Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.06 KB, 24 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Âm nhạc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người. Nhờ có
âm nhạc, con người sẽ cảm thấy yêu đời hơn, cuộc sống trở nên thi vị và tốt đẹp
hơn. Không có âm nhạc thì khó mà có thể chứng minh được với người đang bước
vào ngưỡng cửa của cuộc đời, rằng cuộc đời đẹp đẽ biết chừng nào.
Sở dĩ âm nhạc có được sức ảnh hưởng lớn bởi vì âm nhạc là một loại hình
nghệ thuật có tính biểu hiện. Ngôn ngữ của nó giống với ngữ điệu của tiếng nói và
giống với cử chỉ, nghĩa là giống với phương tiện biểu hiện của cảm xúc. Chính sự
khái quát hoá và tăng lên gấp nhiều lần những khả năng biểu hiện của ngữ điệu và
tiết tấu, âm nhạc đã có được một sức mạnh tác động vào cảm xúc thật lớn lao. Hơn
nữa, trong tác phẩm âm nhạc còn miêu tả những điều mà chúng ta thích thú và quan
tâm trong thực tiễn. Âm nhạc có sự tái hiện những âm thanh đầy sức hấp dẫn của
thiên nhiên, thể hiện những cảm xúc dễ chịu và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của
chúng ta.
Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, ngay từ khi mới sinh ra, âm nhạc có tác dụng rất
lớn. Nhiều nghiên cứu gần đây còn phát hiện ra rằng trẻ được tiếp xúc với âm nhạc
từ khi còn nhỏ sẽ giúp cải thiện trí nhớ và học lực của trẻ bằng cách kích thích sự
phát triển các vùng khác nhau trong bộ não. Theo tiến sỹ Daniel J. Levitin tác giả
của cuốn sách “This Is Your Brain On Music - Tư duy âm nhạc cho trẻ”, ông phát
hiện ra rằng, trong não bộ của con người có một miền đặc biệt được dành riêng cho
âm nhạc và rất nhiều khu chức năng xung quanh khu vực này chịu ảnh hưởng của
âm nhạc. Âm nhạc có khả năng tăng sự thông minh đặc biệt của trẻ đến 46% so với
những đứa trẻ không được lớn lên cùng âm nhạc.
Trong chương trình Giáo dục mầm non, hoạt động âm nhạc là một môn nghệ
thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng
mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc
như nghe cô hát, trẻ tự hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạc...sẽ hình thành ở trẻ
những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, đó là sự phát triển về
thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ và thể lực trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mặt khác,
trong chương trình Giáo dục mầm non, các bộ môn khác sẽ kém hiệu quả nếu như


không sử dụng âm nhạc, bởi âm nhạc là một phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức
các hoạt động giáo dục ở trường. Giáo viên có thể chơi đàn guirta, organ hay bật
nhạc không lời êm dịu làm nhạc nền trong khi đang diễn ra các hoạt động khác của
trẻ như: Giờ ăn, giờ chơi ở các góc, chơi ngoài trời, trẻ làm bài tập theo nhóm, giờ
tạo hình....Ca hát và nghe nhạc giúp trẻ duy trì tập trung, phấn khởi trong khi hoạt
động.
Trên thực tế hiện nay, nhằm đáp ứng mục tiêu của chương trình Giáo dục
mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phân ra các lĩnh vực phát triển, trong đó hoạt


động âm nhạc thuộc lĩnh vực phát triển thẩm mỹ. Hoạt động âm nhạc không phân
ra làm 4 loại tiết như chương trình cải cách trước đây, mà đưa ra nội dung chính và
nội dung kết hợp trong một hoạt động. Các nội dung có động, tĩnh xen kẽ nhau phù
hợp với từng độ tuổi giúp giáo viên tổ chức hoạt động âm nhạc một cách linh hoạt,
uyển chuyển hơn, phát huy được tính sáng tạo, tích cực hoạt động của cô và trẻ,
khiến cho giờ học trở nên sôi nổi, hấp dẫn, nhiều bài hát không còn lặp lại dễ gây
nhàm chán. Giáo viên tổ chức hoạt động âm nhạc dựa trên quan điểm giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm, trẻ được học bằng chơi, chơi mà học để phát huy tính chủ động,
sáng tạo nhằm phát triển tối ưu khả năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ. Chính vì vậy, bản
thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao
chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc trong trường mầm non. Riêng đối với bản tôi
đã không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để
nâng cao chất lượng dạy và học đặc biệt là chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc
cho trẻ. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ tại lớp tôi
đang phụ trách, tôi nhận thấy trẻ vẫn còn rất nhút nhát, chưa tự tin, chưa hứng thú
tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Khả năng cảm thụ âm nhạc còn hạn chế.
Chính vì vậy tôi mong rằng nếu áp dụng một số biện pháp sau đây sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo trong nhà trường như: Trẻ
sẽ có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt, tự tin và tích cực tham gia các hoạt động âm
nhạc. Mạnh dạn tham gia biểu diễn các chương trình văn nghệ trong các ngày hội,

ngày lễ của trường.
Xuất phát từ những lí do trên nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường
mầm non”.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Giúp giáo viên nâng cao kĩ năng tổ chức hoạt động âm nhạc trong trường
mầm non.
- Hình thành và phát triển ở trẻ một số kĩ năng ca hát, cảm thụ âm nhạc, khả
năng biểu diễn, thể hiện các tác phẩm âm nhạc. Phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo ở trẻ.
- Nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
`1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
hoạt động âm nhạc đạt hiệu quả cao.
- Nghiên cứu thực trạng: Những hạn chế, tồn tại của trẻ và của giáo viên mẫu
giáo lớp 5-6 tuổi A – Trường mầm non Hoa Sen.
- Xây dựng một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc cho trẻ
5-6 tuổi trong trường mầm non.
2


