Tải bản đầy đủ (.pdf) (735 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.14 MB, 735 trang )


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM
TRUNG TÂM QUY HOẠCH, ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ
TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO






BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ



NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC PHỤC VỤ QUY HOẠCH PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG DẢI CỒN CÁT VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ
Mã số: TNMT.06.11

Chủ nhiệm đề tài: TS. Mai Thế Hùng












9767


HÀ NỘI, NĂM 2012

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM
TRUNG TÂM QUY HOẠCH, ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ
TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

Tác giả: - TS. Mai Thế Hùng
- GS.TS. Trần Nghi
- ThS. Nguyễn Văn Thành
- ThS. Nguyễn Văn Diễn
- ThS. Đỗ Thị Quý
- ThS. Nguyễn Công Minh
- CN. Lê Hoàng Mai


BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC PHỤC VỤ QUY HOẠCH PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG DẢI CỒN CÁT VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ
Mã số: TNMT.06.11


CƠ QUAN CHỦ TRÌ








TS. Phạm Đức Ngoan
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI





TS. Mai Thế Hùng



HÀ NỘI, NĂM 2012
Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững
dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ”
Trung tâm Quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên - môi trường biển và hải đảo
i

MỤC LỤC
BÀI TÓM TẮT 1
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3
1.1. Đặt vấn đề 3
1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước 3
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước 6
1.1.3. Phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu về cồn cát ven biển trên thế

giới và trong nước: 8
1.2. Mục tiêu của đề tài 10
1.3. Cách tiếp cận 10
CHƯƠNG II: PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU17

2.1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 17
2.1.1. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 17
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 17
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 19
2.2. Nội dung nghiên cứu 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu 21
2.3.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa………………………………… ….21
2.3.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin, tài liệu…………………………22
2.3.3. Phương pháp thực nghiệm…………………………………………………… 23
2.3.4. Phương pháp chuyên gia, hội thảo……………………………………………24
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
3.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội dải
cồn cát ven biển Nam Trung Bộ và tỉnh Bình Thuận 25
3.1.1. Quá trình hình thành và tiến hóa dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ 25
3.1.2. Đặ
c điểm khí hậu 29
3.1.3. Tài nguyên thiên nhiên 35
3.1.4. Một số dạng tai biến thiên nhiên tác động đến kinh tế - xã hội, tài nguyên -
môi trường dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ 52
3.1.5. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội………………………………………… 59
3.1.6. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội khu vực ven
biển tỉnh Bình Thuận 61
3.2. Cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững dải cồn cát ven biển
Nam Trung Bộ 74
3.2.1. Tác động của quá trình thực hiện quy hoạch phát triển các ngành, địa

phương tới dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ và tỉnh Bình Thuận 75
3.2.2. Phân tích, đ
ánh giá các mô hình phát triển kinh tế-xã hội khu vực cồn
cát ven biển trong nước…………………………………………………………… 86
3.2.3. Kinh nghiệm lập quy hoạch phát triển và quản lý khu vực cồn cát ven biển
của một số nước trên thế giới 90
Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững
dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ”
Trung tâm Quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên - môi trường biển và hải đảo
ii
3.2.4. Quan điểm phát triển bền vững và các yêu cầu trong lập quy hoạch
phát triển dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ………………………………… 94
3.3. Quan trắc biến động dải cồn cát ven biển phục vụ quản lý và quy hoạch
phát triển khu vực ven biển huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận 111
3.3.1. Lựa chọn địa điểm và tần suất quan trắc biến động cồn cát ………… …….112
3.3.2. Phương pháp, nội dung và yêu cầu quan trắc bi
ến động cồn cát… 113
3.3.3. Tổ chức thực hiện đo vẽ 115
3.3.4. Kết quả đo, vẽ mặt cắt ngang cồn cát 116
3.3.5. Phân tích biến động cồn cát qua kết quả đo vẽ 117
3.3.6. Nghiên cứu biến động của dải cồn cát ven biển xã Hòa Thắng qua
phân tích ảnh viễn thám khu vực 124
3.3.7. Đánh giá và dự báo biến động cồn cát khu vực nghiên cứu 137
3.4. Xây dựng Dự thảo hướng dẫn lập quy hoạch phát triển bền vững dải cồn
cát ven biển ……………………………………………… 143
3.4.1. Quy định chung 144
3.4.2. Nội dung và trình tự lập quy hoạch phát triển bền vữngi khu vực
cồn cát ven biển theo hướng phát triển bền vững 145
3.5. Lập Quy hoạch phát triển bền vững khu vực ven biển huyện Bắc Bình, tỉnh
Bình Thuận 150

3.5.1. Lý do lập quy hoạch 150
3.5.2. Tóm tắ
t nội dung Quy hoạch phát triển bền vững khu vực ven biển
huyện Bắc Bình đến 2020 152
KẾT LUẬN 182
TÀI LIỆU THAM KHẢO 188
















Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững
dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ”
Trung tâm Quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên - môi trường biển và hải đảo
iii

