Tải bản đầy đủ (.doc) (286 trang)

Hoàn thiện báo cáo bộ phận tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 286 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------

ĐỖ THỊ LAN HƯƠNG

HOÀN THIỆN BÁO CÁO BỘ PHẬN
TẠI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------

ĐỖ THỊ LAN HƯƠNG

HOÀN THIỆN BÁO CÁO BỘ PHẬN
TẠI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM

Chuyên ngành : Kế toán
Mã số



: 9.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. NGUYỄN MINH PHƯƠNG
2. TS. NGUYỄN VIẾT LỢI

HÀ NỘI - 2020


i
LỜI CẢM ƠN
Luận án này đã không thể hoàn thành nếu hiếu sự hướng dẫn, cổ vũ động
viên và hỗ trợ của nhiều cá nhân và tổ chức.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS-TS
Nguyễn Minh Phương và TS Nguyễn Viết Lợi, hai Thầy Cô đã hướng dẫn, động
viên giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án này. Những nhận xét và
đánh giá của Thầy Cô, đặc biệt là những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong
suốt quá trình nghiên cứu, thực sự là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi
không chỉ trong quá trình viết luận án mà cả trong hoạt động nghiên cứu chuyên
môn sau này.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, lãnh đạo và tập thể giảng viên Khoa Kế
toán - Học viện Tài chính, nơi tôi đang công tác, các Thầy Cô đã giúp đỡ, góp ý
và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án
của mình, những đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành
luận án này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, chồng và các con đã động viên và hỗ
trợ tôi rất nhiều về mặt thời gian, hy sinh về vật chất lẫn tinh thần để giúp tôi hoàn
thành luận án này.

Hà Nội, tháng 05 năm 2020
Tác giả luận án

Đỗ Thị Lan Hương


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng
được công bố trong công trình khoa học nào, ngoại trừ một số kết quả được công bố
trong các công trình khoa học của chính tác giả và người hướng dẫn.
Những nội dung tham khảo từ tài liệu khác đều được tác giả ghi nguồn cụ thể
trong Danh mục các tài liệu tham khảo.
Hà Nội, tháng 05 năm 2020
Tác giả luận án

Đỗ Thị Lan Hương


iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn.................................................................................................................i
Lời cam đoan............................................................................................................ii
Mục lục.................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt..........................................................................................vi
Danh mục các bảng...............................................................................................viii
Danh mục các hình...................................................................................................x

Danh mục các sơ đồ..................................................................................................x
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO BỘ PHẬN TẠI
TẬP ĐOÀN KINH TẾ.........................................................................................24
1.1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ......................................................24
1.1.1. Khái niệm tập đoàn kinh tế.......................................................................24
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của tập đoàn kinh tế.......................................................27
1.1.3. Một số loại hình Tập đoàn kinh tế............................................................29
1.1.4. Vai trò của tập đoàn kinh tế trong phát triển nền kinh tế............................32
1.1.5. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong tập đoàn kinh tế.......................33
1.2. TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ BÁO CÁO BỘ
PHẬN TẠI TẬP ĐOÀN KINH TẾ.................................................................35
1.2.1. Khái quát chung về báo cáo tài chính trong tập đoàn kinh tế.....................35
1.2.2. Mối quan hệ giữa thông tin trên báo cáo tài chính với việc hình
thành báo cáo bộ phận............................................................................45
1.2.3. Bộ phận và báo cáo bộ phận.....................................................................46
1.2.4. Nhu cầu thông tin bộ phận của đối tượng sử dụng báo cáo tài chính
và sự phát triển của các quy định về báo cáo bộ phận..............................50
1.3. TRÌNH BÀY BÁO CÁO BỘ PHẬN...............................................................54
1.3.1. Nội dung báo cáo bộ phận........................................................................54
1.3.2. Điều kiện xác định bộ phận cần trình bày.................................................56
1.3.3. Xác định các chỉ tiêu cần trình bày trên báo cáo bộ phận..........................57
1.3.4. Các chỉ tiêu phân tích thông tin báo cáo bộ phận......................................59
1.3.5. Lợi ích của việc trình bày báo cáo bộ phận...............................................60


iv
1.4. SỰ HOÀ HỢP CỦA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VỀ BÁO CÁO BỘ PHẬN................63
1.4.1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam về báo cáo bộ phận....................................63

1.4.2. Chuẩn mực kế toán quốc tế về báo cáo bộ phận........................................64
1.4.3. Những điểm giống và khác nhau giữa chuẩn mực kế toán quốc tế
và chuẩn mực kế toán Việt Nam về báo cáo bộ phận...............................66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................72
Chương 2: THỰC TRẠNG BÁO CÁO BỘ PHẬN TẠI TẬP ĐOÀN
DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM.......................................................................74
2.1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM.............74
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia
Việt Nam................................................................................................74
2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động, tổ chức quản lý và tổ chức công tác kế
toán của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.......................................78
2.2. THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ
BÁO CÁO BỘ PHẬN TẠI VIỆT NAM.........................................................86
2.2.1. Các quy định liên quan đến báo cáo tài chính tại Việt Nam.......................86
2.2.2. Các quy định liên quan đến báo cáo bộ phận tại Việt Nam........................89
2.2.3. Một số nội dung cơ bản trong khung pháp lý về báo cáo bộ phận
của Việt Nam..........................................................................................90
2.3. THỰC TRẠNG BÁO CÁO BỘ PHẬN TẠI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ
QUỐC GIA VIỆT NAM.................................................................................91
2.3.1. Thực trạng về tính hữu ích của thông tin báo cáo bộ phận và nhu
cầu thông tin báo cáo bộ phận.................................................................91
2.3.2. Khái quát về thực trạng trình bày báo cáo bộ phận tại Tập đoàn................95
2.3.3. Thực trạng việc phân chia bộ phận.........................................................101
2.3.4. Thực trạng việc xác định bộ phận cần báo cáo........................................104
2.3.5. Thực trạng lập và trình bày thông tin báo cáo bộ phận.............................106
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG..........................................................................115
2.4.1. Đánh giá thực trạng khung pháp lý về báo cáo bộ phận của Việt Nam
............................................................................................................. 115