- Rút ra được một số bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động âm
nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
1.4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Trẻ mẫu giáo lớp 5-6 tuổi trường mầm non Hoa Sen.
1.5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Để đề tài đạt kết quả cao tôi thực hiện nghiên cứu đề tài bằng các phương
pháp:
a. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Đọc sách báo, tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
b. Phương pháp quan sát, đánh giá
Dự giờ và quan sát các hoạt động của đồng nghiệp, của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
trong các giờ hoạt động âm nhạc. Đánh giá sự hứng thú, nhận thức và năng lực của
GV, của trẻ.
c. Phương pháp thực hành
Tổ chức cho trẻ được luyện tập ở mọi lúc, mọi nơi. các giờ hoạt động âm
nhạc, hoạt động góc và các giờ múa hát sinh hoạt theo chủ đề, ngày hội, ngày lễ.
d. Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
Tổng kết các hoạt động âm nhạc của giáo viên và rút kinh nghiệm cho hoạt
động sau thực hiện được tốt hơn.
e. Phương pháp thống kê toán học
Xử lí các kết quả nghiên cứu.
Ngay từ đầu năm học 2012-2013 tôi đã tiến hành áp dụng những phương
pháp của đề tài. Qua đó, việc tổ chức hoạt động âm nhạc của giáo viên lớp mẫu
giáo lớn 5-6 tuổi bước đầu đã đạt được một số thành công nhất định.
1.6. Giới hạn về không gian của đề tài nghiên cứu.
Do điều kiện công việc và thời gian có hạn, trong bài viết này tôi xin phép
chỉ đề cập tới một số phương pháp nhằm hình thành cho trẻ có kĩ năng ca hát và
khả năng cảm thụ âm nhạc tốt. Mặt khác giúp cho bản thân tích lũy thêm kinh
nghiệm để tổ chức tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ của lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A đạt
hiệu quả hơn
1.7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu 9 tháng. Từ tháng 9/2012- tháng 5/2013

3


PHẦN II: NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của việc đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng

cao hiệu quả hoạt động âm nhạc.
a. Vai trò của hoạt động âm nhạc đối với sự phát triển toàn diện của trẻ:
* Vai trò của hoạt động âm nhạc đối với sự phát triển thể chất của trẻ:
Âm nhạc có ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Trước hết, âm
nhạc được coi là khả năng tốt nhất để phát triển tai nghe. Tính chất đa dạng của âm
nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự trao đổi máu.
Việc dạy trẻ vận động nhịp nhàng theo điệu nhạc không chỉ giúp trẻ tập phối
hợp các động tác đi lại vững vàng, chạy nhẹ nhàng, mà tất cả những vận động của
tay, chân, thân mình của trẻ, nhờ có âm nhạc phụ hoạ sẽ trở nên chính xác và nhịp
nhàng hơn. Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp
và duyên dáng.
Việc trẻ hát gắn với việc phát triển sinh lí ở trẻ, đẩy mạnh chức năng hoạt
động của các cơ quan phát thanh, hô hấp làm cho giọng hát của trẻ tốt hơn, tạo điều
kiện rèn luyện sự phối hợp giữa nghe và hát. Tư thế hát đúng sẽ tạo điều kiện điều
hoà hoạt động hô hấp, thở sâu hơn, tạo cho trẻ có dáng dấp uyển chuyển và phong
thái đẹp.
* Vai trò của hoạt động âm nhạc đối với sự phát triển nhận thức của trẻ:
Cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển nhận thức. Nó đòi hỏi trẻ
phái chú ý qua sát, nhạy bén. Trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh, làm quen
với ý nghĩa biểu cảm của âm thanh đó, ghi nhớ những đặc điểm, tính chất của hình
tượng âm nhạc. Trong khi tập hát trẻ không chỉ tiếp thu về giai điệu, tiết tấu, lời ca,
mà còn phát triển ngôn ngữ (phát âm chính xác, biểu cảm, mở rộng vốn từ). Các
dạng hoạt dộng âm nhạc ở trường mầm non tuỳ theo đặc điểm lứa tuổi, thông qua
các bài học giáo dục âm nhạc ngày một khó dần, phức tạp dần đòi hỏi trẻ phải tích
cực tư duy, tưởng tượng, sáng tạo.
* Vai trò của hoạt động âm nhạc đối với sự phát triển thẩm mĩ của trẻ:
Các bộ môn nghệ thuật, trong đó có âm nhạc, được coi là phương tiện hữu
hiệu nhất để đưa mối quan hệ thẩm mĩ (thế giới âm nhạc) vào ý thức của trẻ một
cách sâu sắc. Mục đích của giáo dục thẩm mĩ nhằm phát triển ở trẻ khả năng lĩnh
hội, cảm thụ và hiểu cái đẹp, phân biệt cái hay, cái dở, hoạt động độc lập và sáng

tạo trong khi tiếp xúc với các dạng hoạt động âm nhạc khác nhau. Khi nghe nhạc,
trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc nên hưởng ứng cảm xúc với
những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Âm nhạc dẫn dắt trẻ đến với những
hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng.
* Vai trò của hoạt động âm nhạc đối với sự phát triển tình cảm xã hội của
trẻ:
4


Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng
những hình tượng âm thanh có sức biểu cảm. Cùng với các yếu tố diễn tả âm nhạc
như: giai điệu, âm sắc, cường độ, hoà âm, cách cấu tạo, hình thức..., bản chất thời
gian trong âm nhạc làm cho nó có thể truyền đạt sự vận động của tình cảm và ý
tưởng với tất cả những sắc thái tinh tế nhất. Âm nhạc gắn liền với con người từ lúc
chào đời cho tới khi giã từ cuộc sống.
Âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn trong việc thể hiện một cách tinh tế thế
giới nội tâm của con người. Nó tác động tực tiếp vào lĩnh vực tình cảm của con
người và có khả năng thống nhất con người trong cùng một nỗi xúc động, trở thành
phương tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm giữa con người mà không cần đến ngôn
ngữ.
Muốn phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ, phải từng bước nâng cao
dần trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc, giúp trẻ từng bước
cảm nhận và biết đánh giá âm nhạc ở mức độ đơn giản. Theo đó, sở thích âm nhạc
của trẻ dần dần xuất hiện. Điều này thể hiện rất rõ khi cho trẻ mầm non tiếp xúc với
các tác phẩm âm nhạc phù hợp với lứa tuổi.
* Tóm lại: Âm nhạc là một môn nghệ thuật mang tính hình tượng và giáo
dục âm nhạc cho trẻ là dạy trẻ thực hiện các kĩ năng ca hát, kĩ năng nghe nhạc nghe
hát, vận động theo nhạc và kĩ năng cảm thụ âm nhạc sâu sắc.
b. Phương pháp tổ chức hoạt động âm nhạc theo hướng tích hợp chủ đề:
* Hướng dẫn trẻ nghe hát, nghe nhạc:

Mục đích “Tập cho trẻ nghe” là khơi dậy, bồi dưỡng cho trẻ năng lực cảm
thụ âm nhạc thông qua các bài hát, bản nhạc được nghe.
Trong các hoạt động giáo dục âm nhạc ở nhà trẻ, việc tập cho trẻ nghe giữ
vai trò rất quan trọng, làm cơ sở cho các hoạt động âm nhạc khác (Hát- vận động
theo nhạc- trò chơi âm nhạc)
Phương pháp “Tập cho trẻ nghe” là làm thế nào kích thích, khơi dậy trong
trẻ:
Sự ham thích được nghe.
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc khi được nghe.
Sự chú ý, tập trung lắng nghe.
Hưởng ứng cảm xúc khi nghe nhạc, nghe hát.
Muốn làm được điều này, trên mỗi bài hát, bản nhạc, cô giáo cần cho trẻ
nghe nhiều lần, nghe dưới nhiều hình thức khác nhau, nghe trên giờ luyện tập có
chủ đích, nghe ở mọi lúc, mọi nơi.
Việc hướng dẫn trẻ hát có các phương pháp sau:
- Phương pháp trực quan:
5


Hát mẫu cính xác, diễn cảm, thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.
Cô giáo cần hát đúng, hát thuộc bài hát.
Hát kết hợp điệu bộ minh họa cho bài hát.
- Phương pháp dùng lời:
Trong quá trình cho trẻ nghe nhạc, nghe hát, cô giáo có thể dùng lời để giới
thiệu về bài hát, bản nhạc (Tên bài hát, bản nhạc, tên tác giả, nội dung bài hát, tính
chất bài hát, một hình ảnh đẹp hoặc một nét nhạc hay trong bài hát). Cần lưu ý, lời
nói của cô cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, không quá lạm dụng thuật ngữ âm nhạc
khó hiểu đối với trẻ.
Dùng trực quan, sử dụng tranh ảnh, nhạc cụ, băng cát-xét, xét, băng ghi hình
cho trẻ xem và hát theo.

- Luyện tập cho trẻ biết chú ý lắng nghe:
Tập cho trẻ biết ghi nhớ một số tác phẩm được nghe.
Tập cho trẻ phân biệt cao, thấp, to, nhỏ.
Tập cho trẻ hưởng ứng cảm xúc bài hát cùng với cô.
* Phương pháp hướng dẫn trẻ hát:
Mục đích của phương pháp này là giúp trẻ biết hát một cách vui tươi, hồn
nhiên, trên cơ sở cảm xúc thẩm mĩ và làm quen với ca hát bằng giọng hát của chính
mình.
Phương pháp “Tập cho trẻ hát” là phương pháp hướng dẫn cho trẻ trực tiếp
dùng giọng hát của mình để biểu hiện lại những âm thanh, nhịp điệu của bài hát
một cách đầy đủ, sống động và có sức truyền cảm. Yêu cầu của việc “Tập cho trẻ
hát” phải giúp trẻ:
Thích thú và yêu thích ca hát.
Có thói quen ca hát.
Có tư thế đúng.
Biết hát cùng bạn.
Biết thể hiện nét mặt, giọng điệu khi hát.
- Quá trình “Tập cho trẻ hát” gồm:
Hát mẫu: Cô hát cho trẻ nghe thật chính xác, thể hiện sắc thái, tình cảm của
bài hát. Cô có thể sử dụng đàn để đệm theo bài hát, hoặc kết hợp điệu bộ minh họa.
Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả (không nhất thiết yêu cầu trể phải nói đúng
tên tác giả).
Giới thiệu ngắn gọn nội dung bài hát: Cô có thể hỏi một số câu hỏi như: Bài
hát nói lên điều gì? Về ai? Về con gì? Về cái gì?...
6


Tập cho trẻ hát: Cô giáo hát to, chậm, rõ lời, trẻ hát theo cô từng câu một từ
đầu đến hết bài hát. Trong quá trình hát theo cô cả bài, câu hát nào khó về giai điệu
hoặc khó về lời ca, cô có thể hát mẫu lại và cho trẻ hát lại cùng với cô. Để khuyến

khích trẻ tập hát cô có thể vỗ tay đệm theo bài hát, hoặc kết hợp điệu bộ, cử chỉ
minh họa, động viên một số trẻ hát cùng với cô. Trên giờ tập hát này, cô không nhất
thiết yêu cầu trẻ phải hát đúng, hát thuộc ngay, mà chủ yếu trẻ hứng thú hát theo cô.
* Phương pháp hướng dẫn trẻ vận động theo nhạc:
Mục đích của phương pháp này nhằm phát triển ở trẻ cảm giác nhịp điệu về
âm nhạc. Qua đó giúp trẻ thể hiện nhịp điệu âm nhạc bằng chính vận động của
mình.
Trẻ có thể cảm nhận và tự vận động theo ý thích của mình. Cô giáo có thể
khuyến khích trẻ vận động dưới nhiều hình thức sau:
Hát kết hợp vỗ tay đệm theo bài hát.
Hát kết hợp nhún nhảy, lắc lư, giậm chân...
Hát kết hợp một số động tác đơn giản như: Vẫy cánh tay, cuộn cổ tay, nhún,
đi, chạy...
Hát kết hợp minh họa theo lời ca.
- Cách dạy vận động như sau:
Cô bắt nhịp cho trẻ hát và cho trẻ vỗ tay cùng cô (Cô vỗ tay chậm, nhẹ nhàng
để trẻ vỗ theo)
Cô bắt nhịp cho trẻ hát hoặc bật băng cát-xét, cô và trẻ cùng nhún nhảy, hoặc
lắc lư theo bài hát.
Nếu bài hát có kết hợp động tác minh họa, cô có thể cho trẻ vừa hát vừa làm
động tác minh họa từng câu một cho đến hết bài. Động tác nào trẻ vận động chưa
nhịp nhàng, cô có thể làm mẫu và cho trẻ tập lại.
c. Đặc điểm phát triển khả năng âm nhạc của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi:
Đây là giai đoạn chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học. Trẻ có khả năng tri
giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc. Cảm giác tai nghe và kinh nghiệm nghe nhạc
của trẻ cũng tích luỹ được nhiều hơn. Trẻ có thể phân biệt độ cao thấp của âm
thanh, giai điệu đi lên hay đi xuống, độ to nhỏ, thậm chí cả sự thay đổi cường độ
âm thanh (mạnh hay yếu) và âm sắc của một số nhạc cụ, giọng hát.
Giọng hát trẻ đã vang hơn, âm sắc ổn định hơn và tầm cữ giọng cũng mở
rộng hơn trong khoảng quãng 8. Sự phối hợp giữa tai nghe và giọng hát cũng tốt

hơn.
Trẻ có thể vận động theo nhạc một cách nhịp nhàng, uyển chuyển, có thể di
chuyển ở các đội hình khác nhau, động tác truyền cảm đôi khi có sự sáng tạo ở một
mức độ nhất định.
7