DANH MỤC HÌNH



Hình 2.1 Vị trí vùng nghiên cứu 18
Hình 3.1 Rừng cây bụi trên cồn cát 46
Hình 3.2 Phát triển các khu du lịch sát bờ biển 46
Hình 3.3 Chặt phá rừng phòng hộ để khai thác titan ở Bình Định 46
Hình 3.4 Chặt phá rừng phòng hộ để khai thác titan ở Quảng Nam 47
Hình 3.5 Mở đường qua khu cồn cát tại Khu kinh tế Nhơn Hội-Quy Nhơn 47
Hình 3.6
Khai thác titan làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan tại bờ biển Bình
Thuận
49
Hình 3.7 Khai thác titan tại Mỹ An, Phù Mỹ và Cát Khánh, Phù Cát (Bình
Định)
49
Hình 3.8 Nước thải từ mỏ đổ trực tiếp ra biển 49
Hình 3.9 Người dân tự do khai thác titan tại huyện Phù Cát, Bình Định 50
Hình 3.10
Khai thác titan làm cát tràn ngập tại Hàm Thuận Nam, Bình
Thuận
50
Hình 3.11
Kết quả hoàn thổ và tái trồng rừng sau khi khai thác xong 50
Hình 3.12
Khai thác cát trắng ở Khánh Hòa 51
Hình 3.13
Cát trắng bị khai thác tự do ở Quảng Nam 51
Hình 3.14 Trồng rừng trên cồn cát tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, Bình
Thuận
109
Hình 3.15 Vị trí quan trắc biến động cồn cát ven biển- xã Hòa Thắng,
huyện Bắc Bình

114
Hình 3.16 Gò cát tại cuối mặt cắt II-II đang di động 120
Hình 3.17 Ảnh Landsat 7 ETM năm 2000 126
Hình 3.18 Ảnh SPOT5 năm 2003 126
Hình 3.19 Ảnh SPOT5 năm 2005 127
Hình 3.20 Ảnh SPOT5 năm 2009 127
Hình 3.21 Ảnh từ Google Earth 128
Hình 3.22 Sơ đồ các bước tách ranh giới cồn cát theo các nă
m 129
Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững
dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ”
Trung tâm Quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên - môi trường biển và hải đảo
iv


Hình 3.23 Sơ đồ mô tả phương pháp phân tích biến động cồn cát 2003-
2009
130
Hình 3.24 Kết quả biến đổi Tasseled Cap ảnh Landsat 131
Hình 3.25 Kết quả biến đổi NDVI ảnh Landsat 132
Hình 3.26 Ranh giới cồn cát năm 2003 132
Hình 3.27 Ranh giới cồn cát năm 2009 133
Hình 3.28 Biến động ranh giới cồn cát giữa các năm 2003 và 2009 133
Hình 3.29 Vị trí các khu vực có biến động lớn khoảng thời gian 2003-2009 134
Hình 3.30 Khu vực 1- Cồn cát mở rộng về phía Bắc-Tây Bắc 3-10m, nơi
lớn nh
ất tới 30-40m
135
Hình 3.31 Khu vực 2-Cồn cát mở rộng về phía Bắc-Tây Bắc nơi lớn nhất
tới 10-30m

135
Hình 3.32 Khu vực 3- Cồn cát đang mở rộng về phía Tây-Tây Nam, lấn
dần Bàu Sen
136
Hình 3.33 Khu vực 4- Cồn cát mở rộng về phía Tây-Tây Nam, lấn dần Bàu
Trắng, chỗ lớn nhất lên tới 21m
136
Hình 3.34 Khu vực 5 - Sự mở rộng cồn cát làm biến mất 1 trong 2 hồ nước
nhỏ phía bên phải khu vự
c nghiên cứu
137
Hình 3.35 Các loại cây phi lao, xoan chịu hạn và keo lai được trồng trên
cồn cát Hòa Thắng
142
Hình 3.36 Dải cây ven rìa ngăn chặn sự phát triển của cồn cát 142
Hình 3.37 Một số loài cỏ bản địa phát triển trên cồn cát 142
Hình 3.38 Trồng cây ven hồ và làm hàng rào cản cát trôi 143






Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững
dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ”
Trung tâm Quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên - môi trường biển và hải đảo
v

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 3.1 Tài nguyên nước mặt trên một số lưu vực sông chính trong vùng 36
Bảng 3.2 Trữ lượng tự nhiên nước dưới đất vùng ven biển Nam Trung Bộ 38
Bảng 3.3 Hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất dải cồn cát ven biển
Nam Trung Bộ
39
Bảng 3.4 Số đoạn bờ biển Nam Trung Bộ bị xói lở phân theo kích thước 54
Bảng 3.5 Diện tích hoang mạc hóa ở Bình Thuận 58
Bảng 3.6 Khả năng nguồ
n nước của các sông chính tỉnh Bình Thuận 63
Bảng 3.7 Phân bố diện tích đất cát, cồn cát ven biển tỉnh Bình Thuận 64
Bảng 3.8 Thành phần các khoáng vật có ích trong sa khoáng titan khu vực
Vũng Môn, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận
65
Bảng 3.9 Các chỉ tiêu về diện tích, dân số, phát triển dân số của tỉnh Bình
Thuận và khu vực ven biển
69
Bảng 3.10 Số lao động làm trong các ngành kinh tế và số hộ nghèo của tỉnh
và khu vực ven biển năm 2010
70
Bảng 3.11 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh
ba năm 2009-2011
71
Bảng 3.12 Số liệu tọa độ gốc 115
Bảng 3.13 Xác định biên độ dịch chuyển cồn cát tại mặt cắt I-I bằng
phương pháp đo đạc thực địa
118
Bảng 3.14 Xác định biên độ dịch chuyển cồn cát tại mặt cắt II-II bằng
phương pháp đ
o đạc thực địa
120

