Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Dạy đoạn trích “hồn trương ba, da hàng thịt”, (ngữ văn 12, tập 1) từ góc độ đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT trần phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.25 KB, 36 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến
DẠY ĐOẠN TRÍCH “HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT”
TỪ GÓC ĐỘ ĐỔI MỚI PPDH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

Tác giả sáng kiến: Lê Thị Ngọc Lan
Mã sáng kiến: 02.51


Vĩnh Yên, tháng 3 năm 2020
MỤC LỤC
Trang
1. Lời giới thiệu....................................................................................................1
2. Tên sáng kiến...................................................................................................2
3. Tác giả sáng kiến.............................................................................................2
4. Chủ đầu tư sáng kiến........................................................................................2
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.............................................................................2
6. Ngày sáng kiến được áp dụng..........................................................................2
7. Mô tả bản chất của sáng kiến...........................................................................2
7.1. Về nội dung sáng kiến...................................................................................3
Phần nội dung
I. Cơ sở lí luận......................................................................................................3
1. Năng lực ...............................................................................................3
2. Dạy học phát triển năng lực ..................................................................4
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến .............................................6


1. Thực trạng dạy việc dạy của GV trường THPT Trần Phú hiện nay6
2. Thực trạng việc học của học sinh trường THPT Trần Phú .................. 8
III. Mô tả, phân tích giải pháp............................................................................ 9
1. Thực hiện bài soạn minh họa................................................................ 9
2. Bài học kinh nghiệm.............................................................................23
Phần kết luận ...................................................................................................24
7.2. Về khả năng áp dụng sáng kiến....................................................................24
8. Những thông tin cần được bảo mật...........................................................25
9. Các điều kiện để áp dụng sáng kiến................................................................25
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến.......................................... 25
11. Danh sách tổ chức, cá nhân tham gia ứng dụng sáng kiến............................27
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………..
Phụ lục ............................................................................................................….


CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm
PPDH : Phương pháp dạy học
ĐH - CĐ: Đại học - Cao đẳng.
HS

: Học sinh

GV

: Giáo viên

GD

: Giáo dục


THPT

: Trung học phổ thông

GDPT

: Giáo dục phổ thông

NXB

: Nhà xuất bản

SGK

: Sách giáo khoa



BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa thế giới (UNESCO) xác định mục
tiêu của giáo dục thế kỉ XXI là: Học để biết, học để làm, học để chung sống với
nhau, học để tự khẳng định mình. Luật giáo dục của Việt Nam năm 2005 cũng
khẳng định mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực
cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học
sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ
Tổ quốc.

Theo đó trong những năm gần đây mục tiêu giáo dục của Việt Nam đang
thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận
năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì
đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều
đó, nhất định phải thực hiện thành công việc đổi mới phương pháp kiểm tra
đánh giá nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục, nhất
là việc đổi mới phương pháp dạy học chuyển từ phương pháp dạy học nặng về
truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ
năng, hình thành năng lực, phẩm chất và kĩ năng sống cần thiết cho người học
nhằm giúp người học có thể ứng xử hiệu quả trước những nhu cầu và cách thức
của cuộc sống.
Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: “Đổi mới chương
trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng
hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng,
giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo,
kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi
nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ
sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo
Quyết định 711/QĐ -TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ: “Tiếp tục
đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo
hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học
của người học”.

1



Trong quỹ đạo chung của tiến trình đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu cấp
bách của thời đại, nền giáo dục nước nhà đang có bước chuyển mình rõ rệt. Xu
thế phát triển của thời đại và vận mệnh đất nước đang đặt ra cho ngành giáo dục
nhiều trọng trách và thách thức: phải đào tạo được những thế hệ người Việt Nam
năng động, sáng tạo, ham học hỏi, thân thiện, hợp tác ...Nâng cao chất lượng dạy
học môn Ngữ văn, đổi mới phương pháp dạy học môn văn chính là một trong
những nhiệm vụ phải làm để góp phần hiện thực hóa chiến lược giáo dục của
nước ta trong thời đại mới.
Đứng trước nhu cầu cấp thiết đó, với vai trò là nhà giáo - người đang
hàng ngày trực tiếp giảng dạy luôn trăn trở tìm ra những phương pháp dạy học
hiệu quả, giúp các em học sinh nhớ sâu, vận dụng kiến thức đã học vào quá trình
thực tiễn, tôi chọn đề tài: Dạy đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”,
(Ngữ văn 12, tập 1) từ góc độ đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng
lực học sinh ở trường THPT Trần Phú. Trong sáng kiến này tôi đề cập tới
phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh nhằm
chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với
thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Học sinh phát triển các năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực
thẩm mỹ, năng lực sáng tạo văn học, năng lực đọc - hiểu và năng lực tạo lập văn
bản...
2. Tên sáng kiến
Dạy đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, (Ngữ văn 12, tập 1)
từ góc độ đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực học sinh
ở trường THPT Trần Phú
3. Tác giả sáng kiến
- Lê Thị Ngọc Lan
- Địa chỉ: Trường THPT Trần Phú

- Số điện thoại: 0819 820 888, Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Thị Ngọc Lan
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực giảng dạy đoạn trích Hồn Trương
Ba, da hàng thịt dành cho học sinh thi THPT Quốc gia, thi xét tuyển Đại học,
cao đẳng; thi HSG môn Ngữ văn 12. Đặc biệt, trong lĩnh vực nghiên cứu các vấn
đề có liên quan đến dạy học tích hợp trong các nhà trường THPT, tôi cho rằng,
đây là một trong những ngữ liệu khoa học cần thiết.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Sáng kiến được áp dụng lần đầu từ ngày 10/09/2018 đến 10/09/2019.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
2