Điều này cho ta thấy rằng, trong quá trình giáo dục âm nhạc cần phải nắm
được đặc điểm lứa tuổi chung và chú ý đặc điểm cá biệt ở từng trẻ.
2.2. Thực trạng việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi A – Trường mầm non Hoa Sen.
a. Vài nét về giáo viên:
Stt

Họ và tên giáo viên

Trình độ

Phụ trách
lớp

Số lượng
trẻ
35

1

Nguyễn Thị Lăng

Đại học


5A

2

Phạm Thị Ngọc Hoa

Đại học

5A

Ghi chú

Giáo viên trong lớp đều có sức khỏe tốt, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong
công việc. Có tinh thần học tập và yên tâm công tác.
Bên cạnh đó còn một số những hạn chế của giáo viên trong quá trình dạy âm
nhạc cho trẻ như sau:
* Việc tổ chức hoạt động âm nhạc dưới hình thức hoạt động chung:
Chưa thực sự lấy trẻ làm trung tâm. Tổ chức hoạt động còn chưa sáng tạo,
linh hoạt, chưa khơi gợi được nguồn cảm hứng, đam mê âm nhạc của trẻ.
* Việc tận dụng cơ hội cho trẻ hoạt động âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi:
Chưa tích cực tận dụng mọi thời điểm sinh hoạt trong ngày của trẻ để giúp
trẻ phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc.
* Việc tham gia các hoạt động văn nghệ trong các ngày hội, ngày lễ của nhà
trường:
Giáo viên chỉ chọn những trẻ có năng khiếu âm nhạc, nhanh nhẹn, tự tin để
tập các tiết mục văn nghệ cho trẻ mà chưa chú ý đến tất cả những trẻ khác trong lớp
để cho trẻ được hoạt động tập thể.
Chính việc ít cho trẻ tham gia các hoạt động văn nghệ của lớp, của trường
khiến trẻ chưa tự tin, còn nhút nhát do đó hoạt động văn nghệ trong các ngày hội,

ngày lễ chưa sôi nổi, hấp dẫn.
* Việc phối hợp với các bậc phụ huynh cùng dạy trẻ trong hoạt động âm
nhạc:
Giáo viên chưa thực sự chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh
như: cung cấp nội dung bài hát, bản nhạc cũng như tuyên truyền sâu rộng trên các
phương tiện nghe nhìn, thông tin đại chúng nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng
dạy và học.
b. Khả năng âm nhạc của trẻ mẫu giáo lớp 5-6 tuổi A trường mầm non
Hoa Sen.
8


Tổng số trẻ ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A có 35 trẻ. Trong đó con em nông thôn
chiếm khoảng 20%, con em cán bộ công chức 50% và số còn lại là nghề kinh
doanh, buôn bán, tự do chiếm 30%. Trẻ có sức khỏe tốt. Trẻ đi học đều, tỉ lệ bé
chuyên cần đạt 98%, tỉ lệ bé ngoan đạt 100%.
Khả năng âm nhạc của trẻ chưa đồng đều. Một số trẻ còn nhút nhát, chưa
mạnh dạn, tự tin, chưa hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc. Do đó khả năng nghe
và cảm thụ âm nhạc của trẻ còn hạn chế, trẻ hát chưa rõ lời, chưa thực hiện được
theo yêu cầu của cô, chưa có khả năng biểu diễn thể hiện tính chất giai điệu và lời
ca của các tác phẩm âm nhạc.
Qua việc tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A,
tôi đã chú ý quan sát, lắng nghe và ghi lại kết quả đạt được cụ thể như sau:
Nội dung

Kết quả
Số trẻ

%


Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt
động âm nhạc

30/35

85,7

Trẻ thực hiện kĩ năng ca hát

23/35

65,7

Trẻ biết vận động theo nhạc, hát,
múa

25/35

71,4

Trẻ có kĩ năng biểu diễn và cảm
thụ âm nhạc tốt

19/35

54,2

Trẻ hát chưa rõ lời

6/35


17,1

=> Từ việc điều tra thực trạng và nguyên nhân của thực trạng trên nên tôi xin
đề xuất một số biện pháp sau đây nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động âm
nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong nhà trường.
2.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc cho trẻ lớp
mẫu giáo 5-6 tuổi A trong trường mầm non Hoa Sen:
* Biện pháp 1: Gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động âm nhạc:
Gây hứng thú để giới thiệu bài khi tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công cho tiết
dạy. Đặc điểm của trẻ lưa tuổi mầm non là dễ thu hút sự chú ý nhưng cũng dễ mất
tập trung nếu giáo viên không có khả năng thu hút trẻ hoặc do những điều kiện
khách quan bên ngoài. Vì vậy để thu hút sự chú ý của trẻ và khuyến khích trẻ tích
cực tham gia hoạt động tôi đã sử dụng một số hình thức như sau:

9


- Sử dụng tranh, ảnh, hình ảnh, video có nội dung liên quan đến bài hát dạy
trẻ, màu sắc tươi tươi tắn, hình ảnh rõ nét, âm thanh sống động giúp trẻ tri giác và
cảm nhận.
Ví dụ: Khi dạy trẻ hát bài hát: “Cả nhà đều yêu” (Nhạc và lời: Bùi Anh Tôn)
tôi sử dụng một số bức ảnh chụp gia đình mà trẻ mang theo đến lớp, cho trẻ truyền
tay nhau xem để trẻ nhận ra đó là gia đình của mình hay của bạn khác. Từ đó khơi
gợi tình yêu thương của trẻ với gia đình mình, giúp trẻ thể hiện bài hát tình cảm
hơn.
Hoặc khi hát cho trẻ nghe bài hát: “Lời ru của mẹ” (Nhạc và lời: Vũ Trọng
Tường), tôi sử dụng đoạn video mẹ đang ru con ngủ trong vòng tay à ơi:
“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Để trẻ cảm nhận được lời ru tha thiết và tình cảm yêu thương của mẹ dành
cho con.
- Sử dụng bài thơ, câu đố, ca dao, đồng dao để lôi cuốn trẻ vào bài.
Ví dụ: Khi dạy trẻ vận động theo nhạc bài hát: “Vật nuôi” (Nhạc Anh), tôi sử
dụng bài đồng dao: “Vè loài vật” cho trẻ đọc với nhịp điệu vui vẻ và tưởng tượng
ra trong bài vè có những con vật gì, sau đó hỏi trẻ những con vật nào trong bài vè
sống trong gia đình, đặc điểm của con vật đó ra sao để khuyến khích trẻ tự sáng tạo
ra động tác vận động theo bài hát.
Hoặc khi dạy trẻ hát bài: Chú voi con ở bản Đôn” (Nhạc và lời: Phạm
Tuyên), tôi sử dụng câu đố:
“Bốn chân như bốn cột đình
Giúp bà Trưng đuổi quân thù lưu danh
Giúp người qua được sang sông
Giúp người kéo gỗ bạn nói mau con gì?”
(Con voi).
Hay khi dạy trẻ hát bài: “Nhớ ơn Bác” (Nhạc và lời: Phan Huỳnh Điểu) tôi
đọc cho trẻ nghe câu ca dao:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Hỏi trẻ câu ca dao nói về ai? Tình cảm của con đối với Bác như thế nào?
Kính yêu Bác con sẽ làm gì?
10


