Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO - THỔ NHƯỠNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH VÀ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG VÙNG BẮC TÂY NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.76 MB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

NGUYỄN VĂN DŨNG

NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO - THỔ NHƯỠNG PHỤC VỤ
QUY HOẠCH VÀ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG
VÙNG BẮC TÂY NGUYÊN
Chuyên ngành: Địa lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 9 44 02 20

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

Hà Nội - 2018


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Người hướng dẫn khoa học 1: TS. NCVCC. Nguyễn Đình Kỳ
Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TSKH. Nguyễn Địch Dỹ
Phản biện 1: ………………………………………………
Phản biện 2: ………………………………………………
Phản biện 3: ………………………………………………

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ
cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn


lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi ……giờ ……, ngày
…… tháng …… năm 201……

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ
- Thư viện Quốc gia Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá mà hầu hết các nguồn
thức ăn cung cấp cho con người đều bắt nguồn từ đó. Nhà bác học
V.V.Docutraev đã khẳng định, đất là vật thể tự nhiên độc lập, được
hình thành do tác động tương hỗ các yếu tố đá mẹ, địa hình, khí hậu,
sinh vật và yếu tố thời gian. Các mối quan hệ này được nghiên cứu
chuyên sâu thành các hướng như: địa mạo - thổ nhưỡng (ĐMTN), đá
mẹ/mẫu chất - thổ nhưỡng, khí hậu - thổ nhưỡng, sinh vật - thổ
nhưỡng. Trong đó, quan hệ ĐM và TN này được coi là quan hệ động
và phức tạp nhất. Có thể được giải thích trên cơ sở cân bằng giữa
phát sinh hình thái (PSHT) và phát sinh thổ nhưỡng (PSTH). Trong
tổ chức sản xuất và sử dụng đất, đặc điểm ĐMTN đóng vai trò quan
trọng tới hiệu quả kinh tế và mức độ bền vững bởi vì, khi sử dụng đất
dẫn đến kích hoạt các quá trình ngoại sinh (địa mạo) tác động vào
lớp phủ thổ nhưỡng, làm cho nó thay đổi. Khi sử dụng đất hợp quy
luật PSHT và PSTN thì bền vững và hiệu quả. Sử dụng không hợp
quy luật thì không bền vững và kém hiệu quả, dẫn đến đất bị thoái
hoá - hoang mạc hoá.
Vùng Bắc Tây Nguyên (BTN) chiếm khoảng 50% tổng diện tích
Tây Nguyên, gồm 2 tỉnh: Kon Tum và Gia Lai, có lớp phủ thổ
nhưỡng đa dạng và phức tạp về chủng loại. Vùng có đầy đủ các

nhóm và loại đất chính của Tây Nguyên. Với đặc điểm ĐMTN mang
màu sắc vùng núi, cao nguyên, sơn nguyên luôn tiềm ẩn các quá trình
tai biến thiên nhiên như: thoái hoá đất, sạt lở đất, lũ lụt, hạn hán...
Từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng phục vụ quy hoạch và sử dụng đất bền vững vùng Bắc
Tây Nguyên” nhằm góp phần giải quyết những yêu cầu thực tế và
phát triển bền vững vùng Tây Nguyên.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Xác lập được các phân vị ĐMTN làm luận cứ khoa học phục vụ quy
hoạch và sử dụng đất bền vững vùng Bắc Tây Nguyên.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu ĐMTN trong nước và ngoài nước;
- Xác lập cơ sở lý luận nghiên cứu ĐMTN
- Phân tích điều kiện thành tạo cảnh quan ĐMTN vùng BTN;
- Xây dựng hệ thống phân vị, tiêu chí và thành lập bản đồ địa mạo thổ nhưỡng vùng Bắc Tây Nguyên tỷ lệ 1/250.000;
1


- Phân tích đặc điểm cảnh quan ĐMTN vùng Bắc Tây Nguyên;
- Đánh giá, phân hạng cảnh quan ĐMTN vùng BTN cho sử dụng
- Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng đất bền vững trên quan
điểm địa mạo - thổ nhưỡng vùng Bắc Tây Nguyên.
4. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
- Khu vực nghiên cứu: bao gồm 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai.
- Đối tượng nghiên cứu: địa mạo và thổ nhưỡng vùng BTN.
5. Luận điểm bảo vệ
- Tương quan địa mạo và thổ nhưỡng ở vùng Bắc Tây Nguyên được
thể hiện rõ trong đặc điểm, cấu trúc hình thái địa hình và đặc điểm,
cấu trúc hình thái lớp phủ thổ nhưỡng thông qua quá trình phát sinh
hình thái và phát sinh thổ nhưỡng trong cảnh quan ĐMTN
- Lãnh thổ vùng Bắc Tây Nguyên được phân hoá thành 12 kiểu và

39 loại cảnh quan ĐMTN đa dạng, phức tạp, vì vậy việc quy hoạch
và sử dụng phải tuân theo sự phân hóa này để đạt được mục tiêu sử
dụng đất bền vững và phòng tránh thiên tai.
6. Điểm mới của luận án
- Luận án là công trình đầu tiên đánh giá quan hệ địa mạo và thổ nhưỡng
vùng BTN và được thể hiện trên bản đồ ĐMTN ở tỷ lệ 1/250.000.
- Bước đầu đề xuất phương án tổ chức không gian, quy hoạch, sử
dụng đất bền vững, đồng thời cảnh báo thiên tai trên cơ sở phân tích
đặc điểm, cấu trúc cảnh quan ĐMTN vùng Bắc Tây Nguyên.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ ĐM và TN
trong vùng nhiệt đới; và hoàn thiện phương pháp nghiên cứu ĐMTN
phục vụ quy hoạch, sử dụng hợp lý tài nguyên đất.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của luận án là cơ sở khoa học cho quy
hoạch, tổ chức lãnh thổ, sử dụng hợp lý tài nguyên và phòng ánh
thiên tai; đồng thời là dữ liệu quan trọng cho điều tra, đánh giá đất.
Quan điểm và phương pháp nghiên cứu của luận án có thể áp dụng
cho toàn vùng Tây Nguyên và vùng khác có điều kiện tương tự.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, tài liệu tham
khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng vùng Bắc Tây Nguyên
Chương 2. Điều kiện thành tạo và đặc trưng cảnh quan địa mạo thổ nhưỡng vùng Bắc Tây Nguyên
2


Chương 3. Đánh giá cảnh quan địa mạo - thổ nhưỡng phục vụ quy
hoạch và sử dụng đất bền vững vùng Bắc Tây nguyên
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ĐỊA MẠO - THỔ NHƯỠNG VÙNG BẮC TÂY NGUYÊN

