Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

chuyên đề một số DẠNG bài tập cơ bản về DI TRUYỀN học của MENĐEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.59 KB, 34 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP VĨNH YÊN
TRƯỜNG THCS KHAI QUANG

TÊN CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN
VỀ DI TRUYỀN HỌC CỦA MENĐEN
GIÁO VIÊN: NGÔ THỊ HUỆ
TRƯỜNG: THCS KHAI QUANG, VĨNH YÊN
LỚP: 9
SỐ TIẾT: 07

Vĩnh Yên, 11/2019


CHUYÊN ĐỀ:
PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN SINH HỌC 9

MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn chuyên đề
Thực trạng chất lượng giáo dục của đơn vị.
1. Quy mô lớp học
Năm học 2018 - 2019, trường có 20 lớp, tổng số học sinh: 842; (khối 6: 6
lớp, số học sinh 275; khối 7: 5 lớp, số học sinh 202; khối 8: 5 lớp, số học sinh
204; khối 9: 4 lớp, số học sinh 161).
2. Chất lượng đại trà năm học 2018 -2019
Xếp loại hai mặt chất lượng
Hạnh kiểm
Tốt
Số HS
842

Khá



SL

TL

SL

758

90,02% 84

TB
TL

SL

9,98%

0

TL

Yếu

Kém

SL TL

0


0

Học lực
Giỏi

Khá

TB

SL

TL

SL

TL

SL

128

15,2%

338

40,14% 362

Yếu

Kém


TL

SL TL

0

42,99%

14 1,66%

0

3. Chất lượng thi THPT năm học 2018 - 2019
- Điểm trung bình các bài thi tuyển sinh đạt (4,8 điểm/1HS, tăng 0,06
điểm/1HS).
- Tỉ lệ đỗ THPT đạt 54,5% trên tổng số HS dự thi.
- Tỉ lệ điểm lệch, điểm liệt ở một số bộ môn vẫn còn.
- Xếp thứ hạng: 8/9 trường của PGD Thành phố, 126/147 trường trên toàn tỉnh.
2


Chất lượng giáo dục toàn diện của trường THCS Khai Quang hoàn thành chỉ
tiêu kế hoạch năm học đề ra, xong tỉ lệ học sinh xếp loại học lực yếu năm học
2018-2019 so với toàn thành phố vẫn cao.
Năm học 2019 - 2020 khảo sát đầu năm với bộ môn Sinh học 9 nội dung chương I
các thí nghiệm của Menđen số lượng hoạc sinh yếu kém cao chiếm 38%.

4. Nguyên nhân dẫn đến HS học yếu kém
* Về phía học sinh: Học sinh là người học, là người lĩnh hội những tri thức thì

nguyên nhân học sinh yếu kém đa phần là do:
- Học sinh chưa chăm học: Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng
các em học sinh yếu đa số là những học sinh cá biệt, trong lớp không chịu chú ý
chuyên tâm vào việc học, về nhà thì không học bài, không chuẩn bị bài, không
làm bài tập, thường xuyên để quên tập ở nhà, vừa học vừa chơi không tập trung
học... Còn một bộ phận nhỏ thì các em chưa xác định được mục đích của việc
học. Các em học theo kiểu thụ động. Khi đến lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi
ghi vào những nội dung đã học để sau đó về nhà lấy ra “học vẹt” mà không hiểu
nội dung. Chưa có phương pháp và động cơ học tập đúng đắn.
- Cách tư duy của học sinh: học sinh tư duy theo lối bắt chước là chính
* Về phía giáo viên
Nguyên nhân học sinh học yếu không phải hoàn toàn là ở học sinh mà một
phần ảnh hưởng ở giáo viên.
Một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu.
Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh. Phương
pháp dạy chưa phù hợp...
* Về phía phụ huynh
Một số phụ huynh học sinh :

3


- Thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em, phó mặc mọi việc cho
nhà trường và thầy cô.
- Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm
khiến học sinh không chú tâm vào học tập.
- Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào các em nên học
sinh lười học, xin nghỉ để làm việc riêng (như đi chơi, giả bệnh...) cha mẹ cũng
đồng ý cho phép nghỉ học, vô tình góp phần làm học sinh lười học, mất dần căn
bản...Từ đó dẫn đến tình trạng yếu kém.

