Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.81 KB, 9 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG
1.1. Khái niệm về xếp hạng tín dụng
Theo Standards & Poor, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá hiện
tại về rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng, khả năng và thiện ý của chủ thể đi vay
trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn.
Theo Moody's, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về chất lượng
tín dụng và khả năng thanh toán nợ của chủ thể đi vay dựa trên những phân tích tín
dụng cơ bản và biểu hiện thông qua hệ thống ký hiệu Aaa-C.
Định nghĩa của Viện nghiên cứu Nomura: Xếp hạng tín nhiệm là đánh giá hiện tại
về mức độ sẵn sàng và khả năng trả gốc hoặc lãi đối với chứng khoán nợ của một
nhà phát hành trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó
Như vậy, có thể định nghĩa, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về rủi ro
tín dụng và chất lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện ý trả nợ (gốc, lãi hoặc
cả hai) của đối tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và
đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu.
Trong thực tế, xếp hạng tín nhiệm mới chỉ đánh giá khả năng trả nợ của chủ thể
trong quá khứ và hiện tại. Nên các tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn thường cung cấp
thêm những tín hiệu bổ sung thể hiện những sự kiện xảy ra trong khoảng thời gian
gần (3 tháng) mà có thể tác động đến hạng mức tín nhiệm hay dựa trên cơ sở đánh
giá triển vọng hạng mức tín nhiệm của doanh nghiệp trong tương lai với thời hạn
trung bình (6 - 24 tháng). Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng dự báo hạng mức
tín nhiệm, bằng cách dự phóng báo báo cáo tài chính tương lai rồi xếp hạng lại
hoặc xây dựng mô hình toán học để dự báo hạng mức tín nhiệm doanh nghiệp.
1.2. Sự cần thiết của việc xếp hạng tín dụng nội bộ các doanh nghiệp trong
ngân hàng thương mại.
1.2.1. Theo yêu cầu đảm bảo an toàn của các cơ quan giám sát hoạt động Ngân
hàng.
Ngân hàng là một trung gian tài chính lớn nhất và quan trọng nhất của nền
kinh tế, do vậy, hoạt động của Ngân hàng luôn bị theo dõi giám sát, quản lý về các
mặt rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng bởi các cơ quan giám sát. Một trong những
công cụ quản lý rủi ro mà các cơ quan giám sát hoạt động NH theo tiêu chuẩn quản


lý tốt nhất theo kiến nghị của Besel 2 đều hướng tới đó là hệ thống xếp hạng tín
dụng nội bộ (IRS – Internal Rating System).
Hiệp định Basel II yêu cầu các NH hoạt động ở phạm vi quốc tế phải sử dụng
các biện pháp nhạy cảm với lãi suất hơn để tính toàn mức vốn tối thiểu yêu cầu cho
rủi ro tín dụng. Hiệp định cũng cho phép một NH được tính toán yêu cầu vốn tối
thiểu cho rủi ro tín dụng căn cứ vào một trong hai cách sau:
- Phương pháp cơ bản là sử dụng mức tín nhiệm của các tổ chức
xếp hạng để định mức rủi ro cho các khoản vay.
- Phương pháp tiếp cận sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
cho phép tổ chức tín dụng tự ước lượng các nhân tố rủi ro tín dụng
nhằm tính toán yêu cầu tối thiểu về vốn rủi ro tín dụng.
Phương pháp tiếp cận theo hướng sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
được xây dựng trên cơ sở 4 tham số chính:
- PD: Xác suất vỡ nợ của một người vay trong khoảng thời gian một
năm.
- LGD: Tỷ lệ tổn thất vỡ nợ được tính bằng tỷ lệ phần trăm của
khoản vay bị rủi ro khi xảy ra vỡ nợ.
- EAD: Giá trị rủi ro vỡ nợ.
- M: Thời gian đáo hạn.
Trong thời gian đáo hạn, khoản lỗ (EL) được dự tính như sau:
- Giá trị lỗ dự tính: EL = PD x LGD x EDA.
- Tỷ lệ lỗ dự tính: %EL = PD x LGD.
Với Basel II, việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trở thành một
trong những công cụ xác định và quản trị rủi ro. Hiện nay, Ngân hàng Trung Ương
đều có những chính sách yêu cầu và khuyến khích các tổ chức tín dụng trong hệ
thống của mình xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Cũng theo xu thế hội
nhập, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã đưa ra những văn bản nhằm khuyến
khích các NHTM xây dựng cho mình hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Năm
2005, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN cho phép
các tổ chức tín dụng trong thời gian chưa xây dựng được hệ thống xếp hạng, phân

