUNG VÀ CHIỀU HƯỚNG TIẾN HÓA CỦA SINH GIỚI
HỌAT ĐỘNG GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Cho HS đọc mục I, thảo luận nhóm và
trả lời câu hỏi :
1.Quá trình phân li tính trạng?
Nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của
quá trình phân li tính trạng?
2.Theo sơ đồ SGK minh họa nội
dung gì?Tại sao có các nhánh ngắn, dài
khác nhau?
Gọi HS trả lời, HS khác trả lời và GV
hoàn thiện nội dung
Theo sơ đồ phân li tính trạng thì loài
hiện nay bắt nguồn từ một tổ tiên chung
(A). Căn cứ vào họ hàng gần xa xếp
chúng vào 8 chi, 4 họ, 2 bộ, một lớp và
ngoài ra còn có 1 dạng nguyên thủy còn
sống sót.
GV hỏi tiếp:Vậy đồng quy tính
trạng? cho ví dụ?
I.Phân li tính trạng và sự hình thành
các nhóm phân loại:
Phân li tính trạng là quá trình từ một
dạng ban đầu biến đổi theo nhiều hướng
khác nhau
Nguyên nhân: do chọn lọc tiến hành
theo nhiều hướng khác nhau trên cùng một
đối tượng
Từ một dạng ban đầu dần dần hình
thành nhiều dạng mới ngày càng khác

nhau rõ rệt và khác xa tổ tiên
Ý nghĩa: giải thích sự hình thành
nhiều dạng sinh vật mới phát sinh từ một
nguồn gốc
Vậy toàn bộ các loài sinh vật đa
dạng và phong phú ngày nay đều có một
nguồn gốc chung.
Một số loài khác nhau, kiểu gen khác
Giáo an Sinh học 12, chương trình nâng cao. Lưu hành nội bộ
Trang 16
Tổ Sinh học và công nghệ. Trường THPT Tân An.
nhau nhưng sống trong cùng một điều kiện
đã được chọn lọc theo một hướng tích lũy
đột biến tương tự. Kết quả sẽ mang những
đặc điểm giống nhauĐồng quy tính
trạng
Cho HS đọc mục II, thảo luận nhóm
và trả lời câu hỏi:
1.Phân tích và giải thích những chiều
hướng tiến hóa của sinh giới? Nguyên
nhân do đâu?
Do CLTN đã tiến hành theo con
đường phân li tính trạng, từ một nguồn
gốc chung đã tiến hóa theo hai hướng là
thực vật và động vật.
2.Trong các chiều hướng tiến hóa
chung của sinh giới thì dạng nào cơ bản
nhất?
Gọi HS trả lời, HS khác trả lời và GV
hoàn thiện nội dung

Trong những điều kiện xác định, có
những sinh vật duy trì tổ chức nguyên
thủy của chúng (các hóa thạch sống như
lưỡng tiêm) hoặc đơn giản hóa tổ chức
(các nhóm kí sinh) mà vẫn đảm bảo sự
thích nghi thì vẫn tồn tại và phát triển.
II.Chiều hướng tiến hóa chung của sinh
giới:
-Sinh vật ngày càng đa dạng và phong
phú
-Tổ chức ngày càng cao
-Thích nghi ngày càng hợp lí
Cho HS đọc mục III, thảo luận nhóm
và trả lời câu hỏi:
Chiều hướng tiến hóa của từng nhóm
loài gồm những nhóm nào? Nêu nội
dung cơ bản để phân biệt những nhóm
đó? Nhóm nào là hướng quan trọng?
Gọi HS trả lời, HS khác trả lời và GV
hoàn thiện nội dung
III.Chiều hướng tiến hóa của từng
nhóm loài:
- Tiến bộ sinh học là xu hướng phát
triển ngày càng mạnh biểu hiện ở 3 dấu
hiệu:
• Số lượng cá thể tăng dần, tỉ lệ sống
sót ngày càng cao
• Khu phân bố mở rộng và liên tục
• Phân hóa nội bộ ngày càng đa dạng
và phong phú

