Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Sử dụng thẻ flashcard để học vật lý 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.67 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC
=====***=====
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Sử dụng thẻ flashcard để học Vật lý 10.
Tác giả sáng kiến: NGUYỄN THỊ TRÀ MY
Mã sáng kiến: 05.54

Vĩnh Yên, Năm 2020


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. Lời giới thiệu:
Trong chương trình phổ thông, bộ môn Vật lý được bắt đầu đưa vào giảng
dạy ở lớp 6 nhưng môn học này chỉ được coi là môn phụ nên không được quan
tâm như các môn Văn, Toán, Tiếng Anh. Tuy nhiên bước vào trung học phổ
thông, Vật lý được coi là bộ môn chính trong tổ hợp bộ môn xét tuyển khối A (
Toán, Lý ,Hóa), khối A1 ( Toán , Lý, Anh) và toàn bộ kiến thức quan trọng đều
nằm trong chương trình cấp trung học phổ thông. Chính vì vậy việc học thuộc
và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Vật lý khiến cho học sinh cảm thấy khó khăn,
vất vả. Để làm tốt được bài tập thì việc đầu tiên các em phải nhớ, nắm chắc
được các công thức, định luật… Đặc thù môn Vật lý có quá nhiều công thức,
kiến thức phải nhớ nên các em dễ dẫn đến học trước quên sau. Trước thực trạng
đó, tôi đã có ý tưởng hướng dẫn học sinh vận dụng phương pháp sử dụng thẻ
flashcard vào học Vật lý. Với phương pháp này, học sinh sẽ hứng thú trong quá
trình ôn luyện kiến thức, việc ôn luyện có thể thực hiện ở nhà, ở lớp hay bất cứ
nơi nào chỉ bằng những tấm thẻ nhỏ. Nó sẽ giúp các em được ôn luyện thường
xuyên hơn, kiến thức Vật lý sẽ đi vào trong trí nhớ của các em một cách tự


nhiên mà không bị gò bó, ép buộc.
Để nâng cao chất lượng giáo dục trong dạy học Vật lý tôi nghiên cứu và
viết sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng thẻ flashcard để học Vật lý 10”
II. Tên sáng kiến: “Sử dụng thẻ flashcard để học Vật lý 10”
III. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Trà My
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Thái Học – Khai QuangVĩnh Yên – Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0396423888

E_mail:

IV. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Trà My
V. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Áp dụng trong công tác giảng dạy của bộ môn Vật lý mà trọng tâm là chương
trình Vật lý 10


VI. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: tháng 10 năm
2019.
VII. Mô tả bản chất của sáng kiến:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Cơ sở lí luận
1. Flash Card:
1.1.

Là loại thẻ mang thông tin (từ, số hoặc cả hai), được sử dụng cho việc
học bài trên lớp hoặc trong nghiên cứu cá nhân. người dùng sẽ viết một câu hỏi
ở mặt trước thẻ và một câu trả lời ở trang sau. Người ta thường dùng flashcard
học từ vựng tiếng Anh rất hiệu quả. Ngoài ra có thể dùng flashcard để học ngày
tháng năm lịch sử, công thức hoặc bất kỳ vấn đề gì có thể được học thông qua