7.1. Về nội dung của sáng kiến
NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Năng lực
1.1. Khái niệm
Năng lực là một khái niệm được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan
tâm nghiên cứu. Dựa vào các dấu hiệu, năng lực có thể được định nghĩa:
- Năng lực là một thuộc tính tích hợp của nhân cách, là tổ hợp các đặc
tính tâm lý của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động xác định,
đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt đẹp.
- Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ
năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong
các tình huống đa dạng của cuộc sống.
Một số cách định nghĩa khác:
- Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái
độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm

vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống.
- Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức tạp và thực
hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể. (OECD 2002).
- Năng lực như một hệ thống các cấu trúc tinh thần bên trong và khả
năng huy động các kiến thức, kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành và thái độ,
cảm xúc, giá trị đạo đức, động lực của một người để thực hiện thành công các
hoạt động trong một bối cảnh cụ thể. (Nhóm chuyên gia Châu Âu)
Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung
là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống và
học tập, làm việc. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau như
năng lực đặc thù môn học là năng lực được hình thành và phát triển do đặc điểm
của môn học đó tạo nên.
1.2. Phân biệt giữa năng lực và kĩ năng
- Năng lực là khả năng vận dụng một cách tổng hợp, linh hoạt, sáng tạo các
kiến thức, kỹ năng và cảm xúc cá nhân để giải quyết vấn đề được đặt ra trong
bối cảnh thực tiễn.
- Kỹ năng là sự thuần thục để có thể thực hiện một đơn vị của một công
việc hoàn chỉnh theo một quy định hợp lí, trong một khoảng thời gian có hạn,
với những điều kiện cho trước để tạo ra kết quả đạt chất lượng cần thiết.
Như vậy, năng lực của học sinh là khả năng hành động, ứng dụng, vận
dụng tri thức vào bối cảnh thực, đó là sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức, kỹ
năng, thái độ thể hiện ở khả năng hành động hiệu quả, muốn hành động và sẵn
sàng hành động đạt mục tiêu đã đề ra và được hình thành, phát triển trong quá
trình thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trong và ngoài lớp học.
3


1.3. Những năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh ở trường phổ
thông
Các năng lực chung Các năng lực chuyên môn

Năng lực Ngữ văn
- Năng lực tự chủ và - Năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực giao tiếp tiếng
tự học.
- Năng lực tính toán.
Việt.
- Năng lực giao tiếp - Năng lực tìm hiểu tự - Năng lực tiếp nhận Văn
và hợp tác.
nhiên và xã hội.
học.
- Năng lực giải quyết - Năng lực công nghệ.
- Năng lực tạo lập văn
vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực tin học.
bản.
- Năng lực thể chất.
- Năng lực sáng tạo Văn
- Năng lực thẩm mỹ.
học.
- Năng lực Đọc - hiểu
văn bản.
2. Dạy học phát triển năng lực
2.1. Khái niệm
Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nội
dung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn
đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau
giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người
học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất,
năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây.
Đặc điểm quan trọng nhất của dạy học phát triển năng lực là đo được

“năng lực” của học sinh hơn là thời gian học tập và cấp lớp. Học sinh thể hiện
sự tiến bộ bằng cách chứng minh năng lực của mình, điều đó có nghĩa là chúng
phải chứng minh mức độ làm chủ/nắm vững kiến thức và kỹ năng (được gọi là
năng lực) trong một môn học cụ thể, cho dù mất bao lâu. Mặc dù các mô hình
học truyền thống vẫn có thể đo lường được năng lực, nhưng chúng phải dựa vào
thời gian, các môn học được sắp xếp theo cấp lớp vào từng kì học, năm học. Vì
vậy, trong khi hầu hết các trường học truyền thống đều cố định thời gian học tập
(theo năm học) thì dạy học phát triển năng lực lại cho phép chúng ta giữ nguyên
việc học và để thời gian thay đổi học.
Mỗi học sinh là một cá thể độc lập với sự khác biệt về năng lực, trình độ,
sở thích, nhu cầu và nền tảng xuất thân. Dạy học phát triển năng lực thừa nhận
thực tế này và tìm ra được những cách tiếp cận phù hợp với mỗi học sinh.
Không giống như phương pháp “một cỡ vừa cho tất cả” một chiếc áo tất cả đều
mặc vừa, nó cho phép học sinh được áp dụng những gì đã học, thông qua sự gắn
kết giữa bài học và cuộc sống. Điều này cũng giúp học sinh thích ứng với những
thay đổi của cuộc sống trong tương lai. Đối với một số học sinh, dạy học phát
triển năng lực cho phép đẩy nhanh tốc độ hoàn thành chương trình học, tiết kiệm

4


thời gian và công sức của việc học tập. Vì thế. dạy học dựa trên phát triển năng
lực cho phép mọi học sinh học tập, nghiên cứu theo tốc độ của riêng của chúng.
Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước
đây, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc
học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân
cách con người..
2.2. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực
Trong quan niệm dạy học mới (tổ chức) một giờ học tốt là một giờ học
phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và

người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận
dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực
đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học.
Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu
giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lí lứa tuổi học sinh (HS); giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu
mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập
cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự
học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc
tương tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt
động dạy của người dạy và hoạt động học của người học. Tuy nhiên dù sử
dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh
tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo
viên”.
2.3. Cấu trúc giáo án dạy học phát triển năng lực
- Giáo án (kế hoạch bài học) được điều chỉnh cụ thể hơn so với truyền
thống. Có thể có nhiều cấu trúc để thiết kế một kế hoạch dạy học (giáo án).
Sau đây là một cấu trúc giáo án có các hoạt động và mục tiêu cụ thể….
- Mục tiêu bài học:
+ Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về KT, KN, thái độ.
+ Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá
được.
- Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:
+ GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hoá
chất...), các phương tiện dạy học (máy chiếu, TV, đầu video, máy tính, máy
projector...) và tài liệu dạy học cần thiết.
+ Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài
liệu và đồ dùng học tập cần thiết).
- Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các
hoạt động dạy - học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:

+ Tên hoạt động.
5


+ Mục tiêu của hoạt động.
+ Cách tiến hành hoạt động.
+ Thời lượng để thực hiện hoạt động.
+ Kết luận của GV về: những KT, KN, thái độ HS cần có sau hoạt
động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng KT, KN, thái độ đã học để
giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không
có cách giải quyết phù hợp...
- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc HS cần phải
tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ, hoạt động
ứng dụng kết quả bài học vào cuộc sống (ở lớp, nhà, cộng đồng; có thể cùng
bạn, gia đình, làng xóm, khối phố) hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
1. Thực trạng việc dạy học của giáo viên (khảo sát tại trường THPT Trần Phú)
1.1. Khảo sát ý kiến của 70 thầy cô trường THPT Trần Phú, về mức độ thực hiện
hoạt động giảng dạy của bản thân:
Áp dụng PP và kĩ thuật DH
Áp dụng thường
Áp dụng vào
xuyên, trong mọi một số giờ học
giờ học
Trang bị đầy đủ tri thức, kỹ năng, thái độ
60
10
Chủ yếu quan tâm trang bị tri thức, thái độ
43
27

Trình tự sắp xếp nội dung bài giảng của
62
8
GV theo đúng giáo trình
GV áp dụng nhiều biện pháp để các nhóm
32
38
đối tượng HS có trình độ khác nhau trong
lớp đều hiểu bài
GV khuyến khích HS đặt câu hỏi trên lớp,
36
34
khuyến khích HS trình bày ý kiến và nhận
xét ý kiến của bạn trong giờ học
GV hướng dẫn kĩ năng làm việc theo
35
35
nhóm, kĩ năng trình bày trước lớp cho HS
GV hướng dẫn HS biết cách khai thác các
52
18
nguồn tài liệu khác nhau
GV đưa kiến thức thực tế vào bài giảng
56
14
GV sử dụng CNTT trong giảng dạy
37
33
GV yêu cầu HS sử dụng Internet trong học
43