- Thoái bộ sinh học là xu hướng ngày
càng bị tiêu diệt ở 3 dấu hiện:
• Số lượng cá thể giảm dần, tỉ lệ sống
sót ngày càng thấp
• Khu phân bố ngày càng thu hẹp và
trở nên gián đoạn
• Nội bộ ngày càng ít phân hóa, một số
nhóm trong đó hiếm dầndiệt vong.
- Kiên định sinh học là duy trì sự thích
Giáo an Sinh học 12, chương trình nâng cao. Lưu hành nội bộ
Trang 17
Tổ Sinh học và công nghệ. Trường THPT Tân An.
nghi ở mức độ nhất định, số lượng cá thể
không tăng cũng không giảm.
Tiến bộ sinh học là quan trọng.
4.Củng cố kiến thức:
Phân biệt phân li tính trạng với đồng quy tính trạng? Cho ví dụ minh họa?
Phân tích về chiều hướng tiến hóa của sinh giới?
Phân biệt các chiều hướng tiến hóa của từng nhóm loài?
Về nhà trả lời các câu hỏi và giải bài tập trong sách giáo khoa
Xem tiếp Bài 43. Sự phát sinh sự sống trên quả đất.
PHẦN BỔ SUNG KIẾN THỨC
Ô DUYỆT
Duyệt, ngày………….tháng……….năm 20….
TỔ TRƯỞNG
Tuần: 24. Tiết: 47 CHƯƠNG II. SỰ PHÁT SINH
Giáo an Sinh học 12, chương trình nâng cao. Lưu hành nội bộ
Trang 18
Tổ Sinh học và công nghệ. Trường THPT Tân An.
Ngày soạn: 09/01

Ngày dạy:
VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
BÀI 43. SỰ PHÁT SINH SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
I.MỤC TIÊU:
Liệt kê được các giai đọan phát sinh sự sống trên Trái Đất
Nêu được các quá trình diễn ra trong các giai đọan tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền
sinh học và tiến hóa sinh học
Nâng cao quan điểm duy vật biện chứng về bản chất và nguồn gốc sự sống.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tranh phóng to hình 43 SGK
Sơ đồ đơn giản về 3 giai đọan phát sinh sự sống
III.NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện
2.Kiểm tra bài cũ:
Đồng quy tính trạng và phân li tính trạng? Cho ví dụ minh họa?
Nêu chiều hướng tiến hóa của sinh giới và từng nhóm loài?
3.Nội dung bài mới:
SỰ PHÁT SINH SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
HỌAT ĐỘNG GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Cho HS đọc mục I, thảo luận nhóm và trả
lời câu hỏi:
1.Những nhân tố nào tác động lên giai
đoạn này?
2.Sự xuất hiện cơ chế tự nhân đôi được
giải thích như thế nào?
3.Quả đất nguyên thủy còn rất cổ sơ,
chưa hề có sự sống. Vậy người ta đã chứng
minh giả thuyết trên bằng cách nào?
Gọi HS trả lời, HS khác trả lời và GV
hoàn thiện nội dung

Đây chỉ là thực nghiệm để chứng minh
từ chất vô cơ có thể tạo thành chất hữu cơ
nhưng chất hữu cơ mới tạo thành này chưa
phải là chất sống vì chúng không có các
dấu hiệu đặc trưng, độc đáo của cơ thể sống
Trong điều kiện hiện nay khác hẳn so
với Trái Đất thời nguyên thủy, do đó quá
trình phát sinh sự sống không thể diễn ra
theo phương thức hóa học. Nếu tại nơi nào
đó, các chất hữu cơ được tạo thành ngoài
cơ thể sống thì nó lập tức bị các vi khuẩn
phân hủy hay bị oxi tự do trong không khí
oxi hóa.
Vậy ngày nay, quá trình phát sinh sự
sống diễn ra theo phương thức sinh học
I.Tiến hóa hóa học:
1.Sự hình thành các chất hữu cơ
đơn giản:
Trong khí quyển nguyên thủy đã có
CH
4
, NH
3
, C
2
N
2
, CO, H
2
O do tác dụng