v
2.4.2. Đánh giá thực trạng báo cáo bộ phận tại Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam........................................................................................117
2.5. KINH NGHIỆM TRÌNH BÀY BÁO CÁO BỘ PHẬN TẠI MỘT SỐ
TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM.........................................................................123
2.5.1. Kinh nghiệm trình bày báo cáo bộ phận tại một số tập đoàn dầu khí
trên thế giới..........................................................................................123
2.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam........................................................130
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.....................................................................................131
Chương 3: HOÀN THIỆN BÁO CÁO BỘ PHẬN TẠI TẬP ĐOÀN
DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM.....................................................................133
3.1. BỐI CẢNH ĐẶT RA CHO VIỆC HOÀN THIỆN BÁO CÁO BỘ
PHẬN TẠI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM......................133
3.1.1. Định hướng phát triển của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
............................................................................................................. 133
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển thị trường vốn Việt Nam....................135
3.1.3. Lợi ích của việc hoàn thiện báo cáo bộ phận...........................................137
3.2. QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN BÁO CÁO BỘ PHẬN
TẠI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM.................................138
3.2.1. Quan điểm hoàn thiện............................................................................139
3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện............................................................................140
3.2.3. Mục tiêu của việc hoàn thiện..................................................................142
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BÁO CÁO BỘ PHẬN TẠI TẬP ĐOÀN
DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM..............................................................143
3.3.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý................................................................143
3.3.2. Hoàn thiện báo cáo bộ phận tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
............................................................................................................. 153
3.4. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BÁO
CÁO BỘ PHẬN TẠI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT

NAM..............................................................................................................171
3.4.1.Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng...........................................171
3.4.2. Về phía các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia
Việt Nam.............................................................................................173
3.4.3. Về phía các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính.....................................176
3.5. HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP
THEO............................................................................................................177


vi
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.....................................................................................177
KẾT LUẬN...........................................................................................................178
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ..............................................................................................................180
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................182
PHỤ LỤC............................................................................................................... 190


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT TỪ VIẾT TẮT

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

1

ASEAN


Association of Southeast Asian Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á
Nations

2

BCBP

3

BCC

4

BCTC

5

CIEM

6

CMKT

Chuẩn mực kế toán

7

CTCP


Công ty cổ phần

8

CODM

9

DN

10

DNNY

11

FASB

Financial Accounting
Standards Board

Ủy Ban Chuẩn mực kế toán tài
chính Hoa Ky

12

GAAP

Generally Accepted
Accounting Principles


Những nguyên tắc được chấp
nhận chung

13

HĐQT

14

HNX

Ha Noi Stock Exchange

Sàn giao dịch chứng khoán Hà
Nội

15

HOSE

Ho Chi Minh Stock Exchange

Sở Giao dịch Chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh

16

IAS


International Accounting
Standard

Chuẩn mực kế toán quốc tế

17

IASB

International Accounting
Standards Board

Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc
tế

18

IASC

International Accounting
Standards Committee

Hội đồng chuẩn mực kế toán
quốc tế

19

IFAC

The International Federation of Liên đoàn kế toán quốc tế

Accountants

Báo cáo bộ phận
Business Cooperation Contract Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Báo cáo tài chính
Central Institute for Economic Viện nghiên cứu quản lý kinh tế
Management
trung ương

Chief Operating Decision
Maker

Người ra quyết định hoạt động
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp niêm yết

Hội đồng quản trị


viii

20

IFRS

International Financial
Reporting Standards

Chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế


21

KTV

Kiểm toán viên

22

NĐT

Nhà đầu tư

23

OTC

Over The Counter

Cổ phiếu chưa niêm yết

24

PVN

Petrovietnam

Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt
Nam


25

PSC

Production Sharing Contract

Hợp đồng phân chia sản phẩm

26

SXKD

27

SEC

U.S. Securities and Exchange
Commission

Ủy ban chứng khoán Hoa Ky

28

SFAC

Statement of Financial
Accounting Concepts

Những chuẩn mực kế toán được
chấp nhận chung


29

SFAS

Statement of Financial
Accounting Standards

Chuẩn mực kế toán tài chính
Hoa Ky

30

TĐKT

31

TGĐ

32

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

33

TSCĐ

Tài sản cố định


34

TTCK

Thị trường chứng khoán

35

TTTC

Thông tin tài chính

36

UPCOM

Unlisted Public Company
Market

Thị trường công ty đại chúng
chưa niêm yết

37

USGAAP

U.S. Generally Accepted
Accounting Principles


Những nguyên tắc kế toán Mỹ

38

VAA

Vietnam Association of
Accountants and Auditors

Hội kế toán và kiểm toán Việt
Nam

39

VAS

Vietnam Accounting Standars

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

40

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

Sản xuất kinh doanh


Tập đoàn kinh tế
Tổng giám đốc


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 1.1: Các thông tin bộ phận cần trình bày......................................................70
Bảng 1.2: Các đối chiếu về số liệu hợp nhất...........................................................71
Bảng 2.1: Các công ty con của Tập đoàn................................................................77
Bảng 2.2: Tính hữu ích của thông tin, các đặc điểm định tính của thông
tin - Tóm tắt câu trả lời...........................................................................................92
Bảng 2.3: Nhu cầu thông tin báo cáo bộ phận - Tóm tắt câu trả lời......................93
Bảng 2.4: Thông tin khảo sát trên báo cáo tài chính hợp nhất của các công
ty mẹ........................................................................................................................ 96
Bảng 2.5: Trình bày thông tin BCBP trong BCTC hợp nhất theo nhóm
công ty niêm yết và chưa niêm yết..........................................................................97
Bảng 2.6: Lý do không cung cấp thông tin BCBP thứ yếu theo khu vực
địa lý trong BCTC hợp nhất.................................................................................100
Bảng số 2.7: Cơ sở phân chia bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh........................101
Bảng số 2.8: Phân chia bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh tại Tập đoàn
Dầu khí Quốc gia Việt Nam..................................................................................102
Bảng số 2.9: Cơ sở phân chia bộ phận theo khu vực địa lý..................................104
Bảng 2.10: Điều kiện xác định bộ phận báo cáo theo lĩnh vực kinh doanh
............................................................................................................................... 104
Bảng 2.11: Điều kiện xác định bộ phận báo cáo theo khu vực địa lý...................105
Bảng 2.12: Nội dung thông tin BCBP chính yếu của Bảng cân đối kế toán
trên BCTC hợp nhất.............................................................................................106