Trên đây là một số nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng HS học yếu kém
mà bản thân trong quá trình giảng dạy nhận thấy thực trạng giáo dục ở đơn vị.
Mặt khác trong chương trình Sinh học THCS đặc biệt là chương trình Sinh học
9 kiến thức phần chương I các thí nghiệm của Menđen kiến thức khó trừu tượng
chỉ có 1 tiết luyện tập. Ngoài ra đây là môn học không ít PHHS, HS có ý tưởng
thiên lệch bộ môn quá nhiều.
Có rất nhiều tài liệu và tác giả đề cập tới nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi
kiến thức phần di truyền nhưng vấn đề bồi dưỡng HS yếu kém kiến thức di
truyền học được đề cập tới rất hạn chế. Từ thực tiễn giảng dạy tôi mạnh dạn đưa
ra một số đơn vị kiến thức bồi dưỡng học sinh yếu kém “Một số dạng bài tập cơ
bản về Di truyền học của Menđen” và đây cũng là kiến thức nền tảng bước
đầu khi dạy HSG.
II. Mục đích của chuyên đề
- Đối với giáo viên:
+ Trao đổi với đồng nghiệp một số dạng bài tập cơ bản về di truyền trong
chương trình bồi dưỡng học sinh yếu kém lớp 9
+ Giúp GV chú ý đến các dạng bài tập cơ bản trong khi dạy nội dung di truyền.
+ Từ một dạng chuyên đề phụ đạo học sinh yếu kém, nếu được áp dụng trên
diện rộng ở nhiều trường khác nhau mang lại hiệu quả, sẽ giúp giáo viên có
4


phương pháp khi dạy học sinh yếu kém ở các đơn vị kiến thức khác cũng mng
lại hiệu quả tích cực.
- Đối với học sinh:
+ Giúp HS nắm được kiến thức cơ bản của chương từ đó làm được các bài tập
cơ bản về di truyền.
+ Yêu thích môn học, khơi dạy niềm đam mê trong học tập nói chung.
III. Cấu trúc của chuyên đề
- Phần 1. Mở đầu

1. Lí do
2. Mục đích
3. Cấu trúc.
- Phần 2. Nội dung:
1. Chương 1. Hệ thống hóa nội dung kiến thức
- Mục tiêu
- Hệ thống kiến thức
- Phương pháp dạy học
2. Chương 2. Các dạng câu hỏi và phương pháp giải
- Các dạng bài tập tự luận và phương pháp giải
- Các dạng bài tập trắc nghiệm và phương pháp giải
3. Chương 3. Hệ thống bài tập tự giải
- Phần 3. Kết luận và kiến nghị

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. HỆ THỐNG HÓA NỘI DUNG KIẾN THỨC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hệ thống lại toàn bộ khái niệm, quy luật trong các thí nghiệm của Menđen.
- Học sinh áp dụng làm được các dạng bài tập cơ bản từ khái niệm và quy luật
di truyền ở dạng bài tập tự luận và trắc nghiệm.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích.
- Phát triển tư duy phân tích, so sánh.
3. Thái độ:
- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen tìm kiến thức trong học tập.
- Yêu thích môn học, say mê nghiên cứu khoa học.

4. Năng lực:
- Phát triển năng lực chung: Năng lực tự học; giải quyết vấn đề; tư duy, sáng
tạo; giao tiếp và hợp tác.
- Phát triển năng lực chuyên biệt: Quan sát; nghiên cứu khoa học.
II. Bảng mô tả mức độ nhận thức
- Học sinh học yếu và kém thuộc 2 đối tượng:
+ Học yếu trong một giai đoạn, một khoảng thời gian nhất định.
+ Học yếu do khả năng tiếp thu kiến thức hạn chế.
- Qua điều tra và tìm hiểu thực tiễn ở đơn vị, nguyên nhân chính học sinh học
yếu đa phần do lơ là trong học tập, do gia đình, do mất căn bản, chưa nhận thức
được nhiệm vụ học tập hay nói cách khác học sinh chưa chăm học. Những đối
tượng học sinh này trong một khoảng thời gian nhất định với sự giúp đỡ kịp thời
của giáo viên sẽ thoát khỏi yếu kém.
6


- Nội dung chuyên đề kiến thức chủ yếu ở mức độ nhận biết, thông hiểu phù
hợp với mức độ học sinh yếu kém.
III. Hệ thống kiến thức
1. Một số khái niệm trong thí nghiệm của Menđen
a. Tính trạng: là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo sinh lý của một cơ thể.
VD: thân cao, quả vàng, quả lục...
b. Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của
cùng loại tính trạng.
VD: tóc xoăn - tóc thẳng; hạt trơn - hạt nhăn
c. Kiểu hình: là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.
VD: Ruồi giấm thân xám, cánh dài, thân đen, cánh cụt; Đậu Hà Lan hạt vàng,
hạt trơn...
d. Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.
VD: Kiểu gen AA quy định hoa đỏ; kiểu gen aa quy định hoa trắng.

e. Thể đồng hợp: kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau.
VD: AA, BB, aa, bb.
g. Thể dị hợp: kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau.
VD: Aa; Bb
h. Phép lai phân tích: là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác
định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng
tính thì cá thể mang tính trội có kiểu gen đồng hợp, còn kết quả phép lai là phân
tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
VD:
-P:

AA (Hoa đỏ)

Gp :

A

x

aa (Hoa trắng)
a
7


Fb:

TLKG:

Aa


TL KH:
- P:

Aa (Hoa đỏ)

Gp:
Fb:

100% hoa đỏ.
x

aa (Hoa trắng)

A, a

a

TL KG:

1 Aa :

TL KH:

1 hoa đỏ :

1aa
1 hoa trắng

k. Biến dị tổ hợp: biến dị tổ hợp xảy ra do sự tổ hợp lại các tính trạng vốn có
của bố mẹ làm xuất hiện các kiểu hình khác P.

