Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GIÚP CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG ĐẠT HIỆU
QUẢ
3.1. Định hướng phát triển của NH TMCP Sài Gòn Công Thương trong thời gian tới:
Dự báo năm 2011, sẽ là năm tiếp tục gây nhiều khó khăn, thách thức với ngành
NH. Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11về tập trung kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. NHNN cũng ban hành Chỉ thị
01, cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, trong đó tập trung vốn phát
triển khu vực sản xuất kinh doanh với tốc độ tăng trưởng không quá 20%/năm, giảm dần
tỷ trọng cho vay phi sản xuất còn 16%/tổng dư nợ. Đây cũng là định hướng hoạt động
của NH TMCP Sài Gòn Công Thương trong năm 2011 và xác định toàn hệ thống phải
thực hiện thành công mục tiêu đề ra.
Chỉ tiêu hoạt động chủ yếu năm 2011
• Tổng nguồn vốn: 20.700 tỷ đồng, tăng 23% (3.888 tỷ đồng) so với năm 2010.
• Vốn điều lệ: 3.500 tỷ đồng, tăng 42% (1.042 tỷ đồng) so với năm 2010.
• Vốn huy động: 16.215 tỷ đồng, tăng 25% (3.243 tỷ đồng) so với năm 2010.
• Hoạt động tín dụng: 12.550 tỷ đồng, tăng 20% (2.094 tỷ đồng) so với năm 2010.
• Nợ xấu (nhóm 3-5): dưới 3% trên tổng dư nợ cho vay.
• Thanh toán đối ngoại: 400 triệu USD, tăng 25% so với năm 2010.
• Phát hành thẻ Saigonbank: 50.000 thẻ, tăng 140% (29.120 thẻ) so với năm 2010.
• Mạng lưới hoạt động: thánh lập các chi nhánh tại các tỉnh/ thành phố lớn
• Lợi nhuận trước thuế: 350 tỷ đồng, tăng 9,03% (29 tỷ đồng) so với năm 2010.
• Cổ tức chia cổ đông; 11%/ năm (bao gồm cổ phiếu thường).
3.2. Một số giải pháp giúp công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn Công
Thương đạt hiệu quả:
SVTH: Nguyễn Thị Bích Trâm 1 Lớp:07DKT4
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng
Từ việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của NH TMCP Sài Gòn Công
Thương trong thời gian qua ta có thể thấy hoạt động cho vay của NH luôn tiềm ẩn những
rủi ro khiến cho NH có thể không thu hồi được hoặc không thu hồi được cả gốc và lãi
khi mà nợ xấu tuy vẫn nằm trong giới hạn cho phép nhưng vẫn có dấu hiệu gia tăng qua
các năm. Cùng với sự phát triển, sự hội nhập của nền kinh tế đất nước vào nền kinh tế
khu vực và thế giới đã tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các NH. Vì vậy, để hoạt
động của NH bền vững và hiệu quả, thì song song với việc mở rộng tín dụng Saigonbank
cần phải chú trọng tới việc nâng cao chất lượng tín dụng, đổi mới tư duy quản lý rủi ro
tuân theo các chuẩn mực quốc tế.
3.2.1. Xử lý nợ tồn đọng:
Số nợ xấu hiện đang vẫn ở trong mức tiêu chuẩn của hệ thống NH, nhưng nó vẫn
làm xấu đi bảng làm xấu đi bảng tổng kết tài sản, giảm uy tín của NH mà còn gây ra
những khó khăn trong hoạt động của NH khi phải cạnh tranh với các chi nhánh NH nước
ngoài trong tương lai.
• Xin trợ cấp từ NHNN.
• Thu nợ trực tiếp từ KH.
• Thu hồi nợ từ việc xử lý tài sản.
• Nhờ đến sự can thiệp của pháp luật để thu hồi nợ.
• Tăng cường tích lũydự phòng rủi ro.
3.2.2. Tăng cường vốn tự có:
Trong hoạt động kinh doanh của NH, vốn tự có được coi là nền tảng, là tấm đệm
để phòng chống rủi ro. Về nguyên tắc, vốn tự có phải được bổ sung dần dần từ lợi nhuận
song nếu áp dụng phương pháp đó sẽ phải mất nhiều thời gian Nh mới được đạt mức
vốn tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế.
Để có thể tăng vốn tự có kịp thời, NH cần phải kết hợp với biện pháp tăng vốn tự
có từ nguồn lợi nhuận hàng năm và các biện pháp sau:
• Phát hành trái phiếu dài hạn.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Trâm 2 Lớp:07DKT4
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng
• Đề nghị Chính phủ cho phép NH để lại một phần thu nhập trước thuế để tăng vốn hoặc
được khoán mức đóng góp cho ngân sách cố định.
