Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN mot so bien phap giup tre mau giao nhan biettot 29 chu cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.19 KB, 10 trang )

0

PHÒNG GD-ĐT THĂNG BÌNH
TRƯỜNG MN HƯƠNG SEN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘc lập – Tự do – Hạnh phúc

***

Đề tài:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO
NHẬN BIẾT TỐT 29 CHỮ CÁI

Người viết : Nguyễn Thị Diễm Phúc
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị
: Trường Mầm non Hương Sen

Tháng 01 năm 2011


1

PHÒNG GD-ĐT THĂNG BÌNH
TRƯỜNG MN HƯƠNG SEN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘc lập – Tự do – Hạnh phúc


***

- Thời gian nghiên cứu:
2009-2010
- Thời gian áp dụng:
2009-2010 đến nay
- Phạm vi áp dụng:
Trẻ Mẫu giáo

- Người viết:
Nguyễn Thị Diễm Phúc
- Chức vụ:
Giáo viên
- Kí hiệu đề tài:
Loại hình nghiên cứu

Tên đề tài:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO
NHẬN BIẾT TỐT 29 CHỮ CÁI
Cấp xét
Trường
Huyện
Tỉnh

Điểm

Loại

Chữ kí của giám khảo

1
2
3

Chữ kí của
CTHĐ


2
PHÒNG GD-ĐT THĂNG BÌNH
TRƯỜNG MN HƯƠNG SEN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT
*****
Tên đề tài : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO NHẬN BIẾT TỐT 29 CHỮ CÁI
Người viết: Giáo viên
Đơn vị
: Trường Mầm non Hương Sen.
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC TRƯỜNG

……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..
Xếp loại:…………………….
GIÁM KHẢO 1

GIÁM KHẢO 2

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC HUYỆN THĂNG BÌNH
NĂM HỌC: 2010-2011

……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
Xếp loại:…………………….
GIÁM KHẢO 1

GIÁM KHẢO 2

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tên đề tài

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO
NHẬN BIẾT TỐT 29 CHỮ CÁI
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài:
- Lứa tuổi mẫu giáo là lứa tuổi kỳ diệu, trẻ rất hiếu động, ham muốn học
hỏi, tìm hiểu về thế giới tự nhiên và xã hội. Trong các hoạt động của tuổi mẫu
giáo chơi giữ vai trò là hoạt động chủ đạo. Bên cạnh đó hoạt động học tập cũng
đang được hình thành, trẻ học thông qua chơi. Động cơ trẻ học không phải là
nhằm chiếm lĩnh tri thức khoa học của xã hội loài người mà cái thúc đẩy trẻ học
là sự thoả mãn trí tò mò, là sự thoả mãn nhu cầu được tham gia vào một cuộc
chơi, một thú vui nào đó.
- Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi, từ đặc trưng của ngành học là “Học mà
chơi, chơi mà học”, do đó để các cháu nắm được nội dung của bài học một cách
chắc chắn có hiệu quả, để sau này dễ dàng vào lớp 1. Vấn đề đặt ra là cần tổ
chức tốt các hoạt động ở trường lớp mẫu giáo, mà trong đó làm quen với các chữ
cái cũng rất là quan trọng, khó học đối với trẻ, giúp trẻ ghi nhớ tốt các chữ cái là
nền tảng vững chắc cho trẻ khi vào lớp 1. Việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm
quen với các chữ cái ngộ nghĩnh mà trẻ chưa từng được tiếp cận, đó cũng là một
vấn đề được đề cập đến trong trường lớp mẫu giáo “chưa nhận biết được chữ a
là như thế nào, chữ b là như thế nào”. Sự thật là trẻ có thể đọc theo quán tính và
để giúp trẻ nhận biết được dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ mặt chữ, để cho trẻ có
một kiến thức vững vàng về chữ cái, để khi bước vào ngưỡng cửa của trường
tiểu học, khi được tiếp xúc với các chữ cái thì trẻ không phải ngạc nhiên mà lại
thích thú hơn khi tiếp xúc. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài này.
2. Cơ sở lý luận:
- Tất cả các hoạt động trong trường mẫu giáo đều góp phần phát triển và
hoàn thiện các giác quan, quá trình tâm sinh lý, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ,
đạo đức... cho trẻ, giúp trẻ lĩnh hội được các nội dung hoạt động vui chơi, lao