Khi dạy trẻ hát bài: “Hoa kết trái”, tôi sử dụng bài thơ: “Hoa kết trái” cho trẻ
đọc để trẻ có thể hát thuộc bài hát nhanh hơn.
- Sử dụng nhạc cụ:

Ví dụ khi dạy trẻ vận động bài: “Múa với bạn Tây Nguyên” (Nhạc và lời:
Phạm Tuyên), tôi sử dụng mô hình chiếc đàn tơ rưng, cho trẻ nghe tiếng đàn tơ
rưng để trẻ thấy được âm thanh khác biệt của tiếng đàn tơ rưng với tiếng đàn
yamaha mà trẻ vẫn thường được nghe, hỏi trẻ đàn tơ rưng có ở vùng nào, sau đó
dẫn dắt để dạy trẻ vận động theo bài hát.
- Sử dụng một số trò chơi mang tính chất gây tò mò.
Ví dụ: Khi dạy trẻ vỗ tay theo lời ca bài hát: “Cháu yêu cô thợ dệt”, tôi cho
trẻ chơi trò chơi: “Chiếc túi kỳ lạ”: Để ba cuộn chỉ: xanh, đỏ, vàng vào trong một
chiếc túi vải tối màu cho trẻ thò tay vào túi, mắt không nhìn sờ vào đồ vật bên trong
và đoán xem đó là gì để dẫn dắt vào bài dạy.
- Sử dụng trang phục:
Ví dụ: Khi hát cho trẻ nghe bài hát: “Mùa xuân ơi”, tôi mặc áo dài truyền
thống có thêu cành mai vàng, cho trẻ nhận xét bộ trang phục của cô để trẻ liên
tưởng những họa tiết trên chiếc áo dài với hình ảnh tươi thắm của mùa xuân.
Hay khi hát cho trẻ nghe bài “Cây trúc xinh” (Dân ca quan họ Bắc Ninh), tôi
mặc bộ áo tứ thân, đội nón quai thao để trẻ liên tưởng đến vùng quê Bắc Ninh và
thả hồn theo giai điệu bài hát.
- Sử dụng đạo cụ: cho trẻ đội các loại mũ về các con vật, các loại hoa, nơ đeo
tay...phù hợp với từng bài hát theo chủ đề.
Với những hình thức trên khi sử dụng để gây hứng thú cho trẻ, giáo viên có
thể kết hợp hình thức này với hình thức khác một cách linh hoạt, logic để giờ hoạt
động âm nhạc trở nên sôi nổi, cuốn hút ngay từ đầu, khiến trẻ không thể không
tham gia.
* Biện pháp 2: Tận dụng mọi cơ hội để củng cố và rèn kĩ năng ca hát,
nghe nhạc, nghe hát, vận động theo nhạc (gọi chung là kĩ năng âm nhac) cho
trẻ.
Ngoài giờ hoạt động chung, thì trong các thời điểm trong sinh hoạt hàng
ngày của trẻ ở trường, người giáo viên có thể tận dụng để củng cố và rèn kĩ năng
âm nhạc cho trẻ. Bởi như đã nói ở trên là đặc điểm của trẻ rất dễ mất tập trung nên
dễ quên, vì vậy giáo dục trẻ ở mọi lúc mợi nơi là phương pháp hữu hiệu nhất.

- Trong giờ đón trẻ: Để tạo không khí vui tươi, chào đón một ngày mới và
thích đi học tôi mở đĩa CD những bài hát có giai điệu nhanh, rộn ràng với lời ca
mang hình ảnh của trường, lớp, cô giáo và các bạn như: “Vui đến trường”, “Lời

11


chào buổi sáng”, “Chào ngày mới”, “Bài ca đi học”, “Nắng sớm”...đồng thời
khuyến khích trẻ hát theo hoặc tự hưởng ứng cảm xúc của mình theo đĩa CD.
- Trong giờ thể dục sáng: Ngoài việc dạy cho trẻ tập các bài tập với các động
tác theo nhịp hô của cô, tôi kết hợp sử dụng các bài hát hoặc các bản nhạc nước
ngoài có nhịp điệu nhanh, vui tươi cho trẻ tập thòa như: bài hát “Em tập thể dục
buổi sáng”, “Con chim vành khuyên”, “Vui đến trường”...; bản nhạc: “Nào cùng
nhảy các bạn ơi”, “Lucky lucky”,...
- Khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời: Với nội dung dạo chơi,
tham quan tôi cho trẻ hát bài: “Dạo chơi”, “Ra chơi vườn hoa”, “Trời nắng trời
mưa”...; Với nội dung quan sát có mục đích tôi cho trẻ hát những bài hát phù hợp
chủ đề như: Khi cho trẻ quan sát cây xanh -> trẻ hát bài “Em yêu cây xanh”; Khi
cho trẻ quan sát một số loại hoa -> trẻ hát bài:“Vườn trường mùa thu”; Khi cho trẻ
quan sát công việc của bác làm vườn -> trẻ hát bài “Trồng cây”...không những trẻ
ôn lại được những bài hát đã học mà còn giúp trẻ hào hứng, hứng thú và thích được
hoạt động.
- Khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi theo các góc, cụ thể là góc
âm nhạc: Tôi đã khuyến khích trẻ vận động dưới nhiều hình thức như: vỗ tay, dậm
chân, lắc lư, nhún, múa..., biểu diễn với nhạc cụ như: trống, song loan, phách để bài
hát thêm sinh động và phát huy khả năng biểu diễn và thể hiện cảm xúc của trẻ.
- Trước giờ ngủ của trẻ: Tôi chọn những làn điệu hát ru, những làn điệu dân
ca hay những bản nhạc không lời sẽ giúp trẻ vừa cảm nhận được giai điệu mượt
mà, êm dịu của bài hát, bản nhạc vừa đi vào giấc ngủ thật dễ dàng hơn như: “Ru
con”, “Ru con mùa đông”, “Hoa thơm bướm lượn”, “Lý chiều chiều”, “Thư gửi