của các nguồn năng lượng tự nhiên
hình thành các chất hữu cơ đơn giản rồi
đến phức tạp theo những trận mưa rơi
xuống biển.
2.Sự hình thành các đại phân tử từ
các hợp chất hữu cơ đơn giản:
Các chất hữu cơ đơn giản hòa tan
trong các đại dương nguyên thủyco
đọng lại và hình thành các chất như
protein và axit nucleic.
3.Sự hình thành các đại phân tử tự
nhân đôi:
Phân tử tự nhân đôi xuất hiện đầu
tiên không cần xúc tác của các enzim
(protein) là axit ribonucleic (ARN),
đóng vai trò là chất xúc tác sinh học,
lưu giữ thông tin di truyền. Về sau
chức năng này được chuyển cho
protein và AND, chỉ giữ chức năng
truyền đạt thông tin di truyền.
Giáo an Sinh học 12, chương trình nâng cao. Lưu hành nội bộ
Trang 19
Tổ Sinh học và công nghệ. Trường THPT Tân An.
trong cơ thể. Theo quan niệm của Anghen:
“sự sống nhất định đa ra đời theo phương
thức hóa học” là một tiên đoán triết học.
GV: Từ các chất hữu cơ, sự sống đã hình
thành như thế nàoII.
Cho HS đọc mục II và III và cho biết:
Diễn biến của giai đoạn tiến hóa

tiền sinh học và tiến hóa sinh học?
GV hỏi:
Côaxecva là gì? Nêu đặc điểm của
coaxecva? Coaxecva được gọi là sinh vật
chưa? Tại sao?
Gọi HS trả lời, HS khác trả lời và GV
hoàn thiện nội dung
II.Tiến hóa tiền sinh học:
Sự xuất hiện ARN, AND và
protein chưa thể hiện sự sống. Sự xuất
hiện các tế bào nguyên thủy có sự tập
hợp của các đại phân tử trong một hệ
thống mở, có khả năng trao đổi chất,…
cơ thể sống đơn bào đầu tiên.
III.Tiến hóa sinh học:
Từ các tế bào nguyên thủy, dưới
tác động của CLTNcơ thể đơn bào
đơn giản (tế bào sinh vật nhân sơ) cơ
thể đa bào (tế bào nhân thực)sinh
giới đa dạng như ngày nay.
4.Củng cố kiến thức:
Viết sơ đồ thể hiện quá trình tổng hợp các chất hữu cơ trong giai đoạn tiến hóa
hóa học?
Nêu sự kiện nổi bật trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học?
Phân biệt tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học?
Về nhà trả lời các câu hỏi và giải bài tập trong sách giáo khoa
Xem tiếp Bài 44.Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất.
PHẦN BỔ SUNG NỘI DUNG
Tuần: 24 . Tiết: 48
BÀI 44. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI

Giáo an Sinh học 12, chương trình nâng cao. Lưu hành nội bộ
Trang 20
Tổ Sinh học và công nghệ. Trường THPT Tân An.
Ngày soạn: 10/02
Ngày dạy:
QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
I.MỤC TIÊU:
Nêu được khái niệm hóa thạch, vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu sinh học và
địa chất học, cách xác định tuổi của hóa thạch
Trình bày được mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường địa chất và khí hậuu qua
các kì
Rèn luyện tư duy biện chứng lịch sử.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tranh phóng to hình 44 SGK
Hình ảnh về các sinh vật hóa thạch
III.NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện
2.Kiểm tra bài cũ:
Trình bày giai đoạn tiến hóa hóa học? Giai đoạn này được chứng minh như thế
nào? Ngày nay có tiếp tục hình thành các chất hữu cơ theo phương thức hóa học không?
Vì sao?
Nêu những đặc điểm của giai đoạn tiến hóa tiền sinh học và giai đoạn tiến hóa
hóa học? Cơ thể sống có tiếp tục hình thành theo phương thức hóa học không? Vì sao
3.Nội dung bài mới:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
HỌAT ĐỘNG GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV treo hình vẽ về các dạng hóa thạch, nêu
về sự hình thành hóa thạch và hỏi:
1.Hóa thạch là gì?Thường gặp những
dạng nào?


