Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn tin học 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.61 KB, 15 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên.
a) Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thu Huyền
- Ngày tháng năm sinh: 04/04/1982

Nữ

- Đơn vị công tác: Trường THCS Phú Xuân – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
- Chức danh: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Cao đẳng bách khoa – Cơ tin kỹ thuật
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%
b. Chủ đầu tư sáng kiến: Nguyễn Thị Thu Huyền.
c. Tên sáng kiến: “Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn
tin học 6”.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

1


Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập với việc:“ Giải pháp
ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn tin học 6”. Đối tượng nghiên cứu
mà tôi áp dụng cho đề tài này là học sinh khối lớp 6.
* Mô tả bản chất của sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến :
- Môn tin học là một môn thực hành nên việc ứng dụng công nghệ thông tin
( UDCNTT) trong giảng dạy đang là đề tài được quan tâm. Hiểu được tầm quan trọng
và hiệu quả của việc UDCNTT trong giảng dạy tôi đã nghiên cứu và triển khai việc
UDCNTT trong giảng dạy môn tin học 6.


- Đề tài mà bản thân tôi áp dụng là vấn đề cho học sinh vừa học lý thuyết sen lẫn thực
hành UDCNTT vào bài học.
- Trong những năm giảng dạy tôi thấy rằng bộ môn tin học được các em rất say mê
nhưng bên cạnh việc dạy lý thuyết bằng công cụ là sách giáo khoa và dùng bảng viết
thì hiệu quả các em đạt được chưa cao. Các em nắm bắt chưa sâu được nội dung bài
học trong các tiết học. Chính vì vậy năm 2018 tôi đã áp dụng phương pháp dạy học
vừa lý thuyết sen lẫn thực hành trong các tiết học ở bộ môn tin học lớp 6 bằng giải
pháp UDCNTT trong giảng dạy. Các bài học mà tôi giảng dạy được dùng là giáo án
điện tử sử dụng phần mềm trình chiếu Powerpoint.

2


- Với phương pháp này giúp các em ngoài hình thành kiến thức từ phần lý thuyết các
em sẽ được hướng dẫn thực hành bằng máy tính giải quyết bài học một cách trực quan
và hiệu quả. Cụ thể như sau:
Bước 1: Hình thành kiến thức lý thuyết.
Chương IV: Soạn thảo văn bản
Bài 13: Làm quen với soạn thảo văn bản.
- Biết được vai trò của phần mềm soạn thảo văn bản, biết Microsoft Word là phần
mềm soạn thỏa văn bản.
- Nhận biết được biểu tượng của Word, biết thao tác khởi động và thoát khỏi phần
mềm Word.
- Nhận biết và phân biệt được các thành phần cơ bản của cửa sổ Word như thanh
bảng chọn, các nút lệnh trên thanh công cụ.
Bài 14: Chỉnh sửa văn bản.
- Hiểu mục đích của thao tác chọn phần văn bản.
- Biết cách thực hiện thao tác biên tập văn bản đơn giản: xóa, sao chép, di chuyển các
phần văn bản.
Bài 15: Định dạng văn bản.


3


- Biết được các thành phần cơ bản của một văn bản.
- Nhận biết được con trỏ soạn thảo, vai trò của nó cũng như cách di chuyển con trỏ
soạn thảo.
- Biết các quy tắc soạn thảo văn bản bằng Word.
- Biết cách gõ văn bản Tiếng Việt.
+ Để UDCNTT vào các tiết học thì trước hết giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ nội
dung và kiến thức trình chiếu cho tiết học đó để các em rễ hiểu, tiếp thu bài một cách
hiệu quả nhất.
- Ở phần này từ kiến thức lý thuyết của bài học giáo viên sẽ dẫn dắt các em vào bài
học thông qua các hình ảnh minh họa. Từ đó giúp các em hình thành thêm kiến thức
thực hành một cách thiết thực.
Bước 2: Thực hiện “giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
môn tin học 6” vào một số bài học như sau:
Trong bài 13 “Làm quen với soạn thảo văn bản”.
b1: Các em cần hình thành kiến thức lý thuyết: Học sinh cần nắm được các kiến thức
như:
- Dải lệnh File, home, insert, page layout… tên tệp mới tạo ngầm định là
Document1.doc;
4