1.1. Cơ sở lý luận địa mạo - thổ nhưỡng
1.1.1. Khoa học địa mạo - thổ nhưỡng
Mỗi bề mặt địa mạo được xác định bởi hình thái, tuổi, mẫu chất/
đá mẹ và quá trình thành tạo địa hình. Địa mạo chiếm ba nhân tố
trong năm nhân tố phát sinh đất. Do vậy nghiên cứu ĐMTN chủ yếu
tập trung vào nghiên cứu quan hệ của các đặc trưng địa mạo này với
đất và các quá trình tạo hình thái với quá trình thổ nhưỡng.
Xem xét dưới góc độ ĐM và TN, J. Tricart (1965) theo A.J.
Gerrard (1992)..., ĐMTN là nghiên cứu mối quan hệ địa mạo, thổ
nhưỡng và các quá trình thành tạo trong phát sinh và phát triển. Dưới
góc độ môi trường địa lý, Olson (1989), Wysocki (2000), Goudie
(2004) ĐMTN là nghiên cứu quan hệ phát sinh của đất với môi
trường thành tạo.
Đồng thời, ĐMTN là phương pháp nghiên cứu quan trọng trong việc
thiết lập lại môi trường cổ địa lý (Gerrard, 1992; Birkeland, 1999).
1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu địa mạo - thổ nhưỡng
1.1.2.1. Nghiên cứu địa mạo - thổ nhưỡng trên thế giới
Mối quan hệ giữa địa hình và thổ nhưỡng được các nhà khoa học
Nga nghiên cứu từ rất sớm vào cuối thế kỷ 19, điển hình là nhà khoa
học V.V. Docuchaev đã nghiên cứu quy luật xác định sự thay đổi của
thổ nhưỡng liên quan đến điều kiện địa hình trên những lãnh thổ nhỏ.
N. M. Xibirtxev (1900) đã phát triển ra học thuyết tổ hợp đất và cấu
trúc thổ bì, và nhấn mạnh địa hình trong việc tạo nên tổ hợp đất.
X.X. Neuxtruev (1910) đã nêu ra qui luật tiến hoá và phát triển các tổ
hợp đất tương ứng với các giai đoạn phát triển địa hình và theo sơ đồ
phát triển địa hình của V. Davis.
Trong khi điều tra, khảo sát ở vùng đông Châu Phi nhà khoa học
Milne (1935) phát hiện sự luân phiên có qui luật của đất liên quan
với sự thay đổi địa hình, và đưa học thuyết chuỗi đất (Catena).
Clarke (1954) đã phân loại chuỗi đất thành 3 loại, bao gồm: chuỗi

đất đơn giản chuỗi đất đá mẹ và 3 chuỗi đất phức hợp
Trong nghiên cứu mối quan hệ đất và địa hình, Boulaine (1966)
và Aubert (1967) đã phân chia thành, các chuỗi đất mà các hợp phần
3


đất có quan hệ mặt phát sinh; các dãy đất mà các hợp phần đất có
quan hệ phát sinh rất yếu hoặc không có quan hệ.
J. Tricart (1965, 1977) trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa phát
sinh hình thái và phát sinh thổ nhưỡng đã phát hiện ra chính sự biến
đổi các cân bằng giữa 2 quá trình này là nguyên nhân t ạo ra các kiểu
chuỗi đất theo địa hình khác nhau. Tác giả đưa ra các khái niệm về
các loại " đất cắt cụt", "đất bị chôn vùi", "đất đa pha".
Fridland V.M (1972) nghiên cứu và phân chia cấu trúc thổ bì
thành 6 kiểu tổ hợp đất: bao gồm kết hợp đất, kết hợp đất đa thời
gian, phức hợp đất, hỗn hợp đất, biến hợp đất, điểm hợp đất, tập hợp đất.
Phương pháp bản đồ cảnh quan ĐMTN đã được Kilian (1972) đã
được xây dựng với các nguyên tắc cơ bản cho nghiên cứu tổng hợp.
G. Bourgeon (1989) đã phắc hoạ cảnh quan ĐMTN trực tiếp từ
ảnh vệ tinh để thành lập bản đồ đất thăm dò ở tỷ lệ 1:1.000.000 cho
một khu vực rộng lớp của peninsular Ấn Độ. R. Poss (1996) đã thành
lập bản đồ ĐMTN cho phía bắc Togo.
François Bétard, Gérard Bourgeon (2009) đã sử dụng phương pháp
bản đồ ĐMTN để phân tích địa mạo và thổ nhưỡng miền Bắc Brazil.
1.1.2.2. Nghiên cứu địa mạo - thổ nhưỡng ở Việt Nam
Nghiên cứu Địa mạo - Thổ nhưỡng ở Việt Nam không nhiều, đã
được đề cập từ những năm 1990 trở lại đây, chủ yếu là nghiên cứu
ứng dụng điển hình như Đào Đình Bắc (1997, 1998), Nguyễn Đình
Kỳ, Vũ Ngọc Quang, Đào Đình Bắc, Bourgeon (1995-1999),
Nguyễn Văn Dũng (2014-2016).

1.1.3. Quan điểm về cảnh quan địa mạo - thổ nhưỡng và các thành
phần cấu thành
Cảnh quan ĐMTN là sự luân phiên có quy luật của các loại đất,
nhóm đất trên bề mặt địa hình xác định, được hình thành trên cơ sở
cân bằng phát sinh hình thái và phát sinh thổ nhưỡng. Khái niệm
cảnh quan ĐMTN này trùng với khái niệm chuỗi đất và tổ hợp đất.
Đồng thời, khái niệm cảnh quan ĐMTN khác với khái niệm cảnh
quan địa lý mà các nhà địa lý Việt Nam vẫn sử dụng.
Các thành phần thổ nhưỡng trong cảnh quan ĐMTN bao gồm đất
tàn tích, đất cắt cụt, đất sườn tích, đất dốc tụ sắp xếp có quy luật trên
không gian sườn từ đỉnh, sườn trên, sườn dưới và xuống thung lũng,
tạo thành các đơn vị địa mạo - thổ nhưỡng tương ứng.
1.1.4. Các nhân tố phát sinh địa mạo - thổ nhưỡng

4


Cảnh quan ĐMTN phản ánh quan hệ giữa địa hình và thổ nhưỡng
trong hình thành và phát triển theo không gian và thời gian và trong
mối quan hệ với các nhân tố phát sinh mẫu chất/đá mẹ, khí hậu, sinh
vật và chịu tác động của hoạt động con người.
1.1.4.1. Đá mẹ/ mẫu chất: cung cấp vật liệu ban đầu thành tạo địa
hình và thổ nhưỡng. Đá mẹ/ mẫu chất có nguồn gốc và thành phần
thạch học khác nhau sẽ có tốc độ phong hoá ở mức độ khác nhau và
cho những dạng địa hình, thổ nhưỡng tương ứng và đặc trưng.
1.1.4.2. Thời gian: quyết định đến mức độ phát triển của địa hình,
thổ nhưỡng và mối quan hệ này, do vậy ảnh hưởng tới đặc điểm địa
hình và thổ nhưỡng.
1.1.4.3. Khí hậu, thuỷ văn: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến địa hình
và thổ nhưỡng thông qua các quá trình phong hóa đá, quá trình tạo

hình thái địa hình, quá trình thổ nhưỡng hoặc ảnh hưởng gián tiếp
thông qua ảnh hưởng lên các hệ động thực vật. Đồng thời, đặc điểm,
hình dạng mạng lưới thuỷ văn phản ánh đặc điểm cấu trúc địa chất
và chia cắt ngang của địa hình và đặc điểm lớp phủ thổ nhưỡng.
1.1.4.4. Sinh vật: Động thực vật có vai trò lớn trong việc chuyển hoá
vỏ phong hoá thành lớp phủ thổ nhưỡng và tạo độ phì thông qua
cung cấp tàn tích hữu cơ, mùn; quyết định đến việc di trì điều kiện
nhiệt ẩm ổn định và khả năng giữ nước; duy trì cân bằng phát sinh
hình thái và phát sinh thổ nhưỡng. Đồng thời kiểu thảm thực vật và
tốc độ tăng trưởng là chỉ thị cho lớp phủ thổ nhưỡng và là thước đo
năng suất sinh học của đất.
1.1.4.5. Hoạt động nhân tác: Con người có ảnh hưởng sâu sắc đến
quan hệ ĐMTN thông qua việc thay đổi thảm thực vật, tác động cơ
học tới địa hình và thổ nhưỡng bằng các biện pháp canh tác, sử dụng
đất; hay như hoạt động xây dựng các công trình dân sinh..
1.1.5. Quan hệ giữa địa mạo và thổ nhưỡng vùng Bắc Tây Nguyên
Trên không gian sườn địa hình, hình thành mô hình chuỗi đất địa
hình, phản ánh sự luân phiên có quy luật của đất tàn tích, đất cắt cụt,
đất sườn tích, đất dốc tụ tương ứng từ bề mặt đỉnh, sườn dốc, chân
sườn, trũng tụ thuỷ.
Quan hệ ĐM và TN thể hiện ở quá trình tạo thổ nhưỡng và quá
trình tạo hình thái và được thể hiện: 1) Nơi có quá trình phát sinh
hình thái mạnh, điển hình cảnh quan đất núi có quá trình bóc mòn
mạnh với ưu thế là đất cắt cụt và đất sườn tích tầng mỏng. 2) Nơi có
quá trình phát sinh hình thái yếu thì vỏ phong hoá, tầng đất dày điển
5