Bảng 3.15 Xác định biên độ dịch chuyển cồn cát tại mặt cắt III-III bằng
phương pháp đo đạc thực địa
122
Bảng 3.16 Các thông số ảnh SPOT5 125
Bảng 3.17 Các thông số ảnh Landsat 7 ETM 125
Bảng 3.18 Biến động diện tích cồn cát qua các năm 134
Bảng 3.19 Quy hoạch sử dụng đất khu vực ven biển huyện Bắc Bình đến
2020
171
Bảng 3.20 Các chỉ tiêu chú yếu phát triển công nghiệ
p và tiểu thủ công
nghiệp huyện Bắc Bình đến 2020
175
Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững
dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ”
Trung tâm Quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên - môi trường biển và hải đảo
vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CCVB Cồn cát ven biển
CEC Khả năng trao đổi cation
DHMT Duyên hải Miền Trung
ESD Phát triển bền vững về sinh thái
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
KH&CN Khoa học và công nghệ
KT-XH Kinh tế - xã hội
NGTK Niên giám thống kê
NLKH Nông lâm kết hợp
NSW Bang New South Wales

PTBV Phát triển bền vững
PTNT Phát triển nông thôn
QL Quốc lộ
RVAC Mô hình canh tác Rừng - Vườn - Ao - Chuồng
UNCED Hội nghị Liên hợp quốc về
Môi trường và Phát triển
UNESCO Tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc
VAC Mô hình canh tác Vườn - Ao - Chuồng
VQG Vườn quốc gia
VSTC Vùng sinh thái đất cát ven biển
WWF Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên


Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững
dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ”
Trung tâm Quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên - môi trường biển và hải đảo
1

BÀI TÓM TẮT

Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền
vững dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ” được phê duyệt với hai mục tiêu là
xây dựng được cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững dải cồn
cát ven biển Nam Trung Bộ và áp dụng lập quy hoạch cho khu vực cồn cát ven
biển một huyện.
Để đạt được mục tiêu trên đề
tài cần thực hiện các nội dung sau: i) Thu
thập thông tin, tài liệu, tổng quan về dải cồn cát ven biển; ii) Điều tra thực địa,
thu thập thông tin, tài liệu, phân tích đánh giá về điều kiện tự nhiên, tài nguyên,
điều kiện kinh tế - xã hội (KT-XH) các huyện ven biển của tỉnh Bình Thuận;

iii) Thực nghiệm quan trắc biến động của dải cồn cát ven biển; iv) Nghiên cứu
cơ sở khoa học phục vụ quy ho
ạch phát triển bền vững dải cồn cát ven biển tỉnh
Bình Thuận và khu vực ven biển Nam Trung Bộ; v) Xây dựng dự thảo Hướng
dẫn lập quy hoạch phát triển KT-XH khu vực cồn cát ven biển; vi) Áp dụng lập
quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội cho khu vực ven biển huyện Bắc Bình.
Cơ sở phương pháp luận của đề tài:
Dải đất cát, cồn cát ven biển Nam Trung Bộ là một thực thể trầm tích r
ất
đặc trưng và phổ biến suốt dải ven biển miền Trung nước ta. Chúng có nguồn
gốc và quá trình hình thành phức tạp và diễn ra trong khoảng thời gian dài, trên
một không gian rộng. Dải cồn cát ven biển là một bộ phận không thể tách rời
của đới bờ biển; là vùng đất chưa ổn định, khá nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi
tác động của thiên nhiên và các hoạt động của con người. Các cồ
n cát ven biển
có những giá trị to lớn về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, về văn hóa, tiện
nghi, cảnh quan và các giá trị về khoa học. Chính vì vậy cồn cát ven biển đang
ngày càng được khai thác sử dụng nhiều cho mục đích phát phát triển KT-XH,
du lịch, giải trí cũng như các hoạt động phục vụ dân sinh khác. Thực tế này đã
gây ra những tổn hại đáng kể và làm suy thoái môi trường sống cồn cát ven
biển, dẫn đến nh
ững cảnh báo về một trong những môi trường sống bị đe dọa
nhiều nhất. Với một đối tương nghiên cứu mang những đặc điểm trên để đạt
được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài đã sử dụng các cách tiếp cận sau: tiếp
cận hệ thống, tiếp cận sinh thái, tiếp cận lịch sử và tiếp cận đa ngành. Để cụ thể

hóa phương pháp luận trên, đề tài đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên
Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững
dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ”
Trung tâm Quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên - môi trường biển và hải đảo

