Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Báo cáo thực tập Khoa Kế toán tại CÔNG TY TNHH sản XUẤT và THƯƠNG mại hà NAM NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.77 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................. i
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................iii
DANH MỤC VIẾT TẮT........................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................v
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI HÀ
NAM NINH..............................................................................................................1
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Sản Xuất Và
Thương Mại Hà Nam Ninh.....................................................................................1
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Hà Nam
Ninh

.....................................................................................................................1

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ.....................................................................................1
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh.................................................................................1
1.1.4. Quá trình hình thành và phát triển................................................................1
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương
Mại Hà Nam Ninh....................................................................................................2
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại
Hà Nam Ninh...........................................................................................................2
1.4. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Sản Xuất
Và Thương Mại Hà Nam Ninh qua 2 năm 2017 – 2018........................................3
II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI HÀ NAM NINH........6
2.1. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Hà
Nam Ninh.................................................................................................................6
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty TNHH
Sản Xuất Và Thương Mại Hà Nam Ninh................................................................6
2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán...............................................................8
2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế................................................................11


2.2.1. Bộ phận thực hiện, thời điểm tiến hành và nguồn dữ liệu phân tích kinh tế
11

1


2.2.2. Nội dung, hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích kinh tế tại Công ty
TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Hà Nam Ninh..................................................12
2.2.3. Tổ chức công bố báo cáo phân tích..............................................................15
III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH BÁO
CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI
HÀ NAM NINH.....................................................................................................17
3.1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán của Công ty TNHH Sản Xuất Và
Thương Mại Hà Nam Ninh...................................................................................17
3.1.1. Ưu điểm.........................................................................................................17
3.1.2. Hạn chế.........................................................................................................17
3.2. Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế của Công ty TNHH Sản
Xuất Và Thương Mại Hà Nam Ninh....................................................................18
3.2.1. Ưu điểm.........................................................................................................18
3.2.2. Hạn chế.........................................................................................................18
IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP...............................19
KẾT LUẬN............................................................................................................20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã học, tổ chức công tác kế toán là việc tổ chức thực hiện các
chuẩn mực và chế độ kế toán để phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản

xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán, bảo quản lưu giữ tài liệu
kế toán và cung cấp thông tin kế toán. Như vậy nếu một doanh nghiệp tổ chức tốt
công tác kế toán, doanh nghiệp đó có thể dễ dàng quản lý và đáp ứng các yêu cầu
thông tin phục vụ cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Nó
quyết định đến sự tồn tại, phát triển hay suy thoái của doanh nghiệp. Chính vì vậy,
để cho công tác kế toán được thực hiện đầy đủ chức năng của nó thì doanh nghiệp
cần phải quản lý và tạo điều kiện cho công tác kế toán hoạt động có hiệu quả và
phát triển phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp mình.
Xuất phát từ ý nghĩa và vai trò quan trọng của việc tổ chức công tác kế toán và
phân tích kinh tế, qua quá trình tìm hiểu và thực tập tại Công ty TNHH Sản Xuất Và
Thương Mại Hà Nam Ninh và nhận được giúp đỡ nhiệu tình của các anh chị trong
quý công ty đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này. Do hạn chế về thời gian cũng
như trình độ chuyên môn nên bài viết có thể có những sai sót, kính mong thầy cô
đóng góp ý kiến cho bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Báo cáo thực tập gồm 4 phần chính:
Phần I: Tổng quan về Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Hà Nam
Ninh.
Phần II: Tổ chức công tác kế toán, phân tích báo cáo tài chính tại Công ty
TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Hà Nam Ninh.
Phần III: Đánh giá khái quát công tác kế toán, phân tích báo cáo tài chính của
Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Hà Nam Ninh.
Phần IV: Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp.

3


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ Viết Tắt

Giải nghĩa

Bán Hàng
Bộ Tài Chính
Cung Cấp Dịch Vụ
Cổ Phần
Doanh Thu
Giá Trị Gia Tăng
Kinh Doanh
Kết Quả Kinh Doanh
Lợi Nhuận
Tài Khoản
Thu Nhập Doanh Nghiệp
Trách Nhiệm Hữu Hạn
Thông tư
Tài Sản Cố Định
Vốn cố định
Vốn chủ sở hữu
Vốn kinh doanh
Vốn lưu động

BH
BTC
CCDV
CP
DT
GTGT
KD
KQKD
LN
TK
TNDN

TNHH
TT
TSCĐ
VCĐ
VCSH
VKD
VLĐ

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức Công ty Hà Nam Ninh....................................................3
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 2 năm 2017 và 2018.............4
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.................................................7
Bảng 2.2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh năm 2017 – 2018................14

5


I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI
HÀ NAM NINH
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Sản Xuất Và
Thương Mại Hà Nam Ninh
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Hà
Nam Ninh
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI HÀ NAM
NINH
- Địa chỉ: Số 22, ngách 22, ngõ 4, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Quy mô vốn: 3.000.000.000 đồng (Ba tỷ đồng chẵn)

- Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Thanh Dự
- Mã số thuế: 0102903931
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng: Kinh doanh trong các lĩnh vực mà pháp luật không cấm, mở rộng
phạm vi các hoạt động kinh doanh theo khả năng của công ty và nhu cầu thị
trường. Tổ chức bộ máy quản lý, hoàn thiện quy chế lương và chỉ đạo các phòng
ban hoạt động phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của công ty.
Nhiệm vụ: Công ty Hà Nam Ninh hoạt động theo Luật doanh nghiệp của Nhà
nước, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về phí, thuế theo quy định. Công ty đăng ký
và kinh doanh đúng ngành nghề, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn
của doanh nghiệp. Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng quy
định của bộ luật lao động.
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh
Công ty Hà Nam Ninh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các mặt hàng bột
đá, đá hạt, các sản phẩm từ vôi, đá ốp lát, sỏi trang trí, dolomite, zeolite … cho các
doanh nghiệp phân phối lớn nhỏ, các chủ thầu dự án, đại lý bán buôn… Phương
châm hoạt động của công ty luôn tuân theo khẩu hiệu: “Chất lượng, thành tín,
chuyên nghiệp”.
1.1.4. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Hà Nam Ninh được Sở kế hoạch

1


đầu tư thành phố Hà Nội cấp phép thành lập ngày 12/09/2008, chuyên phân phối
các sản phẩm bột đá, đá hạt, các sản phẩm từ vôi, đá ốp lát, sỏi trang trí, dolomite,
zeolite…. Trải qua hơn 11 năm hoạt động, đến nay công ty đã đi vào hoạt động khá
ổn định và có chỗ đứng trên thị trường. Mục tiêu của công ty là đẩy mạnh công tác
khai thác thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới. Rà soát, bố trí lao động
toàn công ty một cách hợp lý và cắt giảm đi các khoản chi phí không cần thiết.

1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Sản Xuất Và
Thương Mại Hà Nam Ninh
Công ty Hà Nam Ninh chuyên về hoạt động thương mại cung cấp các sản
phẩm bột đá, đá hạt, các sản phẩm từ vôi, đá ốp lát, sỏi trang trí, dolomite,
zeolite… cho các doanh nghiệp phân phối lớn nhỏ, các chủ thầu dự án, đại lý bán
buôn. Do tính linh hoạt của sản phẩm nên công ty không những hoạt động trên địa
bàn Hà Nội mà còn mở rộng trên toàn quốc. Việc cung ứng hàng hóa của Công ty
được thực hiện theo quy trình sau:
Căn cứ vào lượng hàng tồn kho tại công ty, phòng kinh doanh trình đề nghị
mua hàng cho giám đốc ký duyệt. Sau đó lập đơn đặt hàng và hợp đồng chuyển đến
nhà cung cấp. Nhà cung cấp sẽ chuẩn bị hàng và giao hàng tại kho của Công ty. Khi
hoàn tất thủ tục kiểm tra chất lượng thì hàng hóa được nhập kho để lưu trữ và thực
hiện phân phối lại cho các khách lẻ, nhà thầu xây dựng, doanh ngiệp, đại lý của mình.
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương
Mại Hà Nam Ninh
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức chặt chẽ, các nhiệm vụ quản lý
được phân chia cho các bộ phận theo mô hình chức năng phù hợp với đặc điểm
hoạt động kinh doanh của công ty, giúp quản lý kiểm soát chặt chẽ hoạt động của
cán bộ nhân viên, công tác quản lý cũng như công tác báo cáo kết quả kinh doanh.
Giám đốc: Là người điều hành toàn bộ các hoạt động của công ty và chịu
trách nhiệm về việc thực hiện các quyền nghĩa vụ được giao ghi trong điều lệ công
ty.
Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch, phân tích đánh giá kết quả doanh thu thực
hiện của công ty trong từng giai đoạn. Lập báo cáo bán hàng, công nợ hàng tháng;
tham mưu cho lãnh đạo về lĩnh vực tổ chức quản lý kinh doanh hàng ngày.
2


Phòng kế toán: Tổ chức triển khai công tác tài chính, hạch toán kinh tế, lập
báo cáo sổ sách kế toán, tính toán lỗ lãi đồng thời theo dõi và kiểm soát công việc

đảm bảo thực hiện theo đúng chính sách của công ty.
Phòng hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về việc sắp xếp bộ máy, cải tiến
tổ chức, quản lý hoạt động, các công việc hành chính, đào tạo, tuyển dụng nhân sự,


Giám đốc

Phòng kinh
doanh

Phòng kế
toán

Phòng hành
chính

Phòng truyền
thông

Phòng thị
trường

(Nguồn: Phòng hành chính)
Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức Công ty Hà Nam Ninh
Phòng truyền thông: Giới thiệu, quảng bá hình ảnh sản phẩm của công ty đến
với khách hàng thông qua việc xây dựng website, chạy quảng cáo, tổ chức hội chợ.
Phòng thị trường: Nghiên cứu tình hình thị trường và tìm kiếm, cập nhật các
thông tin mới nhất về sản phẩm của công ty trên thị trường. Có nhiệm vụ phát triển
các mối quan hệ khách hàng mới và tìm kiếm các dự án tiềm năng cho doanh
nghiệp.

1.4.

Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Sản

Xuất Và Thương Mại Hà Nam Ninh qua 2 năm 2017 – 2018
Từ bảng 1.1 ta thấy tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp
năm 2018 so với năm 2017 có nhiều biến chuyển:

3


Bảng 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 2 năm 2017 và 2018
ĐVT: VNĐ
Nội dung
Doanh thu BH và CCDV
Các khoản giảm trừ
Doanh thu thuần về BH và
CCDV
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về BH và
CCDV
Doanh thu tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí quản lý kinh doanh
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng doanh thu
Tổng chi phí

Lợi nhuận trước thuế
Thuế TNDN phải nộp
Lợi nhuận sau thuế

16.041.637.899 30.922.731.471
402.943.501
129.227.590

So sánh
Chênh lệch
Tỷ lệ %
14.881.093.572
92,76
(273.715.911)
(67,92)

15.638.694.398 30.793.503.881

15.154.809.483

96,90

5.409.718.221 13.113.422.513

7.703.704.292

142,40

10.228.976.177 17.680.081.368


7.451.105.191

72,84

Năm 2017

Năm 2018

11.195.059
43.259.119
23.816.559
6.761.630
9.736.417.011 17.851.574.907
479.937.666 (134.996.050)
0
1.281.392
130.251
57.904.613
(130.251)
(56.623.221)
15.649.889.457 30.838.044.392
15.170.082.042 31.029.663.663
479.807.415 (191.619.271)
95.961.483
0
383.845.932 (191.619.271)

32.064.060
286,41
(17.054.929)

(71,60)
8.115.157.896
83,34
(614.933.716) (128,12)
1.281.392
100
57.774.362 44356,18
(56.492.970) 43372,39
15.188.154.935
97,05
15.859.581.621
104,54
(671.426.686) (139,93)
(95.961.483)
(100)
(575.465.203) (149,92)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2017 - 2018)
Tổng doanh thu năm 2017 đạt 16.041.637.899 VNĐ và năm 2018 là
30.922.731.471 VNĐ, năm 2018 đã tăng 14.881.093.572 VNĐ so với năm 2017
tương đương tăng 92,76 %. Trong đó: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ năm 2017 là 15.638.694.398 VNĐ còn năm 2018 là 30.793.503.881 VNĐ,
đã tăng 15.154.809.483 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 96,90%. Doanh thu tài
chính năm 2018 so với năm 2017 tăng 32.064.060 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng
286,41%. Thu nhập khác năm 2018 so với năm 2017 tăng 1.281.392 VNĐ tức tăng
100%.
Tổng chi phí năm 2017 đạt 15.170.082.042 VNĐ và năm 2018 là
31.029.663.663 VNĐ đã tăng 15.859.581.621VNĐ, tức tăng 104,54% so với năm
2017. Trong đó: Giá vốn hàng bán năm 2017 là 5.409.718.221 VNĐ còn năm 2018
là 13.113.422.513 VNĐ, đã tăng 7.703.704.292 VNĐ tương ứng với 142,40% so

với năm 2017. Chi phí tài chính năm 2018 so với năm 2017 giảm 17.054.929

4


VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm 71,60%. Chi phí quản lý kinh doanh năm 2018 so
với năm 2017 tăng 8.115.157.896 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 83,34%. Chi phí
khác năm 2018 so với năm 2017 tăng 57.774.362 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng
44356,18%.
Lợi nhuận trước thuế năm 2017 đạt 479.807.415VNĐ và năm 2018 là
-191.619.271 VNĐ, năm 2018 đã giảm 671.426.686 VNĐ tương ứng với tỷ lệ
giảm 139,93%. Lợi nhuận sau thuế năm 2017 đạt 383.845.932 VNĐ và năm 2018
là -191.619.271 VNĐ, đã giảm 575.465.203 tương ứng với tỷ lệ giảm 149,92%.
Tổng doanh thu năm 2018 tăng so với năm 2017 do công ty mở rộng quy mô hoạt
động kinh doanh và xây dựng hệ thống kênh phân phối mới nhưng chi phí quản lý
và đầu tư cho cơ sở vật chất, phần mềm quản lý cũng tăng theo dẫn đến hiệu quả
kinh doanh giảm sút. Chi phí tài chính có xu hướng giảm nhưng chi phí khác và
chi phí quản lý kinh doanh lại tăng cao. Có thể thấy, việc quản lý và kiểm soát chi
phí của công ty không hiệu quả khi để chi phí tăng cao gây ảnh hưởng trực tiếp đến
lợi nhuận của công ty giảm mạnh.
Trong thời gian tới ban lãnh đạo công ty cần có các kế hoạch cụ thể và biện
pháp kiểm soát chặt chẽ để giảm thiểu chi phí, đẩy mạnh các chính sách bán hàng
để gia tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

5


II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI HÀ NAM
NINH

2.1. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương
Mại Hà Nam Ninh
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Hà Nam Ninh
2.1.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Theo hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán
trong công ty đều được tiến hành tại phòng kế toán. Công ty có 6 nhân viên kế toán
là kế toán trưởng, kế toán thuế, kế toán bán hàng, kế toán công nợ, kế toán kho và
thủ quỹ.
Kế toán trưởng: Là người tổ chức, quản lý và điều hành phòng kế toán, chịu
trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các số liệu, báo cáo thông tin kế toán.
Phụ trách việc tính lương cho cán bộ công nhân viên.
Kế toán công nợ: Theo dõi công nợ phải thu, phải trả đối với khách hàng và
nhà cung cấp vào phần mềm kế toán kết hợp đối chiếu, thu hồi công nợ phát sinh.
Lên kế hoạch thu hồi nợ đối với các khách hàng nợ quá hạn và lập báo cáo tình hình
công nợ định kỳ hoặc thời điểm theo quy định của công ty.
Kế toán bán hàng: Lập hóa đơn GTGT và ghi nhận các khoản doanh thu phát
sinh trong kỳ. Tổng hợp các thông tin giao nhận hàng hóa hàng ngày, lập báo cáo
tiêu thụ hàng tháng kết hợp với kế toán công nợ để đối soát số liệu về doanh số bán
hàng.
Kế toán thuế: Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinh; kiểm tra
đối chiếu hóa đơn GTGT, hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào và
đầu ra, theo dõi tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hoàn thuế của công
ty;…
Kế toán kho: Là người quản lý và theo dõi tình hình xuất - nhập - tồn hàng hóa
của công ty, khi nhận chứng từ đầy đủ và phù hợp thì tiến hành thủ tục nhập xuất
kho.