động, học tập một cách tích cực, phong phú, đa dạng hơn.
- Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ làm quen với 29 chữ cái ở lứa tuổi mẫu
giáo cũng rất là cần thiết, trẻ rất thích tìm tòi, khám phá những cái mới lạ đa
dạng của các chữ cái, “vì sao chữ A lại viết như thế này, và lại viết như thế
kia”... và hàng loạt câu hỏi xuất hiện trong đầu trẻ, từ đó trẻ biết bộc lộ suy nghĩ,
cảm nhận của mình về các chữ cái mà trẻ được học. Và từ đó hình thành cho trẻ
một số kỹ năng đọc viết về các chữ cái trong khi học.
3. Thực trạng:
- Trong các năm học qua tuy tôi được dạy ở nhiều trường nhưng tôi thấy
việc trẻ tiếp cận với chữ cái còn hạn hẹp ở nhiều độ tuổi. Tôi muốn khi trẻ bước


4

sang tuổi mẫu giáo thì cho trẻ bắt đầu tiếp cận, làm quen với mặt chữ một cách
tự nhiên, đó cũng là một cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện. Và
qua môn LQVH kết hợp giới thiệu với trẻ về các chữ cái. Qua quá trình công tác
giảng dạy kết hợp đưa chữ cái vào cho trẻ làm quen trong các giờ học, giờ hoạt
động thì tôi thấy có những thuận lợi:
+ Về phía nhà trường: Được sự quan tâm sâu sát của Ban giám hiệu phòng
học có đầy đủ đồ dùng giảng dạy.
+ Về phía phụ huynh: Được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh, được phụ
huynh quan tâm và giúp đỡ trong việc sưu tầm các tranh ảnh mẫu chữ cái và
những đồ dùng dạy học liên quan đến môn học.
- Bản thân giáo viên đã qua nhiều năm giảng dạy và cũng đã áp dụng cho
trẻ làm quen và đã thấy có kết quả.
* Ngoài những thuận lợi thì bên cạnh đó cũng không tránh khỏi những
khó khăn:
- Trẻ mới chuyển sang độ tuổi mẫu giáo vẫn còn nhút nhát, chưa hình
dung được mặt chữ.

- Việc học của trẻ chưa thật sự hứng thú.
- Tôi vẫn còn lúng túng khi thực hiện nội dung này, nhưng tôi vẫn quyết
tâm. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện
pháp giúp trẻ mẫu giáo nhận biết tốt 29 chữ cái” cho học sinh mẫu giáo ở
trường Hương Sen.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
- Từ những thực trạng trên tôi nghĩ rằng việc tổ chức cho trẻ hoạt động
làm quen với các chữ cái thông qua các giờ học, hoạt động là một việc khó,
nhưng nếu tìm ra những biện pháp thực hiện đúng đắn thì sẽ tháo gỡ được những
khó khăn hiện nay. Và tôi đã nghiên cứu tìm tòi về phương pháp đổi mới và làm
sao để trẻ có thể làm quen tiếp cận và ghi nhớ các chữ cái một cách dễ dàng và
tôi đã tìm ra một số biện pháp để thực hiện.
1. Công tác chuẩn bị:
1.1. Làm đồ dùng từ những nguyên vật liệu có sẵn:
- Ở lứa tuổi mẫu giáo, chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, chơi chính là
cuộc sống của trẻ, trong các trò chơi của trẻ, đồ dùng – đồ chơi đóng vai trò quan
trọng trong công việc dạy học, đồ dùng dạy học hết sức cần thiết đối với trẻ.
- Hằng tháng tôi thường làm đồ dùng dạy học theo từng chủ điểm phục vụ
hầu hết các giờ hoạt động. Khai thác tận dụng các nguyên vật liệu có sẵn ở địa
phương để làm đồ dùng góp phần tạo ra môi trường giáo dục tốt, kích thích sự
phát triển của trẻ.
Ví dụ: Dùng gáo dừa tôi sơn màu viết chữ lên để cho trẻ làm quen với các
chữ cái...