Bảng 2.13: Nội dung thông tin BCBP chính yếu của Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh trên BCTC hợp nhất - Doanh thu bộ phận..............................107
Bảng 2.14: Nội dung thông tin BCBP chính yếu của Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh trên BCTC hợp nhất - Giá vốn bộ phận..................................108


x
Bảng 2.15: Nội dung thông tin BCBP chính yếu của Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh trên BCTC hợp nhất - Chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp bộ phận.......................................................................................109
Bảng 2.16: Nội dung thông tin BCBP chính yếu của Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh trên BCTC hợp nhất - Kết quả bộ phận..................................109
Bảng 2.17: Nội dung thông tin BCBP chính yếu - Thông tin khác.......................110
Bảng 2.18: Cơ sở lập các chỉ tiêu trên BCBP chính yếu - Các chỉ tiêu bắt
buộc....................................................................................................................... 111
Bảng 2.19: Cơ sở lập các chỉ tiêu trên BCBP chính yếu - Các chỉ tiêu khuyến
khích...................................................................................................................... 112
Bảng 2.20: Nội dung thông tin BCBP thứ yếu trên BCTC hợp nhất...................113
Bảng 2.21: Cơ sở lập các chỉ tiêu trên BCBP thứ yếu..........................................113
Bảng 3.1: Yêu cầu trình bày thông tin trên BCBP...............................................152
Bảng 3.2: Quan niệm về bộ phận theo khu vực địa lý..........................................154
Bảng 3.3: Đề xuất phân chia bộ phận hoạt động của PVN..................................156
Bảng 3.4: Đề xuất phân chia bộ phận hoạt động của Tổng công ty cổ phần
Khoan và dịch vụ khoan dầu khí..........................................................................157
Bảng 3.5: Đề xuất phân chia bộ phận hoạt động của Tổng công ty Dung
dịch khoan và hóa phẩm dầu khí.........................................................................157
Bảng 3.6: Xác định bộ phận cần báo cáo tại Tổng công ty cổ phần Khoan
và dịch vụ khoan dầu khí - Năm2 018..................................................................159
Bảng 3.7: Xác định bộ phận cần báo cáo tại Tổng công ty Dung dịch
khoan và hóa phẩm dầu khí - Năm 2018..............................................................160

Bảng 3.8: Bộ phận Thăm dò và khai thác - Báo cáo bộ phận của PVN...............162
Bảng 3.9: Bộ phận Dịch vụ xây lắp, cơ khí, kỹ thuật - Báo cáo bộ phận của
PVN....................................................................................................................... 163
Bảng 3.10: Bộ phận Dịch vụ khoan - Báo cáo bộ phận của PVN.........................164
Bảng 3.11: Bộ phận Dịch vụ kho nổi, tàu cảng - Báo cáo bộ phận của PVN
............................................................................................................................... 165
Bảng 3.12: Bộ phận Lọc - hóa dầu - Báo cáo bộ phận của PVN..........................165


xi
Bảng 3.13: Bộ phận Công nghiệp khí - Báo cáo bộ phận của PVN.....................166
Bảng 3.14: Bộ phận Công nghiệp điện - Báo cáo bộ phận của PVN....................167
Bảng 3.15: Bộ phận thương mại và phân phối - Báo cáo bộ phận của PVN
............................................................................................................................... 167
Bảng 3.16: Bộ phận Dịch vụ tài chính - Báo cáo bộ phận của PVN.....................168
Bảng 3.17: Bảng đối chiếu số liệu hợp nhất - Báo cáo bộ phận của
PVN năm 2018.....................................................................................................169

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Doanh nghiệp cung cấp thông tin bộ phận trên BCTC hợp nhất
................................................................................................................................. 97
Hình 2.2: Doanh nghiệp trình bày báo cáo bộ phận chính yếu và thứ yếu
................................................................................................................................. 99
Hình 2.3: Doanh nghiệp trình bày báo cáo chính yếu theo lĩnh vực kinh
doanh và khu vực địa lý..........................................................................................99

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang


Sơ đồ 1.1: Tập đoàn có cấu trúc đơn giản..............................................................30
Sơ đồ 1.2: Tập đoàn có cấu trúc đầu tư đa cấp......................................................31
Sơ đồ 1.3: Tập đoàn có cấu trúc hỗn hợp...............................................................31
Sơ đồ 1.4: Tập đoàn có cấu trúc “Tập đoàn trong Tập đoàn”...............................32
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam......................................76


xii
Sơ đồ 2.2: Bộ máy quản lý và điều hành của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam......................................................................................................................... 82
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam......................................................................................................................... 85
Sơ đồ 3.1: Quy trình lập và trình bày báo cáo bộ phận.......................................146
Sơ đồ 3.2: Các bước xác định bộ phận báo cáo....................................................150


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt
Nam có nhiều cơ hội cũng như chịu nhiều thách thức trong các hoạt động kinh
doanh của mình. Nhằm tạo được sức mạnh cạnh tranh cũng như tận dụng được tối
đa các lợi thế về vốn, về khả năng quản lý..., xu hướng các doanh nghiệp thực hiện
hoạt động kinh doanh theo mô hình tập đoàn kinh tế (công ty mẹ - công ty con)
ngày càng nhiều. Thực tế cho thấy ở Việt Nam, các tập đoàn kinh tế nhà nước được
hình thành trên cơ sở chuyển đổi và tổ chức lại các tổng công ty nhà nước theo
Quyết định 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ tháng 7/1994. Cho đến nay mô hình
tập đoàn kinh tế nhà nước và mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân đang ngày càng phát
triển. Cùng với sự phát triển đó, nhu cầu minh bạch thông tin tài chính của các tập
đoàn kinh tế ngày càng được các đối tượng sử dụng thông tin quan tâm. Thông tin