6



Kế toán
trưởng
Kế toán bán
hàng

Kế toán công
nợ

Kế toán thuế

Kế toán kho

Thủ quỹ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
(Nguồn: Phòng hành chính)
Thủ quỹ: Thực hiện kiểm tra lần cuối về tính hợp pháp và hợp lý của chứng từ
trước khi xuất và nhập tiền ra khỏi quỹ; thực hiện việc thanh toán tiền mặt hàng
ngày theo quy trình thanh toán của công ty, quản lý toàn bộ tiền mặt trong quỹ.
2.1.1.2 Chính sách kế toán
+ Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 dương lịch hàng năm.
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam Đồng (VNĐ).
+ Chế độ kế toán áp dụng: Theo Thông tư 133/2016/TT–BTC ngày
26/08/2016 của Bộ Tài Chính và Công ty Hà Nam Ninh bắt đầu áp dụng từ ngày
01/01/2017.
+ Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.
+ Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức Nhật ký chung được hỗ trợ bằng
phần mềm kế toán MISA.


 Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định
Tài sản cố định hữu hình được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng
tài sản cố định hữu hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị
còn lại. Khấu hao tài sản cố định hữu hình tính theo phương pháp khấu hao đường
thẳng dựa trên thời gian sử dụng hữu ích ước tính phù hợp. Tài sản cố định tại công
ty được trích khấu hao theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ
tài chính.

 Nguyên tắc ghi nhận và hạch toán hàng tồn kho
Công ty hạch toán hàng tồn kho bằng phương pháp kê khai thường xuyên và
xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ bằng phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ
dự trữ. Kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho dựa trên số chênh lệch giữa giá

7


gốc hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
2.1.2.1. Tổ chức hạch toán ban đầu
+ Chứng từ kế toán mua bán hàng hóa: Hợp đồng thương mại, hóa đơn bán
hàng, hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo của ngân
hàng,…
+ Chứng từ kế toán tài sản cố định: Biên bản bàn giao TSCĐ, bảng trích và
phân bổ khấu hao TSCĐ, biên bản đánh giá TSCĐ, biên bản thanh lý, nhượng bán
TSCĐ…
+ Chứng từ lao động tiền lương: Bảng chấm công, Bảng tổng hợp tiền lương,
bảng các khoản trích theo lương, phiếu chi tiền, giấy đề nghị tạm ứng…
Công ty thực hiện nghiêm túc quy định sử dụng và bảo quản lưu trữ chứng từ
như: Chứng từ kế toán lưu giữ phải là bản chính, bảo quản đầy đủ, an toàn trong
quá trình sử dụng và lưu trữ trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán

năm hoặc kết thúc công việc kế toán. Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có
quyền tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong chứng từ kế toán.

 Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tại công ty
Các chứng từ gốc do công ty lập ra hoặc từ bên ngoài đưa vào đều tập trung tại
phòng kế toán để kiểm tra và xác minh tính hợp pháp, hợp lệ rồi mới được dùng để
hạch toán trên phần mềm. Quá trình này được tính từ khâu đầu tiên là lập chứng từ
(hay tiếp nhận chứng từ) cho đến khâu cuối cùng là chuyển chứng từ vào lưu trữ.
Bao gồm các bước: Lập chứng từ kế toán và phản ánh nghiệp vụ kinh tế vào chứng
từ; Kiểm tra chứng từ kế toán; Ghi sổ kế toán; Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
Ví dụ minh họa: Trình tự luân chuyển chứng từ tài sản cố định tại công ty
Bước 1: Giám đốc ra quyết định về việc tăng giảm TSCĐ.
Bước 2: Bộ phận giao nhận gồm kế toán kho, cán bộ phụ trách bộ phận, người
đề nghị giao hàng lập biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ liên quan.
Bước 3: Kế toán trưởng lập chứng từ về kế toán TSCĐ căn cứ theo hóa đơn
mua hàng, biên bản giao nhận TSCĐ thu thập từ bộ phận giao nhận.
Bước 4: Giám đốc, kế toán trưởng, đại diện bộ phận giao nhận phê duyệt và
ký nhận vào chứng từ về kế toán TSCĐ.