5

- Từ những hột hạt: như hạt nhãn, đậu xanh, đậu ván, ... để cho trẻ xếp
thành các chữ cái mà trẻ biết.
- Từ những vỏ của các con ngêu, sò, ốc ở biển tôi có thể sơn màu viết chữ

lên đó. Những đoạn dây thừng bỏ tôi có thể tạo thành những chữ cái ngộ nghĩnh,
dễ thương để cho trẻ học...
1.2. Phối hợp với phụ huynh để tạo ra môi trường chữ phong phú:
- Việc phối hợp với phụ huynh sưu tầm tranh ảnh, mẫu chữ quảng cáo để
trang trái trong lớp và thay đổi theo từng chủ điểm, tất cả tranh trang trí đều
được viết theo mẫu chữ in thường hoặc viết thường, danh sách lớp, nội quy lớp,
tiêu chuẩn bé ngoan, tạo môi trường chữ viết trong lớp để cho trẻ làm quen với
các chữ cái được dễ dàng hơn, sưu tầm các tranh ảnh về các loại hoa, quả, các
con vật, phương tiện giao thông... theo từng chủ điểm viết tên và gắn dưới hình
ảnh.
Ví dụ:
Tranh hoa hồng: Viết từ “hoa hồng”
Tranh xe máy: Viết từ “xe máy”
Tranh con voi: Viết từ “con voi”
Và khi trẻ nhìn vào trẻ sẽ biết: như từ hoa hồng có những chữ gì ghép lại...
1.3. Tạo môi trường chữ viết ngoài lớp học:
- Trong vấn đề này thì giáo viên được sự hỗ trợ của nhà trường cùng tạo
môi trường chữ ngoài lớp học để cho trẻ làm quen, bằng cách cắt đủ loại mẫu
chữ cái từ xốp dán trên các hành lang của các lớp học và bên cạnh đó tạo thêm
những hình ảnh sống động, đẹp mắt khi trẻ nhìn và trẻ hứng thú khi được xem
các hình ảnh rồi đọc các chữ cái một cách tự tin.
Ví dụ: Dán hình, tranh các con vật, hoa, phương tiện giao thông...
Con chim: dán chữ C; Hoa mai: dán chữ M
Sư tử: dán chữ S, Hoa đào: dán chữ Đ
Con hổ: dán chữ H; Xe máy: dán chữ X
- Đây là một biện pháp rất hữu hiệu cho trẻ mẫu giáo, trẻ vừa được học và
vừa được chơi mà không bị gò bó, ép buộc.
- Các cây xanh trong sân trường cũng được mang tên, giờ hoạt động ngoài
trời, cô cùng trẻ quan sát và trò chuyện về những loại cây và đọc tên cây đó.
Ví dụ: Cây bàng có những chữ cái nào ghép lại để tạo thành.

Cô cho trẻ nhìn bảng mang tên cây và cho trẻ đọc lên có chữ: c, â, y dài, b,
a, n, g và (dấu) \ (huyền).
1.4. Cho trẻ làm quen chữ cái qua kí hiệu:
- Tất cả các đồ dùng cá nhân của trẻ như: khăn, ca, bàn chải đánh răng, vở
học của trẻ và bảng bé ngoan đều được mang kí hiệu bằng chữ cái, sao cho tất cả
các trẻ đều nhận biết được, và biện pháp này trẻ rất là mau nhớ kí hiệu chữ cái
của mình và cả của bạn là chữ cái gì.


6

Ví dụ: Trong giờ cắm cờ cuối ngày cờ phát cờ cho trẻ và lần lượt cho trẻ
lên cắm vào ô cờ của mình và mỗi ô cờ của trẻ đều mang một kí hiệu chữ cái.
Ví dụ: Khi cho bạn Bình Minh lên cắm cờ thì cô nói ô cờ của bạn có kí
hiệu chữ gì, trẻ trả lời chữ a... và hỏi trẻ đã cắm đúng chưa và dần dần trẻ sẽ nhớ
ô cờ của bạn và của mình một cách thành thạo.
- Việc lồng ghép các chữ cái vào các môn học cũng rất là quan trọng.
+ Trong hoạt động LQVH: viết tên đề tài, tên tác giả.
+ Trong tạo hình: cho trẻ đặt tên bức tranh mà trẻ quan sát và giáo viên ghi
chữ vào bức tranh.
Ví dụ: Cho cháu xem 3-4 bức tranh vẽ về các loại xe máy, xe đạp, xe ô tô,
hoặc các bức tranh về các con vật: sư tử, voi, hổ... hoặc tranh về các loại hoa
như: hoa mai, hoa đào, hoa cúc, và hỏi trẻ: xe đẹp, xe máy, ôtô là phương tiện
đường gì? hay: sư tử, voi, hổ là động vật sống ở đâu? hoặc hoa cúc, mai, đào là
hoa nở vào mùa nào? ...
- Khi hỏi trẻ và trẻ trả lời: xe đạp, xe máy, ôtô thuộc phương tiện giao
thông đường bộ... và khi lúc trẻ trả lời cô ghi lên bảng và trong quá trình ghi
từng chữ thì cô hỏi trẻ chữ gì và cho trẻ đọc chữ đó... dần dần và những lần học
sau khi hỏi trẻ và trẻ trả lời trong lúc cô ghi trẻ nhận biết và từ đó trẻ đọc nhẩm
theo cô những chữ cái mà trẻ đã biết... Như vậy sẽ giúp trẻ khắc sâu kiến thức về

