Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi bã mía định hướng hấp phụ ion fe2+trong môi trường nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC
======

NGUYỄN THỊ DƯƠNG

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VẬT LIỆU
GỐC PANi/ BÃ MÍA ĐỊNH HƯỚNG HẤP PHỤ
ION Fe2+ TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ

HÀ NỘI - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC
======

NGUYỄN THỊ DƯƠNG

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VẬT LIỆU
GỐC PANi/ BÃ MÍA ĐỊNH HƯỚNG HẤP PHỤ
ION Fe2+ TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ

Người hướng dẫn

TS. Dương Quang Huấn



HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới TS. Dương Quang
Huấn đã hướng dẫn, giúp đỡ em tận tình, đầy tâm huyết trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Quang Hợp cùng các thầy cô
khóa Hóa học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã truyền dạy những kiến
thức thiết thực và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học tập và hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn sự trao đổi, góp ý của các bạn sinh viên khóa Hóa học –
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và sự động viên, tin tưởng của gia đình,
bạn bè giúp em hoàn thành tốt khóa luận này.
Dù đã cố gắng hết sức nhưng trong khi thực hiện khóa luận, em không
thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của
thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày... tháng... năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Dương


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em, dưới sự hướng
dẫn của TS. Dương Quang Huấn. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong

đề tài này là hòan tòan trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ
công trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu có bất kỳ sự gian lận nào em xin
chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Hội đồng, cũng như kết quả khóa luận của
mình.
Hà Nội, ngày... tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Dương


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

AAS

Atomic Absorption Spectophotometric

ANi

Aniline

APS

Ammonium persulfate

BM

Bã mía


KLN

Kim loại nặng

IR

Phổ hồng ngoại

PANi

Polyaniline

PANi/BM11

Vật liệu tổng hợp Polyaniline tên chất mang bã mía tỉ lệ 11

PANi/BM12

Vật liệu tổng hợp Polyaniline tên chất mang bã mía tỉ lệ 12

PANi/BM21

Vật liệu tổng hợp Polyaniline tên chất mang bã mía tỉ lệ 21

SEM

Scanning Electron Microscope

TCCP


Tiêu chuẩn cho phép

VLHP

Vật liệu hấp phụ


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 1
3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 1
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................... 3
1.1. Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong nước hiện nay ................................. 3
1.1.1. Sơ lược về kim loại nặng (KLN)........................................................... 3
1.1.2. Tình hình ô nhiễm kim loại nặng (KLN) trong nước. ........................... 4
1.1.3. Tác dụng sinh hóa của KLN đối với con người và môi trường.............. 5
1.1.4. Ô nhiễm sắt trong nước ........................................................................ 6
1.1.5. Một số phương pháp xử lí KLN trong nước .......................................... 7
1.2. Bã mía ..................................................................................................... 7
1.2.1. Giới thiệu về vật liệu hấp phụ - bã mía ................................................. 7
1.2.2. Thành phần hóa học của bã mía ............................................................ 8
1.2.3. Ứng dụng của bã mía ............................................................................ 9
1.3. Polyaniline (PANi) .................................................................................. 9
1.3.1. Cấu trúc của PANi ................................................................................ 9
1.3.2. Tính chất của PANi ............................................................................ 10

1.3.3. Ứng dụng của PANi ........................................................................... 11
1.3.4. Phương pháp tổng hợp PANi .............................................................. 11
1.4. Khái quát về phương pháp hấp phụ ....................................................... 13


1.4.1. Một số khái niệm về hấp phụ .............................................................. 13
1.4.2. Động học hấp phụ............................................................................... 15
1.4.3. Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt ........................................................ 15
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM ........ 21
2.1. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 21
2.1.1. Phương pháp phổ hấp thụ hồng ngoại (IR) ......................................... 21
2.1.2. Phương pháp kính hiển vi điện tử quét (SEM) .................................... 21
2.1.3. Phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) ........................ 22
2.2. Thực nghiệm ......................................................................................... 23
2.2.1. Hóa chất, dụng cụ ............................................................................... 23
2.2.2. Máy móc, thiết bị................................................................................ 23
2.2.3. Tiến hành thí nghiệm ......................................................................... 23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................ 28
3.1. Đặc trưng của vật liệu tổng hợp ............................................................. 28
3.1.1. Hiệu suất của vật liệu tổng hợp hấp phụ PANi- bã mía ....................... 28
3.1.2. Phổ hồng ngoại IR trong quá trình tổng hợp ....................................... 29
3.1.3. Đặc trưng ảnh quét SEM của bã mía và PANi/BM ............................. 33
3.2. Khả năng hấp phụ của vật liệu ............................................................... 34
3.2.1. Ảnh hưởng của bản chất vật liệu hấp phụ ........................................... 34
3.2.2. Ảnh hưởng của khối lượng ................................................................. 34
3.2.3. Ảnh hưởng của thời gian .................................................................... 35
3.2.4. Ảnh hưởng của nồng độ ban đầu ........................................................ 36
3.3. Nghiên cứu mô hình đẳng nhiệt hấp phụ ............................................... 37
3.3.1. Mô hình đẳng nhiệt Langmuir ............................................................ 37
3.3.2. Mô hình đẳng nhiệt Freundlich ........................................................... 39