Ví dụ: P: Vàng, trơn x Xanh nhăn
F1 : Vàng , nhăn; Xanh, trơn

Kiểu hình của biến dị tổ hợp.

2. Một số kí hiệu cơ bản của Di truyền học
- P: cặp bố mẹ xuất phát.
- x: phép lai
- F: thế hệ con
- F1: thế hệ con thứ nhất
- F2: thế hệ con thứ 2
- G: giao tử
- Gp: giao tử của P
- Gf1: giao tử F1
- Gf2: giao tử F2

Giống đực

Giống cái

(nam, bố, trai)

(nữ, mẹ, gái)

8


- Pa: thế hệ bố mẹ của phép lai phân tích
- Fa: thế hệ con của phép lai phân tích.
3. Quy luật di truyền

a. Quy luật phân li (Lai một cặp tính trạng)
* Thí nghiệm của Menđen
- P thuần chủng khác nhau bởi từng cặp tính trạng tương phản.
+ Kiểu hình F1 : đồng tính (hoa đỏ, thân cao, quả lục)
+ Kiểu hình F2 : phân li theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
- Kết luận: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng
tương phản thì F2 có sự phân ly tính trạng theo tỷ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.
* Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
- Ở các thế hệ P, F 1, F2: gen tồn tại thành từng cặp tương ứng tạo thành kiểu
gen. Kiểu gen quy định kiểu hình của cơ thể.
- Nếu kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau gọi là thể đồng hợp (AA
đồng hợp trội, aa đồng hợp lặn). Nếu kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác
nhau (Aa) gọi là thể dị hợp.
- Trong quá trình phát sinh giao tử, các gen phân li về các tế bào con (giao tử),
chúng tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh hình thành hợp tử.
- Tỉ lệ các loại giao tử ở F 1 là: 1A : 1a nên tỉ lệ kiểu gen ở F 2 là 1AA : 2Aa :
1aa.
- F2 có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng, vì kiểu gen dị hợp Aa biểu hiện kiểu hình
trội, còn aa biểu hiện kiểu hình lặn (trắng)
- Tính trạng biểu hiện ngay ở F1 là tính trạng trội.
Menđen rút ra được nội dung quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh
giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử
và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
9


b. Quy luật phân li độc lập (Lai hai cặp tính trạng)
* Thí nghiệm của Menđen lai hai cặp tính trạng
- Men đen cho lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính
trạng tương phản: hạt màu vàng, vỏ trơn và hạt màu xanh, vỏ nhăn được F 1 đều

có hạt màu vàng , vỏ trơn. Cho F 1 tự thụ phấn thu được F 2: 556 hạt với 4 loại
kiểu hình:
Kiểu hình F2
Vàng, trơn
Vàng, nhăn
Xanh, trơn
Xanh, nhăn

Số hạt
315 hạt
108 hạt
101 hạt
32 hạt

Tỷ lệ kiểu hình F2
9 = 9/16
3 = 3/16
3 = 3/16
1 = 1/16

Tỷ lệ từng cặp tính trạng ở F2
Vàng/xanh = 9 +3/3 + 1 = 3/1
Trơn/nhăn = 9 +3/3 + 1 = 3/1

- Kết luận: Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng
tương phản di truyền độc lập với nhau, thì F 2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ
lệ của các tính trạng hợp thành nó.
* Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
- F1 có kiểu gen AaBb phát sinh giao tử cho ra 4 loại giao tử. Có 4 loại giao tử
đực và 4 loại giao tử cái, kết hợp ngẫu nhiên với nhau qua thụ tinh sẽ tạo thành

16 loại tổ hợp
- Menđen đã giải thích được sự phân li độc lập của các cặp tính trạng: Các cặp
nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
Menđen rút ra nội dung quy luật phân li độc lập: "Các cặp nhân tố di
truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử".
4. Quy ước gen
- Chữ cái in hoa quy định gen trội

quy định tính trạng trội.

- Chữ cái in thường quy định gen lặn

quy định tính trạng lặn

Ví dụ: gen A: hoa đỏ; gen a: Hoa trắng
- Trong kiểu gen cứ có gen trội
- Trong kiểu gen không có gen trội

biểu hiện kiểu hình trội.
gen lặn được biểu hiện kiểu hình.