2
cứu truyền thống và hiện đại như: kế thừa kết quả nghiên cứu; điều tra khảo sát
thực địa; quan trắc thực nghiệm; phân tích ảnh viễn thám, hệ thống thông tin
địa lý GIS.
Đề tài đã tiến hành nghiên cứu và hoàn thành các sản phẩm chính gồm:
1) Phân tích, đánh giá tổng quan các nghiên cứu về cồn cát ven biển
trong nước và ngoài nước, kinh nghiệm lập quy hoạch phát triển khu vực cồn
cát ven biển trên thế giớ
i, các mô hình phát triển KT-XH tại khu vực cồn cát
ven biển ở Việt Nam.
2) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi
trường, đặc điểm KT-XH tỉnh Bình Thuận và khu vực ven biển của tỉnh. Trên
cơ sở điều tra, khảo sát thực địa thu thập thông tin, tài liệu tại 6 huyện, thị xã,
thành phố ven biển của tỉnh Bình Thuận.
3) Nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ cho vi
ệc lập quy
hoạch phát triển KT-XH dải cồn cát ven biển theo hướng phát triển bền vững.
Trên cơ sở nghiên cứu về quá trình tiến hóa thành tạo các dải cồn cát ven biển
Nam Trung Bộ; tài nguyên thiên nhiên; môi trường, các dạng tai biến thiên
nhiên, điều kiện KT-XH; các yếu tố phát triển bền vững trong quy hoạch phát
triển khu vực cồn cát ven biển; từ đó rút ra những luận cứ khoa học phục vụ
cho công tác lập quy hoạch phát triể
n dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ theo
hướng bền vững.
4) Đánh giá và dự báo biến động cồn cát ven biển tại xã Hòa Thắng,
huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Trên cơ sở tiến hành quan trắc, đo đạc mặt
cắt ngang của dải cồn cát; kết hợp phân tích ảnh viễn thám của khu vực trong
một thời kỳ (7 năm từ 2003-2009) để đưa ra các đánh giá và dự báo sự di
chuyển c
ủa cồn cát, từ đó đề xuất giải pháp ngăn chặn, hạn chế; phục vụ công

tác xây dựng quy hoạch phát triển bền vững dải cồn cát ven biển của huyện.
5) Xây dựng bản Dự thảo Hướng dẫn lập quy hoạch phát triển KT-XH
dải cồn cát ven biển theo hướng phát triển bền vững. Trên cơ sở những luận
cứa khoa học và quan điểm mục tiêu phát triể
n bền vững để xây dựng nội dung
và trình tự các bước lập quy hoạch phát triển KT-XH cho khu vực đất cát , cồn
cát ven biển thuộc một huyện.
6) Lập quy hoạch phát triển KT-XH khu vực ven biển huyện Bắc Bình
đến năm 2020.
Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững
dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ”
Trung tâm Quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên - môi trường biển và hải đảo
3

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Đặt vấn đề
Cồn cát ven biển là hệ sinh thái phổ biến trên thế giới, nằm tại nơi tiếp
giáp giữa biển và lục địa. Đây là một dạng cấu trúc tự nhiên bảo vệ vùng nội
địa bên trong bằng cách hấp thụ năng lượng của thủy triều, sóng và gió. Các
cồn cát ven biển là một phần của đới bờ biển, do đó được xem là một hệ thống
rất năng động. Khu vực này cũng chứa đựng những tiềm năng tài nguyên rất có
giá trị cả về kinh tế, văn hóa và khoa học và vì vậy, dù là một môi trường rất
mong manh, nhạy cảm, các dải cồn cát ven biển vẫn là nơi có sức thu hút mạnh
mẽ các hoạt động của con người. Với những tính chất đặc trưng như vậy cồn
cát ven biển đã được nhiều tác giả trên th
ế giới và trong nước nghiên cứu, đề
cập đến dưới nhiều khía cạnh, lĩnh vực, liên quan đến nhiều ngành khoa học
khác nhau.

1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước
Quá trình hình thành và phát triển cồn cát ven biển là lĩnh vực được
nhiều tác giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Theo Patrick A. Hesp (2000)
cồn cát được hình thành tại bề mặt tiếp giáp giữa biển và đất liền. Chúng được
hình thành từ cát và đá bị xói mòn, có nguồn gốc trên mặt đất (b
ăng hay sông)
và đại dương (các rạn san hô). Hình thức của các hệ thống cồn cát được quyết
định bởi một số yếu tố bao gồm hình dạng của đường bờ biển, hình dạng bãi
biển, dòng chảy và sóng nhồi của đại dương, gió thịnh hành, tần số của các cơn
bão và kích thước của hạt cát. Sự phát triển và hình thái của cồn cát phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Ngu
ồn cung cấp cát
- Mức độ của lớp phủ thực vật
- Loài thực vật hiện diện
- Tỷ lệ cát bồi tụ và xói mòn do gió thổi
- Tần số và cường độ của sóng, gió và xói mòn
- Mái dốc của cồn cát và các quá trình rửa trôi bề mặt
Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững
dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ”
Trung tâm Quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên - môi trường biển và hải đảo
4
- Loại sóng
- Tình trạng bãi biển (ổn định, bồi tụ hoặc làm xói mòn)
- Mức độ can thiệp và sử dụng của con người.
David Holmes (2001) cho rằng cồn cát là sự tích tụ của các hạt cát, hình
thành nên các cồn hoặc các gò bởi gió dưới tác động của trọng lực. Cồn cát ven
biển được tìm thấy nơi cát bãi biển đã được cấu trúc lại bởi gió. Nguồn nguyên
liệu chủ yếu cho việc tạo ra cồn cát là
đáy biển và các con sông chảy ra biển