8


Bước 5: Chuyển chứng từ về người phụ trách làm căn cứ hạch toán và lưu trữ.
2.1.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Hệ thống tài khoản kế toán được áp dụng thống nhất theo Thông tư
133/2016/TT–BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài Chính. Các tài khoản cấp 1 mà
công ty sử dụng là TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”, TK 131
“Phải thu của khách hàng”, TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”, TK 156 “Hàng
hóa”, TK 211 “Tài sản cố định hữu hình”, TK 242 “Chi phí trả trước” , TK 331
“Phải trả cho người bán”, TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”, TK

334 “Phải trả người lao động”, TK 338 “Phải trả, phải nộp khác”, TK 411 “Nguồn
vốn kinh doanh”, TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”, TK 511 “Doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ” , TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”, TK 632 “Giá
vốn hàng bán”, TK 635 “Chi phí tài chính”, TK 6421 “Chi phí bán hàng”, TK 6422
“Chi phí quản lý doanh nghiệp”, TK 711 “Thu nhập khác”, TK 821 “Chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp”, TK 811 “Chi phí khác, TK 911 “Xác định kết quả kinh
doanh”.
Hệ thống tài khoản cấp 2 được thiết kế phù hợp với quy mô và đặc điểm kinh
doanh của công ty trên cơ sở tài khoản cấp 1 và các chỉ tiêu quản lý.
+ Tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng” được mở chi tiết theo các ngân hàng:
- 11211: Tài khoản tiền gửi Ngân hàng Vietinbank
- 11212: Tài khoản tiền gửi Ngân hàng MSB…..
+ Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” được mở chi tiết theo từng khách
hàng:
- 131- KH64: Công ty TNHH Xây Dựng Và Thương Mại Tuấn Tú
- 131- KH71: Công ty TNHH Sơn Nero…..
+ Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” được mở chi tiết theo từng nhà
cung cấp
- 331 – NCC55: Công ty Cổ Phần Xây Dựng Và Khoáng Sản Thiên Sơn
- 331 – NCC121: Công ty TNHH Dịch Vụ HSSY…...
 Vận dụng tài khoản kế toán để hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát
sinh

9


1) Ngày 23/08/2019, Công ty Hà Nam Ninh bán cho Công ty TNHH Xây
Dựng Và Thương Mại Tuấn Tú 80 tấn bột đá theo hóa đơn GTGT số 0000431 (Phụ
lục 02) và phiếu xuất kho số PXK08/0031 (Phụ lục 03) với tổng giá thanh toán là
59.199.976 đồng, thuế GTGT 10%. Khách hàng thanh toán ngay bằng chuyển

khoản theo giấy báo có số GBC08/0015 (Phụ lục 04). Căn cứ vào chứng từ, kế toán
bán hàng hạch toán trên phần mềm:
Nợ TK 1121: 59.199.976 đồng
Có TK 5111: 53.818.160 đồng
Có TK 3331: 5.381.816 đồng
2) Ngày 09/09/2019 Công ty Hà Nam Ninh mua 9 tấn đá hạt vo tròn đánh
bóng của Công ty Cổ Phần Xây Dựng Và Khoáng Sản Thiên Sơn theo Hóa đơn
GTGT số 0001374 (Phụ lục 05) với tổng giá thanh toán là 60.720.000 đồng, thuế
GTGT 10%. Hàng nhập tại kho theo phiếu nhập kho số PNK09/0005 (Phụ lục 06).
Công ty nhận nợ. Căn cứ vào chứng từ kế toán hạch toán trên phần mềm:
Nợ TK 156: 55.200.000 đồng
Nợ TK 133: 5.520.000 đồng
Có TK 331: 60.720.000 đồng
3) Ngày 12/09/2019, Công ty Hà Nam Ninh thanh toán chi phí tiếp khách theo
hóa đơn GTGT số 0000058 (Phụ lục 07) và Phiếu chi số PC09/0007 (Phụ lục 08)
cho Công ty TNHH Dịch Vụ HSSY với tổng giá thanh toán là 458.700 đồng, thuế
GTGT 10%. Căn cứ vào chứng từ kế toán hạch toán trên phần mềm:
Nợ TK 6422: 417.000 đồng
Nợ TK 133: 41.700 đồng
Có TK 1111: 458.700 đồng
2.1.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
+ Sổ tổng hợp: Sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản 111, 112, 131, 133, 153,
211, 214, 242, 331, 333, 411, 421, 511, 515, 632, 635, 421, 811, 911.
+ Sổ chi tiết: Sổ chi tiết TK 112, sổ chi tiết TK 131, sổ chi tiết TK 331,…
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ như phiếu thu chi, giấy báo ngân hàng, hóa
đơn GTGT… hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán đã được kiểm tra, được dùng
làm chứng từ ghi sổ kế toán hạch toán trên phần mềm kế toán MISA. Phần mềm kế
toán sẽ tự động cập nhật các nghiệp vụ phát sinh lên sổ Nhật ký Chung và các Sổ
Cái, sổ chi tiết theo các tài khoản liên quan. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm kế toán
10