Ví dụ: gen A: hạt vàng; gen a: hạt xanh;

gen B: vỏ trơn;

gen b: vỏ nhăn
10


Kiểu gen: AABb, AaBB, AABB, AaBb

Kiểu gen: aabb

Kiểu hình: vàng, trơn

Kiểu hình: xanh, nhăn

IV. Phương pháp dạy học
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
- Phương pháp thảo luận nhóm.

11


CHƯƠNG 2. CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
CÁC CÂU HỎI TRONG LUYỆN THI HỌC SINH YẾU KÉM
I. Các dạng bài tập tự luận và phương pháp giải
1. Dạng 1: Dạng khái niệm
- Dựa vào các khái niệm: tính trạng; cặp tính trạng tương phản; kiểu gen; kiểu
hình; thể đồng hợp; thể dị hợp; phép lai phân tích; biến dị tổ hợp.
- Một số ví dụ:
Ví dụ 1. Cho cây hoa đỏ, cây hoa trắng, quả màu vàng, quả màu xanh, aa,
AA, Aa, AaBb. Đâu là kiểu gen? Đâu là kiểu hình?
- Dựa vào khái niệm: kiểu gen, kiểu hình.
- Xác định được: Kiểu gen: aa, AA, Aa, AaBb.
Kiểu hình: hoa đỏ, hoa trắng, quả màu vàng, quả màu xanh.
Ví dụ 2. Cho các kiểu gen sau: AA, aa, Aa, bb, Bb, BB. Kiểu gen nào là đồng
hợp tử? Kiểu gen nào dị hợp tử?
- Dựa vào khái niệm thể đồng hợp và thể dị hợp
- Xác định được : Kiểu gen đồng hợp tử: AA, aa, bb, BB.

Kiểu gen dị hợp tử: Aa, Bb.
Ví dụ 3. Xác định thể thể đồng hợp, thể dị hợp trong các kiểu gen sau: AABB,
aaBb, AaBB, aabb, AABb, aaBB.
- Dựa vào khái niệm thể đồng hợp và thể dị hợp
- Xác định được : Thể đồng hợp: AABB, aabb, aaBB.
Thể dị hợp: aaBb, AaBB, AABb.
Ví dụ 4. Trong các kiểu gen: AA, Aa, aa, BB, Bb, bb.
a. Xác định thể đồng hợp trội.
b. Xác định thể đồng hợp lặn.
12


- Dựa vào khái niệm thể đồng hợp và thể dị hợp
- Xác định được: Thể đồng hợp trội: AA, BB.
Thể đồng hợp lặn: aa , bb
Ví dụ 5. Cho các kiểu gen AABB, AABb, AaBB, AaBb, aabb.
a. Xác định thể đồng hợp trội.
b. Xác định thể đồng hợp lặn.
c. Xác định thể dị hợp.
- Dựa vào khái niệm thể đồng hợp, thể dị hợp
- Xác định được:
Kiểu gen ở thể đồng hợp trội: AABB.
Kiểu gen ở thể đồng hợp lặn: aabb
Kiểu gen ở thể dị hợp: AABb, AaBB, AaBb.
Ví dụ 6. Cho các cặp tính trạng: Hạt trơn - Hạt nhăn; Quả đỏ - Quả có ngấn;
Hoa đỏ - Hoa trắng; Cánh dài - Cánh cụt; Hạt vỏ xám - Hạt nhăn. Trong các
cặp tính trạng trên những cặp tính trạng nào là cặp tính trạng tương phản.
- Dựa vào khái niệm cặp tính trạng tương phản
- Xác định được cặp tính trạng tương phản
Hạt trơn - Hạt nhăn; Hoa đỏ - Hoa trắng; Cánh dài - Cánh cụt

Ví dụ 7. Trong các phép lai sau, đâu là phép lai phân tích?
P: AA x

aa ;

P: AA x Aa

P: Aa

aa;

P: AA x AA

x

- Dựa vào khái niệm phép lai phân tích.
- Xác định được các phép lai phân tích
P: AA x

aa;

P: Aa

x

aa

Ví dụ 8. Trong các phép lai sau, đâu là phép lai phân tích?
13



P: AABb

x

aaBb;

P: AABB x Aabb

P: AaBb

x

aabb;

P: AABb x

aabb

- Dựa vào khái niệm phép lai phân tích.
- Xác định được các phép lai phân tích
P: AaBb

x

aabb

P: AABb

x


aabb

Ví dụ 9. Cho các tỉ lệ kiểu hình sau: (3: 1); (1 :1) ; ( 3: 3: 1 : 1); (9: 3: 3: 1).
Đâu là tỉ lệ kiểu hình của phép lai phân tích.
- Dựa khái niệm phép lai phân tích
- Xác định được kết quả của phép lai phân tích là (1 : 1)
2. Dạng 2: Cách xác định giao tử, xác định kiểu hình theo kiểu gen và kiểu
gen theo kiểu hình
a. Cách xác định giao tử
- Một cặp gen:
+ Trường hợp cơ thể thuần chủng (đồng hợp) luôn cho ra 1 loại giao tử.
Ví dụ: AA tạo ra 1 loại giao tử A;
aa tạo ra 1 loại giao tử a.
+ Trường hợp cơ thể dị hợp luôn cho ra 2 loại giao tử và tỉ lệ bằng nhau.
Ví dụ: Aa tạo 1 loại giao tử A, 1 loại giao tử a.
- Hai cặp gen phân li độc lập: số loại giao tử bằng tích tỉ lệ giao tử của các
cặp gen
Có 2 phương pháp:

Phương pháp nhân đại.
Phương pháp dùng sơ đồ phân nhánh.