hoặc thông qua các khu vực ven biển. Môi trường thủy triều lớn kết hợp với
sức gió và hướng gió cung cấp điều kiện lý tưởng cho sự tiến hóa của cồn cát.
Đây là những khả năng hình thành trong khu vực của bẫy tích tụ trầm tích. Cồn
cát ven biển là hệ sinh thái đa dạng, liên quan đến một tương tác phức hợp giữa
các cộng đồng thực vậ
t (hữu sinh) và điều kiện môi trường (vô sinh). Cồn cát
nên được coi là đơn vị năng động, với các giai đoạn và tác động qua lại giữa
các thời kỳ bồi tụ và xói mòn. Về cấu trúc, một hệ thống cồn cát ven biển đầy
đủ bao gồm các thành phần sau: cồn sơ khai, cồn tiền tiêu, cồn bán cố định, cồn
cố định, thung lũng cồn, cồn trưởng thành.
Nghiên cứu về quá trình phát tri
ển và quản lý cồn cát đáp ứng với tình
trạng mực nước biển dâng và biến đổi khí hậu, Pieter Dirk Jungerius (2008) đã
sử dụng phân loại thông thường cảnh quan cồn cát để mô tả các đặc tính của
cảnh quan cồn cát. Một số cảnh quan cồn cát không phù hợp với phân loại này
vì chúng phụ thuộc vào các yếu tố đặc biệt: địa hình, khí hậu trong quá khứ
hoặc quá trình sử dụng đất trước kia. Tác giả c
ũng cảnh báo quá trình hình
thành các cảnh quan có thể bị tác động và các cồn cát ven biển có thể biến mất
hoàn toàn dưới ảnh hưởng của nước biển dâng và biến đổi khí hậu toàn cầu.
Môi trường cồn cát và sự phát triển của thực vật cồn cát liên quan chặt
chẽ đến sự hình thành và phát triển của cồn cát ven biển. Nghiên cứu thảm thực
vật cồn cát ven biển vùng Bristsh Columbia (Vancuver - Canada) Pojar, J.,
MacKinnon, A. (2006) cho thấy: Cồn cát là một nơ
i tuyệt vời để quan sát sự
tương tác giữa các loài và môi trường của chúng. Thực vật cồn cát ảnh hưởng
đến môi trường cồn cát bằng cách tạo ra địa hình theo chiều thẳng đứng của các
cồn cát. Thực vật và động vật sống trong những cồn cát phải có khả năng chịu
được gió, mài mòn cát, chôn lấp cát, bụi muối, thiếu nước và cát liên tục thay
đổi với khả năng giữ nước thấp và ch

ất hữu cơ ít.
Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững
dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ”
Trung tâm Quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên - môi trường biển và hải đảo
5
Theo McHarg, I. (1972) cồn cát ven biển tạo thành một loạt các vi môi
trường do tính lưu động của nền và các quá trình vật lý. Thực vật thiết lập trên
cồn cát ven biển chịu nhiều biến động môi trường có ảnh hưởng đến sự tồn tại,
phát triển của chúng và cấu trúc của cộng đồng. Các yếu tố quan trọng nhất bao
gồm nhiệt độ, hút ẩm, duy trì độ ẩm thấp, xói mòn đất, bồi đắp cát,
đất mặn,
muối phun, thay đổi về chất hữu cơ và độ pH. Mặc dù có sự khác biệt địa lý,
các cồn cát ven biển đều được xếp vào cùng một dạng hệ sinh thái đặc thù do
có chung một số đặc điểm như: kết cấu rời rạc, độ phì thấp, khả năng trữ nước
và chất dinh dưỡng kém, thảm thực vật chủ yếu là các loại cây bụi có khả nă
ng
chống chọi lại các điều kiện khắc nghiệt
Các cồn cát ven biển hiện tại đang chịu đựng sức ép từ hai phía: thiên
nhiên và con người. Môi trường cồn cát đang bị suy thoái, thảm thực vật cồn
cát ven biển đang bị đe dọa nghiêm trọng do tác động của biến đổi khí hậu và
sự can thiệp của con người; do đó nhu cầu phục hồi, bảo vệ môi trườ
ng sử dụng
bền vững cồn cát ven biển là hết sức cần thiết.
Quản lý cồn cát hiệu quả dựa trên việc duy trì một thảm phủ thực vật
thỏa đáng (Hướng dẫn quản lý bờ biển New South Wales của Chính quyền
bang New South Wales-Australia). Các tương tác giữa các quá trình ven biển
và thực vật cồn cát rất tích cực. Giống như với bất kỳ hệ thống quản lý đất nào,
qu
ản lý cồn cát ven biển đòi hỏi việc lập kế hoạch và kiểm soát các hoạt động
mong muốn của con người trong một giới hạn được áp đặt bởi các nguồn tài