hình cảnh quan đất cao nguyên bazan có quá bóc mòn y ếu với ưu thế
là đất tàn tích tầng dày. 3) Nơi có quá trình phát sinh hình thái khá

cân bằng với quá trình thổ nhưỡng, điển hình là cảnh quan đất đồi và
cảnh quan đất bình sơn có với ưu thế là đất tàn tích, á tàn tích tầng dày...
Trong vùng đồng bằng, thung lũng, sự hình thành và phát triển
của lớp phủ thổ nhưỡng gắn liền cân bằng giữa quá trình bồi lắng
trầm tích và các quá trình thổ nhưỡng feralit, và podzol trong đất, cơ
sở hình thành chuỗi đất đồng bằng, phản ánh trình tự có quy luật của
đất nâu vàng hoặc đất xám, đất phù sa loang lổ, đất phù sa không
được bồi, đất phù sa được bồi trên các bậc thềm sông cao nhất đến
bậc thềm thấp nhất và bãi bồi sông.
Địa hình phân phối điều kiện nhiệt ẩm thông qua ảnh hưởng của
độ cao địa hình, hình thành quy luật đai cao cho các thành phần địa
lý trong đó có lớp phủ thổ nhưỡng.
Độ cao địa hình và thế địa hình phân phối lại các nguyên tố địa
hoá thông sự di chuyển dòng chảy mặt và di chuyển của các mạch,
mực nước ngầm dẫn đến ảnh hưởng đặc điểm tính chất của đất.
Ngoài ra hướng địa hình ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp thông
qua các nhân tố phát sinh.
1.1.6. Các quá trình thành tạo cảnh quan ĐMTN vùng BTN
1.1.6.1. Quá trình phát sinh thổ nhưỡng: bao gồm quá trình feralit,
quá trình laterit, quá trình sialit, quá trình hình thành mùn và khoáng
hoá trong đất, quá trình podzol hoá và quá trình glây hoá.
1.1.6.2. Quá trình phát sinh hình thái địa hình: bao gồm quá trình
bóc mòn bề mặt, quá trình xâm thực của dòng chảy và quá trình bồi tụ.
1.2. Cơ sở lý luận thành lập bản đồ địa mạo - thổ nhưỡng
1.2.1. Tổng quan khái quát hệ thống phân loại ĐMTN
Điển hình là hệ thống phân loại của các nhà khoa học Pháp của tổ
chức ORSTOM và hệ thống phân loại của các nhà khoa Úc.
1.2.2. Hệ thống phân loại cảnh quan ĐMTN cho vùng BTN
Hệ thống phân loại ĐMTN dựa trên nguyên tắc nguồn gốc phát
sinh, đặc biệt động lực thành tạo và trật tự sắp xếp của các thành

phần thổ nhưỡng có quy luật trên không gian sườn. Trong nghiên
cứu này, tác giả lựa chọn hệ thống phân loại 3 cấp bao gồm cấp kiểu,
phụ kiểu và loại cảnh quan ĐMTN phù hợp với tỷ lệ nghiên cứu là
1/250.000, trong đó: 1) Cấp kiểu cảnh quan ĐMTN được hình thành
trên cơ sở tương quan giữa kiểu địa hình với lớp phủ thổ nhưỡng; 2)
Cấp phụ kiểu cảnh quan ĐMTN là cấp dưới của cấp kiểu, được hình
6


thành trên cơ sở tương quan giữa quá trình ĐM với lớp phủ TN; 3)
Cấp loại cảnh quan ĐMTN là được hình thành trên cơ sở tương quan
giữa mẫu chất/ đá mẹ thành tạo với lớp phủ thổ nhưỡng trong mối
tương quan với cấp kiểu và phụ kiểu.
1.2.3. Tiêu chí phân chia cảnh quan địa mạo - thổ nhưỡng
Phân chia ĐMTN ở cấp kiểu CQ ĐMTN trên cơ sở tương quan
giữa kiểu hình thái địa hình với lớp phủ thổ nhưỡng. Việc phân chia
hình thái địa hình, thể hiện ở bảng 1.8.
Bảng 1.1. Tiêu chí phân chia hình thái địa hình vùng BTN

1
2
3
5
6

Đồng bằng
Đồng bằng đồi
Đồi thấp
Đồi cao
Cao nguyên thấp


< 30
< 50
5-150
5-150
< 50

Trắc lượng hình thái
Độ cao tương Độ cao tuyệt
đối (m)
đối (m)
< 10
< 500
10 - 25
< 500
25 - 100
< 100
100 - 150
< 500
< 50
500 - 1000

7

Cao nguyên trung bình

< 50

< 50


1000 - 2000

TT

8
9
10
11
12
13
14
16

Kiểu hình thái

Cao nguyên cao
Bình sơn thấp
Bình sơn trung bình
Bình sơn cao
Núi thấp
Núi trung bình
Núi cao
Thung lũng

Độ dốc

<5

0


< 50

> 2000

5-15

0

50 - 150

500 -1000

5-15

0

50 - 150

1000 - 2000

5-15

0

50 - 150

> 2000 m

5-15


0

> 150

500 - 1000

> 15

0

> 150

1000 - 2000

> 15

0

> 150

> 2000

<3

0

< 10

Đồng thời, việc phân chia kiểu cảnh quan đất núi, bình sơn, đồi
và đồng bằng bán khô hạn dựa vào đặc điểm khí hậu và sự xuất hiện

của nhóm đất đại diện cho khí hậu này như nhóm đất xám, đất xám
nâu, đất nâu thẫm đạt chuẩn Lixisols, Luvisols hoặc Phaeozems.
Phân chia phụ kiểu cảnh quan ĐMTN dựa vào sự phân hoá của
lớp phủ thổ nhưỡng với mức độ chia cắt địa hình và tỷ trọng đất
đọng ở khe trũng .
1.2.4. Quy trình thành lập bản đồ địa mạo - thổ nhưỡng

7


Thành lập bản đồ địa mạo - thổ nhưỡng vùng Bắc Tây Nguyên
được thực hiện theo quy trình hình 1.4.