Ví dụ: Xác định các loại giao tử có thể có kiểu gen AaBb.
+ Phương pháp nhân đại số cho các loại giao tử sau:
14


A + a ) ( B + b ) = AB + Ab + aB + ab
+ Phương pháp sơ đồ phân nhánh:


A

a

B

AB

b

Ab

B

aB

b

ab

- Một số ví dụ:
Ví dụ 1. Xác định các giao tử kiểu gen AaBb.
(A + a) (B + b) = AB + Ab + aB + ab
Vậy giao tử được tạo ra từ kiểu gen AaBb: AB, Ab, aB, ab.
Ví dụ 2. Xác định các giao tử kiểu gen Aabb.
Aabb = (A + a) b = Ab + ab
Vậy giao tử được tạo ra từ kiểu gen Aabb: Ab, ab.
Ví dụ 3. Xác định các giao tử của kiểu gen Aa
Giải: Aa tạo ra 1 loại giao tử A và 1 loại giao tử a

Ví dụ 4. Xác định giao tử của kiểu gen aa
Giải: aa tạo ra 1 loại giao tử a.
Ví dụ 5. Xác định giao tử của kiểu gen AA.
Giải: AA tạo ra 1 loại giao tử A.
Ví dụ 6. Xác định giao tử có thể có của kiểu gen AaBb.
Giải: AaBb = ( A + a ) ( B + b ) = AB + Ab + aB + ab
Vậy giao tử kiểu gen AaB: AB, Ab, aB, ab
Ví dụ 7. Xác định giao tử có thể có của kiểu gen AaBB.
Giải: AaBB = ( A + a ) B = AB + aB
15


Vậy giao tử kiểu gen AaBB: AB, aB.
Ví dụ 8. Xác định giao tử của kiểu gen aaBb.
Giải: aaBb = a (B + b ) B = aB + ab
Vậy giao tử kiểu gen aaBb: aB, ab.
Ví dụ 9. Hãy xác định giao tử của kiểu gen AAbb
Giải: AAbb = A.b. Vậy giao tử của kiểu gen AAbb: Ab.
Ví dụ 10. Xác định giao tử của kiểu gen aaBB
Giải: aaBB = a.B. Vậy giao tử kiểu gen aaBB: aB
b. Cách xác định kiểu hình theo kiểu gen và kiểu gen theo kiểu hình:
- Quy ước gen
+ Chữ cái in hoa quy định gen trội

quy định tính trạng trội.

+ Chữ cái in thường quy định gen lặn
- Trong kiểu gen cứ có gen trội
- Trong kiểu gen không có gen trội


quy định tính trạng lặn.

biểu hiện kiểu hình trội.
gen lặn được biểu hiện kiểu hình.

- Ví dụ:
Ví dụ1. gen A: hạt vàng; gen a: hạt xanh; gen B: vỏ trơn;
Kiểu gen: AABb, AaBB, AABB, AaBb
Kiểu gen: aabb

gen b: vỏ nhăn

Kiểu hình: vàng, trơn

Kiểu hình: xanh, nhăn

Ví dụ 2. Ở cà chua, quả đỏ (quy định bởi gen A) trội so với quả vàng (quy định
bởi gen a). Hãy xác định kiểu gen quả đỏ .
Lời giải: Kiểu gen cây cà chua quả đỏ: AA, Aa
Ví dụ 3. Ở cà chua, quả đỏ (quy định bởi gen A) trội so với quả vàng (quy định
bởi gen a). Hãy xác định kiểu gen quả vàng .
Lời giải: Kiểu gen cây cà chua quả đỏ: aa

16


Ví dụ 4. Ở đậu Hà Lan, hạt màu vàng (quy định bởi gen A) trội so với hạt màu
xanh (quy định bởi gen a); vỏ trơn (quy định bởi gen B) trội so với vỏ nhăn (quy
định bởi gen b). Biết các cặp gen phân li độc lập. Hãy xác định kiểu gen hạt
vàng, vỏ trơn.

