THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM
ĐỊNH DỰ ÁN XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI
1. Giới thiệu đơn vị thực tập:
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh nam
Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định 48/QĐ-
HĐQT ngày 12/03/2001 của Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam . Chi nhánh chính thức khai trương đi vào hoạt động
ngày 08/05/2001 với đội ngũ cán bộ công nhân viên ban đầu là 36 người và đến
nay là 129 cán bộ.
Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Nam
Hà Nội là chi nhánh phụ thuộc của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam. Chi nhánh có trụ sở tại toà nhà C3- Phường Phương Liệt - Quận Thanh
Xuân - Hà Nội. Có mạng lưới các phòng giao dịch được bố trí rải rác trên các địa
bàn dân cư như chùa Bộc, Triệu Quốc Đạt, Thanh xuân,…và thành lập phòng giao
dịch số 6 tại trường đại học kinh tế quốc dân. Phòng giao dịch số 1- chi nhánh
Giảng Võ, Chi nhánh Tây Đô và chi nhánh Nam Đô..
Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường với thực trạng nhiều
doanh nghiệp nhà nước chưa đứng vũng trong cạnh tranh, tốc độ cổ phần hoá
chậm, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp rất nhiều khó khăn về vốn tự có và
đảm bảo tiền vay.. đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng. Hơn nữa,
các doanh nghiệp đã có quan hệ truyền thống với một hoặc nhiều ngân hàng khác
nên đối với Chi nhánh mới hoạt động từ tháng 5/2001 việc chiếm lĩnh thị trường,
thị phần gặp rất nhiều khó khăn đòi hỏi phải khai thác triệt để thế mạnh về cơ sở
vật chất, các mối quan hệ, phong cách phục vụ, tuyên truyền tiếp thị, đổi mới công
nghệ, linh hoạt về lãi suất, đáp ứng các dịch vụ và tiện ích của Ngân Hàng.. khắc
phục những khó khăn ban đầu, hoạt động của Chi nhánh luôn được điều chỉnh cho
phù hợp, kịp thời các chính sách kinh doanh, tích cực tìm hiểu nhu cầu thị trường
nên đã đem lại những kết quả kinh doanh khả quan được Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam và các ngân hàng khác đánh giá là một Chi
Nhánh hoạt động có hiệu quả, có quy mô lớn.
Thực hiện chính sách của đảng và Nhà nước về công nghiệp hóa – hiện đại
hóa nền kinh tế đất nước, trong những năm qua Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam Nam Hà Nội luôn lấy hoạt động đầu tư tín dụng
là chiến lược kinh doanh hàng đầu của mình. Vượt qua khó khăn thách thức thủa
ban đầu, đóng góp của Chi nhánh trong thời gian qua thật đáng trân trọng. Trong
những năm tới ngân hàng tiếp tục quá trình đổi mới và phục vụ ngày càng tốt hơn
cho mục tiêu phát triển và hội nhập quốc tế.
1.1.Chức năng nhiệm vụ:
Cũng như các NHTM khác, Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội cũng
đảm nhiệm ba chức năng sau:
- Là một tổ chức trung gian tài chính với hoat động chủ yếu là chuyển tiền
tiết kiệm thành đầu tư.
- Tạo phương tiện thanh toán: Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản
tiền gửi thanh toán của Khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng
và dịch vụ.
- Trung gian thanh toán: Theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng thanh
toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Bên cạnh đó còn thực hiện thanh toán bù trừ giữa
các Ngân hàng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà nước.
Nhiệm vụ của Ngân hàng là khai thác thị trường khu vực phía Nam Hà Nội
và thực hiện những chương trình của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam. Chi nhánh Nam Hà Nội với hoạt động là kinh doanh trong lĩnh vực
tiền tệ, tín dụng và dịch vụ khác. Với chức năng của mình, Chi nhánh Nam Hà Nội
luôn tăng cường tích luỹ vốn để mở rộng đầu tư đồng thời cùng các đơn vị kinh tế
thuộc mọi thành phần phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá, tạo công ăn việc làm
góp phần ổn định lưu thông tiền tệ và thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện
đại hoá đất nước.
1.2.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh:
1.2.1. Hoạt động huy động vốn:
Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam Nam
Hà Nội thực hiện huy động vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công
cụ khác theo quy định của pháp luật dưới các hình thức sau:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân, và các tổ chức tín dụng khác dưới
các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động
vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khi được thống đốc Ngân
hàng Nhà Nước chấp thuận.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và Tổ chức
tín dụng nước ngoài.
- Vay vốn ngắn hạn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn.
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN
Với vị trí và uy tín đã tạo dựng được qua nhiều năm, NHNo&PTNT Nam Hà
Nội đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch. Tổng nguồn vốn huy
ng tng qua cỏc nm v u t vt mc k hoch, tc tng trng ngun
vn cao. C cu ngun vn: gim dn tin vay ca cỏc t chc tớn dng, tin gi t
chc kinh t gia tng, tin gi dõn c gim.
1.2.2. Hot ng tớn dng:
- Tng d n tng trng qua cỏc nm ó ỏp ng c nhu cu sn xut
kinh doanh ca cỏc doanh nghip trờn a bn. Nm 2008 t 1922 t
- C cu d n thay i ỏng k. Cụng tỏc tớn dng trung v di hn c
chỳ trng phỏt trin.
- Cht lng tớn dng c ci thin rừ rt, n xu gim dn, t l n xu
di mc cho phộp (1,3%).