nguyên vật lý, sinh học và văn hóa. Một mục tiêu cơ bản của việc quản lý thực
vật cồn cát là để duy trì sự đa dạng, bảo tồn các loài đặc hữu và quý hiếm, bảo
vệ sự toàn vẹn về
cấu trúc của các cộng đồng thực vật đáp ứng các chiến lược
bảo tồn của chúng.
Cồn cát là những hệ thống năng động đóng một vai trò quan trọng trong
việc bảo vệ các khu vực ven biển. Trong tất cả hệ sinh thái ven biển, cồn cát bị
ảnh hưởng nhất bởi một số loại áp lực của con người (Carter 1995). Từ việc
xây dựng nhà ở và đường giao thông d
ẫn đến sự gia tăng của các hoạt động du
lịch (Fernandes & NeVES 1997), từ các biện pháp không thích hợp để đối phó
với nước biển dâng (1997 Granja, Granja & Carvalho 1995), từ những thiếu hụt
không thể đảo ngược của những nguồn bồi tích chính và những thay đổi trong
Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững
dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ”
Trung tâm Quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên - môi trường biển và hải đảo
6
lợi nhuận về đất đai và khai thác cát (Antunes do Carmo 2005), tất cả đã góp
phần chính cho sự mất cân bằng sinh thái của các khu vực ven biển.
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Cho đến nay còn nhiều ý kiến khác nhau về diện tích và ranh giới phân
bố vùng đất cát và cồn cát ven biển ở Việt Nam. Theo Viện Quy hoạch và thiết
kế Nông nghiệp Việt Nam (1980) diện tích đất cát và cồn cát ven biển Việt
Nam là 502.045 ha, phân bố ở hầu hết các vùng ven biển từ
Quảng Ninh đến
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó vùng duyên hải Nam Trung Bộ là
nơi có diện tích lớn nhất 264.981 ha. Theo Nguyễn Khang (2000) thì diện tích
nhóm đất cát ven biển của cả nước là 562.936 ha. Phan Liêu (1981) đã phân
loại đất cát và cồn cát ven biển như sau: cồn cát trắng vàng 222.043 ha, cồn cát
đỏ 76.886 ha và đất cát 234.505 ha, tổng diện tích là 533.434 ha. Theo Trần

Văn Ý và cộng sự (2005) thì diện tích dải cồn cát ven biển miền Trung từ
Quảng Bình đến Bình Thuận có diện tích là 337.768ha. Nh
ư vậy tùy theo mục
đích nghiên cứu mà số liệu về diện tích vùng đất cát và cồn cát ven biển do các
tác giả nêu trên đưa ra có sự khác nhau. Tuy nhiên có thể nhận thấy sự chênh
lệch là không lớn lắm và con số diện tích toàn vùng này ở mức trên 500.000 ha.
Nghiên cứu về tiến hóa thành hệ cát ven biển miền Trung trong mối quan
hệ tương tác với sự thay đổi mực nước biển Đệ Tứ, Trần Nghi và nnk (1996)
cho rằng 5 chu kỳ tạo cát ven biển Vi
ệt Nam trong mối quan hệ với biển thoái
và biển tiến do ảnh hưởng của băng hà và gian băng từ Pleistocen sớm đến
Holocen là bản chất tiến hóa của thành tạo cát ven biển Miền Trung Việt Nam.
Trong Đệ Tứ nguồn vật liệu là rất lớn được tạo ra chủ yếu trong điều kiện khí
hậu nóng ẩm, có nhiều thời kỳ mưa lớn với 3 giai đoạn tạo vỏ
phong hóa rất
lớn: Pliocen, Pleistocen sớm-giữa và Pleistocen muộn - Holocen.
Các điều kiện địa hình - địa mạo nền móng, hoạt động của mực nước
biển và khả năng cung cấp vật liệu như trên rất thuận lợi cho sự sinh thành và
phát triển của các vũng vịnh nửa kín ven bờ với đê cát bên ngoài trong các thời
kỳ biển tiến. Về cơ chế thành tạo đê cát, mỗi tập cát đượ
c hình thành
kiểu đê cát ven biển cộng sinh với các trầm tích lấp đầy dần vụng biển bên
trong trong mỗi chu kỳ biển tiến thoái. Tập hợp các tập cát sau 5 chu kỳ biển
tiến, thoái tạo nên tầng cát hiện nay. Nguồn gốc cát ven biển miền Trung là tại
chỗ do sông và các dòng chảy lục địa đổ ra biển trong điều kiện mưa lũ liên
Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững
dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ”
Trung tâm Quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên - môi trường biển và hải đảo
7
tục. Theo Trần Nghi, Nguyễn Địch Dỹ và nnk (1998), màu sắc của cát ven biển