các chữ cái đã học và nâng cao chất lượng làm quen các chữ cái cho trẻ.
1.5. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo thơ ca, đồng dao:
- Sưu tầm những bài đồng dao, thơ có vần, có chứa những chữ cái đang
học, hoặc sáng tác mới dạy cho trẻ học thuộc nhằm mục đích giúp cháu luyện
phát âm đúng và dễ nhận dạng mặt chữ.
- Ví dụ: Giúp trẻ nhận dạng một số chữ cái.
O tròn như quả trứmh gà, Ô thì đội mũ, Ơ thì mang râu.
i, t 2 chữ giống nhau; i ngắn có chấm, t thì có ngang...
nhớ chữ b, d: b thẳng trước, d thẳng sau.
Phân biệt chữ x, s: chữ x gió có 2 nét xiên kết hợp, chữ s không gió cuộn
hình móc câu...
- Luyện phát âm cho trẻ:
Ví dụ:
Luyện chữ n: nu na nu nống...
Luyện chữ r: rềnh rềnh, ràng ràng...
Luyện chữ p: pí po pí po em tập lái ôtô...
Và kết hợp nhiều bài đồng dao khác, và trong những bài hát: Vịt con học
chữ... Em đánh vần... để dạy thêm cho trẻ, để trẻ làm quen và thích thú học hơn.
1.6. Sưu tầm và sáng tác các trò chơi mới:
- Như chúng ta đã biết ở lứa tuổi này “Học mà chơi, chơi mà học” nên
việc trẻ làm quen với các chữ cái thông qua các trò chơi, giúp trẻ tiếp thu kiến


7

thức một cách dễ nhớ, lâu quên, giúp trẻ củng cố tri thức và kỹ năng một cách
nhẹ nhàng mà đặc biệt là các trò chơi học tập, vì trò chơi này đóng vai trò quan
trọng trong việc giáo dục trí tuệ cũng như việc dạy trẻ tiếp thu kiến thức. Chính
vì vậy tôi thường xem việc cải tiến, sáng tác và sưu tầm các trò chơi cho từng
môn học một cách phù hợp.

Ví dụ: Trò chơi thi hái quả.
- Mục đích: Giúp trẻ nhận biết chữ, phát âm, rèn tính nhanh nhẹn cho trẻ.
- Chuẩn bị: 1 cây lớn có gắn nhiều loại quả và trên mỗi quả có mang kí
hiệu của 1 chữ cái.
- Luật chơi: Trẻ hái theo yêu cầu của cô.
- Cách chơi: Cô để cây có gắn quả ở giữa lớp, mỗi lần lên hái khoảng 5
bạn, trẻ vừa cầm giỏ, vừa đi xung quanh hát. Khi có hiệu lệnh của cô thì trẻ hái 1
quả bỏ vào giỏ của mình.
Ví dụ: Cô nói hái quả mang chữ a, b, c, n, m… thì trẻ hái và bỏ vào giỏ,
mỗi lần chơi là 5 cháu. Kết thúc cô cho trẻ nhận biết và phát âm những chữ cái
đó.
- Trò chơi: Mua hàng theo đơn.
+ Chuẩn bị:
. Thẻ chữ cái làm hoá đơn mua hàng.
. Một số đồ dùng gia đình hoặc các loại phương tiện giao thông, một số
trái cây.
+ Cách chơi: Thi đua giữa 2 đội.
. Mỗi thành viên của mỗi đội lên chọn 1 hoá đơn mua hàng và vượt
chướng ngại vật lên đến quầy hàng mua 1 mặt hàng sao cho kí hiệu của mặt hàng
đó trùng với chữ trong hoá đơn mua hàng, bỏ vào giỏ mang hàng về để nơi qui
định và về đứng ở cuối hàng, tiếp tục bạn thứ 2, 3… và cho đến hết.
. Hết thời gian đội nào mua đúng và nhiều, đội đó sẽ thắng.
- Trò chơi: Chơi xúc xắc nhận biết chữ cái.
+ Chuẩn bị: Bàn cờ có ghi các chữ cái
. Ống đựng quấn xúc xắc
. Quân xúc xắc khối vuông có 6 mặt, mỗi mặt ghi 1 chữ cái đã hoặc, hoặc
hai mặt ghi 1 chữ cái.
. Hột, hạt làm quân đi.
+ Cách chơi: Cô có thể tổ chức chơi theo nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 2->4
cháu chơi. Lần lượt từng cháu cho quân xúc xắc vào ống rồi xúc xắc, sau đó để