KẾT LUẬN .................................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 40


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ tổng hợp PANi bằng phương pháp hóa học .................... 13
Hình 1.2. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir............................................ 17
Hình 1.3. Đồ thị sự phụ thuộc của C/q và C ................................................. 17
Hình 1.4. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Freundlich .......................................... 18
Hình 1.5 Đồ thị để tìm các hằng số trong phương trình Freundlich .............. 18
Hình 2.1. Sơ đồ tổng hợp vật liệu PANi/BM ................................................ 25
Hình 3.1: Phổ hồng ngoại của bã mía hoạt hóa ............................................. 29
Hình 3.2. Phổ hồng ngoại của PANi ............................................................. 30
Hình 3.3. Phổ hồng ngoại của PANi/BM ...................................................... 31
Hình 3.4. Ảnh SEM của bã mía .................................................................... 33
Hình 3.5. Ảnh SEM của PANi...................................................................... 33
Hình 3.6. Ảnh SEM của PANi/BM .............................................................. 33
Hình 3.7. Biểu đồ hiệu suất hấp .................................................................... 34
phụ Fe2+ theo vật liệu ................................................................................... 34
Hình 3.8. Biểu đồ hiệu dung lượng ............................................................... 34
hấp phụ Fe2+ theo vật liệu ............................................................................. 34
Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện sự phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ và dung lượng
hấp phụ Fe2+ vào khối lượng của vật liệu PANi/BM11 ................................. 35
Hình 3.10. Biểu đồ hiệu suất hấp phụ Fe2+ theo thời gian của từng vật liệu ....... 35
Hình 3.11. Biểu đồ dung lượng hấp phụ Fe2+ theo thời gian của từng vật liệu .... 35
Hình 3.12. Biểu đồ thể hiện sự phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ và dung
lượng hấp phụ Fe2+ vào nồng độ ban đầu của vật liệu hấp phụ PANi/BM11 36

Hình 3.13. Đường đẳng nhiệt hấp phụ sự phụ thuộc q vào C của vật liệu hấp
phụ Fe2+........................................................................................................ 37


Hình 3.14. Đồ thị hấp phụ Langmuir sự phụ thuộc C/q vào C của vật liệu hấp
phụ Fe2+........................................................................................................ 37
Hình 3.15. Mối quan hệ giữa RL và nồng độ Fe2+ ban đầu ............................ 38
Hình 3.16. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Freundlich ....................................... 39
Hình 3.17. Phương trình đẳng nhiệt Freundlich ............................................ 39


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Hàm lượng phần trăm các thành phần hóa học của bã mía ............. 8
Bảng 1.2. Mối tương quan R L và dạng mô hình ............................................ 17
Bảng 3.1. Quy kết các nhóm chức của BM hoạt hóa .................................... 29
Bảng 3.2. Quy kết các nhóm chức của PANi ................................................ 30
Bảng 3.4. So sánh các nhóm chức của vật liệu hấp phụ ................................ 32
Bảng 3.5. Giá trị thông số phương trình đẳng nhiệt Langmuir ...................... 37
của PANi/BM11 ........................................................................................... 37
Bảng 3.6. Các thông số của mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir của vật
liệu hấp phụ gốc PANi/BM11. ..................................................................... 38
Bảng 3.7. Bảng giá trị thông số cho mô hình đẳng nhiệt ............................... 39
Freundlich PANi/BM11 ............................................................................... 39


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn luôn gắn liền với vấn đề
ô nhiễm môi trường, trong đó có ô nhiễm môi trường nước do kim loại nặng

(KLN). Hoạt động sản xuất công nghiệp đã thải ra môi trường nước các KLN
như Fe2+ với hàm lượng vượt quá giới hạn cho phép gây ảnh hưởng nghiêm
trọng tới sức khỏe con người và sinh vật.
Vấn đề nghiên cứu và bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước
nói riêng trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia và tổ chức trên
Thế Giới. Có nhiều phương pháp khác nhau đã được nghiên cứu và áp dụng
để xử lí KLN trong nước, một trong số đó là sử dụng phụ phẩm nông nghiệp
để tổng hợp ra vật liệu hữu cơ có khả năng hấp phụ các KLN. Hướng nghiên
cứu có nhiều ưu điểm như nguyên liệu rẻ tiền, không đưa thêm các tác nhân
có hại vào môi trường.
Mặt khác nước ta là nước nông nghiệp, với lượng lớn phụ phẩm nông
nghiệp trong đó có bã mía. Bã mía có thành phần là các polymer và có cấu
trúc xốp phù hợp để nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ ion KLN.
Từ những lí do khách quan đó tôi chọn đề tài “Nghiên cứu tổng hợp
vật liệu gốc PANi/ bã mía định hướng hấp phụ ion Fe2+trong môi trường
nước”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tổng hợp PANi/BM bằng phương pháp hóa học.
- Hấp phụ kim loại Fe2+ bằng PANi/BM và nghiên cứu các điều kiện
ảnh hưởng của quá trình hấp phụ.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu phương pháp tổng hợp PANi/BM bằng phương pháp hóa
học.
- Nghiên cứu các điều kiện (thời gian, khối lượng vật liệu, nồng độ
Fe2+) ảnh hưởng tới khả năng hấp phụ Fe2+ của PANi/BM và các mô hình hấp
phụ đẳng nhiệt của quá trình hấp phụ.