3.2.3. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực:
Một cán bộ tín dụng giỏi cần phải có các phẩm chất sau: kiến thức chuyên sau về
nghiệp vụ, có tư cách đạo đức tốt, khả năng giao tiếp tốt. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần
phải có sự am hiểu các kiến thức về thị trường, pháp luật, trực giác nhạy bén.
Hiện nay, tại NH việc thẩm định được thực hiện bởi cán bộ tín dụng và tổ thẩm
định, không có sự tham gia của các chuyên gia hay tổ chức tư vấn nhất là các dự án lớn.
Do đó, cần phải có chính sách đào tạo nâng cao hơn nữa trình độ của cán bộ tín dụng,
nhất là thẩm định về phương diện kỹ thuật công nghệ.
Đồng thời, NH cần phải có chính sách tuyển dụng cẩn thận, chính xác, việc tuyển
dụng cán bộ tín dụng phải có tiêu chuẩn riêng so với các nghiệp vụ khác trong đó coi
trọng các yếu tố như trình độ chuyên môn, kiến thức về luật pháp, thị trường, có đạo đức
nghề nghiệp tốt…Những cán bộ có triển vọng cần được cử đi học thêm về quản lý để
giúp cho NH phát triển bền vững trong tương lai.
3.2.4. Thẩm định tốt trước khi cho vay:
3.2.4.1. Nâng cao chất lượng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định:
Mục tiêu của thẩm định tín dụng là tìm kiến những tình huống có thể gây rủi ro cho
NH, đồng thời đánh giá khả năng xử lý rủi ro của NH đồng thời dự kiến những biện
pháp phòng ngừa và hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác, phân tích tín dụng
giúp cho NH kiểm tra tính chính xác của các thông tin do KH cung cấp từ đó nhận định
đúng về thái độ KH. Do đó, NH cần phải có biện pháp thu thập lưu trữ thông tin hiệu
quả, đồng thời phải có sự kết hợp với các cơ quan ban ngành địa phương để có biện
pháp xác lập nguồn gốc và tính xác thực của thông tin thu thập được.
3.2.4.2. Thẩm định tính hiệu quả và khả thi của dự án:
Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính ngoài các chỉ tiêu NPV, IRR, NH cần phải chú
trọng đến phân tích độ nhạy cảm của các chỉ tiêu hiệu quả. Việc thẩm định một cách kỹ
SVTH: Nguyễn Thị Bích Trâm 3 Lớp:07DKT4
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng
lưỡng sẽ là cơ sở để xác định mức cho vay, thời hạn thu nợ, mức thu nợ…hợp lý tạo
điều kiện thuận lợi cho DN.
3.2.4.3. Thẩm định KH vay vốn:
Yếu tố cần quan tâm ở đây đó là khả năng tài chính của DN, đó là các chỉ tiêu
ROA, ROE, hệ số nợ, hệ số tự tài trợ…được xét trong một khoảng thời gian nhất định.
Cần phải xác định được chiều sâu phát triển của DN được thể hiện ở chiến lược phát
triển, chính sách điều hành của bộ máy quản lý, đội ngũ kế cận.
3.2.5. Hiện đại hóa công nghệ NH góp phần hạn chế rủi ro:
Việc hạn chế hóa công nghệ là hết sức cần thiết trong hoạt động thẩm định bởi nó
giúp cho việc thu thập thông tin để thẩm định và giám sát KH hiệu quả hơn. Hơn nữa,
quá trình sắp xếp lại mô hình tổ chức, tăng cường các kỹ năng quản lý rủi ro…muốn
thành công phải có sự hỗ trợ của công nghệ.
3.2.6. Nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm tra nội bộ:
Để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa rủi ro tín dụng, NH cần phải nâng cao chất
lượng của công tác kiểm soát nội bộ. Công tác kiểm soát nội bộ giúp cho NH phát hiện
ra các dấu hiệ phát sinh trong từng nghiệp vụ riêng lẻ. Đồng thời dự báo những rủi ro có
thể xảy ra trong tương lai, giúp ban lãnh đạo quản lý tốt các rủi ro trong NH.
3.2.7. Hoàn thiện mô hình Ban quản lý tài sản nợ - có:
Mục đích của quản lý tài chính là để tăng cường lợi nhuận của các NH và tăng giá
trị của NH trên thị trường. Tuy nhiên, chiến lược nhằm vào mục đích tăng lợi nhuận
cũng có nghĩa là phải chấp nhận nhiều rủi ro, vì vậy những nhà quản lý phải theo đuổi
mục đích lợi nhuận theo cách thức phải đảm bảo khả năng thanh toán và hạn chế được
những rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản và rủi ro về kinh doanh ngoại tệ.