Hình 1.4. Quy trình thành lập bản đồ cảnh quan ĐMTN
1.3. Cơ sở lý luận địa mạo - thổ nhưỡng phục quy hoạch và sử
dụng đất bền vững
1.3.1. Quan hệ cảnh quan địa mạo - thổ nhưỡng với quy hoạch và
sử dụng đất bền vững: Loại hình sử dụng đất, thảm thực vật đóng
vai trò quan trọng mang tính quyết định trong việc duy trì trạng thái
cân bằng phát sinh hình thái và phát sinh thổ nhưỡng. Cân bằng này
nghiêng về phát sinh hình thái, tai biến thiên nhiên gia tăng gây thoái
hoá đất và hệ sinh thái kém bền vững. Cân bằng này nghiêng về phát
sinh thổ nhưỡng thì tai biến thiên nhiên giảm thiểu, lớp phủ thổ nhưỡng,
độ phì ổn định cho năng suất sinh học cao, hệ sinh thái bền vững
1.3.2. Đánh giá, phân hạng cảnh quan địa mạo - thổ nhưỡng
phục vụ quy hoạch và sử dụng đất bền vững
Việc đánh giá cảnh quan ĐMTN là việc xem xét đặc điểm, tính
chất của cảnh quan ĐMTN có phù hợp với nhu cầu sinh thái của loại
hình sử dụng đất đai nào đó không; và xem xét việc sử dụng hiện tại đã
thích hợp hay chưa để có hướng điều chuyển trong quy hoạch để đạt

được mục tiêu phát triển bền vững.
Trong phân hạng mức độ thích hợp vùng BTN, NCS sử dụng
nguyên tắc yếu tố hạn chế lớn nhất, tức nếu yếu tố trội ở mức giới
hạn lớn nhất thì xếp hạng theo mức của yếu tố hạn chế đó.
1.3.3. Giới hạn xói mòn đất cho phép: trong nghiên cứu này tác giả
lấy giá trị 5 tấn/ha/năm làm giới hạn lượng xói mòn đất cho phép
8


1.3.4. Mô hình nông lâm kết hợp: là mô hình tổ chức không gian
sản xuất bền vững cho vùng đồi núi và cao nguyên.
1.3.5. Tổ chức không gian lãnh thổ: dựa trên các cảnh quan địa mạo
- thổ nhưỡng cơ sở. Nó thể hiện mối liên kết giữa địa hình, thổ
nhưỡng với các nhân tố phát sinh trong không gian. Việc bố trí, sắp
xếp các loại hình sử dụng đất trên quy mô khác nhau dựa vào các cấp
phân vị địa mạo - thổ nhưỡng từ cao đến thấp một cách hợp lý để đạt
hiệu quả cao nhất về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
1.3.6. Quy hoạch sử dụng đất: Trong tiếp cận ĐMTN, quy hoạch sử
dụng đất là một tiến trình đánh giá tiềm năng cảnh quan ĐMTN, xây
dựng những quyết định, và đưa đến những hành động trong việc
phân chia cảnh quan ĐMTN cho nhu cầu sử dụng để cung cấp những
cái có lợi nhất, nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu trong tương lai.
1.4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Quan điểm nghiên cứu: quan điểm tổng hợp và hệ thống,
quan điểm lịch sử, quan điểm sinh thái, quan điểm phát triển bền
vững và quan điểm về thoái hoá đất
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp địa mạo - thổ
nhưỡng, phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp bản đồ, viễn
thám và GIS, phương pháp định lượng xói mòn đất và phương pháp
phân tích mẫu.

1.5. Các bước tiến hành nghiên cứu của luận án

Hình 1.5. Sơ đồ các bước thực hiện nghiên cứu đề tài

9


Chương 2. ĐIỀU KIỆN THÀNH TẠO VÀ ĐẶC TRƯNG CẢNH
QUAN ĐMTN VÙNG BẮC TÂY NGUYÊN
2.1. Điều kiện thành tạo cảnh quan ĐMTN vùng BTN
2.1.1. Vị trí địa lý
Vùng Bắc Tây nguyên nằm trong tọa độ địa lý từ 13055'10" đến
14°36'30" VB và từ 107°27'23" đến 108°54'40" KĐ. Vùng Bắc Tây
Nguyên với diện tích 2.522.653 ha gồm 2 tỉnh: Kon Tum và Gia Lai.
Vùng Bắc Tây Nguyên trải dài theo hướng Bắc Nam, hẹp ở phía Bắc.
Địa hình núi cao án ngữ ở phía đông gây ra hiện tượng phơn, tạo ra
sự khác biệt giữa khí hậu của vùng với Duyên Hải Nam Trung Bộ.
2.1.2. Điều kiện địa chất
Vùng BTN có nền đá mẹ/mẫu chất đa dạng từ thành tạo trẻ Đệ tứ
đến thành tạo cổ Ackeozoi, đa dạng về nguồn gốc từ trầm tích, biến
chất, magma xâm nhập, đến magma phun trào và được làm phức tạp
bởi quá trình kiến tạo, và quá trình bóc mòn. Trên cơ sở thành phần
thạch học và nguồn gốc địa chất vùng Bắc Tây Nguyên được chia
thành 8 nhóm đá chính, bao gồm: đá biến chất, đá phun trào magma
acid, đá phun trào mafic, đá xâm nhập acid, đá xâm nhập trung tính, đá
xâm nhập mafic và siêu mafic, đá trầm tích, trầm tích bở rời Kainozoi
2.1.3. Điều kiện địa hình, địa mạo
Bắc Tây Nguyên là một hệ thống núi, cao nguyên với những
thung lũng và đồng bằng giữa núi. Hệ thống núi cao ở phía đông và
thoải dần về phía Tây, đường gờ núi có hình cánh cung, phần lồi

quay về phía Đông, ôm lấy các cao nguyên và đồng bằng ở phía tây,
tạo nên một ranh giới tự nhiên về khí hậu giữa phía Đông và phía Tây
2.1.4. Điều kiện khí hậu
Vùng vừa chịu ảnh của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính
chất của khí hậu cao nguyên mát dịu. Nhiệt độ trung bình năm dao
động từ 170C đến 270C. Lượng mưa trung bình năm từ 1.200 đến
2.800 mm. Do ảnh hưởng của địa hình mà vùng Bắc Tây Nguyên có
sự phân hoá rõ rệt theo hướng Bắc Nam hình thành 3 kiểu sinh khí
hậu: kiểu khí hậu nhiệt đới núi cao dịu mát ở phía Bắc chuyển dần
dần thành kiểu khí hậu nhiệt đới cao nguyên thấp và kiểu khí hậu
nhiệt đới bán khô hạn ở phía Nam.
2.1.5. Điều kiện thuỷ văn
Mạng lưới sông, suối tương đối phát triển. Quá trình xâm thực
sâu tại đây diễn ra mạnh mẽ, đường chia nước phức tạp. Mạng lưới
sông suối Vùng Bắc Tây Nguyên có quan hệ mật thiết với cấu trúc
10


địa chất và các hệ thống đứt gãy. Vùng có các hệ thống sông lớn như
sông Ba, sông Sê San, sông Pô Kô và sông Đắk Bla .
2.1.6. Đặc điểm lớp thảm thực vật
Thảm thực vật bao gồm các kiểu sau: kiểu rừng lá rộng thường
xanh, kiểu rừng thưa cây lá rộng rụng lá, kiểu rừng thưa cây lá kim,
kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng với lá kim nhiệt đới, kiểu rừng hỗn
giao cây lá rộng và tre nứa, kiểu rừng tre nứa, rừng trồng, trảng cây
bụi cỏ, nương rẫy, lúa nước và cây lâu năm.
2.1.7. Hoạt động nhân tác
Việc tăng dân số cơ học những năm qua gây áp lực tới tài nguyên
môi trường - nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế xã hội lớn.
Phần lớn diện tích vùng đã đưa vào sử dụng, trong đó nhóm đất nông