Miền Trung khác nhau phụ thuộc vào tuổi, điều kiện phong hóa thấm đọng và
khí hậu địa phương.
Nghiên cứu về tiềm năng sa khoáng Titan trong tầng cát đỏ thuộc hệ tầng
Phan Thiết các tác giả Nguyễn Văn Thuấn và Trần Văn Thảo cho rằng: Tầng
cát đỏ thuộc hệ tầng Phan Thiết chứa sa khoáng titan-zircon có hàm lượng
trung bình không cao (~0,9 %) ; song tỉ l
ệ zircon trong sa khoáng khá cao (15-
20 %), chiều dày trung bình đạt hàm lượng công nghiệp lớn (~40 m), diện
tích phân bố rất rộng. Tiềm năng titan-zircon ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình
Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu là rất lớn.
Đất trên các dải cát ven biển là đất cát trẻ, nghèo dinh dưỡng được hình
thành trong kỉ Đệ Tứ đến nay. Do chịu tác động mạnh mẽ của chế độ nhiệt, ẩm
vùng ven biển, đồng thời có quan hệ chặt chẽ với các đơ
n vị đất phát sinh tiếp
xúc liền kề nên các đặc điểm lý, hoá học của đất ở đây có nhiều khác biệt (Trần
Văn Ý - 2005). Đất trên dải cát ven biển miền Trung được chia làm các dạng:
(i) Cồn cát trắng vàng Cc - Xanthi Luvic Arenosols; (ii) Cồn cát đỏ Cd -
Rhodic Arenosols và (iii) Đất cát biển - Dystric Arenosols.
Nghiên cứu đánh giá mức độ nguy hiểm do tai biến đới ven biển Cam
Ranh-Phan Rí, các tác giả Mai Trọng Nhuận, Đào Mạnh Tiến, Nguyễn Tài Tuệ
và nnk đã ch
ỉ ra hiện tượng cát di động là một trong những đặc trưng tai biến
thiên nhiên của vùng. Tai biến cát di động phổ biến ở các khu vực từ Khánh
Nhơn đến Khánh Hải, Ninh Chữ đến Từ Thiện và khu vực từ Cà Ná đến Phan
Rí. Vật chất cấu tạo bờ của các khu vực này là cát thạch anh hạt từ vừa đến
mịn, gắn kết kém nên dễ dàng di chuyển dưới tác động của gió.
Hoang mạc hóa là m
ột dạng tai biến thiên nhiên đang diễn ra tại nước ta.
Hoang mạc hóa ở Việt Nam xảy ra cục bộ mà điển hình là dải cát hẹp, dài dọc
theo bờ biển miền Trung, tập trung ở 10 tỉnh thành, từ Quảng Bình đến Bình

Thuận, nơi có những chỉ tiêu khí hậu cực đoan nhất cả nước. Ước tính hàng
năm có khoảng 10-20 ha đất bị hoang mạc hóa do cát bay, cát chảy làm ảnh
hưởng đến cuộc s
ống của hàng triệu người dân (Lê Văn Khoa, Nguyễn Đình
Đáp - 2009). Kết quả nghiên cứu cho thấy ở Ninh Thuận và Bình Thuận tồn tại
4 dạng hoang mạc (cát bay, cát chảy, cát trượt lở); hoang mạc đá lộ - lăn lở;
Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững
dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ”
Trung tâm Quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên - môi trường biển và hải đảo
8
hoang mạc đất cằn trơ sạn sỏi, đất bạc mầu thoái hóa và hoang mạc muối tàn
dư ở xa biển và ven biển.
Lê Sâm, Nguyễn Văn Lân, Nguyễn Đình Vượng (2008) đã phân vùng
sinh thái Miền Trung theo cách tiếp cận tài nguyên nước - thủy lợi. Theo đó
Vùng sinh thái đất cát ven biển là dải đất tiếp giáp với biển Đông, chạy ven
theo bờ biển miền Trung, phân bố nhiều tại các tỉnh từ Quảng Trị đế
n Bình
Thuận, có diện tích tự nhiên khoảng 382.000 ha. Do cấu trúc địa chất thổ
nhưỡng là cát nên hầu hết trên vùng sinh thái cát miền Trung không tồn tại
dòng chảy mặt, trừ các dòng sông từ miền núi đổ về chảy ra biển Đông. Tuy
nhiên nhờ đó mà trong lòng đất lại có một lượng nước ngầm tầng nông đáng
kể. Khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi có thể khai thác tầng sâu
1-3 m; khu vực từ Khánh Hòa đến Ninh Thuận, Bình Thu
ận do cồn cát cao nên
có thể khai thác ở tầng 5-10 m. Mức sâu hơn nữa được khuyến cáo là không
nên khai thác do khả năng bị nhiễm mặn cao.
1.1.3. Phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu về cồn cát ven biển trên
thế giới và trong nước
- Các nghiên cứu về cồn cát ven biển trên thế giới nhìn chung khá phong
phú và đa dạng về lĩnh vực cũng như cách tiếp cận; đã giải quyết một cách có

hệ thống nhữ
ng vấn đề mang tính cơ sở về quá trình hình thành, phát triển, tồn
tại của cồn cát ven biển, các vấn đề về lĩnh vực sinh thái dải cồn cát ven biển;
về lĩnh vực quản lý, khai thác, sử dụng cồn cát ven biển phục vụ phát triển kinh
tế-xã hội.
- Ở Việt Nam các nghiên cứu về cồn cát ven biển mới chỉ được chú ý
đến trong những năm gần đây; kết quả nghiên c
ứu chưa nhiều, chưa có những
nghiên cứu sâu mang tính hệ thống, thường được kết hợp với các nội dung khác
khi nghiên cứu về dải ven biển; đề tài độc lập nghiên cứu về cồn cát ven biển
rất ít, đặc biệt là về các lĩnh vực quy hoạch, quản lý, khai thác sử dụng tài
nguyên, bảo vệ môi trường, hệ động thực vật cồn cát ven biển.
- Có thể nghiên cứu áp dụng kết qu
ả nghiên cứu CCVB trên thế giới cho
việc quản lý, khai thác CCVB ở Việt Nam, tuy nhiên do có các đặc điểm về
điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, môi trường khác nhau nên để áp dụng có
hiệu quả cần có nghiên cứu thử nghiệm.
Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững
dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ”
Trung tâm Quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên - môi trường biển và hải đảo
9
Những vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu về cồn cát ven biển ở nước ta
là các nghiên cứu còn nhỏ lẻ, phân tán ở nhiều ngành, nhiều tổ chức, địa
phương. Các giải pháp đề xuất khai thác, sử dụng cồn cát ven biển thường thiếu
tính tổng hợp, gắn kết giữa các ngành, các đối tượng khai thác, sử dụng CCVB
mà chỉ xuất phát từ mục đích đáp ứng yêu cầu cho từng ngành, t
ừng địa
phương. Bên cạnh đó các giải pháp đề xuất khai thác, sử dụng CCVB đa phần
về mặt kỹ thuật công trình, ít có những đề xuất về giải pháp quản lý.
Các kết quả nghiên cứu về CCVB chưa được tổng kết, đánh giá, phổ