1.2.3. Hot ng dch v khỏc:
- Hot ng thanh toỏn thanh toỏn quc t: Chi nhánh Nam Hà Nội luôn chú
trọng công tác phát triển kinh doanh ngoại hối, thu hút khách hàng nhỏ và vừa làm
công tác xuất nhập khẩu. Doanh số hoạt động tiếp tục tăng trởng, thu phí dịch vụ
tăng đều tăng qua các năm
- Hot ng phỏt trin sn phm dch v: hin i húa v tng cng
tớnh cnh tranh, nhng nm qua chi nhỏnh Nam Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong
việc thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ đã có nh: Bảo lãnh, thanh toán Quốc tế, đại
lý Western union, thanh toán điện tử, thẻ ATM, Ngân hàng đầu mối, Ngân hàng phục
vụ dự án...
1.3. ỏnh giỏ chung v hot ng kinh doanh nhng nm qua.
1.3.1. Nhng mt t c
* Cụng tỏc ngun vn :
- Ngun vn n nh v hon thnh vt mc k hoch giao (vt 30% k
hoch giao).
- Chất lượng nguồn vốn dần được nâng lên, cơ cấu nguồn vốn hợp lý và tăng
hiệu quả sử dụng. Tiền gửi TCKT chiếm tỷ trọng chủ yếu, tiền gửi TCTD giảm
mạnh so với năm trước.
- Triển khai đa dạng các sản phẩm dịch vụ như: tiền gửi bậc thang, tiết kiệm
dự thưởng, tiết kiệm đảm bảo giá trị theo vàng...
* Công tác tín dụng :
- Dư nợ tín dụng tăng trưởng phù hợp với sự tăng trưởng nguồn vốn. Đa
dạng hoá khách hàng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Lãi suất cho vay linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
- Chất lượng tín dụng dần được nâng lên, tỷ lệ nợ xấu giảm so với năm trước.
- Triển khai tốt chỉ đạo của TSC trong việc cho vay thu mua lương thực phục
vụ nông nghiệp, nông thôn.
* Công tác tài chính :
- Quỹ thu nhập tăng trưởng mạnh so với năm trước và hoàn thành vượt mức
kế hoạch được giao.
- Thu dịch vụ tăng cao so với năm trước.
- Thực hiện tiết kiệm giảm chi phí hợp lý.
- Hoạt động trích lập dự phòng và xử lý rủi ro hoàn thành vượt mức kế
hoạch giao.
1.3.2. Tồn tại
- Tỷ trọng tiền gửi dân cư còn thấp.
- Trình độ cán bộ vẫn chưa đáp ứng kịp tình hình kinh doanh trong cơ chế
thị trường.
- Công nghệ thông tin vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa hỗ trợ phát triển
thêm chức năng, tiện ích của sản phẩm. Hệ thống thông tin báo cáo chưa phục vụ
kịp thời cho hoạt động kinh doanh. Các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn.
2. Thực trạng công tác thẩm định dự án tại ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội
Thẩm định dự án đầu tư là phần không thể thiếu trong quy trình nghiệp vụ
cho vay của Ngân hàng và đây cũng là công đoạn khá phức tạp đòi hỏi kiến thức
tổng hợp và chuyên sâu, kinh nghiệm và sự nhạy cảm nghề nghiệp của cán bộ thẩm
định. Các dự án đầu tư thường có quy mô lớn và thời gian kéo dài, do đó việc thẩm
định trước khi cho vay là một công việc đòi hỏi một quy trình chặt chẽ. Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội luôn coi trọng khâu thẩm định
trước khi cho vay. Chi nhánh luôn tuân thủ theo các bước trong quy trình thẩm
định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh
Hiện nay, trong toàn bộ hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam cũng như chi nhánh Nam Hà Nội áp dụng quy trình sau trong hoạt
động thẩm định.
Sơ đồ 2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Nam Hà Nội
(1) (2)
( 1)Tờ trình (kiêm báo cáo thẩm định) đề xuất cho vay / không cho vay + Hồ
sơ vay vốn
Giám đốc
Phê duyệt / không phê
duyệt cho vay
Lãnh đạo phòng
(tổ) tín dụng
Kiểm tra hồ sơ khách
hàng, thẩm định lại
Cán bộ thẩm định tín
dụng
Nghiên cứu, thẩm định
khách hàng vay vốn
(2)Tờ trình (kiêm báo cáo thẩm định) đề xuất cho vay / không cho vay (có ý
kiến nhận xét) + Hồ sơ vay vốn
Cán bộ thẩm định tín dụng:
- Phân tích thẩm định khách hàng vay vốn và dự án/phương án
- Lập tờ trình kiêm báo cáo thẩm định
- Đề xuất cho vay/không cho vay
- Chuyển hồ sơ vay vốn + tờ trình kiêm báo cáo thẩm định + đề xuất cho vay /
không cho vay cho Lãnh đạo Phòng tín dụng
Lãnh đạo Phòng tín dụng: Kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, tờ trình của
cán bộ thẩm định tín dụng, cho ý kiến trên tờ trình thẩm định về việc cho vay/
không cho vay để trình Giám đốc hoặc người được uỷ quyền hợp pháp xem xét
quyết định.
Giám đốc Sở Giao dịch/chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam hoặc người được uỷ quyền hợp pháp:
- Xem xét tờ trình kiêm báo cáo thẩm định và đề xuất của Phòng tín dụng để
quyết định về việc cho vay/không cho vay.
