Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TECHCOMBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.46 KB, 10 trang )

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI TECHCOMBANK
3.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Techcombank – chi
nhánh Tân Bình (2010 – 2015)
Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng trở nên quan trọng, gắn bó mật thiết với các
hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng thương mại. Định hướng phát triển hoạt động
thanh toán quốc tế phải dựa trên cơ sở định hướng phát triển hoạt động kinh doanh đối
ngoại của TCB- TB. Để đạt được những mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh đối
ngoại của TCB- TB luôn phải gắn với phương chăm kinh doanh “Phát triển – an toàn –
hiệu quả” đồng thời có những bước chuẩn bị tích cực cho quá trình mở rộng kinh doanh
theo chiều rộng và chiều sâu. Để phấn đấu nâng cao thị phần trong hoạt động thanh toán
xuất nhập khẩu, phát triển mạnh mẽ các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đa dạng hóa và nâng
cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đảm bảo hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, phấn đấu
đến năm 2015 đưa Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam trở thành ngân hàng tiên tiến có tầm cỡ
trong khu vực, thời gian tới định hướng phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại của
TCB – TB cần thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng có dịch vụ thanh toán quốc tế tốt
nhất tại Việt Nam: đa dạng hóa về các dịch vụ thanh toán quốc tế, nâng cao chất lượng
phục vụ như đào tạo nhân viên thanh toán quốc tế có đầy đủ kinh nghiệm và chuyên môn
chuyên sâu, nhiệt tình, năng động trong giao dịch với khách hàng, phí dịch vụ cạnh tranh
với các ngân hàng khác đảm bảo thu hút được sự chú ý của khách hàng. Nhằm mục đích
doanh thu đều tăng hàng năm.
- Giữ được mối quan hệ khách hàng quen thuộc, tìm kiếm thêm khách hàng tiềm
năng (khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có qui mô lớn) trong
nước lẫn nước ngoài bằng cách mở rộng mạng lưới tiếp thị.
- Nghiên cứu, đánh giá chung về hoạt động thanh toán quốc tế của Techcombank
trong những năm qua nhằm tìm ra những mặt mạng mà Techcombank đã đạt được và hạn
chế cho khách hàng những rủi ro không đáng có. Thành lập một bộ phận chuyên nghiên
cứu phân tích các thông tin, tình hình hoạt động của các tổ chức tài chính tín dụng, thị
trường tài chính, tiền tề và kinh tế các nước có quan hệ kinh tế với Việt Nam tạo điều kiện
để phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại của Ngân hàng có hiệu quả và tăng cường


khả năng tư vấn cho khách hàng.
- Đào tạo, bổ sung đội ngũ cán bộ nghiệp vụ và kỹ thuật làm nghiệp vụ thanh toán
quốc tế. Đây là nhiệm vụ phải được quan tâm hàng đầu đối với cả Hội sở chính và các chi
nhánh, đặc biệt là năng lực nghiệp vụ tài trợ thương mại xuất nhập khẩu và thanh toán của
cán bộ tín dụng chuyên trách quan hệ với khách hàng, kỹ năng giao tiếp của cán bộ nghiệp
vụ và tiếp thị cũng là nội dung cần đạo tạo một cách có hệ thống.
- Nâng cao năng lực tài chính và phát triển thị trường thương hiệu trên cơ sở đẩy
mạnh và kết hợp với văn hóa doanh nghiệp.
- Tập trung đầu tư cho hệ thống tin học để công nghệ thông tin thực sự trở thành mũi
nhọn tạo nên sự đột phá cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ, tăng năng lực cạnh
tranh. Con người và công nghệ được xem là hai yếu tố đặc biệt quan trọng đem lại sự
thành công trong cạnh tranh và hội nhập của Techcombank Việt Nam trong những năm tới.
- Triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động ngân hàng
được an toàn, hiệu quả, bền vững.
- Tổ chức và triển khai tốt các hoạt động tiếp thị, nâng cao tính cạnh tranh với bên
ngoài đồng thời đảm bảo tính thống nhất và sự phối hợp chặt chẽ trong Ngân hàng.
3.2. Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại
Techcombank
Mở rộng và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò hết sức quan trọng đối
với hoạt động kinh doanh của TCB – chi nhánh Tân Bình. Điều đó không những nâng cao
hơn uy tín của Ngân hàng mà còn tạo vị thế cho Ngân hàng trong khu vực và thế giới. Qua
đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại TCB – chi nhánh Tân Bình, ta nhận
thấy bên cạnh những thành tích đã đạt được thì Ngân hàng cũng không tránh khỏi tồn tại
những hạn chế. Dựa trên những tồn tại đó và định hướng phát triển hoạt động thanh toán
quốc tế của TCB – chi nhánh Tân Bình, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng
hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng
nói riêng tại TCB – chi nhánh Tân Bình.
3.2.1. Về công nghệ
Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng theo trình độ của một ngân hàng hiện đại trong
khu vực không chỉ nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại Techcombank mà còn cung