định dạng một câu hỏi và câu trả lời. Flashcard được sử dụng rộng rãi như một
cách rèn luyện để hỗ trợ ghi nhớ bằng cách lặp đi lặp lại cách nhau.
2. Tính hiệu quả của Flashcard:
Flashcard là một công cụ ôn tập rất hiệu quả. Theo khoa học nghiên cứu,
với một lượng kiến thức cần nhớ, thì sau 1 ngày tiếp thu, người học chỉ còn nhớ
35.7% lượng kiến thức và sau 1 tháng, lượng kiến thức chỉ còn khoảng 21%
trong não bộ. Vì thế, việc ôn tập lại kiến thức đóng vai trò rất quan trọng trong
quá trình ghi nhớ.
Không dừng lại ở tính hiệu quả cao, flashcard còn là một phương pháp
học năng động. Với thiết kế nhỏ gọn, người học có thể đem flashcard theo bên
mình và sử dụng mọi lúc mọi nơi. Tại một số quốc gia có nền giáo dục phát triển
như Canada, Singapore, Hàn Quốc, Mỹ,... họ có rất nhiều phương pháp tiên tiến
giúp chúng ta rất dễ bắt gặp cảnh sinh viên sử dung flashcard tại khu vực công
cộng. Họ sử dụng khi chờ xe bus, nghỉ giải lao, ăn trưa hay xem trước khi ngủ…
để tiếp thu thêm cũng như ôn lại kiến thức lúc rảnh rỗi.
3. Nguyên tắc của việc học bằng Flashcard:
- Sử dụng cả hai mặt của flashcard một cách hợp lý, xem cả hai mặt nhiều lần
để nhớ thông tin: Ví dụ, khi học một từ mới, một mặt sẽ là từ cần học, một mặt
là cụm định nghĩa ngắn cho từ. Khi học một sự kiện lịch sử, có thể ứng dụng
như sau: một mặt là "George Washington" và một mặt là "Tổng thống Mỹ đầu
tiên".


- Không đưa quá nhiều thông tin vào 1 tấm flashcard: Lỗi thông thường dễ mắc
phải khi thực hiện flashcard của người học là đưa quá nhiều thông tin vào 1 tấm
flashcard. Mỗi tấm flashcard chỉ nên mang 1 mẩu thông tin dưới dạng 1 câu hỏi
– 1 câu trả lời. Thông tin phải ngắn gọn và khi học chỉ cần lướt qua thật nhanh
(như ý nghĩa của từ "flash" trong từ flashcard), flashcard không phải một đề
cương hay từ điển.
- Sử dụng minh họa: Vẽ hình minh họa trên flashcard hoặc cắt dán hình từ các

tạp chí. Flashcard càng thú vị và khác biệt thì người học càng cảm thấy dễ dàng
hơn để nhớ được những thông tin trên flashcard.
- Sử dụng flashcard màu:Màu được sử dụng như một gợi ý giúp người học nhớ
được một đặc tính nào đó của thông tin trên flashcard. Ví dụ khi học từ vựng,
màu sắc được dùng để đánh dấu ý nghĩa khác nhau của từ, màu xanh cho những
từ có ý nghĩa tốt đẹp, tích cực, màu đỏ hoặc vàng cho những từ có nghĩa tiêu
cực, màu trung tính cho những từ không mang nghĩa xấu hay tốt.
- Luôn mang flashcard bên mình: Điều đặc biệt của phương pháp học bằng
flashcard là người học không cần bỏ ra một khoảng thời gian đặc biệt nhất định
nào để xem lại.Người học nên xem lại bộ flahcard của mình bất cứ khi nào và ở
đâu khi có cơ hội, có thể là khi đang nghỉ ngơi, đang đi xe bus, đang xếp hàng
chờ đợi… Người học nên thực hành việc xem lại bộ flashcard thường xuyên và
tạo thói quen hàng ngày giống như việc đánh răng hoặc đi tắm.
- Thay đổi thứ tự các tấm flashcard: Người học nên xáo trộn các tấm flashcard
sau mỗi lần ôn tập. Nếu người học luôn ghi nhớ thông tin trên flashcard theo 1
thứ tự sẽ khiến họ khó có thể nhớ được 1 thông tin nào đó khi nó nằm trong 1
tình huống khác và không còn theo thứ tự đã học.
- Đánh dấu flashcard: Khi học bằng flashcard, người học có thể đánh dấu các
tấm flashcard đã được ghi nhớ, sau 2-3 lần đánh dấu, những tấm flashcard đó có
thể được để sang một bên và ôn lại sau một thời gian dài hơn.
4. Ứng dụng của flashcard:
Lợi thế của flashcard so với các cách học thông thường là tính tiện dụng,
cơ động và sáng tạo. Với thiết kế nhỏ gọn, đơn giản nhưng đẹp mắt, các tấm
flashcard giúp bạn cảm thấy hứng thú hơn trong suốt quá trình sử dụng. Những


