Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHNo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.52 KB, 20 trang )

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT
TẠI NHNo&PTNT SÔNG CÔNG
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo&PTNT SÔNG CÔNG, THÁI
NGUYÊN TRONG THỜI GIAN TỚI.
3.1.1. Định hướng hoạt động chung
3.1.1.1. Định hướng chung
Tiếp tục thực hiện định hướng kinh doanh đã lựa chọn, điều chỉnh chiến lược
kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng đều và
vững chắc. Mở rộng quy mô gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh, đa
dạng các hình thức huy động vốn, từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn vốn có tính
ổn định, có mức lãi suất đầu vào hợp lý, thực hiện cho vay có chọn lọc trong phạm
vi khả năng kiểm soát. Tích cực đào tạo nâng cao trình độ cán bộ để tạo ra ưu thế
trong cạnh tranh, đảm bảo ổn định việc là, thu nhập và nâng cao đời sống người lao
động trong toàn chi nhánh.
3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể
• Về huy động vốn : Nâng dần tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư nhất là nguồn
vốn trung dài hạn, tiến tới cân đối vững chắc nguồn vốn để đầu tư.
• Về công tác cho vay : Từng bước chuyển đổi cơ cấu đầu tư, đối tượng đầu tư, tập
trung cho vay hộ kinh doanh và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
• Về công tác đào tạo : Chú trọng đào tạo và đào tạo lại cán bộ, không ngừng nâng
cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh.
• Từng bước hoàn thiện một cách cơ bản cơ sở vật chất cho chi nhánh.
3.1.1.3. Cơ hội và các chỉ tiêu năm 2011
Cơ hội : Tình hình chính trị, an ninh trên địa bàn tỉnh và khu vực : từ trước tới
nay tình hình chính trị xã hội trên địa bàn luôn ổn định vì thế hoạt động sản xuất
kinh doanh, đầu tư của tất cả các chủ thể trên địa bàn nói chung và hoạt động kinh
doanh nói riêng rất an toàn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh
của chi nhánh
Các chỉ tiêu :
• Nguồn vốn huy động nội tệ : 137.000 triệu đồng, tăng so với năm 2010 23.500
triệu đồng, tăng trưởng 20,7%


• Vốn huy động ngoại tệ : 250.000 USD, tăng 48.000 USD so với năm 2010, tốc
độ tăng 23,7%
• Dư nợ nội tệ : 168.000 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 23.500 triệu đồng, tỷ
lệ tăng 16,2%.
• Nợ xấu dưới 1% tổng dư nợ
• Trích dự phòng rủi ro theo chế độ quy định
• Tài chính : phấn đấu đủ lương và các chế độ quy định cho người lao động
• Công tác quản lý kinh doanh an toàn, hiệu quả.
3.1.1.4. Các biện pháp chung cần thực hiện
3.1.1.4.1. Công tác nguồn vốn
• Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền
gửi, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ hàng quý,
hàng năm… với lãi suất hấp dẫn.
• Tiếp tục đẩy mạnh công tác tiếp thị KH thông qua nhiều hình thức khuyến mãi,
miễn giảm phí dịch vụ, phát tờ rơi, phát thẻ giao dịch, quảng cáo trên các phương
tiện thông tin đại chúng…
• Mở thêm phòng giao dịch tại khu đô thị mới hoặc các tuyến phố đông dân cư.
• Không ngừng nâng cao phong cách giao dịch với KH, xây dựng tác phong làm
việc chuyên nghiệp, có kỷ cương, khuyến khích tính năng động, sáng tạo, phát huy
trí tuệ mỗi cá nhân.
3.1.1.4.2.Công tác cho vay
• Cho vay gắn liền với sử dụng các dịch vụ, tiện ích của NH (dịch vụ thanh
khoản, thanh toán, chuyển tiền, phát hành thẻ tín dụng và dịch vụ NH điện tử).
• Tìm kiếm các dự án ủy thác đầu tư, giải ngân dự án.
• Tập trung đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp
xuất khẩu, hộ sản xuất kinh doanh.
• Nâng cao chất lượng tín dụng, rà soát hoàn chỉnh hồ sơ, kiểm tra sử dụng
vốn vay, đôn đốc thu nợ, thu lãi, phân loại và xếp loại KH, thẩm định chặt chẽ các
khoản vay mới, hạn chế đến mức thấp nhất nợ xấu phát sinh.
3.1.1.4.3.Giải pháp thu dịch vụ

Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ chuyển tiền, thẻ ATM, thẻ tín dụng, chuyển
tiền WESTERN UNION, kinh doanh ngoại tệ, bảo hiểm PRUDENTIAL…, miễn
giảm phí dịch vụ cho KH giao dịch thường xuyên, KH có số dư tiền gửi tiết kiệm,
tiền gửi thanh toán lớn và một số KH mới có tiềm năng nhằm thu hút KH, tăng thu
từ dịch vụ.
3.1.1.4.4.Giải pháp về năng lực tài chính
• Tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ ngay từ những tháng đầu năm, tạo nguồn
thu trong năm.
• Tiết kiệm chi phí, chủ động sáng tạo, phát động thi đua.
• Tăng cường huy động các nguồn vốn ổn định có lãi suất thấp, đảm bảo
chênh lệch đầu vào, đầu ra 0,3%.
• Tập thể cán bộ công nhân viên chức chi nhánh thi đua phấn đấu hoàn thành
tốt các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra, xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh.
3.1.2. Định hướng quản lý rủi ro của NHNo & PTNT Sông Công
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã qua xảy ra cách đây 2 năm
nhưng tác động của nó tới các nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Lạm
phát tăng cao cuối năm 2010, khủng hoảng chính trị nổ ra… khiến cho hoạt động
kinh doanh của các NH càng trở nên khó khăn.
Lạm phát tăng cao buộc NHNN phái tăng lãi suất cơ bản, lãi suất huy động
của các NHTM cũng vì thế mà tăng theo. Để huy động đủ vốn đáp ứng nhu cầu
cho vay, các NHTM lại bước vào cuộc chạy đua lãi suất, và trong cuộc chạy đua
này NH nào chấp hành nghiêm chỉnh quy định của NHNN sẽ phải chịu thiệt. Thực
tế cho thấy nguồn vốn đã chảy sang các NHTM cổ phần rất nhiều, gây khó khăn
không nhỏ cho hoạt động kinh doanh NH.
Hiện nay, RRLS là loại rủi ro còn khá mới mẻ đối với NH và mới mẻ trong
nhận thức của các nhân viên NH. Trong những năm vừa qua, thực tiễn cho thấy
NH đã chịu ảnh hưởng của RRLS lớn như thế nào. Trước tình hình đó, chi nhánh
NHNo&PTNT Sông Công dù chưa có một chính sách hay một chiến lược phòng
ngừa RRLS cụ thể nào nhưng chi nhánh nhận thức được tầm quan trọng của việc
quản lý rủi ro nói chung và quản lý RRLS nói riêng nên cũng định hướng trong khả