37
tập
GV đọc bài giảng cho HS chép.
26
44
GV kiểm soát lớp, duy trì sự chú ý của HS
54
16
trong suốt giờ lên lớp.
GV tìm hiểu những khó khăn trong học
60
10
6


tập của HS.
GV tạo niềm tin cho HS về khả năng học
tập của mình
Tạo không khí lớp cởi mở, gần gũi

52

18

57

13

1.2. Khảo sát ý kiến của 200 HS trường THPT Trần Phú về mức độ thực hiện
hoạt động giảng dạy của GV

Áp dụng thường
Áp dụng vào
Áp dụng PP và kĩ thuật DH
xuyên, trong mọi một số giờ học
giờ học
Trang bị đầy đủ tri thức, kỹ năng, thái độ
185
15
Chủ yếu quan tâm trang bị tri thức, thái độ
178
22
Trình tự sắp xếp nội dung bài giảng của
190
10
GV theo đúng giáo trình
GV áp dụng nhiều biện pháp để các nhóm
166
34
đối tượng HS có trình độ khác nhau trong
lớp đều hiểu bài
GV khuyến khích HS đặt câu hỏi trên lớp,
165
35
khuyến khích HS trình bày ý kiến và nhận
xét ý kiến của bạn trong giờ học
GV hướng dẫn kĩ năng làm việc theo
135
65
nhóm, kĩ năng trình bày trước lớp cho HS
GV hướng dẫn HS biết cách khai thác các

140
60
nguồn tài liệu khác nhau
GV đưa kiến thức thực tế vào bài giảng
176
24
GV sử dụng CNTT trong giảng dạy
167
33
GV yêu cầu HS sử dụng Internet trong học
187
13
tập
GV đọc bài giảng cho HS chép.
45
155
GV kiểm soát lớp, duy trì sự chú ý của HS
189
11
trong suốt giờ lên lớp.
GV tìm hiểu những khó khăn trong học
187
13
tập của HS.
GV tạo niềm tin cho HS về khả năng học
156
44
tập của mình
Tạo không khí lớp cởi mở, gần gũi
191

09
1.3. Nhận xét

7


1.3.1. Ưu điểm: Qua kết quả khảo sát ta thấy: Hoạt động giảng dạy của các GV
trong trường đã có nhiều chuyển biến tích cực:
Các GV đều có sự đồng thuận trong các hoạt động đổi mới PP dạy học và
thu được nhiều kết quả tốt:
Thực hiện nghiêm túc lịch trình dạy học, kĩ năng quản lí lớp, áp dụng tốt
tri thức, phương pháp và kĩ năng giảng dạy.
GV ngày càng quan tâm nhiều đến tất cả khâu trong chu trình lên lớp như
thiết kế bài giảng, chuẩn bị bài giờ lên lớp, các phương pháp và kĩ thuật lên lớp,
quản lí HS trên lớp, hướng dẫn HS chủ động học tập.
Đa số GV đã chú ý đến yếu tố tâm lí của HS. Sự thân thiện, thái độ cởi
mở của GV trong lớp học sẽ làm giảm sự căng thẳng, tạo bầu không khí thoải
mái cho HS tiếp cận phương pháp học mới.
Dưới sự hướng dẫn của GV, HS chủ động chiếm lĩnh tri thức bằng nhiều
hình thức học tập như thảo luận nhóm, trình bày ý kiến của cá nhân, hình thành
kĩ năng giải quyết các vấn đề trong phạm vi bài học.
Đa số GV đã áp dụng tốt các phương pháp và kĩ thuật lên lớp như: kĩ
năng ngôn ngữ diễn đạt trên lớp rõ ràng giúp HS hiểu bài; sắp xếp nội dung bài
giảng theo trình tự, khoa học đúng với giáo án; tổ chức điều khiển hoạt động dạy
học có sự chú ý quan tâm giải đáp thắc mắc về nội dung bài học cho HS, giúp
HS nhận thức được vai trò chủ động của mình trong học tập và chiếm lĩnh tri
thức.
1.3.2. Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm trên, kết quả khảo sát cũng đã chỉ
ra những hạn chế về mức độ thực hiện phương pháp và kĩ thuật lên lớp của GV:
Một số GV chưa nhận thức sâu sắc hết tầm quan trọng của giảng dạy hoạt động chủ đạo trong nhà trường trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.

Xây dựng kế hoạch giảng dạy chưa được thực hiện đồng bộ hoặc chưa
đảm bảo tính đột phá theo chương trình đổi mới.
Chưa đảm bảo đủ chất lượng các khâu theo chu trình lên lớp từ việc thiết
kế bài giảng, áp dụng hiệu quả các phương pháp và kĩ thuật lên lớp, quản lí HS
trên lớp cho đến việc KTĐG kết quả học tập của HS.
Các hoạt động đổi mới PPDH và KTĐG chưa có sự gắn kết; ứng dụng
CNTT trong soạn giảng vẫn mang nặng tính biểu diễn hơn là tính hiệu quả
Về kĩ năng quản lí lớp, một số GV chưa quan tâm nhiều đến việc “bao
quát và kiểm soát lớp, duy trì sự chú ý của HS trong suốt giờ lên lớp”.
2. Thực trạng việc học của học sinh
2.1. Khảo sát ý kiến của 200 HS về hứng thú, phương pháp học tập
Thích
Không thích
Học kiểu nghe giảng, chọn lọc, ghi
102
98
bài
Được giao nhiều bài tập
125
72
8


Làm việc nhóm
114
86
Tự xây dựng nội dung bài học theo
85
115
hướng dẫn của GV

Minh họa bài giảng bằng sơ đồ,
76
124
tranh vẽ, sân khấu hóa
Ứng dụng CNTT trong học tập
126
74
2.2. Nhận xét
Đa số HS đã chủ động trong việc học tập của mình, có hứng thú với PP học
tập mới. Tuy nhiên, có ngại vất vả, lười suy nghĩ nên nhiều em chỉ muốn học tập
theo hiểu nghe giảng, chép bài và về nhà học lại theo bài dạy của thầy cô.
Với môn ngữ văn, tôi đã tiến hành kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh,
tôi nhận thấy chủ yếu các em soạn bài nhưng còn sơ sài khi trả lời các câu hỏi
trong sách giáo khoa. Một số em còn không soạn bài, ghi chép không đầy đủ.
Quan sát trong giờ học, học sinh ít tham gia vào hoạt động học, ít xung
phong phát biểu. Một số em hiểu vấn đề nhưng lười phát biểu, còn e ngại, xấu hổ
vì sợ sai. Một số em đợi cô giáo gọi thì mới đứng lên phát biểu. Chủ yếu là giáo
viên hỏi rồi lại trả lời.
III. Mô tả, phân tích giải pháp mới
Dạy đoạn trích “Hồn Trương ba, da hàng thịt” (Ngữ văn 12, tập 1) từ góc độ
đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực học sinh
ở trường THPT Trần Phú
1. Thực hiện bài soạn minh họa
Tiết 86,87:
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
(Trích) Lưu Quang Vũ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Những ràng buộc mang tính tương khắc giữa thể xác và linh hồn trong
một nghịch cảnh trớ trêu: linh hồn nhân hậu, thanh cao phải sống nhờ, sống tạm