kiến thức đưa lên flashcard đều được tinh giản lại một cách ngắn gọn, súc tích
cũng giúp bạn dễ dàng tập trung hơn vào các ý chính.
- Flashcard là phương pháp thông dụng rất phổ biến trong giới sinh viên, học
sinh nước ngoài. Người học có thể sử dụng flashcard trong nhiều ngành khác

nhau như: ẩm thực, văn hóa, lịch sử, địa lý hay phổ biến nhất chính là học ngoại
ngữ. Tuy có thể áp dụng cho nhiều ngành khác nhau, tuy nhiên hơn 70%
flashcard trên thế giới được dùng để học từ vựng tiếng nước ngoài.
- Theo xu thế giáo dục nước ta hiện nay, lượng kiến thức ngày càng nhiều mà
thời gian học tập và thi cử lại vô cùng hạn hẹp. Hy vọng là với phương pháp học
mới này sẽ giúp các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam tận dụng triệt để nhằm
tiếp thu và ôn tập kiến thức một cách hiệu quả trong thời gian ngắn.
5. Nguyên tắc, phương thức, phương pháp:
a) Nguyên tắc
- Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục phải phù hợp với mục tiêu đào
tạo của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học.
- Phương pháp giáo dục nhằm tạo cho người học chủ động tham gia vào quá
trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh phát hiện các vấn đề và tìm hướng giải
quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên.
- Tận dụng các cơ hội để giáo dục nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của
môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng
thời gian của bài học.
b) Phương thức giáo dục:
- Nội dung giáo dục được vận dụng trong môn Vật lí thông qua các chương, bài
cụ thể. Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ:
+ Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù
hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục.
+ Mức độ bộ phận: Các kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ trong mỗi bài học
+ Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách logic.
c) Các phương pháp giáo dục:


- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế.
- Phương pháp hoạt động thực tiễn.
- Phương pháp giải quyết vấn đề.

- Phương pháp học tập theo dự án.
- Phương pháp học tập hoạt động theo nhóm.
d) Những sai lầm khi sử dụng thẻ:
- Sai lầm thứ 1: Biến flashcard thành một word list:
Nguyên tắc rất cơ bản của flashcard chính là 1 card – 1công thức ( 1 đại
lượng Vật lý). Nhiều bạn viết rất nhiều công thức, nhiều đại lượng trên cùng 1
flashcard. Việc này khiến flashcard chẳng khác gì một cái word list và chẳng có
hiệu quả gì hơn so với cách học truyền thống: chép 1 danh sách dài các và ngồi
ê a học.
- Sai lầm thứ 2: Lầm tưởng flashcard là sổ tay tổng hợp:
Với lầm tưởng này, nhiều bạn viết rất nhiều thông tin chi tiết của 1 đại
lượng vật lý trên flashcard và viết trên cùng 1 mặt của flashcard.
Việc ghi quá nhiều thông tin sẽ tạo tác dụng ngược, càng nhiều thông tin
chi tiết càng khiến bạn khó nhớ đại lượng đó, khiến bạn không nhớ nhanh được .
Nguyên tắc của flashcard chính là sự đơn giản. Đơn giản hóa nhất có thể các
thông tin để giúp bạn ghi nhớ nhanh , và lặp lại nhiều lần việc nhớ nhanh cho
đến khi đại lượng hay công thức đó được ghi vào vùng nhớ dài hạn của bạn.
Việc ghi tất cả các thông tin trên cùng 1 mặt không tận dụng được lợi thế
có 2 mặt của flashcard và vi pham nguyên tắc 1Question – 1 Answer (1 mặt là
đại lượng hay công thức cần học, 1 mặt là nghĩa, đặc diểm của đại lượng hay
công thức). Tức là không kích thích não bộ của bạn dự đoán nghĩa, nhớ ra nghĩa
trước khi lật mặt sau tìm câu trả lời, tìm ý nghĩa của công thức.
- Sai lầm thứ 3: Không có câu ví dụ và hình ảnh minh họa:
Dù thông tin trên flashcard được đơn giản hóa thế nào thì cần phải có câu
ví dụ. Câu ví dụ sẽ giúp bạn biết được cách sử dụng đại lượng hay công thức và
tình huống sử dụng. Ví dụ minh họa sẽ cực kì qua trọng trong việc kích thích


bán cầu não phải hoạt động, sử dụng khả năng liêntưởng, giúp bạn có khả năng
nhớ nhanh hơn, kĩ hơn và lâu hơn.