năng của chi nhánh nhằm bảo vệ được mức thu nhập dự kiến mà chi nhánh đã đặt
ra trong định hướng hoạt động chung của chi nhánh. Cụ thể :
• Hoàn thiện các quy chế quản lý rủi ro trong chi nhánh.
• Đầu tư cho hoạt động quản trị rủi ro nhằm kiểm soát và hạn chế tối đa
những rủi ro có thể xảy ra cho hoạt động của chi nhánh bằng cách : Nâng cao chất
lượng của chi nhánh về thông tin phòng ngừa rủi ro, xây dựng hệ thống đo lường,
đánh giá rủi ro, áp dụng các phần mềm về quản lý rủi ro, thường xuyên lập và phân
tích biến động lãi suất để từ đó đề xuất lên NHNo&PTNT Việt Nam điều chỉnh lãi
suất hợp lý. Và trong quá trình đánh giá cần đưa ra nhiều phương án được tính toán
khác nhau để có sự lựa chọn thích hợp.
3.2. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHNo&PTNT
SÔNG CÔNG
3.2.1. Nhóm giải pháp tổ chức, quản lý rủi ro lãi suất
Hiện nay, các NHTM nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng chưa
có nhận thức, quan tâm đúng mức về RRLS. Trong một thời gian dài, các NHTM
chịu sự chi phối bởi cơ chế điều hành lãi suất của NHNN, do vậy, việc các NH ít
quan tâm đến RRLS là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, những năm gần đây, khi lãi suất thị
trường có nhiều biến động, các NHTM đã nhận thấy mình đang đứng trước nguy
cơ rủi ro lớn đã bước đầu thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro.
Biện pháp được sử dụng phổ biến nhất là việc áp dụng chính sách lãi suất
thả nổi, hay việc giới hạn tối đã nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Tuy
nhiên, biện pháp này chỉ hạn chế được phần nào rủi ro trước mắt. Để phòng ngừa
RRLS một cách triệt để, chi nhánh cần đưa ra chính sách quản lý RRLS một cách
cụ thể, nên xây dựng chính thức thành văn bản có quy định rõ ràng. Trong chính
sách quản lý rủi ro, nội dung cần chứa đựng mục tiêu của chính sách là để hạn chế
và kiểm soát RRLS. Chi nhánh cần thành lập một bộ phận chuyên trách quản lý
RRLS, tránh tình trạng chồng chéo theo kiểu hỗn hợp. Phòng chuyên trách sẽ có
nhiệm vụ xây dựng và chịu trách nhiệm các khâu của quy trình quản lý RRLS. Khi
đã xây dựng được quy trình quản lý RRLS thì hoạt động phòng ngừa mang tính cụ
thể và khoa học.

Một quy trình quản lý RRLS thông thường có bốn bước cơ bản sau :
Phòng ngừa rủi ro lãi suất
Lượng hóa rủi ro lãi suất
Nhận biết rủi ro và dự báo lãi suất
Tổ chức quản lý rủi ro lãi suất
Hình 3.1 – Quy trình quản lý rủi ro lãi suất
NH cũng nên thiết lập hệ thống đo lường RRLS một cách toàn diện, xác
định rõ giới hạn RRLS mà NH có thể chấp nhận. Thêm vào đó, cũng cần đưa ra
các quy định cụ thể về chiến lược biện pháp và công cụ phòng ngừa mà NH có thể
sử dụng, phương thức đánh giá mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra trong thực tế.
3.2.2. Nhóm giải pháp lượng hóa rủi ro lãi suất
3.2.2.1. Khắc phục những hạn chế của mô hình định giá lại
Hiện nay, phương pháp định giá lại để đo lường mức độ RRLS ảnh hưởng
đến thu nhập ròng đang được sử dụng tại nhiều NHTM do phù hợp với trình độ của
các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, mô hình định giá lại vẫn có những hạn chế nhất
định dẫn đến những sai số trong kết quả đo lường, NH có thể nghiên cứu tiến hành
áp dụng đồng thời với mô hình thời lượng để đo lường RRLS. Vì những khó khăn
trong việc thu thập thông tin dữ liệu, NH có thể sử dụng một số biện pháp để khắc
phục nhằm đảm bảo tính chính xác của việc đo lường RRLS :
• Đối với vấn đề biến động khác nhau của các loại lãi suất, có thể sử dụng mô hình
hồi quy để xác định mức độ nhạy cảm của từng loại lãi suất thị trường với luồng
thu nhập từ lãi và chi phí lãi của NH. Qua quan sát sự thay đổi thực tế của thu nhập
lãi, chi phí trả lãi để đánh giá sự biến động của lãi suất tác động như thế nào đến
thu nhập lãi ròng của NH.
• Sử dụng phương pháp khảo sát mối quan hệ thực tế giữa giá trị tiền gửi
không kỳ hạn với sự biến động lãi suất thị trường nhằm đánh giá tính ổn định của
loại tiền gửi này khi lãi suất thị trường biến động.
• Đối với vấn đề tài sản đến hạn tức là những khoản cho vay tiêu dùng và cho vay
trung dài hạn lãi suất cố định được hoàn trả theo định kỳ và NH thường xuyên sử
dụng số tiền thu hồi nợ từ những khoản vay này để cho vay mới với lãi suất thị