một cách trái tự nhiên trong một thân xác phàm tục, thô lỗ.
- Cuộc đấu tranh giữa linh hồn và thể xác để bảo vệ những phẩm tính cao
quý, để có một cuộc sống thật sự có ý nghĩa, xứng đáng với con người.
- Sức hấp dẫn của kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu, tính hiện đại
và giá trị truyền thống, chất trữ tữ tình đằm thắm bay bổng và sự phê phán quyết
liệt, mạnh mẽ.
2. Về kĩ năng
Rèn kĩ năng Đọc - hiểu kịch bản văn học theo đúng đặc trưng thể loại.
3. Về thái độ
Lên án lối sống trong dung tục, ngợi ca con người biết đấu tranh để giữ
vững nhân cách.
9


4. Những năng lực cần hình thành
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến kịch hiện đại của Lưu
Quang Vũ
- Năng lực đọc - hiểu các tác phẩm kịch hiện đại Việt Nam.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về kịch văn học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ
thuật của đoạn trích vở kịch;
- Năng lực phân tích, so sánh quan niệm sống của 2 nhân vật Hồn
Trương Ba và Đế Thích trong đoạn trích vở kịch.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.
- Năng lực chuyên biệt: đọc kịch, sân khấu hoá.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1. Phương tiện
- Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, bảng phụ, bút phooc, diễn kịch, chuẩn
bị bài soạn theo yêu cầu của giáo viên.
- Giáo viên: Bài soạn, SGK, SGV, tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ

năng, máy chiếu, máy tính, video.
2. Phương pháp
Dạy học theo hình thức lớp học đảo ngược, dạy học theo nhóm, nêu vấn
đề, giải quyết vấn đề, tự học.
Nhiệm vụ học tập cho hoạt động hình thành kiến thức:
Học sinh làm việc theo 4 tổ:
Giới thiệu về tác giả Lưu Quang Vũ và tác phẩm bằng Power point. (Cử 2
đại diện, 01 học sinh thuyết minh, 01 học sinh điều khiển máy tính).
+ Học sinh chuẩn bị phần tóm tắt tác phẩm.
+ 02 Học sinh sân khấu hóa màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác hàng
thịt.
+ Học sinh chuẩn bị tìm hiểu màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với những
người thân. Câu hỏi định hướng:
? Qua lớp kịch hồn Trương Ba và gia đình (vợ, con, cháu), anh (chị) nhận
thấy nguyên nhân nào đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả chính
Trương Ba rơi vào bất ổn và phải chịu đau khổ?
? Trương Ba có thái độ như thế nào trước những rắc rối đó?
? Căn cứ vào những lời thoại, em hãy hình dung và miêu tả lại tâm trạng,
cảm xúc của Hồn Trương ba khi nhận được những câu trả lời từ phía người
thân?)
+ Học sinh chuẩn bị tìm hiểu màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với Đế
Thích. Câu hỏi định hướng:
?. Em hãy lựa chọn và phân tích 3 lời thoại của nhân vật Trương Ba thể
hiện rõ nhất sự giác ngộ từ khi gặp Đế Thích?
10


? Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích về ý
nghĩa sự sống.
? Theo anh (chị), Trương Ba trách Đế Thích, người đem lại cho mình sự

sống (Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông
chẳng cần biết!) có đúng không? Vì sao?
? Màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích toát lên ý nghĩ gì?
? Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích định cho hồn
Trương Ba nhập vào cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì sao?
? Chỉ với 3 lời thoại, hồn Trương ba đã trở lại là mình nguyên vẹn, trong
sạch, thẳng thắn để rồi dẫn đường cho những quyết định đau đớn, nghiệt ngã
nhưng sáng suốt và tất yếu. Quyết định đó là gì? Trước khi đi đến quyết định
này, tác giả đã đặt nhân vật của mình trước những lựa chọn nào? Nếu là
Trương Ba, em có làm như vậy không?
+ Học sinh tìm hiểu màn kết của vở kịch: Ý nghĩa lời nói của Trương Ba:
“Tôi vẫn ở đây”? Chỉ ra chất thơ ở đoạn kết?)
3. Hình thức: Theo lớp, theo nhóm, diễn kịch
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
I. Hoạt động khởi động
GV gợi dẫn nội dung bài học:
- Mục đích: Thu hút sự chú ý, tư - Ba tác phẩm trên đều là thể loại kịch.
duy, nhận thức, gợi hứng thú, - Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng
chuẩn bị tâm thế, huy động kiến hợp, kịch lựa chọn những mâu thuẫn,
thức cũ, kiến thức liên quan làm xung đột trong đời sống, được cụ thể hóa
hành trang tiếp nhận kiến thức bằng hành động kịch qua nhân vật kịch.
mới.
Xét theo nội dung ý nghĩa, kịch có 3 loại:
- Phương pháp: trực quan, trải Hài kịch, bi kịch và chính kịch. Đặc trưng
nghiệm.
của kịch là được xây dựng qua những
- Thời gian: 5 phút
mâu thuẫn, xung đột đời thường của nhân

- GV đưa ra hình ảnh trang vật từ đó tác giả gửi gắm những vấn đề
bìa tên 3 tác phẩm (Hồn Trương triết lí nhân sinh. Vậy mâu thuẫn, xung
Ba, da hàng thịt, Vũ Như Tô, đột đó được thể hiện trong đoạn trong vở
Trưởng giả học làm sang) và ảnh kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của
chân dung 3 nhà văn (Nguyễn Lưu Quang Vũ là gì? Đó là nội dung bài
Huy Tưởng, Lưu Quang Vũ, học ngày hôm nay.
Molie) để học sinh ghép tên tác
phẩm với tác giả. Nhận xét điểm
chung về thể loại.
- HS thực hiện việc ghép
tác phẩm với tác giả, nhận xét.