1



- Phân tích, đánh giá kết quả mẫu nước có chứa kim loại sắt Fe2+ đã
được hấp phụ.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc và tìm hiểu tài liệu có liên quan tới PANi, bã mía và kim loại
nặng, đặc biệt là sắt (iron), phương pháp hấp phụ chất gây ô nhiễm môi
trường.
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu hiện đại để đánh giá PANi/ bã
mía (IR, SEM,...).
- Sử dụng phương pháp phân tích hàm lượng kim loại Fe2+ bằng
phương pháp AAS.
- Đánh giá, phân tích và xử lý số liệu thu được bằng các phần mềm
thông dụng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần mở ra một phương pháp xử lí ô
nhiễm KLN Fe2+ trong môi trường nước.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong nước hiện nay
1.1.1. Sơ lược về kim loại nặng (KLN)
“KLN là thuật ngữ dùng để chỉ những kim loại có khối lượng lớn hơn
5g/cm3. Chúng có thể tồn tại trong khí quyển (ở dạng hơi), thủy quyển (ở
dạng muối hòa tan), địa quyển (ở dạng rắn không tan, khoáng, quặng) và sinh
quyển (trong cơ thể người, động vật, thực vật).”
Cũng như nhiều nguyên tố khác, các KLN có thể cần thiết cho sinh vật
như cây trồng hoặc động vật. Một số KLN trong thành phần men, các
vitamin... chúng được xem là nguyên tố dinh dưỡng vi lượng như đồng,

kẽm... Một số kim loại không cần thiết cho sự sống, không có chức năng sinh
hóa, được gọi là các nguyên tố vết không chính yếu như asen, chì, thủy
ngân... những kim loại này khi vào cơ thể sinh vật ngay cả dạng vết cũng có
thể gây tác động độc hại.
Khi KLN xâm nhập vào môi trường sẽ làm biến đổi điều kiện sống, tồn
tại của sinh vật sống trong môi trường đó. KLN gây độc hại với môi trường
và cơ thể sinh vật khi hàm lượng của chúng vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Một số KLN (PB, Mn, Cd, Hg, As...) đi vào nước từ nguồn nước sinh
hoạt hoặc nước thải công nghiệp. Các KLN trong môi trường pH khác nhau,
chúng sẽ tồn tại những dạng khác nhau gây ô nhiễm nước.[1]
Nguồn KLN đi vào đất và nước do tác động của con người bằng con
đường chủ yếu như phân bón, bã bùn cống và thuốc bảo vệ thực vật và các
con đường phụ như khai khoáng và kỹ nghệ hay lắng đọng từ không khí.
+ Nguồn tự nhiên: KLN phát hiện ở mọi nơi, trong đá, đất và xâm nhập
vào thủy vực qua các quá trình tự nhiên, phong hóa, xói mòn, rửa trôi.
+ Nguồn nhân tạo: sự gia tăng tích lũy kim loại trong môi trường không
chỉ từ các nguồn tự nhiên, mà còn từ hoạt động công nghiệp của còn người.
Việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch làm giải phóng khoảng 20 kim loại
độc hại quan trọng vào môi trường gồm asen, beri, cadimi, chì và niken. Sản

3


phẩm công nghiệp và việc sử dụng các vật liệu công nghiệp có thể chứa hàm
lượng cao các nguyên tố kim loại độc hại.
1.1.2. Tình hình ô nhiễm kim loại nặng (KLN) trong nước.
Hiện nay, do sự phát triển không bền vững mà vấn đề ô nhiễm nguồn
nước đang trở thành vấn nạn của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ô
nhiễm nguồn nước do KLN. Các sự cố nhiễm độc KLN đã được ghi nhận ở
nhiều nơi trên thế giới.