trường hiện hành. NH có thể khắc phục bằng cách chia các khoản mục tài sản đó
thành nhiều phần, mỗi phần tương ứng với một kỳ hạn định giá lại. Như vậy, ở mỗi
định kỳ thanh toán sẽ có một bộ phận tài sản thuộc loại tài sản trên được tính vào
nhóm TSC nhạy cảm lãi suất.
3.2.2.2. Sử dụng mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất VaR trong quản trị rủi ro lãi
suất
Hiện nay, các NHTM trên thế giới sử dụng mô hình đo lường giá trị chịu rủi ro
(VaR – Value at Risk) để đo lường RRLS. VaR được định nghĩa là tổn thất hay
khoản lỗ tối đa được dự đoán khi tình huống xấu nhất xảy ra với một đột tin cậy
nào đó và trong một khoản thời gian nhất định. VaR cho phép chúng ta tổng hợp tất
cả các trạng thái rủi ro và các loại tài sản khác nhau để tìm ra một con số nhằm trả
lời câu hỏi: tổn thất/ khoản lỗ tiềm tàng của NH là bao nhiêu? Giả sử một danh
mục đầu tư có VaR hàng ngày là 5000USD với độ tin cậy là 99% thì chỉ có 1% khả
năng NH mất số tiền vượt quá 5000 USD.
Có ba phương pháp để tính VaR
- Phương pháp JPM RiskMetrics (hay phương pháp tiếp cận theo phương sai
và hiệp phương sai).
- Phương pháp mô phỏng lịch sử.
- Phương pháp mô phỏng Monte-Carlo.
3.2.2.2.1. Phương pháp JPM RiskMetrics
Phương pháp này đưa ra giả thuyết rằng các tỷ suất sinh lợi và rủi ro tuân theo
phân bố chuẩn. Ý tưởng của phương pháp này là xác định giá trị chịu rủi ro (VaR)
theo công thức :
VaR = Giá trị thị trường của TSTC x Mức biến động trong thu nhập hàng ngày
của TSTC x Z
VaR = Vo x Sigma
Vo
x Z
Trong đó:
Vo là giá trị thị trường của TSTC

Sigma
Vo
là sự biến động trong thu nhập hàng ngày của TSTC
Z cho biết mức độ tin cậy được sử dụng. Z=1,65 tương ứng với độ tin cậy
95%. Z= 2,33 nếu độ tin cậy là 99%.
3.2.2.2.2. Phương pháp mô phỏng lịch sử
Phương pháp này đưa ra giả thuyết rằng sự phân bố tỷ suất sinh lợi trong quá
khứ có thể tái diễn trong tương lai. Nói cụ thể, VaR được xác định qua các bước:
i. Tính giá trị hiện tại của danh mục đầu tư.
ii. Tổng hợp tất cả các tỷ suất sinh lợi quá khứ của danh mục đầu tư này
theo từng hệ số rủi ro (giá trị cổ phiếu, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lãi suất)
iii. Xếp các tỷ suất sinh lợi theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất.
iv. Tính VaR theo độ tin cậy và số liệu tỷ suất sinh lợi quá khứ.
Ví dụ: Nếu ta có một danh sách bao gồm 100 dữ liệu quá khứ và nếu độ tin
cậy là 95%, thì VaR là giá trị thứ 95 trong danh sách này. Nếu đột in cậy là
99% thì VaR là giá trị thứ 99.
3.2.2.2.3. Phương pháp mô phỏng Monte-Carlo
i. Mô phỏng một số lượng rất lớn N bước lặp, ví dụ N > 10.000
ii. Cho mỗi bước lặp i, i<N

×