- Nếu cần thiết, Giám đốc Sở Giao dịch/ chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam có thể quyết định thành lập tổ tái thẩm định (bao
gồm ít nhất 2 thành viên) để thẩm định lại phương án/dự án. Tổ tái thẩm định tiến
hành thẩm định và lập tờ trình thẩm định. Giám đốc Sở Giao dịch hoặc chi nhánh
ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam xem xét tờ trình để quyết
định cho vay / không cho vay.
Quy trình trên được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình thẩm
định cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao
chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của
khách hàng. Quy trình này cũng xác định người thực hiện công việc và trách nhiệm
của các cán bộ có liên quan trong quá trình cho vay. Hiện nay các chi nhánh của
ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã áp dụng mô hình quản
lý tín dụng “một cửa”, theo đó cán bộ tín dụng thực hiện cả ba khâu cơ bản trong
quá trình cho vay là: Tiếp xúc khách hàng, thẩm định phương án vay vốn, giải
ngân và thu nợ. Quy trình này nhằm giảm thiểu các thủ tục phiền hà cho các khách
hàng khi đến vay vốn tại ngân hàng, tạo thuận lợi cho các cán bộ tín dụng trong
việc quản lý thông tin của khách hàng song nó lại gây nhiều khó khăn khi phải
thẩm định các dự án lớn.
2.2.Những thành tựu trong hoạt động thẩm định của ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn - chi nhánh Nam Hà Nội :
Trong thời gian qua, hiệu quả nổi bật nhất của công tác thẩm định các dự án của
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội là là tổ
chức thực hiện thẩm định các dự án đầu tư lớn, các dự án có nhiều chi nhánh của
Ngân hàng cùng tham gia. Trong các nội dung thẩm định dự án đầu tư, thì khía
cạnh được Ngân hàng quan tâm là phương diện tài chính của dự án, đó là căn cứ
quan trọng để thấy được mức độ an toàn của số vốn mà Ngân hàng cho vay, khả
năng trả nợ và lợi nhuận mà Ngân hàng nhận được trong tương lai. Điển hình cụ
thể là một số dự án và các khoản tín dụng sau:
- Dự án nhà máy cán nóng thép tấm tại cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân -
Quảng Ninh (Bảo lãnh vay vốn nước ngoài và cho vay nhậpkhẩu thiết bị nhà máy
với tổng số tiền bảo lãnh và cho vay là 31 triệu USD) do Ngân hàng Nông nghiệp
Nam Hà Nội trực tiếp thẩm định và cho vay.
- Dự án thuỷ điện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận (do các Ngân hàng Nông
nghiệp là Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội, Ngân hàng Nông nghiệp Bình
Thuận cùng cho vay với tổng số tiền cho vay 276 tỷ VNĐ) (Ngân hàng Nông
nghiệp Nam Hà Nội là đầu mối cho vay).
- Thẩm định mở L/C dự phòng hoàn thanh toán (Bảo lãnh) hai món với số
tiền 1.386.800 USD được phối hợp thực hiện và quản lý chặt chẽ từ thẩm định, tín
dụng và thanh toán quốc tế, kết quả đạt được là rất tốt (nguồn vốn ngoại tệ tăng,
thu phí dịch vụ tăng).
- Dự án đồng tài trợ nhà máy xi măng Cẩm Phả, Ngân hàng Nông nghiệp
Nam Hà Nội cho vay 100 triệu đồng.
- Cấp hạn mức tín dụng vốn lưu động năm 2004 cho 22 doanh nghiệp trong
đó 01 hạn mức tín dụng vốn lưu động vượt thẩm quyền phán quyết trình Ngân
hàng Nông nghiệp Việt Nam.
- Thẩm định cho vay mở L/C 569 món với số tiền là 47,748,444 USD.
- Thẩm định cho gia hạn nợ 17 món tiền 6,998 triệu và 1,297,793 USD.
- Dự án thủy điện Cửa Đạt và dự án nhiệt điện Hải Phòng.
2.3. Những khó khăn chủ yếu trong hoạt động thẩm định:
Bên cạnh những thành công đã đạt được thì việc chỉ rõ những hạn chế của
công tác thẩm định thẩm định dự án đầu tư là vấn đề quan trọng nhằm tìm ra
những giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định, hạn chế rủi ro, tránh
cho Ngân hàng phải đối mặt với rủi ro. Những hạn chế đó là:
• Khối lượng thẩm định dự án là rất lớn và rất đa dạng trên nhiều lĩnh vực nên việc
thẩm định gặp nhiều khó khăn.
• Các chỉ tiêu tài chính được xem xét, tính toán trong thẩm định còn mang tính chưa
chính xác.
• Ngân hàng còn quá coi trọng việc bảo lãnh, thế chấp trong quyết định cho vay nên
nhiều khi công tác thẩm định tài chính dự án không mang nhiều ý nghĩa thực sự.
• Đánh giá tình hình tài chính dự án trong điều kiện rủi ro chưa thực sự được thực
hiện cho dù để đưa một số phương pháp phân tích như phân tích độ nhạy vào quá
trình thẩm định nhưng việc phân tích này mới chỉ dựa trên giả thiết chủ quan sự
thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng.
• Việc xác định dòng tiền của dự án chưa chính xác, chưa thực tế còn phần lớn dựa
vào những luận chứng kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp trình cho Ngân hàng…
• Chính những khó khăn trên làm cho quá trình thẩm định dự án rủi ro hơn, khó
chính xác hơn.