“Thành phố Tianying thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc cũng là nơi có
hàm lượng Pb trong nguồn nước rất cao, ngay cả trong lúa mì ở Tianying
cũng chứa Pb với nồng độ gấp 24 lần mức cho phép. KLN này đã đi vào trong
cơ thể trẻ em ở đây gây ra một số bệnh và làm cho chỉ số thông minh của trẻ
em bị giảm đi rất nhiều. Theo đánh giá của tổ chức Bình Minh Xanh (2004),
nồng độ Hg đã tăng gấp 280 lần TCCP và lượng Crom trong nước uống tại
Hồng Kông đã ở mức ung thư. Có tới 12 triệu tấn trong tổng số 484 triệu tấn
ngũ cốc của Trung Quốc bị nhiễm độc KLN do tình trạng ô nhiễm đất trồng
trọt [2].
Ở khu vực Nam Mỹ, ô nhiễm Hg chủ yếu từ hoạt động khai thác vàng.
Hg được dùng để tách vàng ra từ quặng sa khoáng. Theo các báo cáo nghiên
cứu của Elmer Diaz (Mỹ), mức độ nhiễm Hg có trong các loài cá sống ở đây
rất cao, từ 10,2 - 35,9 ppm. Hàm lượng Hg có trong mẫu tóc và máu xét
nghiệm của người dân sống xung quanh lưu vực các con sông như Tapajos,
Madeira và Negro những nơi mà hoạt động khai thác vàng diễn ra mạnh mẽ
được xác định lần lượt là 0,74 - 71,3 µg/g trong tóc và 90 - 149 µg/l trong
máu. Tại Glasgow (1979 - 1980) có khoảng 42% các mẫu nước sinh hoạt có
hàm lượng Pb vượt quá 100 mg/l. Ngoài ra theo thống kê của các nhà nghiên
cứu khi phân tích 42 mẫu bùn từ các thành phố công nghiệp ở Anh và Wales
thì hàm lượng Pb dao động trong khoảng 120 - 3.000 mg/l (trung bình 820
mg/l khối lượng khô) [3].
Tại Thái Lan, theo báo cáo của Viện Quốc tế quản lý nước (IWMI)
năm 2004 thì hầu hết các ruộng lúa tại tỉnh Tak đã bị nhiễm Cd cao gấp 94 lần
TCCP, có đến 5,756 người dân chịu ảnh hưởng và có nguy cơ nhiễm độc Cd
4


dễ mắc chứng bệnh Itai Itai (làm mềm hóa và méo mó xương, gây tổn hại
thận). Loại bệnh này đã từng xảy ra ở tỉnh Toyama (Nhật Bản) vào những
năm 1940. Do hoạt động khai khoáng, làm ô nhiễm Cd trên sông JinZu đã

làm cho hàng trăm người dân sống ở đây bị tổn thương thận, loãng xương và
nhiều người bị tử vong. [4]
Có tới 60% nước sinh hoạt ở Sukinda (Ấn Độ) chứa Cr hóa trị VI với
nồng độ lớn hơn hai lần so với các tiêu chuẩn quốc tế. Theo ước tính của một
nhóm y tế Ấn Độ, 84,75% số người chết ở khu mỏ này đều liên quan đến các
bệnh do Cr gây ra.[5]”
Việt Nam là một nước đang phát triển, quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đã góp phần phát triển nền kinh tế chung của cả nước nhưng song
song với đó là các vấn đề về ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, trong đó có
tình trạng ô nhiễm KLN. Ô nhiễm KLN diễn ra chủ yếu ở khu công nghiệp,
khu đô thị, khu khai thác khoáng sản ...
“Theo báo cáo của môi trường quốc gia 2011 thì có đến 90% số doanh
nghiệp không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng dòng xả nước thải xả ra
môi trường, 73% số doanh nghiệp xả nước thải không đạt tiêu chuẩn ra môi
trường. Tại khu vực cửa sông Cu Đê, cửa sông Phú Lộc hàm lượng Hg trong
nước vượt tiêu chuẩn cho phép từ 0,08 – 0,56 lần, hàm lượng Pb vượt 0,06 –
0,27 lần tiêu chuẩn cho phép. Ở khu vực cửa Mũi Vịnh hàm lượng As, Fe, Zn
vượt tiêu chuẩn từ 2,17 – 11,4 lần. Theo nghiên cứu của Phạm Thị Nga và
cộng sự (Trung tâm Địa chất và Khoáng sản Biển, 125 Trung Kính, Cầu Giấy,
Hà Nội) về hiện trạng KLN trong trầm tích Vịnh Đà Nẵng cho thấy: hàm
lượng As trung bình là 5ppm cao hơn nhiều so với nơi khác. Sở Tài nguyên
và Môi trường Thành phố Đà Nẵng công bố kết quả kiểm tra nguồn nước tại
vịnh Mân Quang và Âu thuyền Thọ Quang bị ô nhiễm với hàm lượng KLN
vượt từ 1 đến 33 lần.[6]”
1.1.3. Tác dụng sinh hóa của KLN đối với con người và môi trường
Khi được thải ra môi trường, một số hợp chất KLN bị tích tụ và đọng
trong đất, song có một số hợp chất có thể hòa tan dưới tác động của nhiều yếu
tố khác nhau. Điều này tạo điều kiện để các KLN có thể phát tán rộng vào