nghiệp là 2.268.822 ha, chiếm 89,94%DTTN, bao gồm đất sản xuất
nông nghiệp là 1.066.374 ha và đất lâm nghiệp là 1.199.881 ha; Đất
phi nông nghiệp là 147.385 ha, chiếm 5,84% DTTN. Ngoài ra còn
đất chưa sử dụng là 102.941ha, chiếm 4,08% ha DTTN.
2.1.8. Đặc điểm thổ nhưỡng
Lớp phủ thổ nhưỡng có 9 nhóm đất 24 loại đất trong thể hiện sự
đan xen quy luật địa đới và phi địa đới liên hệ chặt chẽ với điều kiện
thành tạo. Nhóm đất địa đới chiếm ưu thế bao gồm nhóm đất feralit
đỏ vàng, nhóm đất feralit nâu đỏ ngoài ra còn loại đất xám bán khô
hạn thể hiện đặc trưng cho vùng khô hạn; nhóm đất phù sa, nhóm đất
glây, nhóm đất đen, nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá thể hiện quy luật
quy phi địa đới; và nhóm đất mùn feralit vàng đỏ và nhóm đất mùn
feralit nâu đỏ thể hiện quy luật đai cao.
2.2. Đặc trưng địa mạo - thổ nhưỡng vùng Bắc Tây Nguyên
Trên cơ sở mối quan hệ địa mạo và thổ nhưỡng và với các nhân tố
phát sinh ra chúng, lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với khu vực
nghiên cứu, nghiên cứu sinh tiến hành thành lập bản đồ ĐMTN ở tỷ
lệ 1/250.000 với hệ thống tiêu chí phân chia và quy trình thành lập
bản đồ ĐMTN đã được thiết lập. Đặc điểm tự nhiên vùng BTN được
thể hiện trong 12 kiểu và 39 loại CQ ĐMTN. Quan hệ giữa địa mạo
và thổ nhưỡng thể hiện ở các kiểu, và loại cảnh quan ĐMTN
2.2.1. Kiểu cảnh quan đất núi cao trung bình
Cảnh quan này phân bố chủ yếu ở phía dãy núi Ngọc Linh. Do
quá trình bóc mòn chiếm ưu thế kết hợp ảnh hưởng của độ cao địa
hình mà tương ứng với địa hình núi cao trung bình là tổ hợp đất mùn
feralit gồm hai thành phần chính là cắt cụt tầng mỏng trên sườn trên
11


và đất sườn tích tầng dày hơn, giàu mùn trên sườn dưới và chân

sườn, đạt chuẩn Umbric Leptosols hoặc Umbric Cambisols. Tuy
nhiên hợp phần đất sườn tích tầng dày ở sườn dưới và chân sườn ở địa
hình núi chia cắt nhiều chiếm tỷ trọng lớn hơn ở địa hình ít chia cắt. Đồng
thời lớp phủ thổ nhưỡng phân hoá trên nhóm đá magma acid và đá
biến chất cũng khác nhau tạo nên 4 loại cảnh quan KJ, KIJ, KA và KIA.
2.2.2. Kiểu cảnh quan đất bình sơn cao
Cảnh quan này phân bố ở Kon Hà Nừng và Kon Plông. Bình sơn
là kết quả của quá trình san bằng cổ địa lý, có vỏ phong hoá dày, quá
trình thổ nhưỡng diễn ra mạnh. Đồng thời do ảnh hưởng độ cao địa
hình mà thuận lợi hình thành đất tàn tích và á tàn tích giàu mùn, có
hình thái phẫu diện thuần thục như đất mùn feralit vàng đỏ đạt chuẩn
Humic Acrisols hoặc Humic Ferralsols. Địa hình bình sơn phần lớp
bị chia cắt mạnh có cấu trúc đồi xen trũng hẹp được hình thành bởi
đá magma acid và đá biến chất với lớp phủ thổ nhưỡng biến đổi
tương ứng thể hiện ở 2 loại cảnh quan OHJ và OHA.
2.2.3. Kiểu cảnh quan đất cao nguyên bazan cao (OZ)
Cảnh quan này phân bố ở Kon Plông và Kon Hà Nừng, được hình
thành trên đá bazan có tuổi Neogen, có quá trình phong hoá triệt để
cho vỏ phong hoá và tầng đất dày. Đất có màu nâu đỏ, cấu trúc viên
hạt, thành phần cơ giới trung bình. Tương ứng cao nguyên bazan cao
có đá ong là tổ hợp đất tàn tích nâu đỏ. Đồng thời có sự phân hoá
thành bề mặt đỉnh với độ cao 1100-1400 m chia cắt nông, bề mặt
sườn trên với độ cao 900-1100 m chia cắt sâu; và bề mặt sườn dưới
với độ cao 600-900 m chia cắt nông với lớp phủ thổ nhưỡng biến đổi
tương ứng, thể hiện ở cảnh quan OZ1, OZ2 và OZ3
2.2.4. Kiểu cảnh quan đất núi thấp
Cảnh quan phân bố Sa Thầy và Mang Yang. Cảnh quan này có
quá trình bóc mòn ưu thế, làm cho tầng đất bị mỏng đi và trẻ hoá liên
tục nên đất thường có tầng mỏng, nhiều đá lẫn. Tương ứng với địa
hình núi thấp là tổ hợp đất feralit vàng đỏ, gồm hai thành phần chính

là đất cắt cụt tầng mỏng trên sườn trên và đất sườn tích tầng dày hơn
trên sườn dưới và chân sườn, đạt chuẩn Leptosols hoặc Cambisols.
Tuy nhiên hợp phần đất sườn tích tầng dày ở sườn dưới và chân sườn
trên địa hình núi chia cắt nhiều chiếm tỷ trọng lớn hơn ở địa hình ít
chia cắt, kết hợp với ảnh hưởng của đá mẹ, lớp phủ thổ nhưỡng thay
đổi tương ứng, tạo nên 3 loại cảnh quan NIJ, NJ, và NA.
2.2.5. Kiểu cảnh quan đất bình nguyên thấp
12


Cảnh quan phân bố từ Ngọc Hồi đến TP. Kon Tum và Sa Thầy.
Bình sơn được hình thành trên địa hình cổ, quá trình phong hoá khá
triệt để và quá trình thổ nhưỡng mạnh đã tạo ra vỏ phong hoá và tầng
đất dày. Tương ứng với môi trường địa mạo ổn định trong thời gian
khá dài của cảnh quan đất bình sơn là đất tàn tích, á tàn tích có phẫu
diện thuần thục như đất feralit đỏ vàng có tầng tích sét đạt chuẩn đất
Acrisols, và đất nâu đỏ đạt chuẩn đất Ferralsols. Trong cảnh quan này
còn có những địa hình bóc mòn sót lại là các đồi sót có tầng đất mỏng.
Trong điều kiện mưa nhiều phần lớn địa hình bình sơn bị chia cắt
mạnh và có cấu trúc đồi xen khe trung rộng hoặc đồi xen khe trũng
hẹp và lớp phủ thổ nhưỡng theo đổi theo cấu trúc này thể hiện ở
trong 4 loại cảnh quan CHJ, CRJ, CHA, CRA.
2.2.6. Kiểu cảnh quan đất cao nguyên bazan thấp (CZ)
Cảnh quan CZ chiếm phần lớn diện tích tỉnh Gia Lai và phân bố ở
TP. Kon Tum. Do đặc điểm của đá bazan dễ phong hoá nên quá trình
phong hoá triệt để, cho vỏ phong hoá, tầng đất dày và địa hình trơn
tru, mềm mại, tạo thuận lợi cho hình thành nguồn nước ngầm giàu
khoáng chất Fe2+, Al3+, chính sự di chuyển, dao động của mực nước
ngầm và hiện tượng mao dẫn lên bề mặt, kết hợp với bề mặt cao
nguyên thay đổi theo đai cao tạo ra sự thay đổi quá trình địa hoá

laterit theo địa thế của bề mặt cao nguyên: bề mặt đỉnh nổi cao khá
bằng phẳng, bề mặt sườn trên chia cắt mạnh và sâu nhưng không có
kết von, bề mặt sườn dưới có lộ đá ong ngoài ra lớp bazan phủ mỏng
ở rìa tiếp xúc của bề mặt sườn trên, bề mặt sườn dưới, và lớp phủ thổ
nhưỡng tàn tích thay đổi tương ứng, được thể hiện ở 7 loại cảnh quan
CZ11, CZ12, CZ21, CZ22, CZ31, CZ32, CZ4.
2.2.7. Kiểu cảnh quan đất đồng bằng, thung lũng cao
Cảnh quan này phân bố từ Ngọc Hồi đến TP Kon Tum. Cảnh quan
này được hình thành trên sản phẩm bồi tụ của hệ thống sông Pô Kô.
Đặc điểm lớp phủ thổ nhưỡng phân hoá theo bậc thềm sông và
nguồn gốc trầm tích bồi tụ được thể hiện ở hai loại cảnh quan TP và Tt.
2.2.8. Kiểu cảnh quan đất đồi
Phần lớn địa hình đồi được hình thành bởi quá trình pediment.
Tương ứng địa hình đồi pediment là tổ hợp đất cắt cụt và sườn tích.
Phần lớn địa hình bị chia cắt mạnh và có cấu trúc đồi pediment xen
khe trũng rộng hoặc đồi pediment xen khe trũng hẹp và lớp phủ thổ
nhưỡng thay đổi tương ứng, thể hiện ở loại cảnh quan DRA và DHA.