quân xúc xắc ra mặt trên của quân xúc xắc ghi chữ cái nào tương ứng với chữ cái
ghi trên bàn cờ thì cháu đó được lấy 1 hạt đặt vào ô ghi chữ cái đó trên bàn cờ.
Cháu nào đổ quân xúc xắc đủ các chữ cái ghi trên bàn cờ nhanh nhất là cháu đó
sẽ thắng.


8

III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Từ những biện pháp là thực hiện nêu trên tôi đã thu được một số kết quả
sau:
- Trong các giờ hoạt động làm quen với các môn học, trẻ được khắc sâu
kiến thức về chữ cái, ngôn ngữ nói cũng dần được hoàn thiện, các giác quan
được phát triển tốt.
- 100% các cháu đã nhận biết được 29 chữ cái thông qua các giờ hoạt
động.
- Cháu phát âm chuẩn và phân biệt được các chữ cái như: p, d, r, s,…
- Một số cháu rụt rè, thụ động nay đã mạnh dạn, tự tin khi trả lời các câu
hỏi.
- Đối với phụ huynh học sinh: Hằng ngày trong giờ đón trả trẻ giáo viên
trong lớp trao đổi, trò chuyện với phụ huynh. Đến nay phụ huynh đã chú trọng
đến việc rèn thêm cho cháu ở nhà. Với những yêu cầu cần phụ huynh đóng góp
thì phụ huynh tham gia ủng hộ nhiệt tình.
- Những kết quả trên đây tuy chưa phải là kết quả tuyệt đối nhưng cũng là
nguồn động viên tinh thần lớn sẽ giúp tôi không ngừng phấn đấu để cố gắng hơn
nữa trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Sau một năm tìm tòi học hỏi, đó là một thời gian không nhiều trong công
tác giảng dạy của tôi, nhưng tôi cũng đã rút ra bài học kinh nghiệm.
- Sự quan tâm của gia đình và cô giáo là vấn đề then chốt trong việc hình

thành và phát triển toàn diện cho trẻ. Trẻ được quan tâm đầy đủ, đúng mức thì
khả năng thích ứng với môi trường sẽ nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
- Trẻ cần được học đúng độ tuổi và được đến trường mầm non để tạo môi
trường sống trong tập thể cùng bạn bè, để hình thành và phát triển nhân cách cho
trẻ.
- Cô giáo phải là người mẹ thứ hai yêu thương và chăm sóc trẻ, gần gũi trò
chuyện với trẻ để nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ, từ đó có biện pháp chăm sóc,
giáo dục trẻ mới có chất lượng, hiệu quả cao.
- Đồ dùng đồ chơi có màu sắc đẹp, phong phú, phù hợp với từng nội dung
hoạt động, không sử dụng đồ dùng gây ấn tượng cho trẻ sợ hãi, đảm bảo vệ sinh
an toàn cho trẻ.
- Hoạt động giúp trẻ làm quen với 29 chữ cái có vị trí quan trọng trong
chương trình căm sóc giáo dục mầm non, vì vậy khi cho trẻ hoạt động làm quen
với 29 chữ cái được lồng ghép vào các môn học phải được tiến hành một cách
thoả mái, phù hợp, trẻ không bị gò ép, thông qua các giờ hoạt động học tập, hoạt
động vui chơi, lao động giáo dục trẻ làm quen với các chữ cái giúp trẻ tìm tòi,
khám phá những điều mới lạ về các chữ cái, trẻ nắm bắt được tri thức mới và có
những hành vi đúng đắn trong sinh hoạt và giao tiếp.
- Đặc biệt giúp trẻ hoàn thiện ngôn ngữ của mình một cách toàn diện.


9

V. LỜI CẢM ƠN:
Qua một thời gian nghiên cứu và tìm tòi, cuối cùng tôi đã tìm ra một số
biện pháp để cho trẻ Mẫu giáo làm quen với 29 chữ cái. Trong thời gian nghiên
cứu và tìm tòi để viết bài sáng kiến kinh nghiệm, có gì sai sót mong Hội đồng
giám khảo góp ý nhận xét để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người viết


Nguyễn Thị Diễm Phúc



×