Lời giải: Kiểu gen hạt vàng, vỏ trơn: AABB, AABb, AaBB, AaBb.
Ví dụ 5. Ở đậu Hà Lan, hạt màu vàng (quy định bởi gen A) trội so với hạt màu
xanh (quy định bởi gen a); vỏ trơn (quy định bởi gen B) trội so với vỏ nhăn (quy
định bởi gen b). Hãy xác định kiểu gen hạt vàng, vỏ nhăn.
Lời giải: Kiểu gen hạt vàng, vỏ nhăn: AAbb, Aabb.
Ví dụ 6. Ở ruồi giấm, thân xám (quy định bởi gen A) trội so với thân đen (quy
định bởi gen a); cánh dài (quy định bởi gen B) trội so với cánh cụt (quy định bởi
gen b). Biết các cặp gen phân li độc lập. Hãy xác định kiểu gen thân đen, cánh dài.
Lời giải: Kiểu gen thân đen, cánh dài: aaBB, aaBb.
Ví dụ 7. Ở ruồi giấm, thân xám (quy định bởi gen A) trội so với thân đen (quy
định bởi gen a); cánh dài (quy định bởi gen B) trội so với cánh cụt ( quy định
bởi gen b). Biết các cặp gen phân li độc lập. Hãy xác định kiểu gen thân đen,
cánh cụt.
Lời giải: Kiểu gen thân đen, cánh cụt: aabb.
Ví dụ 8. Cho kiểu gen AA, AA, aa. biết gen A quy định tính trạng hoa đỏ, gen a
quy định tính trạng hoa trắng. Xác định kiểu hình của mỗi kiểu gen trên.
Lời giải: Dựa vào cách đọc kiểu hình
Kiểu gen AA, Aa: kiểu hình hoa đỏ
Kiểu gen aa: kiểu hình hoa trắng.
3. Dạng 3: Giải nhanh bài tập quy luật di truyền của Men đen
- Căn cứ vào đề bài cho biết tính trạng trội lặn.
- Dựa vào kiểu gen quy định tính trạng và kiểu hình P.
17


a. Một cặp gen:
- Nếu P thuần chủng

F1 dị hợp và đồng tính.
F2: Tỉ lệ kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa.

Kiểu hình: 3 trội : 1 lặn.

- Nếu P dị hợp tử bố hặc mẹ, cơ thể còn lại là đồng hợp tử
aa  F1: 1Aa : 1aa

P: Aa

x

1 trội : 1 lặn

P: Aa

x AA  F1: 1Aa : 1AA

100% trội.

b. Hai cặp gen:
- P thuần chủng

F1 AaBb

biểu hiện tính trạng trội.

F2: 9A- B- : 3A- bb : 3aaB- : 1aabb.
- P không thuần chủng
P dị hợp về hai cặp gen  F1: 9:3:3:1 = (3:1)(3:1)
P: AaBb x Aabb hoặc AaBb x aaBb  F1: 3:3:1:1 = (3:1)(1:1)
P: AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb  F: 1:1:1:1 = (1:1)(1:1)
II. Các dạng bài tập trắc nghiệm và phương pháp giải

1. Dạng bài nhận biết
- Các từ để hỏi thường là cái gì, bao nhiêu, hãy định nghĩa, cái nào, em biết
những gì về, khi nào, bao giờ, hãy mô tả...
- Ví dụ :
Ví dụ1. Thế nào là thể đồng hợp?
A.

Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống hoặc khác nhau.

B.

Kiểu gen chứa các cặp gen gồm 2 gen không tương ứng giống nhau.

C.

Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau.

D.

Các cặp gen trong tế bào cơ thể đều giống nhau.
18


Ví dụ 2. Tính trạng là gì?
A. Những biểu hiện của kiểu gen thành kiểu hình.
B. Các đặc điểm bên trong cơ thể sinh vật.
C. Kiếu hình bên ngoài cơ thể sinh vật.
D. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý, sinh hóa, di truyền... bên
ngoài, bên trong cơ thể, mà nhờ đó sinh vật phân biệt giữa cá thể này với cá thể
khác.

Ví dụ 3. Thế nào là tính trạng tương phản ?
A. Các tính trạng cùng một loại nhưng biểu hiện trái ngược nhau.
B. Những tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng,
C. Các tính trạng khác biệt nhau.
D. Tính trạng do một cặp alen quy định.
Ví dụ 4. Kiểu gen là:
A. Tập hợp cả các gen trong giao tử đực và giao tử cái.
B. Tổ hợp các gen nằm trên NST thường.
C. Tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể sinh vật.
D. Tập hợp tất cả các gen trong nhân tế bào.
Ví dụ 5. Cá thể đồng hợp là:
A. Cá thể mang các gen giống nhau quy định một hay một số tính trạng nào đó.
B. Cá thể mang toàn các cặp gen đồng hợp trội.
C. Cá thể mang một số cặp gen đồng hợp trội, một số cặp gen đồng hợp lặn.
D. Cá thể mang toàn các cặp gen đồng hợp.
Ví dụ 6. Cá thể dị hợp là:
A. Cá thể chưa chứa chủ yếu các cặp gen dị hợp.
B. Cá thế thuộc dòng không thuần chủng.
C. Cá thể mang các gen khác nhau quy định một hay một số tính trạng nào đó.
D. Cá thể mang tất cả các cặp gen dị hợp.
Ví dụ 7. Các quy luật di truyền của Menđen được phát hiện trên cơ sở các thí
nghiệm mà ông đã tiến hành ở
19


A. Cây đậu Hà Lan

B. Cây đạu hà lan và nhiều laoij cây khác

C. Ruồi giấm


D. Trên nhiều loại côn trùng

2. Dạng bài thông hiểu:
Các từ để hỏi thường là: Tại sao, hãy phân tích, hãy so sánh, hãy liên hệ, hãy
phân tích…
Ví dụ 1. Phép lai dưới đây được coi là phép lai phân tích
A. P: AA x AA