5



nguồn nước ngầm, nước mặt và gây ô nhiễm. Các KLN có mặt trong nước,
đất qua nhiều giai đoạm khác nhau trước sau cũng đi vào chuỗi thức ăn của
con người. Khi nhiễm vào cơ thể, KN tích tụ trong các mô, tác động đến các
quá trình sinh hóa (các KLN thường có ái lực lớn với nhóm –SH-SH3 của
enzim trong cơ thể, vì thế các enzim bị mất hoạt tính, cản trở quá trình tổng
hợp protein của cơ thể). Ở người, KLN có thể tích tụ vào nội tạng như gan,
thận, xương khớp gây nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư, thiếu máu, ngộ
độc,...
1.1.4. Ô nhiễm sắt trong nước
a. Tình hình ô nhiễm sắt trong nước
Trong những năm gần đây, chất lượng nguồn nước ngày càng trở nên
kém đi, phạm vi nguồn nước bị ô nhiễm ngày càng lan rộng đặc biệt là các
nguồn nước giếng khoan.
“Theo số liệu khảo sát từ phòng chuyên gia nước của công ty Enterbuy
Việt Nam thì hiện nay đa số các mẫu nước giếng khoan nhiễm sắt gấp nhiều
lần cho phép. Đặc biệt ở các khu vực Thanh Trì, Hà Đông, Hoài Đức hàm
lượng sắt gấp từ 2- 13 lần so với quy chuẩn cho phép dành cho nước ăn uống
và sinh hoạt
Ở khu vực Ba La- Hà Đông kết quả xét nghiệm một số mẫu nước
giếng khoan cho thấy hàm lượng sắt vượt quá 10 lần so với quy chuẩn cho
phép.
Ở Hoài Đức, hàm lượng sắt trong mẫu nước giếng gấp 7 lần so với quy
chuẩn cho phép.
Nước giếng ở Thanh Trì là có chất lượng kém nhất, với hàm lượng sắt
gấp 13 lần.[7]”
b. Dấu hiệu của nước nhiễm sắt
- Màu sắc: Nước nhiễm sắt ban đầu thường trong, sau một thời
gian sẽ chuyển hóa thành màu đỏ nâu.

- Mùi vị: Nước có mùi tanh do có thành phần Fe 2+ cao.

6


c. Tác hại của nước nhiễm sắt đến sức khỏe và đời sống con người
Sắt tan trong nước là Fe2+ gây mùi tanh cho nước. Khi tiếp xúc với
không khí thì Fe2+ chuyển thành Fe3+ kết tủa tạo màu đỏ nâu cho nước gây
mất thẩm mỹ, làm cho đồ vật, dụng cụ bị ố màu nâu đỏ. Hơn nữa, khi nước
chảy qua đường ống, sắt sẽ lắng cặn gây gỉ sét, tắc nghẽn trong đường ống.
Nước bị nhiễm sắt sẽ làm cho thực phẩm biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị;
làm giảm việc tiêu hóa và hấp thu các loại thực phẩm, gây khó tiêu, nước
nhiễm sắt dùng để pha trà sẽ làm mất hương vị của trà, nước nhiễm sắt dùng
để nấu cơm làm cho cơm có màu xám. Ngoài ra, khi hàm lượng iron trong
nước lớn sẽ gây ngộ độc.
“Khi nước có mặt của iron gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
trong sản xuất công nghiệp . Trong công nghiệp sản xuất giấy khi có mặt iron
sẽ làm giảm chất lượng giấy. Trong công nghiệp dệt, iron làm ảnh hưởng đến
khâu nhuộm và ăn màu còn trong công nghiệp thực phẩm iron làm ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm, hương vị sản phẩm do gây ra màu, mùi lạ. Hơn nữa,
khi trong nước uống có hàm lượng iron lớn sẽ gây ngộ độc.”
1.1.5. Một số phương pháp xử lí KLN trong nước
- Phương pháp kết tủa: Thêm một tác nhân tạo kết tủa vào dung dịch
nước, điều chỉnh pH của môi trường để chuyển ion cần tách về dạng hợp chất
ít tan, tách ra khỏi dung dịch dưới dạng kết tủa.
- Phương pháp trao đổi ion: Sử dụng các chất có khả năng trao đổi ion
(ionit hay còn gọi là nhựa trao đổi ion) với các cation kim loại nặng để giữ,
tách các ion kim loại ra khỏi nước
- Phương pháp hấp phụ: Sử dụng các vật liệu hấp phụ (VLHP) có diện
tích bề mặt riêng lớn, trên đó có các trung tâm hoạt động, có khả năng lưu giữ

các ion kim loại nặng trên bề mặt VLHP.[8]
1.2. Bã mía
1.2.1. Giới thiệu về vật liệu hấp phụ - bã mía
Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp
đường trên thế giới và là nguồn nguyên liệu lấy đường duy nhất nước ta. Niên