1.2. Cơ sở thực tiễn
Vật lý là môn khoa học tự nhiên, rất quan trọng trong thực tế, nó có ứng
dụng vô cùng quan trọng trong các ngành kinh tế chủ chốt của các quốc gia, là
cơ sở của các ngành công nghiệp như: chế tạo máy, điện, hạt nhân... . Thông qua
giáo dục trong nhà trường để các em có sự hiểu biết ban đầu về khoa học, vai trò
của môn Vật lý là rất quan trọng, vì nó giúp các em làm quen với các kiến thức
mới, mở rộng sự hiểu biết của mình, để giải thích một số hiện tượng xẩy ra
trong thực tế từ đó hình thành niềm tin về môn học và tư duy học tốt các môn
học khác. Nhưng trong thực tế hiện nay rất nhiều người vẫn còn coi môn Vật lý
chỉ là môn học phụ vì vậy các em chưa có ý thức về môn học này. Do đó, tạo
hứng thú học tập môn học này có vai trò vô cùng quan trọng.
Trên thực tế, việc sử dụng thẻ flashcard rất rộng rãi ở nhiều lĩnh vực như:
học từ mới ở bộ môn Ngoại ngữ, tập cho trẻ làm quen Tiếng Việt, màu sắc, con
vật, đồ vật…đều đem lại hiệu quả cao. Flashcard là một công cụ ôn tập rất hiệu
quả. Theo khoa học nghiên cứu, với một lượng kiến thức cần nhớ, thì sau 1 ngày
tiếp thu, người học chỉ còn nhớ 35.7% lượng kiến thức và sau 1 tháng, lượng
kiến thức chỉ còn khoảng 21% trong não bộ. Vì thế, việc ôn tập lại kiến thức
đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình ghi nhớ.Với tính ưu việt khi sử dụng
thẻ flashcard nên tôi có ý tưởng hướng dẫn học sinh sử dụng thẻ cho môn học
của mình để đem lại hứng thú học tập cho học sinh, tránh tình trạng học trước
quên sau.


Hiệu Quả Của Flashcard:

Hướng dẫn làm Flashcard:
Rất đơn giản bạn chỉ cần một tờ giấy, sau đó cắt thành nhiều phần nhỏ sao
cho vừa tay.Tiếp theo 1 mặt bạn ghi đại lượng cần nhớ, một mặt bạn ghi công
thức, định nghĩa của đại lượng đó. Ngoài ra, bạn nên sử dụng hình minh họa nữa

(nếu có càng tốt), tự vẽ cũng được. Tăng thêm khả năng sáng tạo nữa. Mình vẽ
xấu nên không dám up lên cho mọi người coi. Nếu có hình minh họa thì điều
này có lợi cho trí nhớ rất nhiều.
2. Một số ý tưởng xây dựng để làm thẻ flashcard
Đại lượng Vật lý