cấp cho ngân hàng một công cụ hữu hiệu để quản lý hoạt động thanh toán quốc tế trong
toàn hệ thống phòng tránh rủi ro không đáng có trong quá trình hoạt động. Hiện tại
Techcombank đang sử dụng chương trình Globus để quản lý. Chương trình được sử dụng
trong toàn hệ thống Techcombank ở tất cả các lĩnh vực như: Mua bán ngoại tệ, thông báo
L/C xuất, thông báo BCT, theo dõi số dư khách hàng … Điều này đã khắc phục được tình
trạng quản lý rời rạc đơn lẽ theo từng phòng ban, từng chi nhánh như trước đây.
Hiện đại hóa ngân hàng còn nâng cao chế độ bảo mật của các phòng ban, nâng cao
mức độ chính xác an toàn bảo mật trong giao dịch, hạn chế được nguy cơ bị xâm nhập vào
hệ thống thực hiện các giao dịch bất chấp luật pháp gây tổn hại nghiêm trọng cho ngân
hàng. Đây là một bước chuẩn bị quan trọng để tham gia vào hệ thống thương mại điện tử
trong tương lai. Cùng với hệ thống ngân hàng kỹ thương Việt Nam, Techcombank Tân
Bình đang sử dụng thành công phần mềm Globus mới nhất hiện nay, giúp tự động hóa
khoảng 75% công việc. Tuy nhiên hệ thống công nghệ của các ngân hàng đại lý trong và
ngoài nước từ các nguồn khác nhau, khó tạo sự đồng bộ trong giao dịch thanh toán quốc tế.
Như vậy đòi hỏi Techcombank Tân Bình phải:
- Phát triển các phương thức giao dịch hiện đại như Home Banking, Internet Banking,
E – Banking trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.
- Sử dụng phần mềm chuyên dụng để thu nạp dữ liệu thanh toán thay cho chứng từ
doanh nghiệp để hoàn chỉnh hồ sơ lưu trữ, quản lý an toàn các nghiệp vụ TTQT của ngân
hàng,
- Yêu cầu sự hỗ trợ từ hội sở Techcombank
- Mở rộng phương thức thanh toán mới B/G (Bilateral Guarantee):
Bên cạnh hiện đại hóa công nghệ Techcombank cần phải mở rộng thêm các phương
thức thanh toán quốc tế mới. Mặc dù phương thức thanh toán L/C được sử dụng rất rộng
rãi vì nó có những đặc tính rất ưu việt. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế và rủi ro có thể
xảy ra. Để khắc phục những hạn chế đó, hiện nay trên thế giới một số nước như
Hongkong, Trung Quốc, CuBa, Ấn Độ … đang áp dụng phương thức thanh toán B/G
(Bilateral Guarantee: Bảo lãng tay đôi). Đây là phương thức thanh toán như là sự kết hợp
của L/C và D/A. Nó vừa bảo đảm là một L/C không hủy ngang, cam kết thanh toán cho
nhà nhập khẩu lại vừa cho phép nhà nhập khẩu xem hàng đúng yêu cầu mới trả tiền không