7


vụ sản xuất mía đường 2012-2013, diện tích mía cả nước là 298 200 ha, sản
lượng mía thu hoạch đạt khoảng 19,04 triệu tấn. Theo quy hoạch phát triển
ngành mía đường đến năm 2020 diện tích trồng mía cả nước là 300 000 ha và
sản lượng đường sản xuất trong cả nước đạt 2,0 triệu tấn, cơ bản đáp ứng nhu
cầu trong nước và bắt đầu có xuất khẩu.[9]
“Theo tính toán của các nhà khoa học, việc chế biến 10 tấn mía để làm
đường sinh ra một lượng phế thải khổng lồ là 2,5 triệu tấn bã mía. Trước đây
80% lượng bã mía này được sử dụng để đốt lò hơi trong các nhà máy đường.
Bã mía cũng có thể được dùng làm bột giấy, ép thành ván dùng trong kiến
trúc, cao hơn là làm Furfural - nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp.[8]”
1.2.2. Thành phần hóa học của bã mía
“Bã mía chiếm khoảng 25 ÷ 30% trọng lượng mía đem ép. Trong bã
mía trung bình chứa 49% là nước; 48% là xơ (trong đó 45 ÷ 55% cenllulose);
2,5% chất hòa tan (đường). Tùy theo loại mía và đặc điểm nơi trồng mía mà
các thành phần hóa học trong bã mía có thể biến đổi.[8]”
Bảng 1.1. Hàm lượng phần trăm các thành phần hóa học của bã mía [8]

Thành phần

% khối lượng


Cellulose

40 ÷ 50

Hemicellulose

20 ÷ 25

Lignin

18 ÷ 23

Chất hòa tan khác (tro, sáp, protein, ...)

5÷3

“Cellulose: là polysaccharide cao phân tử do có các mắt xích β-glucose
[C6H7O2(OH)3]n nối với nhau bằng liên kết 1,4-glycozit. Phân tử khối của
cellulose rất lớn khoảng từ 250000 ÷ 1000000 đvC. Trong mỗi phân tử
cellulose có khoảng 1000 ÷ 15000 mắt xích glucose . Trong các cellulose có
sẵn các nhóm chức hidroxyl (-OH), hemicellulose và cấu trúc lignin được coi
như những nhóm chức tiềm năng cho việc sử dụng bã mía làm vật liệu hấp
phụ.”

8


Hemicenllulose: là polysaccharide phức hợp còn gọi là copolymers, vì
trong mạch đại phân tử tồn tại nhiều loại mắt xích saccarit khác nhau. Khi bị
thủy phân đến cùng, hemicellulose tạo ra các monosaccarit như hexazo (D–

glucose, D – mannose, D - galactose), pentose (D– xylose, L-arabinose), cũng
như dẫn xuất của saccharide như metoxyuronic. Ngoài ra còn thu được acetic
acid [10].
“Lignin: là loại polymer được tạo bởi các mắt xích phenylpropane
C6C3. Lignin giữ vai trò kết nối giữa cellulose và hemicellulose. Lignin phần
lớn có cấu tạo không gian, do đó, không hòa tan trước khi bị phân hủy.”[10].
1.2.3. Ứng dụng của bã mía
- Trong công nghiệp: làm nguyên liệu đốt thay thế củi, cồn; sản xuất bột giấy,
ván ép, tầm trần...
- Trong nông nghiệp: làm nệm lót chuồng trại; làm thức ăn cho gia súc thay
thế rơm, cỏ; làm phân bón, giá để trồng nấm...
- Hơn nữa, bã mía có thành phần chính là cellulose và hemicellulose nên có
thể biến tính để trở thành VLHP tốt. Sở dĩ bã mía có khả năng tách các kim
loại nặng hòa tan trong nước nhờ vào cấu trúc nhiều lỗ xốp và các polymer
như cellulose và hemicellulose có thể hấp phu nhiều loại chất tan đặc biệt là
các ion kim loại hóa tri hai. Các hợp chất polyphenol như tannin, lignin trong
gỗ được cho là những thành phần hoạt động có thể hấp phụ các kim loại
nặng.[8] Bã mía không chỉ được đánh giá là vật liệu có khả năng hấp phụ tốt
với các ion KLN mà còn có khả năng hấp phụ tốt các hợp chất hữu cơ độc
hại.
1.3. Polyaniline (PANi)
1.3.1. Cấu trúc của PANi
PANi là sản phẩm cộng hợp của nhiều phân tử aniline trong điều kiện
xúc tác là tác nhân oxi hóa. PANi có cấu trúc dạng tổng quát như sau: [10]

9


“Trong đó: a,b = 0,1, 2, 3,...
Khi a = 0, PANi ở trạng thái oxi hóa hoàn toàn gọi là Pernigranilin