thực hiện bút toán kết chuyển trên phần mềm để lập bảng cân đối phát sinh và báo
cáo tài chính.
Trình tự ghi sổ kế toán trong hình thức kế toán Nhật ký chung theo Phụ lục 01.
2.1.2.4. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo tài chính của công ty áp dụng tuân thủ theo Thông tư
133/2016/TT–BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài Chính bao gồm:
 Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01a-DNN): Lập định kỳ quý, năm.
(Phụ lục 09)
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN): Lập định kỳ
quý, năm. (Phụ lục 10).
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DNN): Lập định kỳ năm. (Phụ lục
11)
 Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01-DNN): Lập định kỳ năm. (Phụ lục 12)
 Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNN): Lập định kỳ hàng năm.
Kế toán trưởng của công ty - Bà Nguyễn Thị Hiền là người lập báo cáo tài
chính và chịu trách nhiệm về sự trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính. Chậm nhất
vào ngày 31 tháng 3 của năm tài chính kế tiếp, kế toán trưởng sẽ nộp báo cáo tài
chính năm tại Chi cục Thuế Quận Đống Đa, Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế
hoạch đầu tư Hà Nội và Cục thống kê. Hàng quý, công ty nộp báo cáo tình hình sử
dụng hóa đơn và tờ khai thuế GTGT qua mạng cho cơ quan thuế. Với quy mô hiện
tại thì ban lãnh đạo công ty chưa quan tâm đến việc lập báo cáo quản trị để hỗ trợ
việc quản lý doanh nghiệp của mình.
2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế
2.2.1. Bộ phận thực hiện, thời điểm tiến hành và nguồn dữ liệu phân tích
kinh tế
Hiện nay, phòng kế toán đang kiêm nhiệm thực hiện công tác phân tích kinh tế
nên hình thức vẫn còn đơn giản. Việc phân tích được tiến hành dựa trên việc tính
toán các chỉ tiêu cơ bản, sử dụng nguồn thông tin nội bộ khi điều tra thị trường và

số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính. Nhà quản trị dựa trên kết quả phân tích và tình
hình thị trường để có cơ sở đưa ra chiến lược kinh doanh trong tương lai và có sự
điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.

11


Công tác phân tích của công ty được thực hiện vào cuối mỗi năm sau khi đã
khóa sổ kế toán và theo yêu cầu của nhà quản lý công ty.
2.2.2. Nội dung, hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích kinh tế tại
Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Hà Nam Ninh
2.2.2.1. Nội dung, hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích
 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh: Phản ánh 1 đồng vốn kinh doanh bình
quân bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Hệ số doanh thu trên

Tổng doanh thu

=

vốn kinh doanh
Tổng vốn kinh doanh bình quân
Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh: Phản ánh 1 đồng vốn kinh doanh bình
quân bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Hệ số lợi nhuận trên

Tổng lợi nhuận
Tổng vốn kinh doanh bình quân
vốn kinh doanh

 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
=

Hệ số doanh thu trên vốn chủ sở hữu: Phản ánh 1 đồng vốn chủ sở hữu bình
quân bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Hệ số doanh thu trên

Tổng doanh thu
Vốn chủ sở hữu bình quân
vốn chủ sở hữu
Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Phản ánh 1 đồng vốn chủ sở hữu bình
=

quân bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Hệ số lợi nhuận trên

Tổng lợi nhuận
Vốn chủ sở hữu bình quân
vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Chỉ tiêu cho biết bình quân một đồng tài
=

sản được sử dụng trong sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận sau thuế
x
100%
Tổng tài sản
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu ROE cho biết số lợi
ROA


=

nhuận thu về cho chủ doanh nghiệp sau khi họ đầu tư một đồng vốn vào sản xuất
kinh doanh.
ROE

=

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu

12

x

10
0%


2.2.2.2 Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh
Từ những số liệu phân tích ở bảng 2.2 ta thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của công ty năm 2018 so với năm 2017 tăng. Cụ thể:

 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Hệ số doanh thu trên VKD bình quân năm 2017 là 1,989 lần, năm 2018 là
3,574 lần đã tăng 1,585 lần tức tăng 79,71%. Hệ số lợi nhuận trên VKD bình quân
năm 2017 là 0,048 lần còn năm 2018 là -0,022 lần đã giảm 0,071 lần tức giảm
145,52%. Do VKD bình quân tăng nhưng lợi nhuận sau thuế giảm, tốc độ giảm của
lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của VKD bình quân nên hệ số giảm, công ty sử dụng

VKD chưa hiệu quả.

 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hệ số doanh thu trên VLĐ bình quân năm 2017 là 2,089 lần còn năm 2018 là
3,699 lần đã tăng 1,610 lần tức tăng 77,06%. Hệ số lợi nhuận trên VLĐ bình quân
năm 2017 là 0,051 lần còn năm 2018 là -0,023 lần đã giảm 0,074 lần tức giảm
144,85%. Do VLĐ bình quân năm 2018 tăng nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2018
giảm mà tốc độ giảm của
lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ tăng của VLĐ bình quân nên hệ số giảm,
công ty sử dụng VLĐ chưa hiệu quả.

 Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hệ số doanh thu trên VCĐ bình quân năm 2017 là 41,412 lần, năm 2018 là
105,87 lần đã tang 64,466 lần tức tăng 155,67%. Hệ số lợi nhuận trên VCĐ bình
quân năm 2017 là 1,015 lần còn năm 2018 là -0,657 lần đã giảm so với năm 2017 là
1,673 lần tương ứng với tỷ lệ giảm 164,77%, do lợi nhuận sau thuế năm 2018 giảm
đi so với năm 2017, tốc độ giảm lớn hơn tốc độ tăng của VCĐ bình quân năm 2018
của công ty.