11


II. Hoạt động hình thành kiến
I. Tìm hiểu chung
thức mới
- Mục đích: Hình thành cho học
sinh những kĩ năng cơ bản tiếp
cận về tác giả, tác phẩm, xung đột
kịch qua màn đối thoại giữa hồn
Trương Ba và xác hàng thịt, đối
thoại giữa hồn Trương Ba với
những người thân, đối thoại giữa
hồn Trương Ba với Đế Thích.
- Phương pháp: truyền đạt trực
tiếp, nêu và giải quyết vấn đề, dạy
học theo nhóm.
- Thời gian: 70 phút

Học sinh tìm hiểu về: tác giả, vở
kịch “ Hồn Trương Ba, da hàng
thịt”, đoạn trích.
* Tìm hiểu về tác giả
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ:
Dựa vào phần Tiểu dẫn SGK, hãy
trình bày những đóng góp và đánh
giá nổi bật nhất về tác giả Lưu
Quang Vũ?
Bước 2: HS đã chuẩn bị ở nhà
trên máy tính, GV gọi đại diện 02
HS của 1 tổ trình bày.
Bước 3: Các tổ khác chú ý nghe,
đặt câu hỏi, phản biện vấn đề.
Bước 4: GV giới thiệu thêm một
số hình ảnh liên quan đến cuộc
đời và tác phẩm của Lưu Quang
Vũ và chốt nội dung chính
* Tìm hiểu vở kịch “Hồn Trương
Ba, da hàng thịt”
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
+ Học sinh nêu hoàn cảnh sáng
tác, xuất xứ vở kịch “Hồn Trương
Ba, da hàng thịt”? Tóm tắt tác
phẩm

1. Tác giả:

- Lưu Quang Vũ (1948 - 1988)
- Nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn

học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
- Năm 2000, ông được tặng giải thưởng
Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Vở kịch: “Hồn Trương Ba, da hàng
thịt”
- Viết năm 1981, được công diễn năm
1984.

12


Bước 2: Học sinh thực hiện
nhiệm vụ:
+ HS hoạt động độc lập
Bước 3: HS báo cáo kết quả:
+ GV gọi 01 HS nêu hoàn cảnh
sáng tác, xuất xứ của tác phẩm; 01
HS nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ của HS, chốt nội
dung đúng và nhấn mạnh điểm
mới trong sáng tác kịch của Lưu
Quang Vũ so với truyện dân gian
và nêu vị trí của trích đoạn.
Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
*Tìm hiểu màn đối thoại giữa
hồn Trương Ba và xác hàng thịt
- HS phát hiện bố cục trích đoạn.
- GV giao nhiệm vụ học tập.

+ GV gọi 2 HS lên bảng diễn xuất,
01 HS trong vai hồn Trương Ba,
01 HS trong vai xác hàng thịt,
diễn từ đầu đoạn trích đến “Ta
không
muốn
nghe
mày
nữa”(SGK-tr145)
+ HS dưới lớp quan sát cách xưng
hô, cử chỉ, giọng điệu, mục đích
của các nhân vật trong màn đối
thoại để chuẩn bị thực hiện nhiệm
vụ theo nhóm.
- HS theo dõi, nhận xét cách diễn
của các bạn.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ học
tập.
+ Nhóm 1,3: Nhận xét cách xưng
hô, cử chỉ, giọng điệu, mục đích
đối thoại của nhân vật Hồn
Trương Ba với Xác hàng thịt?
+ Nhóm 2,4: Nhận xét cách xưng
hô, cử chỉ, giọng điệu, mục đích

- Xuất xứ: Từ một cốt truyện dân gian,
tác giả đã xây dựng thành một vở kịch nói
hiện đại.

- Tóm tắt: SGK - Tr 143

- Nguồn gốc, sáng tạo:

3. Đoạn trích: Thuộc cảnh VII và đoạn
kết của vở kịch.
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và
xác hàng thịt
a. Nội dung, diễn biến màn đối thoại
Nhân
vật/
Các
phương
diện
Xưng


Hồn
Trương Ba

Xác
hàng thịt

Mày – Ta/
Anh
-> Khinh bỉ,
xem thường
Bịt tai lại

Ông – Tôi


-> Uất ức
tuyệt vọng

-> Tỏ vẻ
thương hại

Giận dữ,
khinh bỉ,
mắng mỏ ->
ngậm ngùi,
cay đắng
-> Kháng cự
yếu ớt.

Khi ngạo nghễ
thách thức khi
buồn rầu thì
thầm
ranh
mãnh, khi an ủi

-> Ngang hàng,
thách thức
Lắc đầu

Cử chỉ

Giọng
điệu


13

->Đắc thắng.


đối thoại của nhân vật Xác hàng
thịt với Hồn Trương Ba?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
+ Làm việc cá nhân: suy nghĩ và
trả lời câu hỏi. (Thời gian 2 phút)
+ Các cá nhân về vị trí hoạt động
theo 4 nhóm, cử thư kí ghi lại nội
dung trên bảng phụ. (Thời gian 5
phút).
Bước 3: HS báo cáo kết quả: 2
nhóm cử đại diện, treo bảng phụ
trình bày kết quả của nhóm, 2
nhóm còn lại nhận xét, phản biện
bổ sung.
Bước 4: GV đánh giá, kiểm tra
kết quả thảo luận của các nhóm,
dẫn dắt vị thế của hai nhân vật và
chốt kiến thức trên máy chiếu.
*Tìm hiểu ý nghĩa màn đối thoại
giữa hồn Trương Ba và xác hàng
thịt
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Qua
màn đối thoại của hồn Trương Ba
và xác hàng thịt, cho thấy Hồn
Trương Ba rơi vào bi kịch gì? Nhà

văn đã phê phán, cảnh báo, nhắc
nhở điều gì?
Bước 2: HS suy nghĩ độc lập trả
lời
- GV gợi dẫn bằng một số dẫn
chứng trong tác phẩm
Bước 3: Gọi 1-3 HS trả lời
Bước 4: GV kết hợp chốt nội
dung bằng grap trên máy chiếu.
GV liên hệ thực tế: Trong cuộc
sống đôi khi chúng ta cũng bị vấp
ngã bởi hoàn cảnh. Vấn đề là
chúng ta phải biết đứng dậy vươn
lên làm chủ hoàn cảnh, để hoàn
thiện nhân cách, không được đổ

Phủ định sự
Mục lệ thuộc của
đích
linh hồn vào
thể
xác,
khẳng định
hồn có đời
sống riêng
trong sạch.

Bị dồn vào
sức
thế bị động.

mạnh, ->Tạm thời
điều
thua cuộc,
khiển
chấp nhận
lấn át
trở lại xác
linh
hàng thịt
hồn
cao
khiết

Khẳng định thể


Nắm thế chủ
động.
-> Tạm thời
thắng thế, buộc
hồn Trương Ba
phải quy phục

Vị thế

b. Ý nghĩa màn đối thoại
- Phản ánh bi kịch của hồn Trương Ba:
không được sống là chính mình, thấy
mình ngày càng bị tha hóa mà không
thoát ra được.