13


2.2.9. Kiểu cảnh quan đất núi thấp bán khô hạn
Cảnh quan này phân bố Chư Trian, Chư Dju và rải rác ở phía
Nam khu vực nghiên cứu. Trong vùng khí hậu nhiệt đới bán khô hạn
ở chân núi quá trình phong hoá feralit yếu, khi lên cao, độ ẩm tăng
nhưng nhiệt độ trung bình lại giảm làm cho quá trình feralit vẫn yếu.
Kết hợp với tác động của trọng lực, dòng vật chất di chuyển chiều
theo sườn địa hình. Quá trình bóc mòn, xâm thực chiếm ưu thế, làm
cho tầng đất bị mỏng đi và trẻ hoá liên tục. Do vậy đất thường có tầng
mỏng, nhiều đá lẫn và chiếm ưu thế là tổ hợp đất feralit vàng đỏ tầng

mỏng và đá lộ đạt chuẩn Leptosols hoặc Cambisols.
2.2.10. Kiểu cảnh quan đất bình sơn thấp bán khô hạn
Cảnh quan này phát triển trên các bề mặt địa hình cổ, nên có quá
trình phong hoá trong thời gian dài. Song khí hậu bán khô hạn đã hạn
chế quá trình phong hoá hoá học đi nhiều làm cho vỏ phong hoá và
tầng đất vẫn có thành phần giới nhẹ vẫn chiếm ưu thế.Trong điều
kiện mưa ít, địa hình ít bị chia cắt, chủ yếu là lượn sóng và phát triển
chủ yếu trên đá magma acid, được thể hiện trên loại cảnh quan SA.
2.2.11. Kiểu cảnh quan đất đồi bán khô hạn
Cảnh quan này phân bố chủ yếu từ Chư Prông đến Chư Sê và từ
Kông Chro đến An Khê. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới bán khô
hạn, quá trình phong hoá không triệt để, đất thường có thành phần cơ
giới nhẹ, nhiều mảnh vụn, đá lẫn và bề mặt địa hình thường có đá lộ
đầu. Quá trình tích luỹ kiềm bề mặt chiếm ưu thế nên đất thường ít
chua hoặc trung tính, có độ no bazơ khá. Mang dấu ấn khí hậu bán
khô hạn địa hình ít chia cắt, lượn sóng đến dốc đều. Theo hình thái
địa hình, đồi pediment được chia thành đồi lượn sóng và đồi sót với
lớp phủ thổ nhưỡng thay đổi tương ứng, được thể hiện ở cảnh quan
LS, LA, LsA.
2.2.12. Kiểu cảnh quan đất đồng bằng và thung lũng bán khô hạn
Cảnh quan này phân bố ở Chư Prông, An Khê, và Treo Reo - Phú
Túc. Trong điều kiện bán khô hạn, đất thường có thành phần cơ giới
nhẹ, thường ít chua, có độ no bazơ khá cao. Theo nguồn gốc hình
thái thì đồng bằng được chia thành đồng bằng bóc mòn, và đồng
bằng bồi tụ. Đồng thời lớp phủ thổ nhưỡng còn phân hoá theo đá mẹ/
mẫu chất thể hiện ở 5 loại cảnh quan BmA, BP, Bt, BtA, BtZ.
Chương 3. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN ĐMTN PHỤC VỤ QUY
HOẠCH VÀ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG VÙNG BTN
3.1. Đánh giá định lượng xói mòn đất trong cảnh quan ĐMTN
14





Trong nghiên cứu này, việc định lượng xói mòn thực hiện dựa
trên mô hình thực nghiệm của Wischmeier và Smith. Xói mòn đất
tiềm năng được tính theo công thức: Ep = R.K.L.S và xói mòn đất
hiện tại được xác định theo công thức: Er = Ep.C.P
Theo thống kê từ bản đồ xói mòn đất tiềm năng vùng BTN cho
thấy cảnh quan đất núi cao, có xói mòn đất lớn hơn 250 tấn/ha/năm
chiếm tỷ lệ rất cao, thường trên 40% diện tích trong khi đó cảnh quan
đất cao nguyên, bình sơn thấp chỉ chiếm khoảng 6% . Đồng thời so
sánh với cảnh quan đất núi bán khô hạn thì thấy, xói mòn yếu hơn
khá nhiều, thể hiện tỷ trọng này dưới 25% diện tích. Điều này cũng
dễ hiểu bởi lượng mưa thấp. Tuy nhiên, cảnh quan đất núi bán khô
hạn lại có tầng mỏng và nhiều đá lẫn hơn, điều này do quá trình
phong hoá yếu kết hợp với lớp thảm thực vật rừng cấu trúc tầng tán
đơn giản hơn, khả năng chống xói mòn kém hơn.
Thống kê từ bản đồ xói mòn đất hiện tại trong cảnh quan ĐMTN
theo loại hình sử dụng trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2015 thể
hiện cho thấy phần lớn xói mòn đất trên thảm thực vật rừng đều đạt ở
giới hạn xói mòn cho phép; nhưng xói mòn đất trên thảm thực vật
hàng năm thường ở mức cao đến mức nguy hiểm; xói mòn đất trên
thảm thực vật cây trồng lâu năm và trảng cây bụi cỏ thấp hơn khá
nhiều tuy nhiên phần lớn vẫn đạt mức nghiêm trọng đến mức nguy
hiểm ở cảnh quan đất núi, bình sơn có cấu đồi xen khe trũng hẹp và
cảnh quan đất núi bán khô hạn.
3.2. Đánh giá cảnh quan địa mạo - thổ nhưỡng
Đánh giá cảnh quan ĐMTN là xác định mức độ thích hợp của 39
loại cảnh quan ĐMTN cho các loại hình sử dụng khác nhau, trong

phần này nghiên cứu không đánh giá cho loại hình sử dụng đất phi
nông nghiệp mà chủ yếu đánh giá cho loại hình sử dụng nông nghiệp
và lâm nghiệp.
3.2.1. Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đánh giá
Xuất phát đặc điểm cảnh quan ĐMTN và các loại hình sử dụng
hiện tại của vùng Bắc Tây Nguyên, tác giả lựa chọn các chỉ tiêu bao
gồm loại đất, kiểu địa hình, độ dốc, xói mòn đất tiềm năng, độ dày
tầng đất, thành phần cơ giới, kết von và đá lẫn trong đất, coi là những
yếu tố chi phối (yếu tố trội) và lượng mưa, số tháng hạn là yếu tố ảnh
hưởng tới khả năng sản xuất để phân cấp.
3.2.2. Xác định chí tiêu nhu cầu sinh thái cho các loại hình sử
dụng đất
15