B. P: Aa x Aa

C. P: AA x Aa D. AA x aa

Ví dụ 2. Kiểu gen nào dưới đây tạo ra một loại giao tử;
A. AA và aa

B. Aa và aa

C. AA và Aa

D. AA, Aa và aa

Ví dụ 3. Kiểu gen nào dưới đây được xem là thuần chủng
A. AA và aa

B. Aa

C. AA và Aa

D. AA, Aa và aa


Ví dụ 4. Phép lai cho con F1 c ó 100% thân cao l à:
A. P: AA x Aa

B. P: Aa x Aa

C. P: Aa x aa

D. P: aa x aa

Ví dụ 5. Phép lai cho F2 có tỉ lệ 3 thân cao: 1 thân thấp l à:
A. P: AA x AA

B. P: Aa x aa

C. P: Aa x aa

D. P: Aa x Aa
CHƯƠNG 3. HỆ THỐNG BÀI TẬP TỰ GIẢI

Câu 1. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của cơ thể được gọi là:
A.Tính trạng

B. Kiểu gen

C. Kiểu di truyền

D. Kiểu gen và kiểu hình

Câu 2. Hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết

được gọi là :
A.Biến dị có tính quy luật trong sinh sản.
20


B.Biến dị
C.Biến dị không có tính quy luật trong sinh sản.
D.Biến dị tương ứng với môi trường.
Câu 3. Hai trạng thái khác nhau của cùng loại tính trạng được gọi là:
A. Cặp gen tương phản
B. Cặp bố mẹ thuần chủng tương phản
C. Hai cặp tính trạng tương phản
D. Cặp tính trạng tương phản
Câu 4. Thế nào là thể đồng hợp?
A. Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống hoặc khác nhau.
B. Kiểu gen chứa các cặp gen gồm 2 gen không tương ứng giống nhau.
C. Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau.
D. Các cặp gen trong tế bào cơ thể đều giống nhau.
Câu 5. Thế nào là thể dị hợp?
A. Kiểu gen chứa các cặp gen gồm 2 gen không tương ứng khác nhau.
B. Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau.
C. Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống hoặc khác nhau.
D. Các cặp gen trong tế bào cơ thể đều khác nhau.
Câu 6. Biến dị tổ hợp là gì?
A. Những kiểu hình mới do tổ hợp lại.
B. Những kiểu hình mới khác bố mẹ do tổ hợp lại.
C. Những kiểu hình mới khác kiểu hình bố mẹ do tổ hợp lại các tính trạng của
bố mẹ.
D. Những kiểu hình mới khác kiểu hình bố mẹ do các nguyên nhân khác với sự
tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ.

Câu 7. Cho kiểu hình của P: Hạt vàng, vỏ trơn x Hạt xanh, vỏ nhăn. Kiểu
hình nào ở F2 là biến dị tổ hợp?
A. Hạt vàng, vỏ trơn

B. Hạt vàng, vỏ nhăn

C. Hạt xanh, vỏ nhăn

D. Hạt xanh, vỏ trơn

Câu 8. Khi giao phấn giữa cây có quả tròn, chín sớm với cây có quả dài, chín
muộn. Kiểu hình nào được xem là biến dị tổ hợp?
A. Quả tròn, chín sớm

B. Quả dài, chín muộn
21


C. Quả tròn, chín muộn

D. Quả tròn, chín muộn

Câu 9. Nội dung quy luật phân ly:
A. F2 có sự phân li tính trạng
B. F2 thể hiện cả tính trạng trội và tính trạng lặn theo tỉ lệ trung bình là 3 trội : 1 lăn
C. Trong cơ thể lai F1 nhân tố di truyền trội không bị trộn lẫn với nhân tố di
truyền lặn.
D. Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di
truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng
của P.

Câu 10. Các kiểu gen nào sau đây đều biểu hiện kiểu hình trội?
A. AA và aa

B. AA và Aa

C. Aa và aa

D. AA, Aa, aa

Câu 11. Phép lai nào dưới đây là phép lai phân tích hai cặp tính trạng?
A. P: AaBb X aabb

B. P: AaBb X Aabb

C. PaaBb X AABB

D. AaBb X aaBB

Câu 12. Kiểu gen AaBb cho những loại giao tử nào ?
A. AB, Ab,aB, ab B. aB, Ab

C. Ab, ab, aB

D. AB, Ab, aB

Câu 13. Kiểu gen nào sau đây cho nhiều loại giao tử nhất?
A. AABB

B. Aabb


C. AaBb

D. aaBb

Câu 14. Cho các kiểu gen sau: aabb, Aabb, aaBB, AaBb, AABB. Số kiểu gen ở
thể đồng hợp?
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 15. Kiểu gen tạo được một loại giao tử là:
A. AaBB