Mặt trước thẻ

Gia tốc



Vận tốc tức thời







v − vo ∆ v
a=
=
t − to
∆t

Mặt sau thẻ
Gia tốc a

v = vo + at

NDĐ: a và v cùng dấu
CDĐ: a và v trái dấu

Vận tốc tức thời


s = vo t +

Quãng đường đi
trong CĐTBĐĐ

1
2

at2

Quãng đường đi trong
CĐTBĐĐ

NDĐ: a và v cùng dấu
CDĐ: a và v trái dấu
x = xo + vot +

PT chuyển động

1
2

at2


PT chuyển động của
CĐTBĐĐ

NDĐ: a và v cùng dấu
CDĐ: a và v trái dấu
v2 – vo2 = 2as

NDĐ: a và v cùng dấu
CDĐ: a và v trái dấu

CT liên hệ

T=

Chu kỳ

Tần số


ω

Đơn vị chu kì là giây (s).
ω : Tốc độ góc
f=
1
T

CT liên hệ v, a, s
Chu kỳ của vật chuyển
động tròn đều


Tần số của vật chuyển
động tròn đều

Đơn vị tần số là vòng trên giây
(vòng/s) hoặc héc (Hz).
Liên hệ giữa tốc độ
Liên hệ giữa tốc độ dài
v = rω
dài và tốc độ góc.
và tốc độ góc.
r: Bán kính quỹ đạo tròn
Gia tốc hướng tâm.
aht =
v2
Gia tốc hướng tâm.
r

Công thức cộng
vận tốc

Gia tốc trong chuyển động tròn
đều luôn hướng vào tâm của
quỹ đạo
=
+



v 1,3




v 1, 2



v 2,3

Công thức cộng vận tốc

(1): chuyển động
(2):hệ qui chiếu chuyển động
(3): hệ qui chiếu đứng yên
Điều kiện cân bằng
Muốn cho một chất điểm
của chất điểm.
đứng cân bằng thì hợp lực của Điều kiện cân bằng của
các lực tác dụng lên nó phải chất điểm.


bằng không.









F = F1 + F2 + ... + Fn = 0

Định luật I
Newton.

Quán tính.
Định luật II
Newton.

Nếu một vật không chịu tác
dụng của lực nào hoặc chịu tác
dụng của các lực có hợp lực Định luật I Newton.
bằng không. Thì vật đang đứng
yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang
chuyển động sẽ tiếp tục chuyển
động thẳng đều.
Quán tính là tính chất của mọi
vật có xu hướng bảo toàn vận Quán tính.
tốc của về hướng và độ lớn.
Gia tốc của một vật cùng hướng
với lực tác dụng lên vật. Độ lớn
của gia tốc tỉ lệ với độ lớn của Định luật II Newton.
lực và tỉ lệ nghịch với khối
lượng của vật.
hay




Định luật III

Newton.



F = ma

F
a=
m



Trong mọi trường hợp, khi vật
A tác dụng lên vật B một lực,
thì vật B cũng tác dụng lại vật A Định luật III Newton.
một lực. Hai lực này có cùng
giá, cùng độ lớn nhưng ngược
chiều.




FBA = − FAB

Định luật vạn vật Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm
hấp dẫn.
bất kì tỉ lệ thuận với tích hai
khối lượng của chúng và tỉ lệ Định luật vạn vật hấp
nghịch với bình phương khoảng dẫn.
cách giữa chúng.

; G = 6,67Nm/kg2
Fhd = G

Định luật
(Hookes).

m1 .m2
r2

Húc Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn
của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ Định luật Húc (Hookes).
thuận với độ biến dạng của lò


Lực hướng tâm.

xo.Fđh = k.| ∆l |
Fht = maht =

Phương trình quỹ
đạo chuyển động
vật ném ngang

y=

mv
r

2


= mω2r

Lực hướng tâm.

Phương trìn quỹ đạo
chuyển động vật ném
ngang

g 2
x
2vo

Phương trình vận
tốc vật ném ngang v =

Phương trình vận tốcvật
cđ ném ngang
( gt ) 2 + vo2

Tầm ném xa.