tài chính của các tập đoàn kinh tế được cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông
tin qua hệ thống BCTC hợp nhất, đó là một báo cáo tổng hợp tình hình tài chính và
kết quả kinh doanh của nhóm công ty. Nhóm công ty đó có thể hoạt động trong
nhiều lĩnh vực kinh doanh và khu vực địa lý dẫn đến để hữu ích hơn cho các đối
tượng sử dụng thông tin, trong bản thuyết minh BCTC hợp nhất cần cung cấp thêm
thông tin về tài sản, nợ phải trả, doanh thu, chi phí, kết quả của bộ phận kinh doanh
trong tập đoàn. Xuất phát từ nhu cầu đó, chuẩn mực báo cáo bộ phận được Hội
đồng biên soạn chuẩn mực kế toán quốc tế soạn thảo, ban hành và trên cơ sở đó, Bộ
Tài chính Việt Nam nghiên cứu, ban hành chuẩn mực BCBP năm 2005. Chuẩn mực
BCBP đã được Hội đồng biên soạn chuẩn mực kế toán quốc tế nghiên cứu, sửa đổi
bổ sung năm 2009, song chuẩn mực BCBP của Việt Nam chưa cập nhật thay đổi
theo thông lệ quốc tế.
Như vậy báo cáo bộ phận đã được đề cập trong hệ thống các quy định của
kế toán ở phạm vi quốc tế cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên vì các lý do khác
nhau, đây vẫn là một vấn đề mà các doanh nghiệp còn nhiều lúng túng khi thực
hiện đòi hỏi cần có các nghiên đánh giá một cách có hệ thống và đề xuất các giải
pháp hoàn thiện cả về góc độ chính sách, chế độ kế toán và về vấn đề thực tiễn ở
các doanh nghiệp.


2
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là một tập đoàn kinh tế nhà nước có
quy mô lớn và hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau liên quan đến
ngành dầu khí, được cơ cấu tổ chức thành một tập đoàn nhiều cấp, thông tin tài
chính của tập doàn được cung cấp qua hệ thống BCTC hợp nhất của các công ty mẹ
trong tập đoàn. Trên BCTC hợp nhất, thông tin tài chính về các bộ phận kinh doanh
theo khu vực địa lý hoặc theo lĩnh vực kinh doanh mặc dù đã được các công ty mẹ
trong tập đoàn quan tâm trình bày song vẫn còn những hạn chế dẫn đến ảnh hưởng
đến đối tượng sử dụng thông tin.
Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn đem lại cái nhìn sâu hơn về

BCBP cả về khía cạnh lý luận và thực tiễn việc trình bày thông tin BCBP trong
BCTC tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn
thiện báo cáo bộ phận tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của luận án
Trình bày thông tin BCBP trong BCTC của các doanh nghiệp là vấn đề đã
được rất nhiều tác giả nghiên cứu, cả tác giả trong nước và tác giả quốc tế, công
trình của họ thuộc nhiều cấp độ. Để có cái nhìn toàn cảnh về những công trình
nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án, tác giả xin chọn giới thiệu một số công
trình tiêu biểu.
Trong nội dung này của luận án, tác giả sẽ trình bày những nghiên cứu của các
tác giả trong nước và nước ngoài về tính hữu ích của thông tin BCBP, mức độ của bất
lợi cạnh tranh và mối quan hệ của nó với báo cáo bộ phận, mức độ tuân thủ việc
trình bày báo cáo bộ phận và các nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày BCBP, sự
thay đổi về số lượng và chất lượng của BCBP khi áp dụng chuẩn mực mới so với
các chuẩn mực cũ.
2.1. Tính hữu ích của thông tin BCBP
Thông tin BCBP là thông tin tài chính quan trọng, phục vụ cho việc ra quyết
định của nhiều đối tượng sử dụng thông tin. Nhiều tác giả trong các nghiên cứu gần
đây đã khẳng định, thông tin BCBP giúp nhà đầu tư hiểu rõ kết quả hoạt động của
doanh nghiệp theo từng bộ phận kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, để họ có thể dự báo
dòng tiền tương lai chính xác hơn. Đánh giá tính hữu ích của việc trình bày thông tin
BCBP trong BCTC, tác giả đã nghiên cứu một số nội dung sau:


3
2.1.1. Thông tin báo cáo bộ phận làm tăng chất lượng thông tin BCTC
Suwaidan, M., Omari, A. & Abed, S. - “The Segment Information
Disclosures in the Annual Reports of the Jodani Industrial companies” (A Fuiled
Study Commercial College for Scientifc Research: Alexanderia University - 2007).

Suwaidan và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu về đầu tiên về các thông lệ trong việc
trình bày thông tin BCBP của các DNNY tại Jordan. Nhóm tác giả cho rằng những
nghiên cứu như này rất hữu dụng, giúp cho tất cả những người sử dụng BCTC đánh giá
được tầm quan trọng của thông tin BCBP trong việc ra quyết định. Họ đã nghiên cứu
thông tin BCBP được trình bày theo IAS 14 của 67 DNNY trong ngành công nghiệp
của Jordan trên sàn giao dịch chứng khoán của Jordan, từ các báo cáo thường niên
được công bố năm 2002. Bằng việc sử dụng các phép thử hồi quy, họ đã kiểm tra mối
quan hệ giữa mức độ cung cấp thông tin BCBP và một số các đặc tính của doanh
nghiệp như: quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ nợ, tỷ lệ tài sản hiện có. Họ công bố một bảng
các chỉ số kiểm tra dựa trên những yêu cầu của IAS 14 bao gồm 11 yếu tố của bộ phận
chính yếu (doanh thu từ bên ngoài, doanh thu nội bộ, lợi nhuận, tài sản, cơ sở giá nội
bộ, nợ phải trả, chi phí tài chính, chi phí khấu hao, các khoản chi phí không bằng tiền
khác, lợi nhuận từ liên doanh/liên kết và đối chiếu, điều chỉnh với các tài khoản hợp
nhất); ba yếu tố của các bộ phận thứ yếu (doanh thu từ bên ngoài, tài sản và các chi phí
tài chính); và hai yếu tố cho những nội dung khác (loại hình sản phẩm/dịch vụ của các
doanh nghiệp và yếu tố địa lý.
Cooke, (1989); Hossain, (2000); Karim, (1996). Trong các nghiên cứu của
mình các tác giả này đã khẳng định rằng, mức độ trình bày thông tin BCBP trong
BCTC càng chi tiết sẽ càng làm tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp và tăng khả
năng thanh khoản trên TTCK.
2.1.2. Thông tin BCBP giúp dự đoán kết quả trong tương lai
Behn, B. K., Nichols, N. B. & Street, D. L. - “The Predictive Ability of
Geographic Segment Disclosures by U.S. Companies: SFAS No. 131 vs. SFAS No. 14.
Journal of International Accounting Research” (2002). Trong nghiên cứu này, dữ liệu
được thu thập từ 172 doanh nghiệp, tác giả đã tiến hành kiểm chứng, xem xét liệu
việc cung cấp thông tin BCBP theo quy định của SFAS 131 có thực sự giúp cho đối
tượng sử dụng thông tin hiểu được rủi ro và lợi nhuận trong khoản đầu tư của họ ở
doanh nghiệp không. Kết quả cho thấy, trên 50% doanh nghiệp trong khảo sát đã