- Cảnh báo: Con người có thể bị tha hóa
khi phải sống trong hoàn cảnh dung tục.
- Nhắc nhở: Con người phải luôn nỗ lực
hoàn thiện nhân cách.
- Phê phán: lối sống chạy theo ham muốn
vật chất hoặc coi trọng đời sống tinh thần,
sóng giả tạo…
=> Cuộc sống cần có sự hài hòa cả về vật
chất và tinh thần.

14


lỗi cho hoàn cảnh.
* Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng
màn đối thoại
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Để
xây dựng thành công màn đối
thoại giữa nhà văn đã sử dụng
những yếu tố nghệ thuật gì?
Bước 2: HS độc lập suy nghĩ thực
hiện nhiệm vụ.
- GV gợi dẫn bằng một số dẫn
chứng trong tác phẩm
Bước 3: GV gọi 1-2 HS trả lời,
HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV đánh giá kết quả,
chốt ý chính.
* Cuộc đối thoại giữa hồn
Trương Ba với những người

thân
- Mục đích: Giải quyết vấn đề,
hình thành kiến thức cuộc đối
thoại giữa hồn Trương Ba với
những người thân
- Nhiệm vụ: Hs đọc ngữ liệu
SGK, nêu những nội dung chính.
- Phương thức: trả lời cá nhân.
- Sản phẩm: Hs phát biểu, thể
hiện năng lực giao tiếp ngôn ngữ.
- Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm
vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK , trả
lời các câu hỏi sau bằng cách ghi
vào giấy A4:
? Qua lớp kịch hồn Trương
Ba và gia đình (vợ, con, cháu),
anh (chị) nhận thấy nguyên nhân
nào đã khiến cho người thân của
Trương Ba và cả chính Trương Ba
rơi vào bất ổn và phải chịu đau
khổ? Trương Ba có thái độ như
thế nào trước những rắc rối đó?

c. Nghệ thuật xây dựng màn đối thoại
- Tạo tình huống giàu kịch tính.
- Độc thoại và đối thoại phân thân tạo sự
độc đáo đồng thời khắc họa tâm lí nhân
vật.
- Hình ảnh ẩn dụ: Hồn và xác có giá trị

nghệ thuật cao.

2. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba
với những người thân
a. Nội dung cuộc đối thoại
- Vợ Trương Ba:
+ Buồn bã, đau khổ vì sự thay đổi, lạnh
lùng của chồng: "ông đâu còn là ông, đâu
còn là ông Trương Ba làm vườn ngày
xưa".
+ Giận dỗi đòi bỏ đi, nhường Trương
Ba cho vợ anh hàng thịt.
- Con dâu Trương Ba:
+ Thấu hiểu cho hoàn cảnh trớ trêu của
bố chồng: Chị biết ông "khổ hơn xưa
nhiều lắm".
+ Lo lắng, nỗi buồn đau trước tình cảnh
gia đình khiến chị không thể chịu được:
"Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không
đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng…
mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát
dần…"
- Cháu gái Trương Ba phản ứng
quyết liệt và dữ dội:
+ Nó khước từ tình thân: “tôi không
phải là cháu ông… Ông nội tôi chết rồi”.
+ Nó không thể chấp nhận con người
15



? Căn cứ vào những lời thoại,
em hãy hình dung và miêu tả lại
tâm trạng, cảm xúc của Hồn
Trương ba khi nhận được những
câu trả lời từ phía người thân?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
học tập: HS làm việc cá nhân, cặp
đôi
Bước 3: Báo cáo kết quả: HS
trình bày kiến thức
Bước 4: Đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến
thức: GV trực tiếp phân tích, nhận
xét, đánh giá.
GV bình thêm:
- Cái quý nhất của con người là
cuộc sống. Nhưng không phải bất
cứ cách sống, kiểu sống nào. Sống
mà đánh mất bản thân, sống giả
dối với người và với mình, sống
như hồn Trương Ba đang sống, thì
thà chết còn hơn! nhưng cũng phải
trải nghiệm vài tháng trong cảnh
sống bi hài bi đát ấy, hồn Trương
Ba mới thức nhận được điều này.
Và ông quyết định gọi mời Đế
Thích xuống trần để thực hiện
quyết định của mình.

vụng về đã làm "gãy tiệt cái chồi non",

"giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm"
trong mảnh vườn của ông nội nó.
+ Nó hận vì ông đã làm gãy nát cái diều
khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ
khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó, "Ông
nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy".
+ Nó xua đuổi quyết liệt: "Ông xấu
lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!".
 Người chồng, người cha, người ông
trong sạch, nhân hậu trước đây đã và đang
thành một kẻ khác, với những thói hư tật
xấu của một tên đồ tể thô lỗ, phàm tục.
- Tâm trạng, cảm xúc của Trương
Ba:
+ Ông đau khổ, tuyệt vọng khi vì ông
mà tất cả những người thân phải đau đớn,
bàng hoàng, bế tắc, vì ông mà nhà cửa tan
hoang.
+ Ông thẫn thờ, ôm đầu bế tắc, cầu cứu
cháu gái, run rẩy trong trong nỗi đau, …
+ Đặt những câu hỏi mang tính tự vấn:

+ Khẳng định và lựa chọn dứt khoát: …
 Trương Ba cũng nhận thấy những
thay đổi của mình nên đấu tranh quyết liệt
để giành giật lại bản thân mình, dẫn tới
hành động châm hương gọi Đế Thích.
b. Ý nghĩa cuộc đối thoại
- Khắc sâu thêm bi kịch của hồn
Trương Ba: phải sống một cuộc sống

không ý nghĩa, bị chối bỏ, sống cô đơn
giữa người thân yêu.
- Qua bi kịch này ta thấy vẻ đẹp tâm
hồn Trương Ba: ý thức sâu sắc về sự
sống, luôn đấu tranh vì đời sống tâm hồn.