3. Thực trạng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội.
3.1.Quy trình đánh giá rủi ro trong hoạt động thẩm định các dự án đầu tư tại
ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam – Hà Nội.
Trong hoạt động cho vay đối với các dự án đầu tư, chi nhánh chịu tác động
của rủi ro từ phía bản thân khách hàng xin vay vốn( chủ đầu tư), rủi ro từ chính dự
án xin vay vốn và rủi ro từ tài sản đảm bảo. Ba rủi ro này có mối quan hệ trực tiếp
với nhau. Nếu trong ba nội dung đánh giá rủi ro không đảm bảo tin cậy thì dự án sẽ
không được chấp nhận.
Khi đánh giá rủi ro từ phía khách hàng thì chi nhánh vẫn dựa trên cơ sở lòng
tin. Bởi vậy, chi nhánh rất coi trọng việc đánh giá năng lực năng lực pháp lý, năng
lực quản lý điều hành và năng lực tài chính của chủ đầu tư. Sau khi tiếp nhận hồ sơ
xin vay vốn của các chủ đầu tư, chi nhánh sẽ lập tức tiến hành việc phân loại khách
hàng để chi nhánh có điều kiện theo dõi và đánh giá cấp độ rủi ro trong từng
trường hợp. Nếu có rủi ro xảy ra sẽ dễ dàng phát hiện, phân tích và có phương án
xử lý kịp thời.
Sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng và dự án xin vay vốn.
cán bộ thẩm định của chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định các nội dung cần thiết của
dự án. Trong quá trình thẩm định các khía cạnh của dự án. Cán bộ thẩm định sẽ
đưa ra nhận xét về các mặt tích cực cũng như về rủi ro tiềm ẩn của từng khía cạnh.
Khi tiến hành thẩm định xong, cán bộ sẽ tổng hợp các rủi ro, đánh giá và phân tích
kĩ lưỡng hơn các rủi ro của dự án.
Để đảm bảo nguồn thu của ngân hàng khi có rủi ro xảy ra, các cán bộ sẽ tiến
hành thẩm định các tài sản đảm bảo. Chi nhánh đánh giá cao các tài sản đảm bảo
có giá trị cao và có tính thanh khoản.
Qúa trình đánh giá rủi ro của dự án, được ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn rất coi trọng vì thế hoạt động đánh giá rủi ro của ngân hàng ngoài
việc được các cán bộ thẩm định theo quyền hạn, nó còn chịu sự quản lý của hội sở
chính thông qua một loạt các phần mềm phân loại nợ và phần mềm RMS ( đây là
phần mềm dùng để lưu trữ cá thông tin về khách hàng trên toàn hệ thống của ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam)
Quy trình đánh giá rủi ro tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Nam Hà Nội.
Bước 1: Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định khách hàng từ đó tổng hợp
và đánh giá những rủi ro có thể xảy ra từ phía khách hàng. Sau đó những đánh giá
này sẽ được lưu trữ tại trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro thuộc trụ sở chính.
Bước 2: Cán bộ tín dụng thực hiện việc thẩm định dự án xin vay vốn. Bước
này sẽ được áp dụng với từng dự án cụ thể.
Đối với các dự án nhỏ thì ở bước 2 khi tiến hành đánh giá rủi ro của dự án
đầu tư chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định trên các khía cạnh khác nhau của dự án rồi
từ đó rút ra các rủi ro mà dự án có thể gặp phải.
Sơ đồ3 : quy trình đánh giá rủi ro của các dự án nhỏ.
Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án
Thẩm định về thị trường, sản phẩm
Thẩm định khả năng cung cấp, đáp ứng nguyên vật liệu đầu vào
Thẩm định các điều kiện vĩ mô
Thẩm định về kỹ thuật, công nghệ
Thẩm định về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án
Thẩm định hiệu quả tài chính dự án
Rủi ro của dự án xin vay vốn
Đối với các dự án lớn, rủi ro cao thì chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định từng
khía cạnh, sau đó rút ra các rủi ro mà dự án có thể gặp phải, cuối cùng chi nhánh sẽ
tổng hợp lại các rủi ro của dự án:
Sơ đồ 4 : Quy trình đánh giá rủi ro của chi nhánh đối với các dự án lớn.
Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án
Thẩm định về thị trường, sản phẩm
Thẩm định khả năng cung cấp, đáp ứng nguyên vật liệu đầu vào
Thẩm định các điều kiện vĩ mô
Thẩm định về kỹ thuật, công nghệ
Rủi ro về cơ chế chính sách
Rủi ro về thị trường
Rủi ro về cung cấp
Rủi ro kinh tế vĩ mô
Rủi ro về kỹ thuật, vận hành
Rủi ro về thi công, xây dựng
Thẩm định về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án
Thẩm định hiệu quả tài chính dự án
Rủi ro về khả năng trả nợ của dự án
Rủi ro tổng hợp về dự án xin vay vốn
Bước 3: Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định tài sản đảm bảo và đánh giá
rủi ro về tài cản đảm bảo.
3.2.Các phương pháp phân tích rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn chi Nhánh Nam Hà Nội.