- Thước: thước ngang và thước dọc;
- Vùng soạn thảo: vùng để nhập văn bản;
- Thanh cuộn: cuộn ngang và cuộn dọc;
b2: Trong quá trình giảng dạy tôi sẽ sử dụng phương pháp vừa giảng dạy lý thuyết tôi
sẽ trình chiếu hình ảnh minh họa vào bài học:

Ví dụ: Mở cửa sổ Word có tên tên tệp mới tạo ngầm định là Document1.doc.

+

Sau đó giới thiệu các dải lệnh cho học sinh quan sát trực tiếp trên máy.
+ Giải lệnh File.

5


+ Giải lệnh Home.

+ Giải lệnh insert.

6


+

Thước ngang và thước dọc.

+ Vùng soạn thảo,thanh cuận ngang và thanh cuận dọc.

7


Trong bài 14 : Chỉnh sửa văn bản.
b1: Các em cần hình thành lý thuyết các thao tác như:
- xóa, sao chép, di chuyển các phần văn bản.
b2: Trong quá trình giảng dạy tôi sẽ sử dụng phương pháp vừa giảng dạy lý thuyết tôi

sẽ trình chiếu hình ảnh minh họa vào bài học như sau:
- Giáo viên đưa các biểu tượng và giải thích ý nghĩa của các biểu tượng trên các dải
lệnh từ đó học sinh vừa nắm được kiến thức lý thuyết đồng thời các em không bị bỡ
ngỡ khi thực hành với máy tính.

8


Ví dụ: Để sao chép và di chuyển văn bản tôi sẽ đưa ra hình ảnh và giải thích để các
em hiểu được công dụng của các nút lệnh đó.

Bài 15: Định dạng văn bản.
b1: Các em cần hình thành lý thuyết các thao tác như:
- Biết được các thành phần cơ bản của một văn bản.
- Nhận biết được con trỏ soạn thảo, vai trò của nó cũng như cách di chuyển con trỏ
soạn thảo.
- Biết các quy tắc soạn thảo văn bản bằng Word.
- Biết cách gõ văn bản Tiếng Việt.
b2: Trong quá trình giảng dạy tôi sẽ sử dụng phương pháp vừa giảng dạy lý thuyết tôi
sẽ trình chiếu hình ảnh minh họa vào bài học:
“Định dạng văn bản”, thì đưa lên màn hình các bước thực hiện định dạng Font như
sau:
9


Ví dụ: với phần văn bản có nhóm Font trong dải lệnh Home như hình dưới đây, ta
biết được phần văn đó có định dạng với:
+ Phông chữ: Time New Roman.
+ Cỡ chữ: 14.
+ Kiểu chữ: In đậm.

+ Màu chữ: màu đỏ.

- Hoặc muốn căn lề cho văn bản thì giáo viên đưa hình ảnh hướng dẫn học sinh cách
căn lề trái, lề phải, lề giữa và căn đều hai lề.

+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Qua một thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn Tin Học ở trường THCS bản thân
tôi nhận thấy, việc giảng dạy Tin học tuy còn nhiều vấn đề còn phải bàn bạc, tuy nhiên
10


nếu như giảng dạy theo phương pháp phát triển tư duy, sáng tạo UDCNTT cho học
sinh thì chắc chắn rằng những ưu thế trong giảng dạy từng bước được nâng lên.
Trong giảng dạy sử dụng các thiết bị dạy học tối đa, cũng như tận dụng hết nội
lực sẵn có thì góp phần thành công trong giảng dạy ở nhà trường THCS.
Việc tiếp thu kiến thức của bộ môn Tin học, cũng như những kỹ năng thực hành
từng bước học sinh tiếp thu tốt, một phần nào đã nâng cao chất lượng giảng dạy, làm
say mê lòng ham học, ham nghiên cứu của học sinh.
Phần lớn các em có ý thức học tập bộ môn, có phương pháp học tập tốt. Đại bộ
phận các em học sinh hình thành tốt một số kỹ năng như thực hành, thành thạo các
thao tác trên máy tính, có ý thức trong việc tìm tòi kiến thức.
* Qua quá trình thực hiện giảng dạy bộ môn Tin học ở đơn vị mình đã đạt được
kết quả đại trà rất khả quan, số lượng học sinh giỏi, khá tăng lên nhiều.