* Cuộc đối thoại của Trương
3. Cuộc đối thoại của Trương Ba với
Ba với Đế Thích
Đế Thích
- Mục đích: Nắm vững kiến
a. Nội dung cuộc đối thoại
16


thức về cuộc đối thoại của
Trương Ba với Đế Thích
- Nhiệm vụ: HS tích hợp kiến
thức nội môn, liên môn để tìm
hiểu văn bản
- Phương thức: hoạt động nhóm.
- Sản phẩm: Hs đưa ra kết quả.
- Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm
vụ:
GV chia lớp thành 4 nhóm
thảo luận, phát phiếu học tập có
ghi câu hỏi hướng dẫn phân tích.
Thời gian: 5 phút.
- Nhóm 1: Em hãy lựa chọn và

phân tích 3 lời thoại của nhân vật
Trương Ba thể hiện rõ nhất sự
giác ngộ từ khi gặp Đế Thích?
- Nhóm 2: Chỉ ra sự khác nhau
trong quan niệm của Trương Ba
và Đế Thích về ý nghĩa sự sống.
Theo anh (chị), Trương Ba trách
Đế Thích, người đem lại cho mình
sự sống (Ông chỉ nghĩ đơn giản là
cho tôi sống, nhưng sống như thế
nào thì ông chẳng cần biết!) có
đúng không? Vì sao? Màn đối
thoại giữa Trương Ba và Đế
Thích toát lên ý nghĩ gì?
- Nhóm 3: Khi Trương Ba kiên
quyết đòi trả xác cho hàng thịt,
Đế Thích định cho hồn Trương Ba
nhập vào cu Tị, Trương Ba đã từ
chối. Vì sao?
- Nhóm 4: Chỉ với 3 lời thoại,
hồn Trương ba đã trở lại là mình
nguyên vẹn, trong sạch, thẳng
thắn để rồi dẫn đường cho những
quyết định đau đớn, nghiệt ngã
nhưng sáng suốt và tất yếu. Quyết

- Hồn TB không chấp nhận cảnh
sống bên trong một đằng, một ngoài một
nẻo. Ông muốn được sống theo đúng bản
chất của mình: “Tôi muốn được là tôi

toàn vẹn”.
- Đế Thích khuyên Hồn Trương Ba
nên chấp nhận. Hồn Trương Ba kiên
quyết chối từ và kêu gọi Đế Thích sửa sai
bằng việc làm cho cu Tị sống lại.
b. Ý nghĩa cuộc đối thoại
- Hoàn thiện bi kịch của nhân vật: phải
sống “bên trong một đằng, bên ngoài một
nẻo” - bi kịch của người không có quyền
đc sống thanh cao.
- Cuộc trò chuyện giữa Hồn Trương Ba
với Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi
gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ
sống và cái chết. Hai lời thoại của Hồn
trong cảnh này có một ý nghĩa đặc biệt
quan trọng:
+ Không thể bên trong một đằng, bên
ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là
tôi toàn vẹn…
+ Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người
khác đã là chuyện không nên, đằng này
đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh
hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho
tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông
chẳng cần biết!.
Người đọc, người xem có thể nhận ra
những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía
qua hai lời thoại này.
+ Thứ nhất, con người là một thể thống
nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể

có một tâm hồn thanh cao trong một thân
xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi
phối bởi những nhu cầu bản năng của
thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác,
không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ
đẹp siêu hình của tâm hồn.
17


định đó là gì? Trước khi đi đến
quyết định này, tác giả đã đặt
nhân vật của mình trước những
lựa chọn nào? Nếu là Trương Ba,
em có làm như vậy không?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
học tập: HS thực hiện nhiệm vụ
bằng cách đọc , ghi lại từ ngữ
quan trọng, trao đổi, thảo luận, ghi
chép câu trả lời.
Bước 3:
Báo cáo kết
quả: HS đại diện 1 nhóm trả lời.
Nhóm HS khác lắng nghe, đối
chiếu, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến
thức: Nhóm HS tự đánh giá, các
nhóm đánh giá lẫn nhau.

* Tìm hiểu đoạn kết

- Mục tiêu: Giải quyết vấn đề,
hình thành kiến thức về ý nghĩa
của đoạn kết

+ Thứ hai, sống thực sự cho ra con
người quả không hề dễ dàng, đơn giản.
Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi
không được là mình thì cuộc sống ấy thật
vô nghĩa. Những lời thoại của Hồn
Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân
vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy
tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi
đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch
giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ
quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân
vật trước lúc Đế Thích xuất hiện.
+ Quyết định dứt khoát xin tiên Đế
Thích cho cu Tị được sống lại, cho mình
được chết hẳn chứ không nhập hồn vào
thân thể ai nữa của nhân vật Hồn Trương
Ba là kết quả của một quá trình diễn biến
hợp lí. Hơn nữa, quyết định này cần phải
đưa ra kịp thời vì cu Tị vừa mới chết. Hồn
Trương Ba thử hình dung cảnh hồn của
mình lại nhập vào xác cu Tị để sống và
thấy rõ "bao nhiêu sự rắc rối" vô lí lại tiếp
tục xảy ra. Nhận thức tỉnh táo ấy cùng
tình thương mẹ con cu Tị càng khiến Hồn
Trương Ba đi đến quyết định dứt khoát.
Qua quyết định này, chúng ta càng thấy

Trương Ba là con người nhân hậu, sáng
suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt, đó là
con người ý thức được ý nghĩa của cuộc
sống.
- Qua màn đối thoại, ta thấy vẻ đẹp tâm
hồn của con người trong cuộc đấu tranh
chống lại sự dung tục, giả tạo, bảo vệ
quyền được sống toàn vẹn, tự nhiên. Đó
chính là chất thơ trong kịch của Lưu
Quang Vũ
4. Đoạn kết
- Lời cuối cùng của Trương Ba: “Tôi vẫn
ở đây”. Cái chết không phải là sự ra đi
vĩnh viễn. Con người sẽ bất tử với những
18


- Nhiệm vụ: Hs đọc ngữ liệu
SGK, nêu những nội dung chính.
- Phương thức: trả lời cá nhân.
- Sản phẩm: Hs phát biểu, thể
hiện năng lực giao tiếp ngôn ngữ.
- Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm
vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK , trả
lời các câu hỏi sau bằng cách ghi
vào giấy A4:
? Ý nghĩa lời nói của Trương
Ba: “Tôi vẫn ở đây”?
? Chỉ ra chất thơ ở đoạn kết?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
học tập: HS làm việc cá nhân, cặp
đôi
Bước 3: Báo cáo kết quả: HS
trình bày kiến thức
Bước 4: Đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến
thức: GV trực tiếp phân tích, nhận
xét, đánh giá

điều tốt đẹp họ đóng góp cho cuộc đời, sẽ
sống mãi trong tâm hồn những người thân
yêu. Không phải mượn thân ai cả, tôi
vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong
những điều tốt lành của cuộc đời
- Hành động của cái Gái vùi những hạt na
xuống đất: Cái chết là điều tự nhiên, cuộc
sống vẫn tiếp tục với những thế hệ thay
nhau mà lớn khôn.
- Kết thúc vở kịch, Hồn Trương Ba chấp
nhận cái chết, một cái chết làm sáng bừng
lên nhân cách đẹp đẽ của Trương Ba, thể
hiện sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp
và sự sống đích thực
- Màn kết với chất thơ sâu lắng đã đem
lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch
lạc quan và truyền đi thông điệp về sự
chiến thắng của sự sống đích thực, của
chân, thiện, mỹ.