4
cung cấp thông tin BCBP theo quy định của SFAS 131; và thông tin BCBP theo khu
vực địa lý đã giúp cho đối tượng sử dụng thông tin dự báo được thu nhập tương lai
của một doanh nghiệp.
Ettredge, M. L., Soo Young, K., Smith, D. B. & Zarowin, P. A. - “The Impact of
SFAS No. 131 Business Segment Data on the Market's Ability to Anticipate Future
Earnings. Accounting Review” (2005). Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả đã
khẳng định được, việc trình bày thông tin BCBP có thể giúp cho việc dự báo kết quả
kinh doanh trong tương lai của một doanh nghiệp. Trên cơ sở xem xét quan điểm của
đối tượng sử dụng thông tin, cụ thể là nhà đầu tư, kết quả cho thấy, đối tượng sử dụng
thông tin quan tâm đến kết quả từng bộ phận của doanh nghiệp hơn là kết quả chung
của doanh nghiệp.
Martin, A. D. & Poli, P. M - “The Usefulness of Geographic Segment
Disclosure for US - Based MNCs Operating in Emerging Markets. Advances in
International Accounting” (2004). Các tác giả đã nghiên cứu số liệu thông tin bộ
phận theo lĩnh vực địa lý có hữu ích cho người sử dụng BCTC của các công ty đa
quốc gia của Mỹ đang hoạt động trong thị trường mới nổi, đặc biệt là các cổ đông
của công ty. Giả thuyết này được kiểm nghiệm bằng cách ước lượng hệ số ước
lượng thu nhập (ERC) cho chất lượng lợi nhuận của các công ty đang hoạt động
trong thị trường mới nổi so với những công ty chỉ hoạt động tại các nước đã phát
triển (ví dụ Mỹ). Số liệu bộ phận địa lý được lấy từ 111 công ty. Vì lợi nhuận thu
được từ thị trường mới nổi rủi ro hơn từ các nước phát triển, nghiên cứu đã giả
thuyết rằng các công ty trong thị trường mới nổi có chỉ số ERC thấp hơn (cụ thể
chất lượng thu nhập thấp hơn) so với trong thị trường của những nước phát triển.
Với các khu vực được nghiên cứu, họ thấy rằng các hệ số cho chất lượng lợi nhuận
trong thị trường đang nổi (3.65) là nhỏ hơn đáng kể so với hệ số của các công ty chỉ
hoạt động tại các nước phát triển. Nói cách khác, lợi nhuận của các công ty đa quốc
gia từ những thị trường mới nổi là ít giá trị hơn lợi nhuận đạt được ở các nước phát
triển; điều này có nghĩa là chất lượng lợi nhuận có thể khác nhau đối với các khu
vực địa lý khác nhau. Do đó, thông tin bộ phận địa lý là hữu ích cho các cổ đông vì

nó cho phép họ so sánh chất lượng lợi nhuận của các công ty.
Như vậy các nghiên cứu đều khẳng định tính hữu ích của thông tin bộ phận và
đều nhận định rằng việc trình bày nhiều thông tin hơn tạo ra nhiều lợi ích. Việc trình


5
bày nhiều thông tin hơn có thể giúp làm giảm khả nǎng đánh giá công ty thấp hoặc
cao hơn so với giá trị thực. Nguyên nhân tạo ra lợi ích này là do việc trình bày nhiều
thông tin hơn sẽ làm giảm tính bất cân xứng thông tin, do đó cải thiện tính thanh
khoản, làm giảm chi phí vốn giống như trong lý thuyết tín hiệu - Signally Theory.
2.2. Mức độ của bất lợi cạnh tranh và mối quan hệ của nó với báo cáo bộ phận
Để tìm hiểu tác động của bất lợi cạnh tranh của các doanh nghiệp và mối
quan hệ của nó với báo cáo bộ phận, tác giả xin đề cập đến một số các nghiên cứu
tiêu biểu sau:
Talha, M., Sallehhuddin, A. & Mohammad, J. - “Changing Pattern of
Competitive Disadvantage from Disclosing Financial Information: A Case Study of
Segmental Reporting Practice in Malaysia” (Managerial Auditing Journal - 2006).
Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp hồi quy nhiều chiều với số liệu của 116 công
ty niêm yết công khai thông tin bộ phận tại Malaysia cho giai đoạn 2000 - 2001. Họ
không tìm thấy mối quan hệ giữa mức độ cạnh tranh mà công ty phải đối mặt với
chất lượng của số liệu bộ phận được cung cấp. Sau đó trong một nghiên cứu năm
2007, nhóm nghiên cứu Talha và cộng sự đã sử dụng phép hồi quy tương tự với
cùng quy mô và các biến như trong nghiên cứu của năm 2006 nhưng thêm vào một
số biến độc lập: lựa chọn hoạt động kinh doanh hoặc khu vực địa lý như tiêu chuẩn
của bộ phận chính yếu. Họ nhận thấy mức độ của bất lợi cạnh tranh cao hơn đối với
các công ty công khai thông tin bộ phận địa lý trong bộ phận chính yếu, mối quan
hệ không lớn khi các công ty công khai thông tin bộ phận theo các cách khác. Thêm
vào đó, nghiên cứu còn chỉ ra rằng các công ty lớn hơn của Malaysia chịu nhiều bất
lợi so sánh hơn các công ty bé; quy mô công ty trong thị trường mới nổi cũng là một
yếu tố rõ ràng.