3.2.1. Phương pháp định tính
Phương pháp định tính được chi nhánh sử dụng đối với những rủi ro mà
ngân hàng khó lượng hóa được như các rủi ro cề chính sách, thu nhập, thanh
toán… Phương pháp này dựa trên các tài liệu mà các chủ đầu tư hay đối tượng xin
vay vốn cung cấp kết hợp với các tài liệu khác như cơ chế, chính sách của nhà
nước và các thông tin về thị trường, lĩnh vực, ngành nghề…có liên quan tới dự án
để từ đó nhận định được các rủi ro có thể xảy ra cho dự án. Khi áp dụng phương
pháp này, chi nhánh sẽ đưa ra các câu hỏi nhằm xác định xem dự án có những rủi
ro nào và nếu có thì liệu có sẵn phương án khắc phục chưa.
• Rủi ro cơ chế, chính sách
Chi nhánh sẽ xem xét xem:
- Các cơ chế, chính sách ngành nghề này mà dự án hoạt động có ổn định
không, nếu như có thay đổi thì chiều hướng của thay đổi đó có ảnh hưởng như thế
nào đối với dự án.
- Dự án có chịu ảnh hưởng của hạn ngạch, thuế quan, các quy định về
chuyển tiền, nguy cơ quốc hữu hóa, tư hữu hóa hoặc các luật, nghị định, nghị quyết
và các chế tài khác có liên quan tới dòng tiền của dự án hiện nay có ảnh hưởng tới
dự án theo hướng tiêu cực không.
- Mức tuân thủ của dự án, dự án có chấp hành nghiêm ngặt các luật và quy
định hiện hành có liên quan đến dự án không.
- Những thay đổi về quản lý và tuyển dụng lao động có ảnh hưởng tới dự án
như thế nào, chiều hướng thay đổi đó có gây tác động xấu tới dự án hay không…
• Rủi ro về cung cấp
Cán bộ thẩm định sẽ đánh giá: Giá cả của nguyên vật liệu có thay đổi
không? Số lượng có thể được cung cấp đầy đủ không? Chất lượng nguyên vật liệu
có đảm bảo không? Dự án có linh hoạt về thời gian, số lượng nguyên vật liệu mua
vào và tìm kiếm các nguyên vật liêu thay thế khay không? Khi đánh giá về rủi ro
cung cấp thì cán bộ thẩm định chi nhánh đã nghiên cứu, đánh giá cẩn trọng ngay từ
đầu các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên nhiên vật liệu đầu vào trong hồ sơ
dự án.
• Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán.
Cán bộ thẩm định của chi nhánh Nam – Hà Nội cần trả lời các câu hỏi : Dự
án đã tiến hành phân tích thị trường, thị phần cẩn thận chưa? Dự kiến cung cấp của
dự án đã sát với thực tế chưa? Sản phẩm của dự án sẽ được thị trường chấp nhận
không? Sự cạnh tranh của các sản phẩm khác trên thị trường sẽ như thế nào? …
• Rủi ro về môi trường, xã hội.
Khi đánh giá rủi ro về môi trường, xã hội, cán bộ thẩm định sẽ xác định xem
dự án có tạo các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường hay không? Báo cáo đánh giá
tác động của môi trường của dự án có được cấp có thẩm quyền chấp nhận bằng văn
bản không? Dự án có vi phạm các quy định về môi trường không?
• Rủi ro về kinh tế vĩ mô
Các cán bộ thẩm định sẽ xác định các rủi ro kinh tế vĩ mô cơ bản như. Lãi suất, sự
bất ổn về tỷ giá hối đoái, lạm phát, sự đảm bảo(cam kết) của nhà nước về phá giá
tiền tệ và cung cấp ngoại hối, các điều khoản màng tính bảo vệ tỏng hợp đồng( giá
cả leo thang, bất khả kháng )…
• Rủi ro xây dựng, hoàn tất
Trên khía cạnh này, chi nhánh sẽ đánh giá về khả năng giải phóng mặt bằng,
thông số và tiêu chuẩn xây dựng có đạt yêu cầu, nhà thầu chọn lựa có uy tín, có sức
mạnh tài chính và kinh nghiệm không, việc giám sát công trình có được thực hiện
chặt chẽ? …
Thông qua việc trả lời các câu hỏi, cán bộ thẩm định của chi nhánh sẽ xác
định được dự án đầu tư có những rủi ro nào, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có
thể trả lời được hết các câu hỏi vì thế các cán bộ cần phải linh hoạt trong việc đánh
giá rủi ro để đảm bảo yêu cầu về độ chính xác và tiến độ thẩm định.
3.2.2. Phương pháp định lượng
Phương pháp định lượng có ưu điểm so với phương pháp định tính là có thể
cụ thể hóa rủi ro thành các số đo để từ đó xác định được mức độ cũng như cường
độ rủi ro của dự án. Trong hoạt động thẩm định của chi nhánh, phương pháp định
lượng được sử dụng là phương pháp chấm điểm khách hàng và phương pháp phân
tích độ nhạy.
Phân tích độ nhạy là việc khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi một nhân tố
hay hai nhân tố đồng thời đến hiệu quả tài chính của dự án. Có nhiều nhân tố ảnh
hưởng với mức độ trọng yếu khác nhau đến dự án, tuy nhiên phân tích độ nhạy là
tìm ra một số nhân tố trọng yếu nhất và đánh giá độ rủi ro của dự án dựa vào các
nhân tố này.
Theo phương pháp này, các cán bộ thẩm định sẽ dựa trên các số liệu được
cung cấp trong hồ sơ xin vay vốn và tiến hành cho các nhân tố thay đổi, trên cơ sở
các thay đổi đó, chi nhánh sẽ tiến hành phân tích lại các chỉ tiêu tài chính và xác
định biên an toàn cũng như độ vững chắc của dự án.