L = xmax = vot = vo
2h
g

Tầm ném xa vật cđ ném
ngang

Mômen lực


Mômen lực đối với một trục
quay là là đại lượng đặc trưng
cho tác dụng làm quay của lực Mômen lực
và được đo bằng tích của lực
với cánh tay đòn của nó.
M = F.d
Qui tắc tổng hợp F = F1 + F2 ;
Qui tắc tổng hợp hai lực
hai lực song song
(chia trong)
song song cùng chiều.
F
d
1
cùng chiều.
= 2
F2

d1



p = mv

Động lượng:
Định lí biến thiên
động lượng
Biểu thức tính công
của lực
Biểu thức tính công

suất của lực
Động năng của một
vật

( Kg.m/s)

r
r
p ↑↑ v

 
∆p = F∆t
A = Fscos
P=

α

Định lí biến thiên động
lượng
(Jun- J)

A F.s
=
= F.v
t
t

Wñ =

1 2

mv
2

Động lượng

Biểu thức tính công của
lực
Biểu thức tính công suất
của lực
Động năng của một vật

(Jun- J)


Định lí biến thiên
động năng

A=

1 2 1 2
mv2 − mv1
2
2

Định lí biến thiên động
năng

Thế năng trọng
trường
Thế năng đàn hồi


Wt = mgz

Cơ năng

Cơ năng = Động năng + Thế năng Cơ năng

Wt =

1
k(∆l)2
2

Thế năng trọng trường
Thế năng đàn hồi

Chương 2: Sản phẩm thực nghiệm
Đây là hình ảnh một số sản phẩm thực nghiệm tôi và học sinh đã làm và sử
dụng. Các thẻ được làm có màu sắc khác nhau theo từng chương của chương
trình học để tạo hứng thú học tập, kích thích trí nhớ của người học một cách
toàn diện cả về kiến thức và cảm nhận màu sắc. Thẻ có thể giúp cho học sinh
học mọi lúc mọi nơi, hoặc tôi cũng thường sử dụng để kiểm tra miệng đầu giờ
giúp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong mỗi giờ học.



Chương 3: NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU
Trong khi tiến hành dạy thực nghiệm tôi nhận thấy rằng nhận thức của
học sinh về cách học ngày càng được cải thiện. Học sinh đã chủ động trong việc
học lý thuyết về nhà, hứng thú hơn khi được giao nhiệm vụ mới và đặc biệt là

trong những giờ kiểm tra miệng trở nên rất sôi động, vui tươi.
Nhận thức của các em về môn Vật lí không còn đơn giản là môn thực
nghiệm nữa, mà còn là môn học giúp các em gần gũi hơn với môi trường sống,
biết làm gì để bảo vệ môi trường, bảo vệ trường học, bảo vệ gia đình…, song
song đó các em còn hăng hái xây dựng bài, thảo luận, đưa ra ý kiến khiến cho
các buổi học thường đạt hiệu quả cao.Chất lượng bộ môn tăng lên rõ rệt, số học
sinh khá giỏi tăng, học sinh yếu kém giảm. Cụ thể: Kết quả khảo sát chất lượng
môn Vật lí, số học sinh đạt từ trung bình trở lên như sau:
Đầu năm học

Cuối kỳ 1

Lớp

Số lượng

Phần trăm

Số lượng

Phần trăm

10a
6

18/37

48,6%

26/37


70,3%


10a
5
10a
4

19/40

47,5%

26/40

65%

19/38

50%

28/38

73,7%

VIII. Những thông tin cần được bảo mật ( nếu có): Không
IX. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Về phía giáo viên: Chuẩn bị giáo án chu đáo, trong khi giảng dạy cần vận
dụng linh hoạt kĩ thuật dạy học, tùy vào đối tượng học sinh mà áp dụng ở mức
độ khác nhau. Không biến giờ giảng thành giờ truyền đạt tri thức một cách thụ