Tsakumis, G. T., Doupnik, T. S. &Seese, L. P. - “Competitive Harm and
Geographic Area Disclosure Under SFAS 131” (Journal of International
Accounting, Auditing and Taxation - 2006). Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phép hồi
quy nhiều biến dựa trên số liệu của 115 công ty niêm yết trong danh sách Fortune
500; tiêu chí lựa chọn của họ dựa vào các thông tin về khu vực địa lý của các chi
nhánh nước ngoài dựa trên tiêu chí của từng quốc gia như trong SFAS 131; do đó,
kết quả của chúng được giới hạn trong việc trình bày thông tin phận. Như đã giả


6
thiết, họ thấy rằng các đơn vị sẵn sàng cung cấp ít thông tin cụ thể khi họ cho rằng
việc cung cấp thông tin này sẽ dẫn đến bất lợi cạnh tranh, bởi vì thông tin có thể ảnh
hưởng đến vị thế cạnh tranh của đơn vị.
Thêm vào đó, họ chỉ ra rằng các tập đoàn đa quốc gia đã cung cấp ít số liệu
cụ thể của từng quốc gia kể từ khi SFAS 131 đưa ra ngưỡng trọng yếu là 10% của
tổng doanh thu, hoặc tổng tài sản của bộ phận hoạt động được báo cáo. Kết quả
nghiên cứu của Tsakumis và cộng sự ủng hộ lý luận của Herrmann và Thomas’s
(2000) rằng số lượng quốc gia, nơi mà các đơn vị hoạt động, có mối liên hệ ngược
chiều với số lượng thông tin được trình bày chi tiết cho từng quốc gia; bất ky thông
tin bộ phận của quốc gia cụ thể nào cũng có thể vô hiệu hóa ngưỡng trọng yếu này.
Do đó, những nhà quản lý tránh công bố thông tin bộ phận của các nước cụ thể và
kết quả là giúp DN giảm các bất lợi cạnh tranh tiềm ẩn từ việc công khai thông tin
riêng rẽ.
Ettredge, P. & Smith, R. A. - “Competitive Disadvantage and Voluntary
Disclosures and the Effect of SFAS No. 131 on Analysts’ Information Enviroment”
(The Accounting Review - 2005). Nghiên cứu của Ettredge và cộng sự không hoàn
toàn gây ngạc nhiên vì những người sử dụng BCTC yêu cầu thêm thông tin bộ phận
được trình bày trong báo cáo thường niên của các doanh nghiệp. Ví dụ, rất nhiều
người sử dụng BCTC chỉ ra rằng họ hứng thú với một phần của công ty (như một
bộ phận kinh doanh hoặc một khu vực địa lý) hơn là toàn bộ công ty. Tuy nhiên, chi

phí để lập và trình bày thông tin bộ phận có thể cao hơn so với các lợi ích tiềm tàng
từ việc trình bày này. Đặc biệt, thông tin bộ phận được trình bày có thể cho thấy vị
trí chiến lược của công ty (ví dụ hoạt động của công ty và chiến lược đầu tư trong
các đơn vị kinh doanh khác nhau hoặc các đơn vị địa lý) đối với các đối thủ của
chúng và vị trí khả thi cho công ty tại thời điểm bất lợi cạnh tranh.
Như vậy các nghiên cứu đều nhận định rằng việc các doanh nghiệp cung cấp
thông tin bộ phận tiềm ẩn cả các bất lợi cạnh tranh, nhất là thông tin bộ phận theo
khu vực địa lý.
2.3. Mức độ tuân thủ việc trình bày thông tin BCBP và các nhân tố ảnh
hưởng đến việc trình bày thông tin BCBP
Nghiên cứu về mức độ tuân thủ việc trình bày thông tin BCBP và đánh giá
nhân tố ảnh hưởng đến mức độ trình bày thông tin BCBP đã được nhiều tác giả trên


7
thế giới thực hiện, trên cơ sở số liệu ở từng nước như Malaysia, Tây Ban Nha,
Kuwait, Ấn Độ, Nigeria…
Pedro Nuno Pardal and Ana Isabel Morais - “Segment Reporting Under
ISRF 8 - Evidence From Spanish Listed Firms” (2010). Thông qua việc thu thập
báo cáo thường niên năm 2009 của 150 công ty niêm yết tại Tây Ban Nha, nghiên
cứu nhằm mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng của việc trình bày BCBP và
khảo sát mức độ tuân thủ việc trình bày BCBP theo IFRS 8 của các công ty niêm
yết này. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng 79% các công ty niêm yết tại Tây Ban
Nha tuân thủ việc trình bày BCBP theo lĩnh vực kinh doanh, chỉ một tỷ lệ nhỏ là
7,6% các công ty không trình bày BCBP do các công ty này có duy nhất một bộ
phận. Nghiên cứu kết luận rằng, quy mô doanh nghiệp càng lớn càng trình bày
nhiều thông tin BCBP hơn, khả năng sinh lợi càng cao mức độ trình bày BCBP càng
thấp.
Samuel Jebaraj Benjamin, Saravanan Muthaiyah, M. Srikamaladevi
Marathamuthu, Uthiyakumar Murugaiah - “A Stydy of Segment Repoting

Practices: A Malaysian Perspective” (2010). Nghiên cứu sử dụng phương pháp
thống kê mô tả để khảo sát một số công ty lớn trong 5 lĩnh vực kinh doanh năm
2007 và 2008 tại Malaysia gồm: Điện thoại viễn thông, nước giải khát, truyền
thông, in ấn, truyền thông điện tử và tiện ích xã hội. Kết quả cho thấy, tỷ lệ các công
ty không trình bày BCBP khá cao. Ngoài ra, các công ty có tỷ suất sinh lời cao cũng
chính là các công ty không trình bày BCBP. Nghiên cứu cũng đã đề cập đến một số
giảp pháp để khắc phục trình trạng không trình bày BCBP tại nước này.
Mishari M. Alfaraih and Faisal S. Alanezi - “What Explains Variation In
Segment Repoting? Evidence From Kuwait” (2011). Mục đích nghiên cứu này đánh
giá mức độ thực hiện BCBP của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Kuwait và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ trình bày thông tin trên BCBP. Mức
độ công bố thông tin dựa trên các yêu cầu bắt buộc của IAS 14. Nghiên cứu khảo
sát 123 công ty niêm yết tại Kuwait năm 2008 cho thấy, mức độ tuân thủ quy định
về BCBP trung bình là 56%. Các công ty có quy mô lớn, hoạt động lâu năm, có đòn
bẩy tài chính cao, có khả năng sinh lời lớn và có kiểm toán được thực hiện bởi các
công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 thì có mức độ trình bày thông tin bộ phận cao
hơn các công ty khác.