Các bước thực hiện:
• Bước 1: Xác định các biến dữ kiện đầu vào
• Bước 2: Liên kết các dữ liệu trong các bảng tính có liên quan đến mỗi biến theo
một địa chỉ duy nhất( bước này thực hiện song song trong quá trình tính hiệu quả
tài chính của dự án)
• Bước 3: Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án, khả năng trả nợ( thông
thường các chỉ tiêu NPV, IRR, T), cần khảo sát sự ảnh hưởng khi các biến thay
đổi.
• Bước 4: Lập bảng tính độ nhạy trong các trường hợp.
3.3.Nội dung đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án của ngân hàng
3.3.1. Đánh giá tư cách khách hàng ( rủi ro về chủ đầu tư)
Khi đánh giá về rủi ro của chủ đầu tư sẽ xem xét trên các khía cạnh sau:
• Rủi ro về năng lực pháp lý: Rủi ro xảy ra trong quá trình thẩm định năng lực pháp
lý của chủ đầu tư khi khách hàng vay vốn không có đủ giấy tờ chứng minh năng
lực pháp lý theo quy định hiện hành.
• Rủi ro về năng lực quản lý điều hành: bao gồm các rủi ro về ngành nghê, lĩnh vực
kinh doanh, rủi ro trong mô hình tổ chức bố trí lao động, rủi ro trong quản trị điều
hành kinh doanh của lãnh đạo doanh nghiệp và rủi ro trong tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
• Rủi ro về năng lực tài chính của chủ đầu tư: Tình hình tài chính của chủ đầu tư
được thể hiện trên nhiều khía cạnh: cơ cấu nguồn vốn và khả năng sử dụng vốn;
tình trạng các khoản phải thu khó đòi, dự phòng khoản phải thu khó đòi, vòng quay
các khoản phải thu; tình trạng hàng tồn kho, hàng tồn kho ứ đọng, kém, mất phẩm
chất, dự phòng giảm giá hàng tồn kho; dữ trữ tiền mặt và các khoản có thể chuyển
đổi thành tiền; tình trạng tài sản; tình trạng nguồn vốn; các chỉ tiêu phản ánh khả
năng tự chủ về tài chính, cơ cấu vốn, khả năng thanh toán., tốc độ luân chuyển
vốn…
Để đánh giá về rủi ro của chủ đầu tư, chi nhánh sẽ tiến hành chấm điểm tín
dụng. Khi xem xét tư cách của khách hàng thì chi nhánh sẽ chia khách hàng ra
thành tổ chức tài kinh tế và khách hàng là hộ và tư nhân.
3.3.1.1. Đối với khách hàng là doanh nghiệp.
Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp được thực
hiện theo các bước sau:
• Bước 1: Thu thập thông tin
Cán bộ tín dụng tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách
hàng và phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư từ các nguồn:
- Hồ sơ do khách hàng cung cấp: giấy tờ pháp lý và các báo cáo tài chính
- Phỏng vấn trực tiếp khách hàng
- Đi thăm thực địa khách hàng
- Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác
- Báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp.
- Phòng Thông tin kinh tế tài chính ngân hàng của ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam
- Trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước Việt Nam
- Các nguồn khác,…
• Bước 2: Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam áp dụng biểu
điểm khác nhau cho 4 loại ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau,
gồm:
- Nông, lâm và ngư nghiệp
- Thương mại và dịch vụ
- Xây dựng
- Công nghiệp
Việc phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh
căn cứ vào ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính đăng ký trên giấy phép
đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa
ngành nghề thì phân loại theo ngành nghề/lĩnh vực nào đem lại tỷ trọng doanh thu
lớn nhất cho doanh nghiệp.
• Bước 3: Chấm điểm quy mô của doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp được xác định dựa vào các tiêu chí: vốn kinh
doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách nhà nước .
Bảng 1: Chấm điểm quy mô doanh nghiệp
STT Tiêu chí Trị số Điểm
1 Vốn kinh doanh Từ 50 tỷ đồng trở lên 30
Từ 40 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng 25
Từ 30 tỷ đồng đến dưới 40 tỷ đồng 20
Từ 20 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng 15
Từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 10
Dưới 10 tỷ đồng 5
2 Lao động Từ 1500 người trở lên 15
Từ 1000 người đến dưới 1500 người 12
Từ 500 người đến dưới 1000 người 9
Từ 100 người đến dưới 500 người 6
Từ 50 người đến dưới 100 người 3
Dưới 50 người 1
3 Doanh thu thuần Từ 200 tỷ đồng trở lên 40
Từ 100 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng 30
Từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng 20
Từ 20 tỷ đồng đên dưới 50 tỷ đồng 10
Từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 5
Dưới 5 tỷ đồng 2
4 Nộp ngân sách Từ 10 tỷ đồng trở lên 15
Từ 7 tỷ đồng đền 10 tỷ đồng 12
Từ 5 tỷ đồng đến 7 tỷ đồng 9
Từ 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng 6
Từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng 3
Dưới 1 tỷ đồng 1
Nguồn: ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Căn cứ vào thang điểm trên, các doanh nghiệp được xếp loại thành: quy mô
lớn, vừa và nhỏ:
Điểm Quy mô
Từ 70 – 100 điểm Lớn
Từ 30 – 69 điểm Vừa
Dưới 30 điểm Nhỏ
• Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính
Trên cơ sở xác định quy mô và ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, cán bộ tín dụng chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp
theo các bảng được đưa ra ở phần phụ lục bao gồm :
- Bảng 2A. Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp
thuộc ngành nông, lâm, ngư nghiệp
- Bảng 2B. Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp
thuộc ngành thương mại dịch vụ
- Bảng 2C. Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp
thuộc ngành xây dựng
- Bảng 2D. Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp
thuộc ngành công nghiệp
Các chỉ số tài chính này cần được xác định theo số liệu báo cáo tài chính
năm của doanh nghiệp.