Giỏi
Lớp

Khá

Trung bình


Yếu

Sĩ số
SL

TL (%)

SL

TL (%)

SL

TL (%) SL

TL (%)

6A

35

6

16.2

16

45.7


13

35.1

0

0

6B

35

7

19.5

16

45.7

12

33.3

0

0

6C


36

7

19.4

18

51.4

11

34.4

0

0

11


Theo tôi để từng bước bộ môn Tin học được nâng cao thì trước hết phải chú ý
đến phương pháp dạy học của thầy và phương pháp học tập của học sinh, chú ý đến
cách học ở nhà, ở trường.
- Giáo viên cho nhiều dạng bài tập, tuỳ tình hình đối tượng học sinh trình độ
của học sinh, tuỳ đối tượng mà có các dạng bài tập để tác dụng tính tư duy, tò mò,
sáng tạo của học sinh nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
- Dạng bài tập đi từ dễ đến khó, từ khách quan sinh động đến tư duy trừu tượng,
làm cho học sinh khắc sâu và tái hiện kiến thức một cách thiết thực và nhanh chóng.
- Lồng ghép các dạng bài tập, nhằm rèn kỹ năng phát triển tư duy, logic, suy

luận.
- Đưa phương tiện trực quan trong dạy học để học sinh có thể tự tìm tòi, khai
thác, lĩnh hội kiến thức phát huy vai trò chủ động, đặc biệt tạo những ấn tượng, ghi
nhớ, khắc sâu, nhớ kĩ, tái hiện kiến thức đảm bảo tính khoa học, khéo léo nhằm khơi
dậy lòng ham học, khám phá khoa học của học sinh.
-Trong quá trình giảng dạy bằng việc lồng ghép giữa lý thuyết và thực hành sẽ
dần giúp các em khơi dậy tính ham học, biết tư duy sáng tạo trong các bài học. Trình
bày được một văn bản hoàn chỉnh. Nhằm tạo cho học sinh hứng thú trong học tập,
đồng thời khắc sâu kiến thức, nắm bắt thông tin tốt hơn.

12


- So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải pháp: Số học sinh
giỏi tăng lên, học sinh yếu không có.
- Số tiền làm lợi.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả:
- Chất lượng đại trà môn tin học lớp 6 học kì I, năm học 2018-2019:
Tổng

Kết quả
Giỏi

số
học

Khá

Trung bình


Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

26

24.5

20

19

60

57.0


0

0

sinh
106

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
của trường.
- Chất lượng đại trà môn tin học học kì I, năm học 2018-2019:

Tổng số

Kết quả
Giỏi

học sinh
106

Khá

TS

%

TS

31


29.2 40

Trung bình

Yếu

%

TS

%

TS

%

38.0

35

33.0

0

0

d. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
13



Cơ sở vật chất như phòng học, đối tượng học sinh và những trang thiết bị cần
thiết cho việc giảng dạy như máy tính, máy chiếu và những trang thiết bị khác.
Thủ trưởng đơn vị tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất để thực hiện đạt
được kết quả tốt nhất.
đ. Về khả năng áp dụng của sáng kiến.
- Sáng kiến được áp dụng đối học sinh ở khối 6 THCS.
- Khả năng áp dụng sáng kiến có thể dành cho tất cả các đối tượng học sinh yêu
thích môn tin học lớp 6 THCS.
Tôi làm đơn nay trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận
sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật,
không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm
về thông tin đã nêu trong đơn.

Phú Xuân, ngày 25 tháng 01 năm 2019
Tác giả sáng kiến

Nguyễn Thị Thu Huyền

14


15



×