Từ những nhu cầu sinh thái của loại hình sử dụng đất và đặc điểm
của cảnh quan ĐMTN vùng Bắc Tây Nguyên, tác giả tiến hành lựa
chọn các chỉ tiêu và phân cấp theo nhu cầu sinh thái của các loại hình
sử dụng đất và mục đích sử dụng đó theo mức độ thích hợp từ cao
đến thấp, trong đó: S1- rất thích hợp, S2- thích hợp, S3- ít thích hợp
và N- không thích hợp, được thể hiện ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Nhu cầu sinh thái của các loại hình sử dụng đất
1. Nhu cầu sinh thái của cây trồng hàng năm
Các tiêu chí và chỉ tiêu
Loại đất
Tầng dày (cm)

Rất thích hợp
(S1)
P, D, R

> 70
Thịt TB đến nặng

Thành phần cơ giới
Kết von và đá lẫn nhiều

-

Kiểu địa hình

Đồng bằng

Độ dốc (độ)

< 30

Xói mòn đất tiềm năng

Cấp I

Thích
hợp
(S2)
F, Fd, X, H, Hd

ít thích
(S3)
-

50-70


30-50

Thịt nhẹ, cát pha

Cát

Tầng sâu
Đồi, bình sơn,
cao nguyên
3 - 80
Cấp II

hợp Không thích
hợp (N)
E
< 30

Tầng nông

-

Đồi, bình sơn,
cao nguyên
80 - 150

Núi
> 150

Cấp III


Cấp IV

Lượng mưa TB năm (mm)

2000-2500

1500 - 2000

<1500, >2500

-

Độ dài mùa khô (tháng)

<3

3-4

-

-

2. Nhu cầu sinh thái của cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả
Các tiêu chí và chỉ tiêu
Loại đất

Rất thích hợp
(S1)
Fd, Hd, Fs


Thích hợp
(S2)
H, F, X, R, Fp

ít thích hợp
(S3)
D, P

Tầng dày (cm)

> 100

70-100

30-70

< 30

Thành phần cơ giới

Thịt trung bình
đến nặng
-

Thịt nhẹ

Cát và cát pha

-


Tầng sâu

Tầng nông

-

Núi

-

80 – 150

> 150

Kết von và đá lẫn nhiều
Kiểu địa hình

Đồi,
cao Đồi,
cao
nguyên,
bình nguyên,
bình
sơn, đồng bằng sơn, đồng bằng
< 30
3 - 80

Độ dốc


Không thích
hợp (N)
E

Xói mòn đất tiềm năng

Cấp I

Cấp II

Cấp III

Cấp IV

Lượng mưa
(mm)
Số tháng hạn

2000-2500

1200 - 1500

< 1200

<3

1500 - 2000,
>2500
3-4


-

-

Tốt

Trung bình

Kém

Thích hợp
(S2)

ít thích hợp
(S3)

TB

năm

Khả năng thoát nước

3. Nhu cầu sinh thái của rừng sản xuất
Các tiêu chí và chỉ tiêu

Rất thích hợp
(S1)

16


Không thích
hợp (N)


Loại đất

Fd, Hd, Fs

H, F, X, R, Fp

D, P

E

Tầng dày (cm)

> 100

70-100

< 70

-

Thành phần cơ giới

Thịt trung bình
đến nặng
-


Thịt nhẹ

Cát và cát pha

-

Tầng sâu

Tầng nông

-

-

-

> 250

-

Kết von, và đá lẫn nhiều
Kiểu địa hình
Độ dốc địa hình (độ)

Đồng bằng, đồi, Núi
cao
nguyên,
bình sơn
< 150
150-250


Xói mòn đất tiềm năng

Cấp I, II, III

Cấp IV

Cấp V, VI

Lượng mưa TB năm
(mm)
Độ dài mùa khô (tháng)

2000-2500

1500 - 2000,
>2500
3-4

< 1500

<3

-

-

3.2.3. Kết quả đánh giá, phân hạng cảnh quan ĐMTN cho sản
xuất nông lâm nghiệp
Dựa trên cơ sở nhu cầu sinh thái các loại hình sử dụng và các đặc

tính của các cảnh quan ĐMTN đã được lựa chọn để đánh giá, tác giả
tiến hành đối chiếu, phân hạng thích hợp cảnh quan ĐMTN cho từng
loại hình sử dụng bằng phương pháp yếu tố hạn chế lớn nhất, dưới sự
trợ giúp của phần mềm ALES và Arcgis. Kết quả phân hạng thích
hợp của các cảnh quan ĐMTN cho các loại hình sử dụng và thống kê
theo hiện trạng sử dụng đất năm 2015 được thể hiện ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Kết quả phân hạng cảnh quan ĐMTN cho các loại hình sử dụng
Cây hàng
năm
27.295
5.392
10.828
19.920
724

Cây
lâu Rừng
năm
5.092
137.532
1.534
37.059
2.815
63.058
4.634
171.310
67
8.485

Cây bụi


Khác

4.848
2.169
511
8.643
69

2.706
1.018
1.075
2.118
148

6

CQ
Phần hạng đánh giá
ĐMTN Cây hàng Cây lâu Rừng
năm
năm
sản xuất
KIJ
N
N
S2
KIA
N
N

S2
KJ
N
N
S3
KA
N
N
S3
OHJ
S3
S3
S1
OHA
S3
S3
S1

4.246

590

51.392

2.665

1.088

7
8

9
10
11
12
13

OZ1
OZ2
OZ3
NIJ
NJ
NA
CHJ

904
4.246
4.518
12.305
15.235
32.828
37.712

42
2.588
2.531
3.354
4.190
14.078
24.700


13.510
47.470
16.500
31.640
23.068
163.408
22.003

130
1.278
0
2.981
4.002
12.660
3.503

152
2.375
592
771
1.004
2.699
3.934

TT

1
2
3
4

5

S2
S3
S2
N
N
N
S3

S2
S3
S2
N
N
N
S3

S1
S2
S1
S2
S3
S3
S2

Hiện trạng sử dụng (ha)

17



14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27

CHA
CRJ
CRA
CZ11

S3
S2
S2
S2

S3
S2
S2
S2


S2
S1
S1
S1

CZ12
CZ21
CZ22
CZ31
CZ32
CZ4
TP
Tt
DRA
DHA

S2
S2
S1
S2
N
S3
S1
S1
S2
S3

S2
S2

S1
S2
N
S3
S2
N
S2
S3

S1
S1
S1
S1
N
S3
S1
N
S1
S1

28
29
30
31
32
33
34
35

MTA

MTS
MmA
SA
LS
LA
LsA
BmA

N
N
N
S2
S2
S2
N
S2

N
N
N
S2
S2
S3
N
S3

S3
S2
N
S1

S1
S3
N
S3

36
37
38
39

BP
Bt
BtA
BtZ

S3
S2
S2
S2

S3
N
N
N

S3
N
N
N


5.907
24.440
15.913
9.391
5.425
6.567
19.323
27.949
6.489
11.940
8.569
5.022
6.578
2.967

641
24.098
7.591
22.179
29.937
47.913
44.832
105.187
2.480
6.546
27.547
457
41.760
1.087


1.546
2.596
11.649
1.086
1.065
2.185
1.765
2.644
17.368
471
1.951
68
19.735
5.589

729
1.027
3.557
85
117
461
243
269
47
102
0
0
394
1.600


680
8.795
5.476
16.493
5.812
8.633
16.973
20.083
788
2.014
11.353
3.388
6.235
383