• Bước 5: Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính
Cán bộ tín dụng chấm điểm các tiêu chí phi tài chính của doanh nghiệp theo
các bảng dưới đây( được đưa ra trong phần phụ lục):
- Bảng 3A. Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ
- Bảng 3B. Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý
- Bảng 3C. Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí uy tín trong giao dịch
- Bảng 3D. Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh
- Bảng 3E. Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác
Sau khi hoàn tất việc chấm điểm theo các bảng trên, cán bộ tín dụng tổng
hợp điểm các tiêu chí phi tài chính dựa trên kết quả chấm điểm ở các bảng 3A
3E và bảng 4 “Bảng trọng số áp dụng cho các tiêu chí phi tài chính”.
Bảng 4: Bảng trọng số áp dụng cho các chỉ số phi tài chính
(dùng để tổng hợp điểm từ các bảng 3A 3E)
STT Tiêu chí Doanh
nghiệp
nhà
nước
Doanh nghiệp ngoài
quốc doanh( trong
nước)
Doanh
nghiệp đầu
tư nước
ngoài
1 Lưu chuyển tiền tệ 20% 20% 27%
2 Năng lực và kinh nghiệm
quản lý
27% 33% 27%
3 Tình hình và uy tín trong
giao dịch với ngân hàng
nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam
33% 33% 31%
4 Môi trường kinh doanh 7% 7% 7%
5 Các đặc điểm hoạt động khác 13% 7% 8%
Tổng cộng 100% 100% 100%
Nguồn: ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
• Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp
Cán bộ tín dụng cộng tổng số điểm tài chính và phi tài chính và nhân với
trọng số trong bảng 5 (có tính đến loại hình sở hữu doanh nghiệp và báo cáo tài
chính có được kiểm toán hay không) để xác định điểm tổng hợp.
Bảng 5: Tổng hợp điểm tín dụng
Thông tin tài chính không được kiểm
toán
Thông tin tài chính được kiểm toán
Doanh
nghiệp
nhà nước
Doanh
nghiệp
ngoài quốc
doanh
Doanh
nghiệp đầu
tư nước
ngoài
Doanh
nghiệp
nhà nước
Doanh
nghiệp
ngoài quốc
doanh
Doanh
nghiệp đầu
tư nước
ngoài
Các chỉ tiêu
tài chính
25% 35% 45% 35% 45% 55%
Các chỉ
tiêu phi
tài chính
75% 65% 55% 65% 55% 45%
Nguồn: ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Sau khi xác định được điểm tổng hợp, cán bộ tín dụng xếp hạng doanh
nghiệp như sau:
Hạng Số điểm đạt được
AAA 92,4 – 100
AA 84,8 – 92,3
A 77,2 – 84,7
BBB 69,6 – 77, 1
BB 62 – 69,5
B 54,4 – 61,9
CCC 46,8 – 54,3
CC 39,2 – 46,7
C 31,6 – 39,1
D < 31,6
• Bước 7: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn xếp các khách hàng là
doanh nghiệp thành 10 hạng có mức độ rủi ro từ thấp lên cao: AAA, AA, A, BBB,
BB, B, CCC, CC, C, D như mô tả trong bảng sau:
Bảng 6: Xếp hạng rủi ro khách hàng
Loại Đặc điểm Mức độ rủi ro
AAA: Loại tối ưu
Điểm tín dụng tốt
nhất dành cho các
khách hàng có chất
lượng tín dụng tốt
nhất.
- tình hình tài chính mạnh
- năng lực cao trong quản trị
- hoạt động đạt hiệu quả cao
- triển vọng phát triển lâu dài
- rất vững vàng trước những tác động của môi
trường kinh doanh
- đạo đức tín dụng cao
Thấp nhất
AA: Loại ưu - khả năng sinh lời tốt
- hoạt động hiệu quả và ổn định
- quản trị tốt
- triển vọng phát triển lâu dài
- đạo đức tín dụng tốt
Thấp nhưng về dài hạn cao
hơn khách hàng loại AAA
A: Loại tốt - tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn
chế nhất định.
- hoạt động hiệu quả nhưng không ổn định như
khách hàng loại AA.
- quản trị tốt
- triển vọng phát triển tốt
đạo đức tín dụng tốt
Thấp
BBB: Loại khá - hoạt động hiệu quả và có triển vọng trong ngắn
hạn.
- tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn do có
một số hạn chế về tài chính và năng lực quản lý
và có thể bị tác động mạnh bởi các điều kiện
kinh tế, tài chính trong môi trường kinh doanh.
Trung bình
BB: Loại trung bình
khá
- tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ
tiềm ẩn
- hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhưng dễ bị
tổn thương bởi những biến động lớn trong kinh
doanh do các sức ép cạnh tranh và sức ép từ nền kinh
tế nói chung.
Trung bình, khả năng trả nợ
gốc và lãi trong tương lai ít
được đảm bảo hơn khách hàng
loại BBB.