Elise”, “Bản Sonat ánh trăng”... góp phần hình thành cho trẻ nhân cách tốt, tâm hồn
trong sáng.
- Sau khi trẻ ngủ dậy, tôi mở những bài hát, bản nhạc mang tính chất hành
khúc như: “Làm chú bộ đội”, “Đội kèn tí hon”, “Đàn kiến nó đi”... Chính nhịp điệu
nhanh, rộn ràng sẽ giúp trẻ có tác phong nhanh nhẹn, tạo thành nền nếp, thói quen
mà không cần đến hiệu lệnh của cô.
- Trong giờ hoạt động chiều: Tôi cho trẻ ôn lại những bài hát đã học dưới
hình thức tổ chức cuộc thi “Bé tập làm ca sĩ”, “Đội nào hát hay hơn”, hoặc tổ chức
buổi liên hoan văn nghệ để tất cả trẻ trong lớp được tham gia.
* Biện pháp 3: Tích hợp củng cố kĩ năng âm nhạc cho trẻ thông qua các
môn học khác.
Đây là phương pháp tổ chức hoạt động âm nhạc theo hướng tích hợp chủ đề
và tôi có thể khẳng định rằng các môn học khác sẽ trở nên trầm, buồn và kém hiệu
quả nếu thiếu âm nhạc. Do đó, trong các giờ hoạt động khác tôi luôn chú ý lồng
12


ghép những nội dung âm nhạc phù hợp để củng cố và rèn luyện kĩ năng âm nhạc
cho trẻ như:
Trong giờ làm quen với văn học: Bên cạnh mục đích chính là dạy trẻ thuộc
và đọc diễn cảm bài thơ; hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện, tôi chọn những bài
hát, bản nhạc đã được phổ nhạc theo nội dung bài thơ, câu chuyện đó để giúp trẻ dễ
dàng nhớ nội dung bài thơ, câu chuyện một cách sâu sắc hơn. Ngoài chọn những
bài hát, bản nhạc có sẵn, tôi đã phổ nhạc cho những bài thơ, sáng tác bài hát theo
nội dung câu chuyện để kết hợp dạy trẻ.
Ví dụ: Thông qua việc dạy bài thơ: “Hoa kết trái” sau khi trẻ đọc thơ xong
tôi cho trẻ hát bài hát “Hoa kết trái” (đã được phổ nhạc); Dạy trẻ bài thơ: “Chim
Chích Bông”, tôi cho trẻ hát bài “Chim Chích Bông” (đã được phổ nhạc).
Khi kể cho trẻ nghe câu chuyện: “Sự tích bánh chưng, bánh dày”, tôi đã sáng
tác bài hát “Sự tích bánh chưng, bánh dày” để dạy trẻ như sau: “Đố bạn biết sự tích

bánh chưng bánh dày? Ngược dòng thời gian hỏi chàng Lang Liêu đó. Ấy là lễ vật
quí dành tặng vua cha, dâng lên trời đất vào ngày đầu năm. Bánh chưng hình mặt
đất, bánh dày hình mặt trời. Ôi thật quí giá trong ngày tết cổ truyền của người dân
Việt Nam.”
Trong giờ hoạt động tạo hình: Trong khi trẻ vẽ, nặn, xé cắt dán theo từng chủ
đề, tôi kết hợp cho trẻ nghe những bài hát phù hợp chủ đề hay những bản nhạc
không lời nhẹ nhàng, êm dịu để kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ giúp trẻ
có những sản phẩm đẹp mắt, phong phú và đa dạng.
Ví dụ: Khi trẻ vẽ mưa: cho trẻ nghe bản nhạc: Kiss the rain.
Khi trẻ xé dán đàn cá bơi: cho trẻ nghe bài hát: Cá vàng bơi.
Khi trẻ nặn một số loại quả: cho trẻ nghe bài hát: Miền Nam của em...
Trong giờ khám phá khoa học: Việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học
góp phần tạo cho trẻ có cảm xúc với các đối tượng như bài: “Tìm hiểu về một số
loại hoa” có thể kết hợp cho trẻ nghe bài hát “Hoa trong vườn” hoặc “Ra vườn hoa”
của Văn Tấn hoặc như bài: “Tìm hiểu một số nghề” có thể kết hợp cho trẻ hát bài
“Ước mơ xanh”...
Trong giờ Làm quen với chữ cái: ngoài việc yêu cầu trẻ nhận biết, phát âm
chữ cái bằng nhiều biện pháp khác nhau, tôi sử dụng các bài hát trẻ đã học để kết
hợp oonh nhận biết phát âm các chữ cái như: bài hát “Trường chúng cháu đây là
trường mầm non” – ôn nhóm chữ: a,ă,â; bài hát “Cô giáo” – ôn nhóm chữ: o,ô,ơ;
bài hát “Đèn xanh, đèn đỏ” – ôn nhóm chữ: p, q...
* Biện pháp 4: Nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ
thông qua các ngày hội:
Hoạt động âm nhạc trong ngày hội, ngày lễ là hình thức biểu diễn văn nghệ
được xây dựng trên kế hoạch và có sự chuẩn bị trước về nội dung. Mục đích của
biện pháp này nhằm tăng cường khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ. Khi trẻ được
13