Base (PB) có màu xanh thẫm.
Khi b = 0, PANi ở trạng thái khử hoàn toàn gọi là Leucoemeradin Base
(LB) có màu vàng.
Khi a = b, PANi ở trạng thái oxi hóa một nửa gọi là Emeraldin Base
(EB) có màu xanh lá cây.
PANi có ba trạng thái oxi hóa khử cơ bản, các trạng thái này có thể
chuyển hóa thuận nghịch lẫn nhau. PANi còn tồn tại ở dạng muối, đây là
trạng thái duy nhất dẫn điện.”
1.3.2. Tính chất của PANi
- Tính chất hóa học: một số nghiên cứu chỉ ra rằng tính chất hóa học
mạnh nhất của PANi là thuộc tính trao đổi ion.
- Tính quang học: PANi có tính điện sức vì màu sắc của nó thay đổi do
phản ứng oxi hóa khử của màng. Người ta đã chứng minh rằng tùy vào phản
ứng oxi hóa khử ở các điều kiện khác nhau PANi thể hiện nhiều màu từ vàng
nhạt đến xanh lá cây, xanh sẫm và tím đen.
- Tính cơ học: thuộc tính cơ học của PANi phụ thuộc vào điều kiện
tổng hợp. PANi tổng hợp bằng phương pháp điện hóa thì cho độ xốp cao, độ
dài phân tử ngắn, độ bền cơ học kém. Phương pháp hóa học thì độ ít xốp hơn
và được sử dụng phổ biến. PANi tồn tại dạng màng, sợi hay phân tán hạt.
- Tính dẫn điện: PANi có thể tồn tại ở trạng thái cách điện và trạng thái
dẫn điện. Trạng thái có độ dẫn điện cao nhất và ổn định nhất là trạng thái
muối emeraldin.
- Tính chất điện hóa: Đặc tính điện hóa của PANi phụ thuộc vào pH. Ở
pH cao PANi ở trạng thái cách điện và không có quá trình proton hóa xảy ra.
Nếu chất điện ly đủ tính axit thì PANi có độ dẫn điện nhất định và quá trình
proton hóa tạo thành dạng nigraniline. [11]

10



1.3.3. Ứng dụng của PANi
“Do tính dẫn điện nên PANi có thể thay thế một số vật liệu dẫn điện
truyền thống như: silic, gecman đắt tiền, hiếm. PANi có thể sử dụng vào việc
chế tạo thiết bị điện, điện tử: điốt, tranzito, linh kiên bộ nhớ, tế bào vi điện
tử,... nhờ tính bán dẫn mà. Ngoài ra, nó có thể sử dụng làm hai bản của điện
cực, tụ điện do có khả năng tích trữ năng lượng.
Màng PANi có thể tồn tại ở các trạng thái oxi hóa khử khác nhau tương
ứng với các màu sắc khác nhau tùy thuộc vào pH của dung dịch điện ly và thế
đặt vào... Nhờ tính chất này màng PANi phủ lên vật liệu vô cơ như: Al, Fe,
Pt,... để tạo ra linh kiện hiển thị điện sắc gồm hai điện cực.
PANi có ứng dụng rộng rãi trong việc bảo vệ kim loại. Do khả năng
bám dính cao, có điện thế dương nên màng PANi có khả năng chống ăn mòn
cao, có triển vọng khả quan thay thế một số màng phủ gây độc hại, ô nhiễm
môi trường. [12-14]
Ngoài ra, PANi còn được sử dụng như một chất hấp phụ kim loại nặng
trong xử lý môi trường. Để tăng quá trình hấp phụ (tăng bề mặt tiếp xúc) và
làm giảm giá thành sản phẩm người ta phủ nên chất mang như: mùn cưa, vỏ
lạc, vỏ đỗ...một lớp màng PANi mỏng.”
1.3.4. Phương pháp tổng hợp PANi
1.3.4.1. Tổng hợp PANi bằng phương pháp điện hóa
“Nguyên tắc: Dùng dòng điện để tạo sự phân cực với điện thế thích hợp
để oxi hóa Ani trên bề mặt điện cực.
Tuy nhiên về mặt tổng thể cơ chế polyme hóa điện hóa PANi được
mô tả gồm các giai đoạn trung gian chính:
- Khuếch tán và hấp phụ anilin.
- Oxi hóa anilin.
- Hình thành polyme trên bề mặt điện cực.
- Ổn định màng polyme.
- Oxi hóa khử bản thân màng polyme.”