B: Loại trung bình - khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền biến
động
- hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao, chịu
nhiều sức ép cạnh tranh mạnh mẽ hơn, dễ bị tác động
lớn từ những biến động kinh tế nhỏ.
Cao,do khả năng tự chủ tài
chính thấp. Ngân hàng chưa có
nguy cơ mất vốn ngay nhưng
lâu dài sẽ khó khăn nếu tình
hình hoạt động kinh doanh của
khách hàng không được cải
thiện
CCC: Loại dưới
trung bình
- hiệu quả hoạt động thấp, kết quả kinh doanh
nhiều biến động
- năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ trong một hay
một số năm tài chính gần đây và hiện tại đang
vật lộn để duy trì khả năng sinh lời.
- năng lực quản lý kém
Cao, là mức cao nhất có thể
chấp nhận; xác suất vi phạm
hợp đồng tín dụng cao, nếu
không có những biện pháp kịp
thời, ngân hàng có nguy cơ
mất vốn trong ngắn hạn.
CC: Loại xa dưới
trung bình
- hiệu quả hoạt động thấp
- năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn
(dưới 90 ngày).
- năng lực quản lý kém
Rất cao, khả năng trả nợ ngân
hàng kém, nếu không có
những biện pháp kịp thời,
ngân hàng có nguy cơ mất vốn
trong ngắn hạn.
C: Loại yếu kém - hiệu quả hoạt động rất thấp, bị thua lỗ, không có
triển vọng phục hồi.
- năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn.
- năng lực quản lý kém
Rất cao, ngân hàng sẽ phải
mất nhiều thời gian và công
sức để thu hồi vốn cho vay.
D: Loại rất yếu kém - Các khách hàng này bị thua lỗ kéo dài, tài chính
yếu kém, có nợ khó đòi, năng lực quản lý kém.
Đặc biệt cao, ngân hàng hầu
như sẽ không thể thu hồi được
vốn cho vay.
Nguồn: ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
3.3.1.2. Đối với khách hàng là hộ kinh doanh và cá nhân
Quy trình chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân được thực hiện theo các
bước sau:
- Bước 1: Thu thập thông tin
Cán bộ tín dụng tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về
khách hàng từ các nguồn:
+ Hồ sơ do khách hàng cung cấp: giấy tờ pháp lý (chứng minh nhân
dân, xác nhận của tổ chức quản lý lao động hoặc tổ chức quản lý và
chi trả thu nhập, xác nhận của chính quyền địa phương, văn bằng,
chứng chỉ, …)
+ Phỏng vấn trực tiếp khách hàng
+ Các nguồn khác,…
- Bước 2: Chấm điểm các thông tin cá nhân cơ bản
Chi nhánh áp dụng biểu điểm chi tiết tại bảng 7 để chấm điểm các thông tin
cá nhân cơ bản
Bảng 7: Chấm điểm các thông tin cá nhân cơ bản
STT Chỉ tiêu
1 Tuổi 18-25 tuổi 25-40 tuổi 40 đến 60
tuổi
Trên 60
Điểm 5 15 20 10
2 Trình độ học vấn Trên đại học Đại học / cao
đẳng
Trung học Dưới trung
học/thất học
Điểm 20 15 5 -5
3 Nghề nghiệp Chuyên môn /
kỹ thuật
Thư ký Kinh doanh Nghỉ hưu
Điểm 25 15 5 0
4 Thời gian công tác Dưới 6 tháng 6 tháng – 1
năm
1 – 5 năm > 5 năm
Điểm 5 10 15 20
5 Thời gian làm công
việc hiện tại
Dưới 6 tháng 6 tháng – 1
năm
1 – 5 năm > 5 năm
Điểm 5 10 15 20
6 Tình trạng nhà ở Sở hữu riêng Thuê Chung với gia
đình
Khác
Điểm 30 12 5 0
7 Cơ cấu gia đình Hạt nhân Sống với cha
mẹ
Sống cùng 1
gia đình hạt
nhân khác
Sống cùng 1
số gia đình
hạt nhân khác
Điểm 20 5 0 -5
8 Số người ăn theo Độc thân < 3 người 3 – 5 người > 5 người
Điểm 0 10 5 -5
9 Thu nhập cá nhân
hàng năm (đồng)
> 120 triệu 36 – 120 triệu 12 – 36 triệu < 12 triệu
Điểm 40 30 15 -5
10 Thu nhập của gia
đình / năm (đồng)
> 240 triệu 72 – 240 triệu 24 – 72 triệu < 24 triệu
Điểm 40 30 15 -5
Nguồn: ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Cán bộ tín dụng tổng hợp điểm của khách hàng theo biểu điểm trên, nếu
khách hàng đạt tổng điểm < 0 thì chấm dứt quá trình chấm điểm và từ chối cấp tín
dụng. Nếu khách hàng đạt tổng điểm > 0 thì tiếp tục bước 3: Chấm điểm tiêu chí
quan hệ với ngân hàng
- Bước 3: Chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng
Chi nhánh áp dụng biểu điểm chi tiết tại bảng 3B để chấm điểm tiêu chí
quan hệ với ngân hàng
Bảng 8: Chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng
STT Chỉ tiêu
1 Tình hình trả nợ
với NHNo &
PTNT
Chưa giao
dịch vay
vốn
Chưa bao
giờ quá hạn
Thời gian
quá hạn <
30 ngày
Thời gian
quá hạn >
30 ngày
Điểm 0 40 0 -5