 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Hệ số doanh thu trên VCSH bình quân năm 2017 là 14,461 lần, năm 2018 là
16,161 lần đã tăng 1,699 lần tức tăng 11,75%. Hệ số lợi nhuận trên VCSH bình
quân năm 2017 là 0,354 lần còn năm 2018 là -0,100 lần đã giảm 0,455 lần tức giảm
128,31 %. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế năm 2018 giảm đi so với năm

13


2017, tốc độ giảm lớn hơn tốc độ tăng của VCSH bình quân năm 2018 của công ty.
Kết luận: Hiệu quả sử dụng VKD của công ty năm 2018 kém hơn năm 2017,

trong đó việc sử dụng VKD, VLĐ đều chưa đem lại hiệu quả như mong đợi, thậm
chí về lâu dài đang gây tổn thất cho doanh nghiệp, khi các chỉ số đều thấp và có xu
hướng giảm. Đây là dấu hiệu không tốt cho sự phát triển của công ty, trong thời
gian tới ban lãnh đạo cần xây dựng kế hoạch, có chiến lược cụ thể nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng VKD đặc biệt là sử dụng VLĐ và VCĐ một cách hiệu quả hơn.
Bảng 2.2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh năm 2017 – 2018
ĐVT: VNĐ
Các chỉ tiêu
Tổng VKD bình
quân
VLĐ bình quân
VCĐ bình quân
VCSH bình quân
Tổng DT
Lợi nhuận sau thuế
Hệ số DT/VKD
Hệ số DT/VLĐ
Hệ số DT/VCĐ
Hệ số DT/VCSH
Hệ số LN/VKD
Hệ số LN/VLĐ
Hệ số LN/VCĐ
Hệ số LN/VCSH

Năm 2017

Năm 2018

So sánh
Chênh lệch Tỷ lệ %


7.868.003.943,5

8.626.899.183,5

758.895.240

9,64

7.490.099.992,5
377.903.951
1.082.203.738,5
15.649.889.457
383.845.932
1,989
2,089
41,412
14,461
0,048
0,051
1,015
0,354

8.335.641.983,5
845.541.991
291.257.200 (86.646.751)
1.908.168.715,5
825.964.977
30.838.044.392 15.188.154.935
(191.619.271) (575.465.203)

3,574
1,585
3,699
1,610
105,879
64,466
16,161
1,699
(0,022)
(0,071)
(0,023)
(0,074)
(0,657)
(1,673)
(0,100)
(0,455)

11,28
(22,92)
76,32
97,05
(149,92)
79,71
77,06
155,67
11,75
(145,52)
(144,85)
(164,77)
(128,31)


(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2017 – 2018)

14


2.2.3. Tổ chức công bố báo cáo phân tích
Sau khi phòng kế toán tiến hành phân tích các chỉ tiêu kinh tế và xây dựng báo
cáo phân tích dưới sự giám sát chặt chẽ của kế toán trưởng thì sẽ công bố báo cáo
này tới toàn bộ ban lãnh đạo công ty trong cuộc họp thường niên để nhà quản trị
nắm được tình hình công ty hiện tại và có những phướng hướng điều chỉnh chiến
lược cho doanh nghiệp. Hiện tại tất cả các báo cáo này đều được lưu trữ tại phòng
kế toán.

15


III.

ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH

BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG
MẠI HÀ NAM NINH
3.1.

Đánh giá khái quát về công tác kế toán của Công ty TNHH Sản

Xuất Và Thương Mại Hà Nam Ninh
3.1.1. Ưu điểm
Bộ máy kế toán tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với chuyên môn của mỗi nhân

viên. Việc xử lý thông tin kế toán nhanh và kịp thời, giữa các phần hành có sự
phân công, phân nhiệm cụ thể hợp lý đem lại hiệu quả cao cho công tác quản lý.
Công ty đã có những chính sách kế toán rõ ràng nhất quán với luật kế toán, chế độ
kế toán và đặc thù của công ty giúp cho công tác kế toán trở nên thuận lợi hơn.
Trong quá trình tổ chức chứng từ, kế toán đảm bảo đúng nguyên tắc về biểu
mẫu, luân chuyển, ký duyệt đồng thời tuân thủ các chế độ kiểm tra, ghi sổ, bảo
quản lưu trữ và huỷ chứng từ. Hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với chế độ kế
toán hiện hành và đặc điểm của công ty tạo điều kiện thuận lợi cho ghi chép, kiểm
tra, theo dõi và báo cáo cho các nhà quản trị cũng như cơ quan nhà nước.
Hệ thống tài khoản được mở chi tiết cho từng đối tượng, thuận tiện cho việc
theo dõi từng đối tượng cụ thể. Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung kết hợp
với sử dụng phần mềm kế toán MISA để hạch toán kế toán là phù hợp với quy mô
và đặc điểm của công ty, đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác kế toán và xem
thông tin kế toán vào bất kỳ thời điểm nào.
3.1.2. Hạn chế
Công ty theo dõi các khoản phải thu khách hàng trên Sổ chi tiết tài khoản 131
theo từng đối tượng khách hàng nhưng chưa phản ánh được thời hạn nợ và thời
gian thu hồi các khoản nợ này, gây ra tình trạng bị chiếm dụng vốn, không kiểm
soát được các khoản công nợ khách hàng và tăng nợ phải thu khó đòi của doanh
nghiệp.
Mặt khác, công ty kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau nên việc quản lý từng
mặt hàng cả về số lượng, doanh thu và phân tách chi phí cho từng mặt hàng cũng
gặp nhiều khó khăn và dễ nhầm lẫn trong việc kiểm kê cũng như đối soát chứng từ.
17


Kế toán gặp khó khăn trong việc nhận biết và phân tách các loại chi phí dẫn
đến tình trạng một số chi phí phát sinh thúc đẩy bán hàng không được đưa vào tài
khoản 6421 mà được phản ánh vào chi phí quản lý doanh nghiệp (6422). Công ty
không hạch toán chi tiết cho TK 1561 – Giá trị hàng mua và TK 1562 – Chi phí

mua hàng nên hạch toán không rõ ràng giá trị của hàng mua và chi phí để mua mặt
hàng đó.
3.2.

Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế của Công ty

TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Hà Nam Ninh
3.2.1. Ưu điểm
Lãnh đạo công ty đã có những nhìn nhận đúng đắn về công tác phân tích kinh
tế phục vụ cho mục đích quản trị doanh nghiệp. Nguồn dữ liệu phân tích là các
BCTC, số liệu thống kê đặc biệt là các thông tin về nền kinh tế, sự phát triển của thị
trường và đối thủ cạnh tranh kết hợp với phương pháp phân tích so sánh và phương
pháp tỷ lệ để lên được các chỉ tiêu phân tích cụ thể. Kết quả phân tích đã phản ánh
được tình hình hoạt động kinh doanh, lãi lỗ, hiệu quả hay chưa hiệu quả để giám
đốc đánh giá mức độ phù hợp của các chiến lược đang tiến hành, nắm bắt cơ hội
kinh doanh cũng như điều chỉnh kịp thời những vấn đề đang tồn tại.
3.2.2. Hạn chế
Hiện nay, công tác phân tích chưa thể hiện được hết chức năng của nó do
công ty chưa có bộ phận riêng thực hiện mà vẫn do phòng kế toán kiêm nhiệm nên
tính chuyên môn hóa chưa cao. Việc phân tích chỉ dựa trên số liệu báo cáo tài
chính để phân tích và đánh giá một số chỉ tiêu mà chưa dùng đến dữ liệu về các
doanh nghiệp cùng ngành nên kết quả báo cáo chưa bám sát thực tế. Các chỉ tiêu
phân tích kinh tế của doanh nghiệp còn ít, mang tính chất khái quát do đó chưa
phản ánh đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp.

18


IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Qua thời gian thực tập tổng hợp, em đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát về công

tác kế toán, phân tích tại Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Hà Nam Ninh.
Xuất phát từ những hạn chế tại doanh nghiệp, em xin đề xuất đề tài khóa luận như
sau:
- Hướng đề tài thứ nhất: “Kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Sản Xuất
Và Thương Mại Hà Nam Ninh” (thuộc học phần: Kế toán)
Lý do chọn đề tài: Trong thời gian thực tập tại công ty, em thấy rằng: Công ty
Hà Nam Ninh chuyên hoạt động về mảng thương mại với nghiệp vụ mua bán hàng
hóa diễn ra nhiều, có các nhóm mặt hàng với mã sản phẩm khác nhau. Công tác
quản lý sản phẩm theo mã hàng, phân bổ chi phí doanh thu và sổ chi tiết theo dõi
công nợ khách hàng còn nhiều bất cập. Vì vậy, em lựa chọn đề tài này để đi sâu vào
tìm hiểu và phân tích thực trạng bán hàng hiện nay của công ty, từ đó tìm ra những
hạn chế và vấn đề còn tồn tại của doanh nghiệp để đề xuất giải pháp giúp công ty
nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Hướng đề tài thứ hai: “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại
Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Hà Nam Ninh” (thuộc học phần: Phân
tích kinh tế).
Lý do chọn đề tài: Vốn là một trong những yếu tố tiền đề để tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện giới hạn về
nguồn lực kinh doanh thì việc làm thế nào để sử dụng vốn có hiệu quả trở thành
vấn đề được quan tâm hàng đầu. Do đó việc nghiên cứu phân tích và đánh giá hiệu
quả của việc sử dụng vốn có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, em xin
đề xuất đề tài trên để giúp công ty hoàn thiện hơn trong việc phân tích kinh tế giúp
ích cho nhà quản trị trong việc đưa ra quyết định và chiến lược tốt hơn trong việc
sử dụng vốn kinh doanh.

19


KẾT LUẬN


Qua quá trình thực tập em đã rút ra được nhiều bài học bổ ích, so sánh được
lý thuyết học ở trường và thực tế tại công ty và được tiếp cận các công việc thực tế
của một nhân viên kế toán. Từ đó, em nhận thấy bản thân mình còn thiếu rất nhiều
kỹ năng, đặc biệt khi mới ra trường để trở thành một nhân viên kế toán.
Qua nghiên cứu em đã phát hiện những sai sót, yếu kém trong công tác tổ
chức quản lý và đặc biệt là trong công tác kế toán cũng như công tác phân tích từ
đó đề xuất đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo trong khoa Kế toán – kiểm toán
và sự chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị tại Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương
Mại Hà Nam Ninh, em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình. Tuy nhiên do
thời gian tìm hiểu còn hạn chế và trình độ kiến thức chuyên môn chưa sâu sắc nên
bài báo cáo của em không thể tránh khỏi những thiếu sót chưa hoàn thiện. Em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô trong để giúp em có thể
xác định đúng hướng đi cho đề tài làm khóa luận tốt nghiệp sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!

20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Thống kê năm 2006.
2. Chế độ kế toán Việt Nam theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ban hành
ngày 26/08/2016.
3. Tài liệu do phòng kế toán của Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Hà
Nam Ninh cung cấp.
4. Các website: www.webketoan.vn, www.thuvienluanvan.info, ....


×