B.Aabb

C. AABb

D. AAbb

C. AABB

D. aabb

Câu 16. Kiểu gen tạo được hai loại giao tử là:
A. AaBb


B.AaBB

22


Câu 17. Kiểu gen dị hợp hai cặp gen là:
A. aaBb

B.Aabb

C. AABb

D. AaBb

Câu 18. Phép lai tạo ra ở F1 có hai kiểu hình nếu tính trội hoàn toàn là:
A. P: AA x AA

B. P: aa x aa

C. P: AA x Aa

D. P: Aa x aa

Câu 19. Phép lai tạo ra con lai F1 có nhiều kiểu gen nhất là:
A. P: aa x aa

B. P: Aa x aa

C. P: AA x Aa


D. P: Aa x Aa

Câu 20. Phép lai dưới đây được gọi là lai phân tích?
A. P: AA x AA

B. P: Aa x Aa

C. P: AA x Aa

D. P: Aa x aa

Câu 21. Phép lai nào sau đây có tỉ lệ kiểu gen là 1: 2: 1?
A. Aa x Aa

B. AA x aa

C. Aa x aa

D. AA x AA

Câu 22. Ở cà chua, tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng quả
vàng. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai với cây cà chua quả vàng thì
kết quả thu được ở thế hệ sau là:
A. Toàn quả đỏ

B. 75% quả đỏ : 25% quả vàng

C. 50% quả đỏ : 50% quả vàng

D. Toàn quả vàng


Câu 23. Cho các kiểu gen sau đây:
1. aaBB

2. AaBb

3. Aabb

4. AABB

5. aaBb

6. AABb.

Thể đồng hợp gồm:
A. 1 và 6.

B. 3 và 4.

C. 1và 2.

D. 1 và 4.

Câu 24. Cho các kiểu gen sau đây:
1. aaBB

2. AaBb

3. Aabb


4. AABB
Thể

A. 2, 3, 5 và 6

B. 1, 2, 3 và 6

5. aaBb
dị

C. 2, 3,5 và 6

6. AABb.
hợp

gồm:

D. 3,4,5 và 6

Câu 25. Những phép lai nào sau đây được gọi là lai phân tích?
A. P: Aa x Aa và P: AaBb x aabb.
B. P: Aa x aa và P: AaBb x aabb.
C. P: Aa x aa và P: Aabb x aaBb.
23


D. P: Aa x aa và P: AaBb x AaBb.
Câu 26. Phép lai nào tạo ra nhiều kiểu gen nhất?
A. AA x aa


B. Aa x Aa

C. AA x Aa

D. Aa x

aa

Câu 27. Phép lai nào cho ra tỉ lệ kiểu hình 1:1
A. Aa x Aa

B. Aa x aa

C. Aa x AA

D. AA x aa

Câu 28. Phép lai nào cho ra tỉ lệ kiểu hình 3:1
A. Aa x Aa

B. Aa x aa

C. Aa x AA

D. AA x aa

Câu 29. Phép lai nào cho số kiểu gen ít nhất?
A. Aa x Aa

B. Aa x aa


C. Aa x AA

D. AA x aa

Câu 30. Phép lai nào cho số kiểu gen nhiều nhất?
A. Aa x Aa

B. Aa x aa

C. Aa x AA

D. AA x aa

Câu 31. Ở cà chua, tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng.
Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được:
A.Toàn quả vàng.

B. Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng.

C. Toàn quả đỏ.

D. Tỉ lệ 3quả đỏ : 1 quả vàng.

Câu 32. Kết quả được biểu hiện trong quy luật phân li là:
A.Con lai thuộc các thế hệ phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn
B.F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ
2 trội : 1 lặn.
C. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn
D.F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn

Câu 33. Khi giao phấn giữa cây đậu Hà lan thuần chủng có hạt vàng, vỏ trơn với
cây hạt xanh, vỏ nhăn thuần chủng thì kiểu hình thu được ở các cây lai F 1 là
(biết vàng là trội hoàn toàn so với xanh, trơn là trội hoàn toàn so với nhăn):
24


A.hạt vàng, vỏ trơn
C. hạt xanh, vỏ trơn

B. hạt vàng, vỏ nhăn
D. hạt xanh, vỏ nhăn

Câu 34. Trong phép lai 2 cặp tính trạng của Menđen ở cây đậu Hà Lan, khi phân
tích từng cặp tính trạng thì F2 tỉ lệ mỗi cặp tính trạng là:
A.9 : 3 : 3 : 1
C. 1 : 1

B. 3 : 1
D. 1 : 1 : 1 : 1

Câu 35. Khi cho giao phấn giữa cây có quả tròn, chín sớm với cây có quả dài
chín muộn, kiểu hình nào là biến dị tổ hợp:
A.quả tròn, chín sớm

B. quả dài, chín muộn

C.quả tròn, chín muộn

D. quả dài, chín muộn và quả tròn, chín muộn


Câu 36. Cơ thể lai F1 (kiểu gen Aa ) khi giảm phân cho ra 2 loại giao tử A và a
có xác xuất:
A. Ngang nhau

B. Giao tử A gấp 2 lần a

C. Giao tử A gấp 3 lần a

C. Giao tử a gấp 2 lần A

25


×