11


“Theo cơ chế trên thì giai đoạn khuếch tán và giai đoạn hấp phụ liên
quan trực tiếp đến phản ứng, hai giai đoạn này đều phụ thuộc trực tiếp vào
nồng độ monome và giai đoạn oxi hóa Ani cũng như phụ thuộc vào sự phân
cực điện hóa. Cả nồng độ monome và mật độ dòng đều có ảnh hưởng trực
tiếp tới tốc độ và hiệu suất polyme hóa. Ngoài 2 yếu tố trên thì tính chất
polyme còn phụ thuộc vào nhiệt độ, dung dịch điện ly, pH, thời gian, vật liệu
làm điện cực nghiên cứu.
Phương pháp điện hóa có thể gồm 3 loại phản ứng:
- Phản ứng điện hóa tạo ra các cation, radical oligome hòa tan.
- Phản ứng hóa học trong dung dịch dime hóa và tạo ra các oligom hòa

tan có trọng lượng phân tử lớn hơn.
- Phản ứng điện hóa phát triển mạch polymer ”

1.3.4.2. Tổng hợp PANi bằng phương pháp hóa học
“Nguyên tắc: Dùng chất oxi hóa để oxi hóa ANi trong môi trường axit.
Chất oxi hóa thường dùng là amoni pesulfat (APS) nhờ chất này mà có
thể tạo ra polyme có khối lượng phân tử lớn và độ dẫn diện tối ưu hơn các
chất oxi hóa khác.
Môi trường trùng hợp: môi trường axit (H2SO4, HCl, HClO4,...) hay
môi trường có hoạt chất oxi hóa như các tetrafluoroborat khác nhau như:
NaBF4, NO2BF4, Ft4NBF4. PANi bắt đầu tạo thành cùng với quá trình tạo
gốc cation anilinium, đây là giai đoạn quyết định tốc độ của quá trình. Hai
gốc cation kết hợp lại để tạo ra N - phenyl - 1,4 - phenylendiamine hoặc
gốc không mang điện sẽ kết hợp với gốc cation anilinium tạo thành dạng
trime, dạng này dễ dàng bị oxi hóa thành 1 gốc cation mới và dễ kết hợp với
một gốc cation anilinium khác để tạo thành dạng tetrame. Phản ứng

chuỗi xảy ra liên tiếp đến khi tạo thành polymer có khối lượng phân tử
lớn. Bản chất của phản ứng polymer hóa là tự xúc tác [10].”

12


H

Hình 1.1. Sơ đồ tổng hợp PANi bằng phương pháp hóa học [10]

1.4. Khái quát về phương pháp hấp phụ
1.4.1. Một số khái niệm về hấp phụ
“Hấp phụ là sự tích lũy các chất trên bề mặt phân cách pha (khí - lỏng,
rắn - lỏng, lỏng - lỏng). Chất có bề mặt, mà trên đó xảy ra sự hấp phụ gọi là
chất hấp phụ; chất tích lũy trên bề mặt chất hấp phụ gọi là chất bị hấp phụ.”

13


“Bản chất của hấp phụ là sự tương tác giữa chất bị hấp phụ và các phân
tử chất hấp phụ. Người ta phân biệt hấp phụ thành hai loại là hấp phụ hóa học
và hấp phụ vật lý tùy theo bản chất của lực tương tác.
Hấp phụ vật lí: là các phân tử chất bị hấp phụ liên kết với những tiểu
phân (ion, nguyên tử, phân tử,...) ở bề mặt phân cách pha bởi lực Van de Van.
Lực Van de Van là tổng hợp của nhiều loại lực hút: tán xạ, tĩnh điện, lực định
hướng và cảm ứng. Lực Van de Van yếu và dễ bị phá vỡ.
Trong hấp phụ vật lý, các phân tử của chất bị hấp phụ và chất hấp phụ
không tạo thành hợp chất hóa học mà chất bị hấp phụ chỉ bị ngưng tụ trên bề
mặt phân chia pha và bị giữ lại trên bề mặt chất hấp phụ. Do vậy, trong quá
trình hấp phụ vật lý không có sự biến đổi đáng kể cấu trúc điện tử của cả chất

hấp phụ và chất bị hấp phụ. Ở hấp phụ vật lý, nhiệt hấp phụ không lớn, năng
lượng tương tác thường iat khi vượt quá 10 kcal/mol, phần nhiều từ 3÷5
kcal/mol và năng lượng hoạt hóa không vượt quá 1kcal/mol.[16,17]
Hấp phụ hóa học: xảy ra khi các phân tử chất hấp phụ tạo hợp chất hóa
học với các phân tử chất bị hấp phụ. Lực hấp phụ hóa học khi đó là lực liên
kết hóa học thông thường (liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, liên kết phối
trí,...). Lực liên kết này mạnh nên khó phá vỡ, nhiệp hấp phụ hóa học lớn, có
thể đạt tới giá trị 800kcal/mol.[8]
Trong thực tế, sự phân biệt hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học chỉ là
tương đối vì ranh giới giữa chúng không rõ rệt.
Trong một số quá trình hấp phụ xảy ra đồng thời cả hấp phụ vật lí và
hấp phụ hóa học.”
Dung lượng hấp phụ: là lượng chất bị hấp phụ bởi 1 gam chất hấp phụ
rắn [16,17] được tính theo công thức:

q

(C0  C ).V
m

Trong đó:
q : dung lượng hấp phụ (mg/g)

14

(1.1)


×