GV hướng dẫn HS tìm hiểu ý
nghĩa đoạn kết của vở kịch.
- HS nghiên cứu kĩ các lời thoại
và phát biểu ý kiến cá nhân đồng
thời tranh luận nếu thấy cần thiết.
HS chỉ ra hàm ý cuộc đối thoại
HS tái hiện tác phẩm để trả lời, có
thể chưa đồng tình với lựa chọn
của Trương Ba.
HS tìm hiểu ý nghĩa đoạn kết của
vở kịch.
*Tổ chức tổng kết
III Tổng kết
- Mục đích: Giải quyết vấn đề, 1. Nghệ thuật
tổng kết bài học
- Sáng tạo cốt truyện dân gian.
- Nhiệm vụ: Hs đọc ngữ liệu
- Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối
SGK, nêu những nội dung chính. thoại, độc thoại nội tâm.
- Phương thức: trả lời cá nhân.
- Hành động của nhân vật phù hợp
19


- Sản phẩm: Hs phát biểu, thể
hiện năng lực giao tiếp ngôn ngữ.
- Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm
vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK , trả
lời câu hỏi sau bằng cách ghi vào

giấy A4:
Cảm nhận khái quát của
anh chị sau khi đọc- hiểu đoạn
trích?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
học tập: HS làm việc cá nhân, cặp
đôi
Bước 3:
Báo cáo kết
quả: HS trình bày kiến thức
Bước 4: Đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến
thức: GV trực tiếp phân tích,
nhận xét, đánh giá

III. Hoạt động luyện tập (8
phút)
- Mục đích: làm được bài tập đọc
hiểu
- Nhiệm vụ: Củng cố kiến thức đã
học
- Phương thức: hoạt động nhóm.
- Sản phẩm: bài làm tự luận
- Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ :
“Vợ Trương Ba: Ông ở đâu?
Ông ở đâu?
(Giữa màu xanh cây vườn,
Trương Ba chập chờn xuất hiện.)
Trương Ba: Tôi đây bà ạ. Tôi vẫn


với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát
triển tình huống…
2. Ý nghĩa văn bản
Tư tưởng nhân văn sâu sắc của Lưu
Quang Vũ:
+ Một trong những điều quý giá nhất của
mỗi con người là được sống là mình, sống
trọn vẹn với những giá trị mình có và theo
đuổi. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi
con người được sống trong sự hài hòa tự
nhiên giữa thể xác và tâm hồn.
+ Con người phải luôn biết đấu tranh
với những nghịch cảnh, với chính bản
thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện
nhân cách và vươn tới những giá trị tinh
thần cao quý.
+ Phê phán những kẻ không chăm lo
thích đáng đến đời sống tinh thần, thói
sống chạy theo ham muốn tầm thường về
vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến mức trở
nên phàm thu thô thiển (xác hàng thịt)/
phê phán tình trạng con người sống giả,
không dám sống thật với bản thân mình..
Đó là nguy cơ đẩy con người tới sự tha
hóa do danh và lợi.
Câu 1: Những ý chính của văn bản:
Trương Ba lựa chọn cái chết thật. Hồn
Trương Ba nhập vào màu xanh cây vườn,
trong những điều tốt lành của cuộc đời…

Câu 2 : Sự xuất hiện của nhân vật Trương
Ba được thể hiện qua 03 hình thức :
- Qua lời văn: chập chờn xuất hiện .
Trương Ba chỉ còn là cái bóng.
- Qua lời Trương Ba: “Tôi vẫn ở
liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa
nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao
bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con
dao bà giẫy cỏ… Không phải mượn thân
ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà
ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời,
20


ở liền ngay bên bà đây, ngay trên
bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà
nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong
cái cơi bà đựng trầu, con dao bà
giẫy cỏ…Không phải mượn thân
ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn
cây nhà ta, trong những điều tốt
lành của cuộc đời, trong mỗi trái
cây cái Gái nâng niu…
(Dưới một gốc cây, hiện lên
cu Tị và cái Gái)
Cái Gái: (tay cầm một trái na)
Cây na này ông nội tớ trồng đấy!
Quả to mà ngon lắm! Ta ăn chung
nhé!
(Bẻ quả na đưa cho cu Tị

một nửa. Đôi trẻ ăn ngon lành.
Cái Gái lấy những hạt na vùi
xuống đất.)
Cu Tị: Cậu làm gì thế?
Cái Gái: Cho nó mọc thành cây
mới. Ông nội tớ bảo vậy. Những
cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi
mãi…”
(Tuyển tập kịch Lưu Quang Vũ,
NXB Sân Khấu, Hà Nội, 1994)
Đọc văn bản trên và trả lời các câu
hỏi sau :
Câu 1. Nêu những ý chính của
văn bản?
Câu 2. Sự xuất hiện của nhân vật
Trương Ba được thể hiện qua
những hình thức nào ?
Câu 3. Xác định các dạng phép
điệp trong văn bản và nêu hiệu
quả nghệ thuật của các dạng đó?
Câu 4. Việc dùng các từ ngữ: màu
xanh, những điều tốt lành của
cuộc đời, nâng niu, nối nhau mà
lớn khôn, Mãi mãi có hiệu quả

trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu”.
- Qua đối thoại của cái Gái và cu
Tị: cây na này ông nội tớ trồng đấy; qua
hành động vùi hạt na xuống đất: “Cho nó
mọc thành những cây mới. Ông nội tớ bảo

vậy. Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn.
Mãi mãi”.
Câu 3. Các dạng phép điệp trong văn
bản : điệp từ ( tôi, bà, đây, trong...), điệp
cấu trúc câu ( Ông ở đâu ? trong...bà...,
trong vườn...trong những điều...trong mỗi
trái cây...).
Hiệu quả nghệ thuật: nhấn mạnh và khẳng
định : Cái chết không phải là sự ra đi vĩnh
viễn. Trương Ba đang sống một cuộc sống
khác: sự sống bất diệt trong trái tim
những người thân. Con người sẽ bất tử
với những điều tốt đẹp họ đóng góp cho
cuộc đời, sẽ sống mãi trong tâm hồn
những người thân yêu.
Câu 4. Việc dùng các từ ngữ: màu xanh,
những điều tốt lành của cuộc đời, nâng
niu, nối nhau mà lớn khôn, Mãi mãi có
hiệu quả diễn đạt: tạo chất thơ sâu lắng đã
đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi
kịch lạc quan và truyền đi thông điệp về
sự chiến thắng của sự sống đích thực, của
chân , thiện ,mỹ.

21


×