Di tích hóa thạch là những xác nguyên vẹn
được bảo tồn trong hổ phách và di tích hóa
thạch để lại trên đá
2.Nghiên cứu hóa thạch nhằm mục đích
gì?
3.Căn cứ vào đâu để xác định tuổi của
các lớp đất và hóa thạch?
4.Căn cứ vào đâu để phân định các mốc
thời gian địa chất?
GV gọi học sinh trả lời, bổ sung. GV hoàn
thiện nội dung và lưu ý:
Ngoài 2 loại hóa thạch đã được học ở
lớp 8, còn có 1 loại hóa thạch nữa, không hề
có sinh vật hay bộ phận nào của sinh vật bên
trong, đó là hóa thạch dạng dấu vết (khuôn
ngoài). Có 3 loại hóa thạch: hóa thạch là
những xác nguyên vẹn, hóa thạch bằng đá
(khuôn trong) và hóa thạch dưới dạng dấu vết
(khuôn ngoài).
Đặc Phương pháp Phương pháp
I.Hóa thạch và phân chia thời gian
địa chất:
1.Hóa thạch:
Hóa thạch là các di tích của sinh
vật sống trong các thời đại trước đã để
lại trong các lớp đất đá.
Ý nghĩa của hóa thạch:
Từ những di tích hình thành cơ thể
có thể tìm ra lịch sử xuất hiện, phát

triển và diệt vong của sinh vật
Hóa thạch còn là tài liệu để nghiên
cứu lịch sử của Quả Đất.
2.Sự phân chia thời gian địa chất:
a.Phương pháp xác định tuổi
của các lớp đất và hóa thạch:
Để xác định tuổi tương đối của các
lớp đất đá thì thường căn cứ vào thời
gian lắng đọng của các lớp trầm tích
(địa tầng).
Để xác định tuổi tuyệt đối thì
thường sử dụng phương pháp đồng vị
phóng xạ, thời gian bán rã chất phóng
xạ có trong hóa thạch.
Sử dụng cacbon 14 để xác định
Giáo an Sinh học 12, chương trình nâng cao. Lưu hành nội bộ
Trang 21
Tổ Sinh học và công nghệ. Trường THPT Tân An.
điểm dùng uran
phóng xạ
dùng Cacbon
phóng xạ
Ngtố
phóng
xạ
Ur
235
C
14
Chu

kì bán

4,5 tỉ năm 5730 năm
Kết
quả
Xác định được
tuổi của các lớp
đất đá và hóa
thạch hàng triệu
năm
Xác định được
tuổi của các lớp
đất đá và hóa
thạch lên tới
75000 năm
tuổi của các hóa thạch khoảng 75000
năm
Để xác định các hóa thạch có độ
tuổi nhiều hơn thường sử dụng urani
238 vì chúng có thời gian bán rã là 4,5
tỉ năm.
b.Căn cứ để phân định các mốc
thời gian địa chất:
Căn cứ vào những biến đổi lớn về
địa chất và khí hậu
Căn cứ vào những biến đổi lớn về
địa chất, khí hậu và các hóa thạch điển
hình chia sự sống thành 5 đại, mỗi đại
gồm nhiều kỉ.
Cho HS đọc mục II, thảo luận nhóm và trả

lời câu hỏi:
1.Hãy cho biết đặc điểm địa chất khí hậu
như thế nào trong các đại?
2.Những sinh vật điển hình trong các đại
diễn như thế nào?
Gọi HS trả lời, HS khác trả lời và GV hoàn
thiện nội dung
II.Sinh vật trong các đại địa chất:
Sách giáo khoa
4.Củng cố kiến thức:
Từ lịch sử phát triển của sinh vật, rút ra được nguyên nhân và chiều hướng
tiến hóa của sự sống, rút ra được các nhận xét chung về quá trình tiến hóa của sinh giới?
Từ những sự kiện về địa chất khí hậu, về các hóa thạch chúng ta có thể rút ra
những nhận xét, kết luận gì về sự phát triển của sinh giới?
Về nhà trả lời các câu hỏi và giải bài tập trong sách giáo khoa
Xem tiếp Bài 45.Sự phát sinh loài người.
PHẦN BỔ SUNG NỘI DUNG
Tuần 25. Tiết: 49
Ngày soạn: 10/01
BÀI 45. SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI
Giáo an Sinh học 12, chương trình nâng cao. Lưu hành nội bộ
Trang 22
Tổ Sinh học và công nghệ. Trường THPT Tân An.
Ngày dạy:
I.MỤC TIÊU:
Liệt kê được 4 giai đọan phát sinh và tiến hóa của loài người: giai đoạn vượn
người hóa thạch, giai đoạn người vượn hóa thạch (người tối cổ), người cổ Momo, người
hiện đại
Liệt kê các nhân tố sinh học và nhân tố xã hội tác động đến quá trình phát sinh và
tiến hóa của loài người. Giải thích được tại sao nhân tố văn hóa đóng giai trò quyết định

Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về nguồn gốc phát sinh và tiến hóa của
loài người.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tranh phóng to hình 45 SGK và 45 SGV
Một số tư liệu, tranh ảnh minh họa (nếu có)
III.NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện
2.Kiểm tra bài cũ:
1.Từ lịch sử phát triển của sinh vật, rút ra được nguyên nhân và chiều hướng
tiến hóa của sự sống, rút ra được các nhận xét chung về quá trình tiến hóa của sinh giới?
2.Từ những sự kiện về địa chất khí hậu, về các hóa thạch chúng ta có thể rút ra
những nhận xét, kết luận gì về sự phát triển của sinh giới?
3.Nội dung bài mới:
SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI
HỌAT ĐỘNG GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Cho HS đọc mục I, thảo luận nhóm và trả
lời câu hỏi:
1.Nêu những đặc điểm của các giai
đoạn chính trong quá trình phát sinh loài
người?
2.Hãy tìm những đặc điểm sai khác
giữa người vượn hóa thạch với vượn
người?
Vượn người hóa thạch chuyển từ lối
sống trên cây xuống sống ở mặt đất, còn
vượn người sống trên mặt đất
Người vượn hóa thạch đã đứng thẳng, đi
bằng hai chân, có hộp sọ lớn, dùng tay để
sử dụng các vật liệu đá, cành cây,…để tự
vệ và tấn công.

3.Các đặc điểm sai khác giữa người
đứng thẳng với người vượn hóa thạch?
Sống chủ yếu trên mặt đất, tay chân
phân hóa, đứng thẳng hai chân, họ sọ lớn,
biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá.
Gọi HS trả lời, HS khác trả lời và GV
hoàn thiện nội dung
I.Những giai đoạn chính trong quá
trình phát sinh loài người:
1.Các dạng vượn người hóa thạch:
Đriôpitec phát hiện 1927 ở Châu
Phingười trung gianÔxtralopitec
2.Các dạng người vượn hóa
thạch (người tối cổ):
Ôxtralopitec là dạng người vượn
hóa thạch phát hiện 1924 ở Nam Phi,
Đông Phi
Ôxtralopitec là dạng người vượn
sống ở cuối kỉ Đệ Tam, chuyển từ đời
sống trên cây xuống đất, đi bằng hai
chân, thân hơi khom về phía trước, cao
120 – 140 cm, nặng 20 – 40 kg, hộp sọ
450 – 750 cm
3
, biết sử dụng cành cây,
hòn đá, mảnh xương thú để tự vệ và tấn
công.
3.Người cổ Homo:
a.Homo habilis (người khéo léo):
Tìm thấy ở Onđuvai (Tanzania)

năm 1961 – 1964, cao 1 – 1,5 m, nặng
Giáo an Sinh học 12, chương trình nâng cao. Lưu hành nội bộ
Trang 23
Tổ Sinh học và công nghệ. Trường THPT Tân An.
25 – 50 kg, hộp sọ 600 – 800 cm
3
.
Sống thành đàn, đi thẳng người, tay
biết chế tác và sử dụng công cụ bằng
đá.
b.Homo erectus (người đứng
thẳng):
Tìm thấy ở Châu Phi, Á, Âu và
Châu Đại Dương.
-Người cổ Java (Pitêcantrôp) phát
hiện ở Java (Inđônêxia) 1891, cao 1,7
m, hộp sọ 900 – 950 cm
3
, đi đứng
thẳng, chế tạo và sử dụng công cụ bằng
đá.
-Người cổ Bắc Kinh (Xinatrop)
phát hiện 1927, hộp sọ 1000 cm
3
, đi
thẳng đứng, biết chế tác và sử dụng
công cụ bằng đá và xương, biết dùng
lửa.
-Người Heiđenbec, phát hiện 1907
tại Heiđenbec (Đức) cũng thuộc loài