buộc nhà xuất khẩu khi lập chứng từ bị lỗi mà từ chối thanh toán. Như vậy rủi ro khó có
thể xảy ra hơn cho cả bên mua, bên bán và ngân hàng khi họ trung thực làm theo đúng
những gì đã cam kết. Đây là phương thức thanh toán mà Techcombank cần xem xét và áp
dụng trong quá trình phát triển.
- Kiểm tra chứng từ qua mạng:
Hiện nay nhiều ngân hàng nước ngoài đang áp dụng kiểm tra chứng từ qua mạng bằng
một số phần mềm. Cách thức kiểm tra này vừa tiết kiệm chi phí đi lại vừa thu hút khách
hàng ở xa. Trong chương trình phần mềm kiểm tra chứng từ của họ cho các thanh toán viên
đỡ một phần công việc thủ công. Bên cạnh đó làm cho công việc kiểm chứng từ nhanh
chóng và chính xác hơn. Trong xu thế hội nhập và hiện đại hóa ngân hàng Techcombank
cũng nên từng bước khảo sát và áp dụng.
3.2.2. Về marketing
Thông qua hoạt động Marketing Ngân hàng có thể củng cố và tạo được hình ảnh tốt
đẹp đối với các Ngân hàng khác và khách hàng. Trên cơ sở đó giữ vững và thu hút thêm
lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của TCB – chi nhánh Tân Bình. Bên
cạnh đó thông qua hoạt động Marketing, TCB – chi nhánh Tân Bình cũng có thể giới thiệu
và kích thích khách hàng sử dụng các sản phẩm mới của Ngân hàng, từ đó giúp Ngân hàng
tăng thị phần và doanh thu từ hoạt động này.
Ngân hàng có thể áp dụng nhiều biện pháp tiếp thị khác nhau như: thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, truyền hình, Internet … để giới thiệu về
Ngân hàng hay in tờ rơi hay các cuốn sổ có kích thước nhỏ, trình bày đẹp và phát không
cho khách hàng hay để tại bàn giao dịch để họ thấy được những tiện ích khi sử dụng các
dịch vụ Ngân hàng. Trụ sở Ngân hàng phải được bố trí khang trang, sạch đẹp và tạo được
sự thuận lợi cho khách hàng.
Thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng nhằm củng cố mối quan hệ giữa ngân
hàng và khách hàng, nâng cao sự hiểu biết của khách hàng đối với ngân hàng. Đồng thời tổ
chức các cuộc nghiên cứu thị trường để tìm hiểu khách hàng
3.2.3. Về nhân lực
Hiện tại nhân lực Techcombank Tân Bình còn ít ỏi so với khối lượng công việc. Các
nhân viên đảm nhận thẹc hiện tất cả các giao dịch từ A – Z của phương thức thanh toán mà

chưa có sự chuyên môn hóa. Khối lượng công việc thanh toán quốc tế trong thời gian tới
chắc chắn sẽ ngày càng nhiều, vậy để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất thì việc đào
tạo nguồn nhân lực cho chi nhánh là một trong những yếu tố cần thiết:
+ Nâng cao trình độ nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngoại ngữ cho các chuyên viên
hiện để có khả năng áp dụng công nghệ thông tin vào công việc đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của tốc độ phát triển kinh tế và thanh toán XNK qua Ngân hàng. Để có đội ngũ
cán bộ đủ mạnh, TCB cần có chiến lược đào tạo chung chú trọng cả về kiến thức nghiệp vụ
lẫn việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp.
+ Tuyển thêm đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên môn, tiếng Anh và tin học để
có thể tiếp thu nhanh công nghệ hiện đại.
Trong công tác này, TCB đã thực hiện nhiều biện pháp như tổ chức các lớp học
nghiệp vụ ngắn và dài hạn, cử cán bộ đi học nước ngoài, mời chuyên gia về đào tạo nghiệp
vụ cho thanh toán viên. Trong thời gian tới các công tác này cần được tăng cường hơn nữa
để có thể theo kịp diễn biến phức tạp của công tác thanh toán XNK.
3.2.4. Về sản phẩm
- Nâng cao chất lượng sản phẩm thanh toán quốc tế:
Đối với ngân hàng thì chất lượng sản phẩm là đảm bảo đối với khách hàng về khả
năng chi trả, thực hiện thanh toán không sai sót đảm bảo an toàn thanh toán cho khách
hàng, tốc độ thanh toán nhanh, thanh toán qua ngân hàng không những hỗ trợ cho doanh
nghiệp mà còn giúp cho ngân hàng có được một nguồn thu nhập. Để nâng cao chất lượng

×