loại nợ thì có thể xếp hạng khách hàng theo thời gian quá hạn của khoản nợ tức là
áp dụng theo điều 6 của quyết định trên, và NH nào đã xây dựng cho mình hệ
thống xếp hạng tín dụng nội bộ phân loại và xếp hạng theo kết quả của hệ thống
đó, tức là theo Điều 7 quyết định 493. NHNN cũng ra quy định là sau tối đa 3 năm,
tức đến năm 2008, tất cả các tổ chức tín dụng đều phải hoàn tất công việc xây dựng
và đưa vào sử dụng hệ thống xếp hạng, phân loại nợ khách hàng làm công cụ quản
lý tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro.
1.2.2. Yêu cầu tăng cường quản lý tín dụng tập trung thống nhất trong nội bộ
Ngân hàng.
Lượng hóa rủi ro tín dụng mà cụ thể là ước lượng xác suất vỡ nợ đối với mỗi
khách hàng vay và tỷ lệ tổn thất khi xảy ra rủi ro đối với danh mục tín dụng là một
yêu cầu bắt buộc về quản lý giám sát an toàn NH của các cơ quan giám sát cũng
như về tăng cường quản trị điều hành trong NH. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ là một công cụ quản lý tín dụng cho phép các tổ chức tín dụng đưa ra các mức
ước lượng về xác suất vỡ nợ khách hàng và tỷ lệ tổn thất vỡ nợ làm cơ sở cho việc
định giá tín dụng và thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro.
Mặt khác, tại các NH đang diễn ra việc tái cơ cấu NH theo hướng tập trung
hóa quản lý rủi ro với việc tăng cường năng lực quản lý rủi ro tại Hội sở chính.
Điều đó chỉ có thể áp dụng được trên cơ sở chính sách khách hàng thống nhất từ
cấp quản lý đến bộ phận kinh doanh. Một chính sách khách hàng phù hợp chỉ có
thể được xây dựng khi NH biết được khách hàng mang lại lợi ích gì cho NH và các
rủi ro đi kèm trong quan hệ tín dụng. Vì vậy, xếp hạng tín dụng nội bộ là một công
cụ quản lý rủi ro mà các NH cần phải xây dựng khi thực hiện việc tập trung hóa
quản lý.
1.3. Nội dung của công tác xếp hạng tín dụng trong NHTM
1.3.1. Phương pháp được sử dụng để xếp hạng tín dụng
1.3.1.1. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này thu thập ý kiến của các chuyên gia trong hoặc ngoài doanh
nghiệp theo những mẫu câu hỏi được soạn thảo trong phiếu điều tra.
Các bước thực hiện phương pháp này như sau:

- Bước 1: lập các nhóm nhà phân tích và nhóm chuyên gia đánh giá.
Nhóm các nhà phân tích là nhứng người am hiểu về lĩnh vực ần
đánh giá và thành thạo kỹ năng phân tích, tổng hợp để soạn thảo
các câu hỏi để hính thành phiếu điều tra. Nhóm các chuyên gia
đánh giá là những người có kiến thức chuyên môn về xếp hạng tín
dụng, có trách nhiệm đưa ra ý kiến xếp hạng, cung cấp những
thông tin dự báo thay đổi xếp hạng trong tương lai.
- Bước 2: Xây dựng bảng hỏi
Yêu cầu của bảng hỏi là nội dung của câu hỏi phải gắn liền với nội dung cần
đánh giá và hình thức của chúng có thể là câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở, tùy theo
yêu cầu đánh giá. Bên cạnh đó, cũng có thể đề nghị các chuyên gia xác định tầm
quan trọng của các yếu tố cần đánh giá bằng mức điểm trọng số.
- Bước 3: Phát phiếu điều tra cho chuyên gia trả lời.
- Bước 4: Tập hợp các ý kiến trả lời, phân tích và hình thành bằng
tổng hợp kết quả đánh giá
- Bước 5: Tổng hợp các ý kiến đánh giá lần 2 của các chuyên gia.
- Phương pháp này có ưu điểm là tận dụng được kinh nghiệm và
kiến thức của các chuyên gia. Kết quả có độ tin cậy cao, tránh
được nhứng ảnh hưởng của những người có ưu thế trong số người
được hỏi ý kiến. Tuy nhiên, chi phí thực hiện có thể rất cao do số
lượng người tham gia đông và số lần thu thập ý kiến nhiều. Thêm
vào đó, thời gian thực hiện kéo dài gây khó khăn cho việc tổng
hợp, phân tích. Và khi sử dụng phương pháp này thì cũng không
thể loại bỏ tính chủ quan trong kết quả đánh giá.
1.3.1.2. Phương pháp cho điểm theo tiêu chuẩn.
Các bước thực hiện:

×