8
Raju Hyderabad and Kalyanshetti Pradeepkumar - “An Appraisal of Segment
Reporting Practices of Indian IT Industry” (2011). Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng
lập và trình bày thông tin BCBP của 45 DNNY trong lĩnh vực công nghệ thông tin tuân
thủ chuẩn mực kế toán Ấn Độ số 17 về BCBP. Nghiên cứu đã phát hiện được, có một
khoảng cách lớn giữa mô tả trong chuẩn mực và thực tế. Kết quả thống kê cho thấy,
đa số các doanh nghiệp trình bày BCBP chính yếu theo lĩnh vực kinh doanh và chỉ
trình bày giới hạn thông tin mà chuẩn mực bắt buộc, các DNNY trong lĩnh vực này
vẫn chưa tuân thủ toàn bộ các yêu cầu về trình bày thông tin của chuẩn mực. Chỉ có
11% doanh nghiệp trong 29 mẫu nghiên cứu trình bày toàn bộ các thông tin theo
đúng quy định. Thông tin bộ phận tự nguyện lẽ ra là các thông tin đem lại giá trị cao

cho cổ đông, có lợi trong duy trì quan hệ với nhà đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng,
nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trước công chúng và làm tăng cơ sở đánh giá của thị
trường, nhưng lại được công bố rất sơ sài, không trông chờ những thông tin này được
trình bày trong BCBP. Nghiên cứu này đã kết luận, các doanh nghiệp chỉ áp dụng
chuẩn mực về hình thức. IFRS 8 được áp dụng tại Ấn Độ từ tháng 4 năm 2011 đã cải
thiện chất lượng thông tin BCBP, đồng thời làm thay đổi quan điểm của nhà quản trị
trong việc chia sẻ thông tin với nhà đầu tư. Đây sẽ là cách giúp nhà đầu tư đánh giá
doanh nghiệp và các bộ phận hiệu quả hơn, từ đó đưa ra quyết định nắm giữ các
khoản đầu tư tối ưu nhất.
Kabir Ibrahim and Hartini Jaafar - “Corporate Governance and Disclosure on
Segment Reporting: Evidence from Nigeria” (2013). Nghiên cứu điều tra về sự liên kết
giữa cấu trúc quản lý doanh nghiệp với mức độ tuân thủ theo IFRS 8 với mẫu nghiên
cứu gồm 69 DNNY tại Nigeria. Những phát hiện trong nghiên cứu này có ý nghĩa quan
trọng trong quản trị doanh nghiệp và việc trình bày thông tin trên BCTC của doanh
nghiệp. Kết quả nghiên cứu hỗ trợ cho lập luận rằng, cơ chế hội đồng quản trị và ban
kiểm soát giúp thúc đẩy mức độ công bố thông tin tại Nigeria. Nghiên cứu cũng đã
cung cấp cái nhìn rõ hơn về mối quan hệ giữa cơ chế quản trị doanh nghiệp và mức độ
trình bày thông tin BCBP theo quy định của IFRS trong bối cảnh nền kinh tế Nigeria
đang khủng hoảng tài chính trầm trọng.
Phạm Thị Thủy - “Trình bày và sử dụng thông tin về báo cáo bộ phận theo
VAS 28 tại các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
(Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số đặc biệt, 2012). Tác giá đã có nghiên cứu đánh giá


9
mức độ tuân thủ VAS 28 và tính hữu ích của cung cấp thông tin báo cáo bộ phận tại
các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam thông qua việc khảo sát 30 công
ty có giá trị vốn hóa và tính thanh khoản cao nhất trên thị trường chứng khoán Việt
Nam thuộc danh mục rổ VN30 áp dụng từ ngày 22/7/2003. Kết quả khảo sát cho
thấy có 12 công ty (chiếm 40%) không trình bày BCBP, 13 công ty (chiếm 43,3%)

trình bày BCBP theo lĩnh vực kinh doanh, 4 công ty (chiếm 13,3%) trình bày BCBP
theo khu vực địa lý và 1 công ty (chiếm 3,4%) không trình bày BCBP theo lĩnh vực
kinh doanh cũng như theo khu vực địa lý mà trình bày BCBP theo các đơn vị trực
thuộc. Ngoài ra nghiên cứu còn đưa ra sự so sánh với thực trạng lập BCBP của các
doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới.
Nguyễn Thị Phương Thúy (2010) trong nghiên cứu: “Hoàn thiện báo cáo bộ
phận trong kế toán Việt Nam theo hướng phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế”, tác giả
đã chọn mẫu là 118 DNNY trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM có BCTC niêm
yết năm 2010. Kết quả cho thấy, có mối liên hệ giữa khả năng sinh lời với việc trình
bày thông tin BCBP. Những công ty có khả năng sinh lời thấp sẵn sàng cung cấp nhiều
thông tin BCBP hơn. Bằng phương pháp thống kê mô tả và kiểm định các giả thiết đưa
ra, nghiên cứu đã đưa ra nhiều bất cập, hạn chế còn tồn tại. Các doanh nghiệp lập
BCBP đa phần chỉ nhằm mục đích đối phó. Việc trình bày thông tin BCBP chưa thật sự
nhằm mục đích đánh giá đúng tình hình thực tế của doanh nghiệp, ngoài ra, tác giả
cũng đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng trình bày thông tin bộ phận của các
doanh nghiệp Việt Nam.
Trong nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện trình bày và công bố
báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM”,
tác giả Trần Thị Thúy An (2013) bằng khảo sát BCTC của 308 doanh nghiệp có
BCTC niêm yết năm 2012, đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến trình bày và công
bố BCBP theo VAS 28, đồng thời nghiên cứu cũng mô tả chi tiết lý do các doanh
nghiệp không trình bày và công bố thông tin bộ phận. Kết quả kiểm định cho thấy, có
sự tương quan thuận chiều giữa quy mô doanh nghiệp, chất lượng công ty kiểm toán
và đòn bẩy tài chính với mức độ trình bày và công bố thông tin BCBP; sự tương quan
ngược chiều giữa tỷ lệ quyền sở hữu của cổ đông nhỏ, chất lượng công ty kiểm toán
và đòn bẩy tài chính với mức độ trình bày và công bố thông tin BCBP. Đồng thời, có
sự tương quan ngược chiều giữa tỷ suất sinh lời và đòn bẩy tài chính, từ đó, tác giả đã