tham gia biểu diễn sẽ có cơ hội được củng cố rèn luyện kĩ năng hoạt động nghệ

thuật. Mặt khác tăng thêm sự mạnh dạn, lòng tự tin trước người khác cũng như sự
phối hợp giữa các thành viên trong nhóm. Trẻ được tham tham gia biểu diễn cùng
cô, cùng bạn.
Chính vì vậy thông qua những ngày hội, ngày lễ được tổ chức tại trường tôi
đã tạo cơ hội cho trẻ được tham gia biểu diễn các tiết mục văn nghệ như sau:
- Thứ nhất, chọn tiết mục phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại để tất
cả trẻ cùng được tham gia.
- Thứ hai, thiết kế sân khấu, chuẩn bị đạo cụ, trang phục cho trẻ biểu diễn.
- Thứ ba, tập luyện cho trẻ dưới nhiều hình thức: hát đơn ca, múa hát tập thể,
biểu diễn ca cảnh, hoạt cảnh.
- Thứ tư, cho cả lớp biểu diễn theo các tiết mục đã tập.
Ví dụ: Ngày hội: “Bé vui tết trung thu”
- Tôi chọn các bài hát: “Đêm trung thu”, “Ánh trăng hòa bình”, “Đếm sao”,
“Vầng trăng cổ tích”, “Rước đèn dưới ánh trăng”, “Rước đèn tháng tám”.
- Thiết kế sân khấu: Treo phông chữ: “Bé vui tết trung thu”, trang trí hình
ảnh cây tre, ông trăng tròn và các bạn nhỏ đang vui múa sư tử; chuẩn bị mâm cỗ.
- Tập luyện cho trẻ dưới hình thức hoạt cảnh với các vai: chị Hằng Nga, chú
Cuội, các nàng tiên nữ, nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn.
+ Trẻ dân gian cầm loa chạy ra:
"Loa loa loa loa...!
Trung thu ngày hội
Đón chị Hằng Nga
Cùng với chúng ta
Rước đèn phá cỗ..."
+ Trẻ dân gian: . Kìa các bạn ơi chị Hằng Nga đã xuống rồi. Đi cùng với chị
Hằng Nga còn có cả anh Cuội và các nàng tiên nữ nữa. Chị Hằng Nga xinh quá.
. Chúng em chào chị Hằng Nga, chào anh Cuội và các nàng
tiên nữ.
+ Chị Hằng Nga: Chị chào tất cả các em! Chị ở trên cung trăng thấy các em
múa hát rất vui, chị cùng anh Cuội và các nàng tiên nữ xuống đây để vui trung thu

cùng các em đấy. Nào chị em mình cùng múa hát bài “Ánh trăng hoà bình” nhé.
+ Chị Hằng Nga: Các em nhìn kìa! Nàng Bạch Tuyết cùng 7 chú lùn đang
đến vui trung thu cùng chúng ta đấy.
+ Các cháu: Chúng em chào nàng Bạch Tuyết, chào 7 chú lùn.
+ Nàng Bạch Tuyết: Chị Bạch Tuyết chào tất cả các bé. Chị và 7 chú lùn đi
chơi ngang qua đây, thấy các em đón trung thu vui quá, chị đến để vui cùng các em.
Và chị muốn tặng các em một bài hát rất hay. Nào mời chị Hằng Nga, anh Cuội,
14


các nàng tiên nữ và tất cả các em cùng múa hát cho thật vui nào. -> Múa hát bài
“Đêm trung thu”.
+ Chị Hằng Nga: Chị Bạch Tuyết hát hay quá, bây giờ cả hai chị muốn nghe
các bé lớp 5TA hát, các em đồng ý không nào?
+ Các bé lớp 5TA múa hát các bài: “Đếm sao”, “Vầng trăng cổ tích”, “Rước
đèn dưới ánh trăng”.
+ Chị Hằng Nga: Các em ơi, tiếng trống múa lân đang thúc dục chúng ta hãy
mau mau đi rước đèn phá cỗ.
-> Cho cả lớp rước đèn xung quanh mâm cỗ và phá cỗ. ( Mở nhạc các bài
hát: “Rước đèn dưới ánh trăng”, “Rước đèn tháng 8”...).
* Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả trong
hoạt động âm nhạc:
Mục đích của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình tổ chức
hoạt động âm nhạc nhằm giúp trẻ có cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ tiên
tiến. Nhờ có môi trường dạy học hiện đại mà trẻ cảm nhận được sự mềm mại trong
câu hát, cảm nhận được tính chất đặc trưng của tác phẩm qua những tính năng của
các phần mềm mà giáo viên sử dụng.
Hiện nay, tôi thường sử dụng phần mềm Powerpoint để trình chiếu thay cho
đồ dùng trực quan để dạy trẻ hát, nghe hát và chơi trò chơi âm nhạc. Để việc ứng
dụng phần mềm Powerpoint phát huy hiệu quả một cách tối đa, tôi chọn những hiệu

ứng phù hợp cho những âm thanh, hình ảnh liên quan đến nội dung bài hát, bản
nhạc để thu hút trẻ, phát huy tính tò mò, ham hiểu biết ở trẻ, không chọn những
hiệu ứng gây rối mắt, khiến trẻ không tập trung.
Ngoài ra, tôi còn sử dụng phần mềm Adobe Presenter để thiết kế bài giảng.
Phần mềm này thích hợp cho việc dạy trẻ từ xa (học trực tuyến). Sau khi thiết kế
một hoạt động âm nhạc trên phần mềm này, giáo viên có thể in ra đĩa hoặc copy
vào USB cho phụ huynh tham khảo để kết hợp dạy trẻ hát, múa ở nhà mà không
cần đến cô giáo. Do đó, với mỗi một tuần có một tiết âm nhạc, giáo viên có thể
thiết kế một bài giảng trên phần mềm Adobe Presnter (Bài giảng E-learning) để
phối hợp với phụ huynh cùng dạy trẻ. Trẻ vừa được học ở lớp, vừa được học ở nhà
sẽ giúp cho hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao.
* Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh để nâng cao hiệu quả tổ chức
hoạt động âm nhạc cho trẻ:
Để tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ đạt kết quả tốt và có sự thống nhất
giữa gia đình và nhà trường trong việc dạy trẻ, giúp trẻ có khả năng cảm thụ âm
nhạc tốt và thể hiện được những kĩ năng âm nhạc:
- Tôi dán nội dung bài hát cần dạy ở góc tuyên truyền của lớp, thường xuyên
trao đổi với phụ huynh cho trẻ nghe băng đĩa ở nhà, cha mẹ có thể cùng trẻ thể hiện
15


bài hát. Từ đó làm phong phú thêm vốn hiểu biết về âm nhạc của trẻ, giúp trẻ tự
nhiên khi thể hiện ca khúc mình yêu thích.
- Vận động phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đạo cụ phục
vụ cho hoạt động âm nhạc tại lớp.
- Kết hợp với phụ huynh sưu tầm băng đĩa nhạc hay, những bài hát hay có
nội dung phù hợp với trẻ ngoài chương trình để dạy trẻ hoặc ghi âm giọng hát của
trẻ vào đĩa để xây dựng thư viện âm nhạc của lớp.
- Mở băng nhạc có nội dung nói về ngày hội sắp diễn ra để phụ huynh cùng
hưởng ứng như: băng nhạc về ngày hội đến trường, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày

Nhà giáo Việt Nam 20/11...,mời phụ huynh tham gia những hoạt động chuẩn bị
cho ngày hội của các cháu.
2.5. Kết quả thực hành:
Qua việc áp dụng những biện pháp trên vào thực tiễn công tác giảng dạy, tôi
nhận thấy rằng hiệu quả việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ của lớp mẫu giáo
5-6 tuổi A được nâng cao rõ rệt:
a. Về phía trẻ:
- Trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc. Đa số trẻ đã thực hiện kĩ
năng ca hát tốt. Trẻ mạnh dạn, tư tin, sôi nổi, tích cực tham gia hoạt động và có có
khả năng cảm thụ âm nhạc tốt.
- Với những tiết vận động âm nhạc trẻ vận động uyển chuyển nhịp nhàng, thể
hiện đúng tính chất của bài hát.
- Với hoạt động nghe hát trẻ đã mạnh dạn múa hát cùng cô, hưởng ứng theo
cô.
- Số trẻ hát chưa rõ lời đã giảm hơn nhiều so với đầu năm.
Qua khảo sát cuối năm kết quả tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ ở lớp 5-6
tuổi A tuổi đạt được cụ thể như sau:
Nội dung

Trước khi áp dụng

Sau khi áp dụng

Kết quả

Số trẻ

%

Số trẻ


%

Trẻ hứng thú tham
gia vào hoạt động
âm nhạc

30/35

85,7

33/35

94,2

Tăng 8,5%

Trẻ thực hiện kĩ
năng ca hát

23/35

65,7

30/35

85,7

Tăng 20%


Trẻ biết vận động
theo nhạc, hát, múa

25/35

71,4

28/35

80

Tăng 8,6%
16


Trẻ có kĩ năng biểu
diễn và cảm thụ âm
nhạc tốt

19/35

54,2

Trẻ hát chưa rõ lời

6/35

17,1

24/35

2/35

68,6

Tăng 14,4%

5,7

Tăng 11,4%

b. Về phía giáo viên:
- Phương pháp truyền đạt các tác phẩm âm nhạc tới trẻ linh hoạt, sáng tạo
hơn.
- Hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, lôi cuốn trẻ.
- Nâng cao được kĩ năng thể hiện các tác phẩm âm nhạc.
- Sưu tầm và sáng tác được nhiều ca khúc hay, nhiều trò chơi âm nhạc sáng
tạo đưa vào dạy trẻ.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động âm nhạc đạt hiệu quả cao.
- Có nhiều tiết dạy âm nhạc được xếp loại tốt.
- Hoạt động ngày hội, ngày lễ được tổ chức một cách sôi nổi, hấp dẫn.
c. Về phía phụ huynh:
- Phụ huynh có hiểu biết về kiến thức âm nhạc.
- Đã kết hợp với giáo viên cùng thực hiện tốt việc rèn kỹ năng ca hát cho trẻ.
- Thường xuyên quan tâm đến chất lượng các tiết mục văn nghệ của lớp.
2.6. Bài học kinh nghiệm:
Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi rút ra được một số bài học kinh
nghiệm sau: Muốn thực hiện hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
đạt hiệu quả cô giáo cần phải:
Chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện trước khi thực hiện hoạt động
Tích cực nghiên cứu, chịu khó đầu tư, sáng tạo ra hình thức gây hứng thú,

hình thức rèn các kĩ năng âm nhạc cho trẻ hay, mới, phong phú, sinh động, khơi gợi
tính tích cực chủ động của trẻ.
Hát đúng, hát chính xác, diễn cảm, thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.
Hát thuộc bài hát, kết hợp điệu bộ minh hoạ cho bài hát.
Phải biết sử dụng đàn trong giờ học và có nhạc cụ cho trẻ thì mới thu hút trẻ
vào giờ học.
Cho trẻ làm quen với âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi để trẻ cảm nhận giai điệu
của bài hát, thích tham gia vào các hoạt động âm nhạc.
Sưu tầm và sáng tác nhiều ca khúc để dạy trẻ.
Xây dựng thư viện âm nhạc ở lớp để có đầy đủ các thể loại nhạc cần thiết,
phục vụ cho hoạt động ca hát của cô và trẻ.
17


Khuyến khích trẻ sáng tạo phong cách biểu diễn khi thể hiện các tác phẩm
âm nhạc.
Tạo cho trẻ thói quen đánh giá tác phẩm âm nhạc khi được thưởng thức để
nâng cao kiến thức âm nhạc cho trẻ.
Phối hợp tốt với gia đình trẻ để cùng thực hiện hoạt động mang lại hiệu quả.

18


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Âm nhạc là một môn nghệ thuật mang tính hình tượng. Ngôn ngữ của âm
nhạc là những lời hát, những nốt nhạc du dương, những cung bậc trầm bổng sâu
lắng khi thể hiện sự vui vẻ, lúc thể hiện sự đau buồn mà người nghe sẽ cảm nhận
được. Âm nhạc cũng đem đến cho con người nguồn cảm hứng vô tận, để con người
thêm yêu cuộc sống, cảm nhận cuộc sống xung quanh tươi đẹp hơn, rộng mở hơn.

Âm nhạc cũng giúp cho con người hướng thiện, thêm yêu quê hương, đất
nước, yêu thương người thân của mình. Và còn đặc biệt hơn, âm nhạc là cửa đầu
tiên mở ra giúp các bé dễ dàng hiểu được thế giới xung quanh và phát triển ngôn
ngữ, không chỉ vậy nó còn giúp bé có những giây phút thực sự thư giãn mà cũng rất
đáng yêu đối với gia đình, cha mẹ.
Nội dung giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non nói trên được thực hiện thông
qua giờ hoạt động chung ở lớp và được tích hợp vào một số hoạt động khác trong
chương trình Giáo dục mầm non.
Từ những biện pháp được áp dụng trong đề tài, tôi mong trẻ lớp mẫu giáo 56 tuổi sẽ mạnh dạn, tự tin đạt hiệu quả cao trong lĩnh vực âm nhạc. phát huy được
tính chủ động của bản thân và giờ hoạt động âm nhạc sẽ đem lại hiệu quả cao.
3.2. Kiến nghị:
Để thực hiện tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ trong trường mầm non, bản thân
tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau:
* Đối với nhà trường:
- Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn để trao
đổi, học hỏi kinh nghiệm.
- Đầu tư kinh phí mua một số trang thiết bị phục vụ hoạt động âm nhạc như:
Đàn organ, dụng cụ gõ đệm, trang phục biểu diễn...
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Cần tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng ca hát, vận
động theo nhạc; tổ chức các lớp dạy đàn, dạy múa cho giáo viên tham gia.
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thị Lăng

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục mầm non Mẫu giáo

lớn 5-6 tuổi – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
2. Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp – Nhà
xuất bản Giáo Dục.
3. Trang Web: mamnon.com.vn
4. Hoàng Văn Yến “Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục âm nhạc
mẫu giáo”
5. Trẻ mầm non ca hát – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

20


21


22


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

23


24




×