động bằng cách chuẩn bị sau:
1) Trước khi dùng Flashcards để dạy, bạn nên tập tráo thẻ cho thành thạo bằng
cách đứng trước gương, tráo cho đến khi bạn trở nên tự tin và thẻ được ổn định,
không rơi xuống từ tay của bạn. (Chú ý tay bạn không che mất chữ, hay phần
quan trọng của Flash card)
2) Chuẩn bị bài chu đáo, điều này thể hiện sự tâm huyết của bạn.
3) Chuẩn bị môi trường học tập tốt bằng cách loại bỏ phiền nhiễu như TV, âm
thanh stereo, đài phát thanh và điện thoại.
4) Ánh sáng tốt là điều cần thiết.
5) Thỉnh thoảng, để cho học sinh chọn chủ đề mình muốn.
6) Giữ thẻ cách 40-50 cm so với tầm mắt của học sinh.
7) Sinh động trong các thuyết trình của bạn. (Giọng nói, ngữ điệu, ngôn ngữ cơ
thể, biểu cảm…)
8) Khen ngợi sau mỗi lần tráo thẻ. Hãy chắc chắn rằng học sinh cảm thấy tuyệt
vời với việc bạn đang làm và làm thế nào có thêm nhiều niềm vui bạn đang có.
- Về phía học sinh:
1) Cần được yêu cầu ôn lại kiến thức
2) Cần phải trong một tâm trạng thoải mái.
3) Phải nghiêm túc, chú ý lắng nghe lời dấn dắt của giáo viên


X. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Trong quá trình dạy học, tôi rất chú trọng tới việc giáo dục cho học sinh
các cách nắm được các trọng tâm, từ khóa của bài . Tôi nhận thấy, việc học sinh
được tiếp cận với những vấn đề hết sức gần gũi trong cuộc sống đã làm cho các
em học tập sôi nổi, chủ động và tích cực hơn. Các em rất hứng thú trong việc
tìm hiểu, đưa ra những từ khóa trọng tâm để làm thẻ ghi nhớ sau mỗi bài học.

Với bộ môn Vật lý chúng ta cần có sự kết hợp một cách linh hoạt các
phương pháp giáo dục trong các tiết dạy. Sự kết hợp giáo dục cần nhẹ nhàng
tránh gò ép gây nhàm chán phản tác dụng. Tạo nhận thức về việc học tập là cần
thiết cho cuộc sống và tương lai của mỗi học sinh.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Hầu hết học sinh đều cho rằng việc vận dụng hiểu biết về Vật lí vào đời
sống, kĩ thuật và bảo vệ môi trường là cần thiết. Qua đó, học sinh thấy được lợi
ích trước mắt của việc học Vật lý là cần thiết. Học Vật lý bằng cách dùng thẻ sẽ
tạo cho học sinh có thói quen tự học, học mọi lúc mọi nơi, học bất kì ở đâu.
XI. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số
TT

Tên tổ
chức/cá
nhân

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực

1

Lớp 10a5

Trường THPT Nguyễn Thái
Học


Áp dụng phương pháp tiếp
cận mới trong phạm vi một
bài học.

2

Lớp 10a6

Trường THPT Nguyễn Thái
Học

Áp dụng phương pháp tiếp
cận mới

áp dụng sáng kiến

trong phạm vi một bài học.
3

Lớp 10a4

Trường THPT Nguyễn Thái

Áp dụng phương pháp tiếp


Học

Vĩnh Yên, ngày tháng năm


Thủ trưởng đơn vị

cận mới trong phạm vi một
bài học.

Vĩnh Yên, ngày tháng năm
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG
KIẾN CẤP CƠ SỞ

Lê Anh Tuấn

Vĩnh Yên, ngày tháng năm
Tác giả sáng kiến

Nguyễn Thị Trà My

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Dạy trẻ theo phương pháp Glenn Doman
- Ý kiến hội thảo về phương pháp tự học
-Nguyên tắc khi dạy flashcard
- Sách giáo khoa vật lí lớp 10
- Sách giáo viên vật lí lớp 10
- In-ter-nets

PHỤ LỤC
Nội dung
Lời giới thiệu…………………………………………………………..

Trang
1


Mô tả bản chất của sáng kiến
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Cơ sở lí luận………………………………………………………
1.2 Cơ sở thực tiễn……………………………………………………
1

2. Một số ý tưởng xây dựng để làm thẻ flashcard..................................
Chương 2: Sản phẩm thực
nghiệm...........................................................
Chương 3: Những kết quả bước đầu........................................................

2
6
7
11
12


Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến…………………………

13

Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến.................................................................................................

14

Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu...........................................................................


15



×