10

chỉ ra nguyên nhân những tồn tại trong việc thực thi VAS 28 cũng như những hạn chế
cần được cải tiến trong khuôn khổ pháp lý ở Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng và
số lượng thông tin bộ phận được công bố (Trần Thị Thúy An, 2013).
Lê Thị Tú Oanh và Phạm Thị Hồng Hoa - “Công bố thông tin về BCBP
trong các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam” (Kỷ yếu hội thảo khoa
học Kế toán sáng tạo: Góc nhìn từ kế toán và quản lý, Trường Đại học Quy Nhơn 2016). Nghiên cứu đã lấy mẫu 60 doanh nghiệp để làm rõ hơn về thực trạng công
bố thông tin về BCBP và những bất cập trong quy định của chuẩn mực VAS 28. Kết
quả là có 39 doanh nghiệp có công bố thông tin về BCBP, chiếm tỷ lệ 65%; 21
doanh nghiệp không công bố, chiếm tỷ lệ 35%. Nghiên cứu cũng chỉ ra được thực
trạng chất lượng yếu kém của các doanh nghiệp khi lập BCBP như xác định bộ phận
để lập báo cáo còn thiếu, các chỉ tiêu trên BCBP còn thiếu sự thống nhất, số liệu báo
cáo còn thiếu tính so sánh…
Nguyễn Thị Hồng Vân - “Hoàn thiện việc công bố thông tin BCBP trong hệ
thống BCTC tại các doanh nghiệp cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam” (Luận án
tiến sỹ - 2018). Luận án đã chọn mẫu nghiên cứu là 49 doanh nghiệp được giải báo cáo
thường niên 2016, là những DN có tính thanh khoản cao nhất trên TTCK để xem xét
các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin BCBP trong một khoảng thời
gian 2011-2015. Kết quả về mức độ công bố thông tin BCBP cho thấy có 33 doanh
nghiệp thực hiện công bố thông tin bộ phận (chiếm 67,35%) và 16 doanh nghiệp
không công bố thông tin bộ phận (chiếm 32,65%), trong đó có đến 80,65% doanh
nghiệp công bố thông tin BCBP chính yếu, chỉ 19,35% doanh nghiệp công bố cả
thông tin BCBP chính yếu và thông tin BCBP thứ yếu. Luận án đã đưa ra những đánh
giá cụ thể về mức độ tuân thủ ở một số nội dung trình bày thông tin BCBP theo qui
định của VAS 28. Đồng thời luận án đã chỉ ra mối tương quan giữa mức độ công bố
thông tin BCBP với các nhân tố như quy mô doanh nghiệp, doanh nghiệp kiểm toán,
niêm yết trên TTCK. Từ đó luận án đã đưa ra những đề xuất thúc đẩy các doanh nghiệp
thực hiện công khai thông tin BCBP trên BCTC.
Trong các công trình nghiên cứu khoa học của mình, các học giả đã sử dụng
mô hình kinh tế định lượng để đánh giá các nhân tố chủ yếu (liên quan đến đặc tính
của doanh nghiệp như như ngành nghề kinh doanh, khả năng sinh lời, qui mô doanh



11
nghiệp,..., thị trường) ảnh hưởng đến mức độ trình bày và công bố thông tin BCBP
của DNNY trên TTCK.
2.4. Sự thay đổi về số lượng và chất lượng cúa BCBP khi áp dụng chuẩn
mực mới so với các chuẩn mực cũ
Tại Mỹ việc áp dụng SFAS 131 thực sự đã đem lại cho người sử dụng nhiều lợi
ích hơn, nhiều nghiên cứu đã cho thấy sự thay đổi chuẩn mực BCBP của Hoa Ky đã
làm gia tǎng số lượng các bộ phận được trình bày trong báo cáo.
Các nghiên cứu hiện nay về BCBP tại Mỹ so sánh về mặt số lượng và sự hữu
ích của thông tin riêng lẻ được đưa ra theo SFAS 31 - quy định được chỉ định bởi
FASB cho thời gian sau ngày 15 tháng 12 năm 1997.
Behn, B.K., Nichols, N.B. & Street,D.L. - “The Predictive Ability of
Geographic Segment Disclosures by US. Company: SFAS No. 131 vs. AFASS No.
14.” (Journal of International Accounting Research - 2002). Với số liệu cho 172
công ty, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra xem các thông tin bộ phận trình bày theo
SFAS 131 giúp những người sử dụng BCTC hiểu những thách thức và cơ hội của
những công ty mà họ đầu tư. Họ thấy rằng trên 50% các công ty được khảo sát cung
cấp thông tin bộ phận chính xác hơn theo chuẩn mực mới (SFAS 131); do đó, họ kết
luận rằng trình bày thông tin theo khu vực địa lý theo SFAS 131 nhằm hoàn thiện
khả năng phân tích để dự đoán thu nhập tương lai của doanh nghiệp. Behn và cộng
sự ủng hộ những kết luận trước đó của Balakrishan và cộng sự (1990); theo như
những nghiên cứu này, cung cấp số liệu bộ phận trong báo cáo giữa niên độ đã nâng
cao khả năng dự đoán lợi nhuận công ty trong tương lai cho người sử dụng.
SFAS 14 sử dụng “phương hướng công nghiệp” để định nghĩa các bộ phận
kinh doanh, nơi mà việc trình bày thông tin có thể không tuân theo tổ chức nội bộ
của một công ty. Ngược lại, phương hướng quản lý của SFAS 131 yêu cầu các đơn
vị phải sử dụng các bộ phận kinh doanh theo cách mà việc quản lý tổ chức các đơn
vị hoạt động trong doanh nghiệp. Do đó, theo SFAS 14, các công ty có thể che giấu

lợi nhuận của các bộ phận bằng cách nhóm các loại hình kinh doanh thành các lĩnh
vực công nghiệp hơn là công bố các thông tin riêng lẻ (FASB, 1997; Ettredge và
cộng sự, 2005). Ông cũng cho rằng, do đó SFAS 131 cung cấp các thông tin bộ
phận nhằm cho phép người sử dụng đánh giá tốt hơn thu nhập và dòng tiền trong
tương lai của công ty. Họ đã sử dụng phương pháp hệ số phản ứng lợi nhuận tương
lai (FERC) để đánh giá những tranh cãi này, FERC được sử dụng bằng cách thoái


×