17.823
0
30.916
3.447
24.943
31.073
6.158

0
50
4.188
145
10.200
974
462


125.275
11.064
88.377
15.198
8.914
28.122
7.499

8.771
219
1.321
1.654
237
1.196
974

5.706
233
1.654
15
3.013
4.594
209

55.139
72.000
24.330
6.659
3.623


29.909
4.899
1.656
86
0

41.120
2.082
1.322
10
2.938

4.229
81
0
0
0

11.539
6.477
5.850
4.703
3.245

3.3. Định hướng quy hoạch và sử dụng đất bền vững vùng Bắc
Tây Nguyên
3.3.1. Biện pháp sử dụng đất ở vùng Bắc Tây Nguyên
3.3.1.1. Biện pháp chống xói mòn đất
- Các biện pháp canh tác: trồng trong hố, trồng trong bồn, trồng

trong rãnh, biện pháp canh tác theo đường đồng mức, phủ đất, phủ gốc.
- Biện pháp trồng hàng rào, dải băng cây xanh
- Các biện pháp công trình: điển hình là bờ đá, hố vẩy cá và làm
ruộng bậc thang (tạo các thềm bậc thang để giảm độ dốc).
3.3.1.2. Biện pháp cải tạo đất

18


Biện pháp cải tạo đất cần chú trọng cải tạo tính chất vật lý, hoá
học, sinh học, và khả năng giữ nước. “Cây thường chết khát trước
khi chết đói” nên trước tiên phải đảm bảo duy trì độ ẩm cho cây.
3.3.1.3. Mô hình nông lâm kết hợp
Mô hình (MH) sử dụng đất tôn trọng quy luật cấu trúc tự nhiên
phải kể đến mô hình nông lâm kết hợp, với các mô hình phổ biến là:
- Mô hình kết hợp cây ngắn ngày và dài ngày (Salt-1): Cơ cấu cây
trồng trong mô hình thường là 75% cây nông nghiệp (50% là cây
hàng năm, 25% là cây lâu năm), 25% cây lâm nghiệp.
- Mô hình nông lâm đồng cỏ (Salt-2): ở mô hình này bố trí trồng
trọt kết hợp với chăn nuôi.
- Mô hình canh tác nông lâm kết hợp bền vững (Salt-3): Cơ cấu sử dụng
đất thích hợp là 40% danh cho nông nghiệp và 60% cho lâm nghiệp.
- Mô hình Rừng-Vườn-Ao-Chuồng (RVAC)
- Mô hình Rừng - Nương - Vườn: có tỷ lệ là 10;4;1. Mô hình này có
thể có thêm hợp phần ruộng thành Rừng - Nương - Vườn - Rộng.
- Mô hình Vườn với cây ăn quả hoặc cây công nghiệp hoặc cây rừng.
3.3.2. Định hướng tổ chức không gian sử dụng đất bền vững
Việc tổ chức không gian lãnh thổ sử dụng đất dựa trên cơ sở kết
quả đánh giá cảnh quan ĐMTN cho các loại hình sử dụng đất chính;
trên cơ sở phân tích đặc điểm, cấu trúc, động lực thành tạo cảnh quan

ĐMTN và hiện trạng sử dụng đất năm 2015, kết quả cho thấy:
- Cảnh quan đất núi bao gồm: KJ, KIJ, KA, KIA, NJ, NIJ, NA,
MTA, MTS với 1.129.374 ha, phần lớn có xói mòn đất tiềm năng lớn
hơn 250 tấn /ha/năm, tồn tại lớp vỏ phong hoá và thổ nhưỡng mỏng,
chỉ thích hợp với lớp thảm thực vật rừng. Một số diện tích (258.603
ha) chuyển sang canh tác nông nghiệp, xói mòn hầu hết đạt ở mức
nghiêm trọng và mức nguy hiểm, do vậy cần có kế hoạch chuyển đổi
khoanh nuôi, phụ hồi rừng; đồng thời bảo vệ, bảo tồn rừng hiện có.
- Cảnh quan đất bình sơn, đồi OHA, OHJ, CHJ, CHA, DHA, phần
lớn có xói mòn đất tiềm năng khá lớn từ 100 đến 250 tấn/ha/năm, tồn
tại vỏ phong hoá và tầng đất khá dày, ít thích hợp cho canh tác nông
nghiệp (NN) thuần tuý nhưng lại thích hợp cho mô hình nông lâm
kết hợp (NLKH) với hợp phần lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao (65%).
Khi chuyển sang canh tác NN, không có biện pháp bảo vệ đất có
51.556 ha cây hàng năm, 27.086 ha cây lâu năm và 8.565 ha trảng
cây bụi sau nương rẫy, xói mòn đất phần lớn ở mức nghiêm trọng, do
vậy cần có kế hoạch chuyển đổi sang MH NLKH, thực hiện chống
19


xói mòn nghiêm ngặt như làm ruộng bậc thang, tạo bồn trồng sâu.
Đồng thời, có thể áp dụng MH NLKH với hợp phần lâm nghiệp
chiếm tỷ trọng lớn như: Rừng - Nương - Vườn - Ruộng, Salt-3.
- Cảnh quan đất cao nguyên cao OZ có vỏ phong hoá và tầng đất
dày, đất tơi xốp, có độ phì khá; Trong đó OZ1, OZ3 thích hợp với
cây trồng hàng năm và lâu năm thích hợp. Đồng thời, cần có kế
hoạch chuyển đổi 130 ha trảng cây bụi của cảnh quan OZ1 sang cây
trồng lâu năm; Riêng OZ2 ít thích hợp với cây trồng hàng năm và
cây lâu năm thuần túy nhưng thích hợp với MH NLKH. Hiện nay,
phần lớn diện tích canh tác NN thuần túy đều có xói mòn đất hiện tại

ở mức nguy hiểm. Do vậy, cần có kế hoạch chuyển đổi 6.834 ha cây
trồng lâu năm, hàng năm và 1.278 ha trảng cây bụi của cảnh quan
OZ2 sang MH NLKH và có biện pháp chống xói mòn đất hiệu quả
như làm ruộng bậc thang hoặc tạo bồn trồng cây sâu. Đồng thời có
áp dụng MH NLKH với hợp phần lâm nghiệm chiếm tỷ trọng lớn
như: mô hình Rừng - Nương - Vườn - Ruộng, mô hình Salt-3.
- Cảnh quan đất bình sơn, đồi và thung lũng cao CRJ, CRA, DRA,
TP thích hợp cho cây hàng năm và cây lâu năm. Hiện nay diện tích
canh tác nông nghiệp phần lớn đã có biện pháp bảo vệ đất, tuy nhiên
xói mòn đất hiện tại vẫn mức cao. Do vậy cần thiết áp dụng biện
pháp chống xói mòn hiệu quả hơn như làm ruộng bậc thang cho cây
trồng hàng năm, tạo bồn sâu cho cây trồng lâu năm. Đồng thời, có
thể áp dụng một số MH NLKH với hợp phần nông nghiệp chiếm tỷ
lệ lớn như mô hình RVAC, Salt-1, Salt-2, mô hình vườn với cây
công nghiệp, hoặc cây ăn quả. Cần có kế hoạch điều chuyển 4.978 ha
trảng cây bụi đưa vào sử dụng cho cây trồng lâu năm.
- Các cảnh quan đất cao nguyên bazan thấp CZ thích hợp cây trồng
hàng năm và lâu năm, hầu hết đã được sử dụng cho mục đích nông
nghiệp và đã có biện pháp bảo vệ đất, tuy nhiên xói mòn đất hiện tại
ở loại hình ở cây trồng hàng năm vẫn ở mức mạnh đến rất mạnh. Do
vậy cần thực hiện biện pháp chống xói mòn đất hiệu quả hơn như
làm bờ, làm ruộng bậc thang. Để phát triển bền vững cần xem xét sử
dụng cảnh quan này như sau:
+ Cảnh quan CZ11, CZ12, CZ22 có địa hình thoải, thích hợp cho
phát triển cây hàng năm và cây lâu năm. Cần có kế hoạch đưa vào sử
dụng 444 ha trảng cây bụi sang cây trồng lâu năm hoặc cây hàng năm.
+ Cảnh quan CZ21 thích hợp cho cây trồng lâu năm và hàng năm.
Tuy nhiên cần chú ý đến biện pháp chống xói mòn đất. Việc canh tác
20




×