Để đạt được cùng lúc được hai mục tiêu là nâng cao lợi nhuận và quản lý rủi ro,
hầu hết các NHTM trên thế giới đều thành lập Ban quản lý tài sản nợ - có. Ban này bao
gồm chủ tịch NH, giám đốc và những người điều hành bộ phận như quản lý tài sản có
(quản lý việc cho vay trong nước và quốc tế), quản lý tài sản nợ (quản lý việc thu hút
SVTH: Nguyễn Thị Bích Trâm 4 Lớp:07DKT4
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng
tiền gửi) và phân tích tình hình kinh tế của NH. Ban quản lý tài sản nợ - có sẽ chịu trách
nhiệm đưa ra các chiến lược cho vay và thu hút tiền gửi. Ban này sẽ họp vài lần trong
một tháng để thảo luận và đưa ra chiến lược nhằm nâng cao lợi nhuận và không phải
chịu nhiều rủi ro.
Mọi quyết định do Ban này đưa ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản nợ và tài sản
có của NH và để hạn chế rủi ro NH ở mức độ chấp nhận được, đảm bảo sự tồn tại và
phát triển lâu dài của NH. Việc quản lý rủi ro tài chính được thực hiên thông qua đánh
giá các khoản vay, đánh giá KH vay vốn. Việc đánh giá này dựa trên năm yếu tố cơ bản:
• Khả năng hoàn trả khoản vay: Khả năng của KH trong việc hoàn trả khoản vay.
• Đặc điểm KH: Khả năng lãnh đạo hoạt động kinh doanh cũng như mức độ sẵn lòng hoàn
trả khoản vay của những người quản lý DN.
• Vốn: Sức mạnh về tài chính của DN tại thời điểm vay vốn.
• Thế chấp: Tài sản và mức độ thanh khoản (chuyển thành tiền mặt) của tài sản người vay
dùng để đảm bảo khoản vay.
• Điều kiện: Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn của KH, đó là
điều kiện hiện tại về tình hình kinh tế, về cơ cấu thị trường, mức độ cạnh tranh và một số
yếu tố khác mà vượt quá sự kiểm soát của KH vay vốn. Để đánh giá được năm yếu tố
trên, người quản lý NH cần phải thực hiện các vấn đề sau:
• Nhận thức và tham gia một cách nghiêm túc vào việc định giá và đánh giá các khoản
vay.
• Thực hiện giám sát đầy đủ.
• Xúc tiến mối quan hệ lâu dài giữa NH và KH
• Quản lý tài sản có một cách chủ động
3.2.8. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung:
Mô hình quản lý rủi ro tín dụng chính là hệ thống các mô hình bao gồm mô hình tổ
chức quản lý rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro được xây dựng
SVTH: Nguyễn Thị Bích Trâm 5 Lớp:07DKT4
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng
và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động quản lý tín dụng của
NH.
Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phản ánh một cách hệ thống các vấn đề về cơ chế,
chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các
chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ, các công cụ đo lường,
phát hiện rủi ro, các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro
mới phát sinh và các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi
ro xảy ra.
Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo của ủy ban
Basel và tuân thủ thông lệ quốc tế, căn cứ vào các điều kiện chung về pháp lý, thị
trường, công nghệ, con người, mô hình các NHTM Việt Nam khuyến nghị nên áp dụng
mô hình quản lý rủi ro tập trung.
Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro,
kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là
giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn
của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng.
Định hướng áp dụng mô hình quản lý rủi ro:
• Tại Hội sở chính: tách bạch chức năng ra quyết định tín dụng với chức năng quản lý tín
dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận thẩm định,
phê duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng.
• Tại chi nhánh: Tiến hành tách các bộ phận, chức năng bán hàng (tiếp xúc KH, tiếp
thị…), chức năng phân tích tín dụng (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá KH…) và
chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi…).
Với mô hình này, bộ phận quan hệ KH chịu trách nhiệm tìm kiếm, phát triển và
chăm sóc KH. Bộ phận này sẽ tìm hiểu nhu cầu của KH, hướng dẫn KH hoàn thiện hồ sơ
vay vốn, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và các thông tin liên quan đến KH cho bộ phận
phân tích tín dụng.
Bộ phận phân tích tín dụng kiểm tra thông tin, thu thập các thông tin bổ sung qua
các kênh thông tin lưu trữ KH, hỏi tin qua CIC, tìm hiểu trên các phương tiện thông tin
đại chúng…
SVTH: Nguyễn Thị Bích Trâm 6 Lớp:07DKT4