Homo erectus
-Ở Việt Nam, 1960 – 1970 đã
chứng minh đã từng là nơi sinh sống
của người cổ Homo.
c.Homo neanderthalensis
(Nêanđectan):
Phát hiện 1856 ở Nêanđectan
(Đức), về sau tìm thấy ở Châu Âu, Á,
Phi.
Cao 1,55 – 1,66 cm, hộp sọ 1400
cm
3
, xương hàm gần giống với người,
có lồi cằm (có thể có tiếng nói). Sống
thành đàn trong hang. Biết dùng lửa
thông thạo, săn bắt và hái lượm, công
cụ khá phong phú như dao sắc, rìu mũi
nhọn.
4.Người hiện đại (Homo sapiens):
Tìm thấy ở làng Cromanhôm
(Pháp) năm 1968, sau đó tìm thấy ở
Châu Âu, Á.
Cao 180 cm, nặng 70 kg, hộp sọ
1700 cm
3
, có lồi cằm.
Biết chế tạo và sử dụng nhiều công
cụ tinh xảo bằng đá, xương, sừng như
rùi có lổ tra cán, lao nhọn có ngạnh,
kim khâu,…Họ sống thành bộ lạc, văn

Giáo an Sinh học 12, chương trình nâng cao. Lưu hành nội bộ
Trang 24
Tổ Sinh học và công nghệ. Trường THPT Tân An.
hóa phong phú, mĩ thuật, tôn giáo,…
Quá trình phát sinh lâu dài đã phân
hóa thành một số chủng tộc, phân bố
khắp châu lục.
Cho HS đọc mục II, thảo luận nhóm và
trả lời câu hỏi:
Các nhân tố chi phối quá trình phát
sinh loài người gồm những nhân tố nào?
Có ảnh hưởng đến con người và xã hội
người như thế nào?
Gọi HS trả lời, HS khác trả lời và GV
hoàn thiện nội dung:
Nhân tố sinh học chủ yếu là biến dị di
truyền và chọn lọc tự nhiên như đi thẳng
người, biết chế tạo và sử dụng công cụ, não
bộ phát triển, có tư duy,…
Nhân tố văn hóa xã hội như ngôn ngư
giao tiếp, đời sống lao động,…
Hai giai đọan tiến hóa: đi thẳng người,
chế tạo công cụ,…  não bộ phát triển có
tư duy ngôn ngữ
Các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội
tác động xấu đến con người và xã hội
loài người như ô nhiễm môi trường, mất
cân bằng sinh thái, các tệ nạn xã hội gia
tăng, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên,
….

II.Các nhân tố chi phối quá trình
phát sinh loài người:
1.Tiến hóa hóa học:
Các nhân tố sinh học đóng vai trò
chủ đạo trong giai đọan tiến hóa của
người vượn hóa thạch và người cổ
Những biến đổi trên cơ thể là kết
quả của quá trình tích lũy các biến dị di
truyền với chọn lọc tự nhiên.

2.Tiến hóa xã hội:
Từ giai đọan con người sinh học đã
được hình thành chuyển sang giai đoạn
con người xã hội, tuy các nhân tố chọn
lọc tự nhiên vẫn còn tác động nhưng
các nhân tố xã hội đóng vai trò quyết
định sự phát triển của con người và xã
hội loài người.
4.Củng cố kiến thức:
Dạng người Đặc điểm cấu tạo Lối sống
Vượn người
Đriôpitec
Tay chân chưa phân hóa, đi leo
trèo bằng tứ chi, não bé 350 cm
3
Chủ yếu sống trên cây
Người vượn
Ôtralôpitec
Tay được giải phóng để cầm nắm,
đi thẳng, não lớn 450 – 750cm

3
Sống ở mặt đất, sử dụng công cụ
tự nhiên như đá, xương, gỗ
Người cổ
Homo habilis
Biết chế tạo và sử dụng công cụ.
Não lớn 600 – 800 cm
3
.
Sống thành đàn, biết sử dụng
công cụ bằng đá, dùng lửa
Người cổ
Homo erectus
Biết chế tạo và sử dụng công cụ.
Não lớn 900 – 1000 cm
3
Sống thành xã hộitiếng nói,
dùng lửa, có văn hóa
Người hiện
đại Homo
sapiens
Không thay đổi nhiều. Não lớn
1000 cm
3
.
Tổ chức xã hội phức tạp, tiếng
nói phát triển, văn hóa, khoa học
kĩ thuật phát triển cao, lao động
đa dạng và phức tạp,…
Về nhà trả lời các câu hỏi và giải bài tập trong sách giáo khoa

Xem tiếp Bài 46. Thực hành:
Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người.
Giáo an Sinh học 12, chương trình nâng cao. Lưu hành nội bộ
Trang 25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×