biến kịp thời vào thực tế khai thác, sử dụng tài nguyên dải CCVB cho các mục
tiêu phát triển kinh tế-xã hội dẫn đến tài nguyên CCVB ở nước ta hi
ện đang bị
khai thác, lạm dụng một cách cố ý hoặc vô ý vì những lợi ích trước mắt, xuất
phát từ sự thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết chưa đầy đủ, khoa học về các quy luật
hình thành, phát triển, tồn tại của hệ sinh thái này, cũng như sự thiếu chặt chẽ
trong hệ thống quản lý, giám sát từ các cơ quan hữu quan.
Dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ có v
ị trí rất quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế hướng biển của nước ta. Khu vực này có nhiều điểm đặc
thù về điều kiện tự nhiên, môi trường; liên quan đến nhiều ngành nghề, lĩnh
vực về kinh tế - xã hội, cũng như với cuộc sống của cộng đồng dân cư. Hiện
nay quá trình khai thác, sử dụng vùng đất này đang nảy sinh nhiều vấn đề có
th
ể dẫn đến sự suy thoái, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng
đến đời sống người dân trong khu vực. Chính vì vậy phát triển bền vững là yêu
cầu cần thiết đối với dải cồn cát ven biển miền Trung nói chung và Nam Trung
Bộ nói riêng. Để khai thác sử dụng dải cồn cát ven biển một cách hợp lý nhất,
theo quan điểm phát triển bền vững, cần có một giải pháp mang tính tổng thể,
trong đ
ó giải pháp quy hoạch phải là giải pháp đầu tiên. Phát triển bền vững là
một phạm trù hết sức rộng lớn, trong đó quy hoạch phát triển bền vững lại là
một khái niệm còn rất mới mẻ. Việc lập Quy hoạch phát triển bền vững cho
một khu vực cồn cát ven biển cần được dựa trên những cơ sở khoa học và thực
tiễn chắc chắn thông qua tổng kết, phân tích,
đánh giá các kết quả nghiên cứu
cũng như hiện trạng điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường, kinh tế-xã hội
cụ thể của mỗi khu vực.
Trong bối cảnh đó Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giao cho Trung Tâm
Quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên-môi trường biển và hải đảo thực hiện

đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững dải
Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững
dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ”
Trung tâm Quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên - môi trường biển và hải đảo
10
cồn cát ven biển Nam Trung Bộ”, mà số TNMT.06.11 thuộc Chương trình
TNMT.06/10-15 “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ quản lý tổng
hợp, thống nhất về biển và hải đảo giai đoạn 2010 - 2015”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Xây dựng được cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững
dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ.
- Áp dụng lậ
p quy hoạch cho khu vực cồn cát ven biển một huyện
1.3. Cách tiếp cận
Phương pháp luận:
Dải cồn cát ven biển là hệ sinh thái đặc thù, để nghiên cứu một cách đầy
đủ về thực thể địa chất này nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội
cần phải đề cập đến nhiều ngành khoa học liên quan khác nhau. Trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài là dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ, để
đạt được các
mục tiêu đã đề ra như trên thì cần tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:
a) Quá trình hình thành và tiến hóa của dải cồn cát ven biển
Quá trình hình thành và tiến hóa của các thành tạo cát ven biển miền
Trung là một quá trình phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài, trên một
không gian rộng lớn và gắn liền với các hoạt động của đới bờ biển. Theo Trần
Nghi và Nguyễn Biểu (1995) tiến hóa thành hệ cát ven biển miền Trung g
ắn
liền với sự dao động mực nước biển trong Đệ Tứ, thể hiện qua 5 chu kỳ biển
tiến, biển thoái do hoạt động của các băng hà Gunz, Mindel, Riss, Wurm và

hoạt động gian băng giữa chúng.
Vật liệu thành tạo các dải cồn cát ven biển miền Trung là các loại trầm
tích cát có đường kính hạt trung bình từ 0,1 - 0,3 mm, có nguồn gốc tại chỗ do
sông và các dòng chảy lục địa mang ra biển ứng với các chu kỳ biể
n thoái trong
Đệ Tứ. Vật liệu cát này tạo nên các bậc triều cát, đê cát ven bờ cổ. Về cơ chế
thành tạo: mỗi tập cát được hình thành kiểu đê cát ven biển cộng sinh với các
trầm tích lấp đầy dần vụng biển bên trong mỗi chu kỳ biển tiến, thoái. Tập hợp
các tập cát sau 5 chu kỳ biển tiến, thoái tạo nên tầng cát hiện nay.
Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững
dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ”
Trung tâm Quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên - môi trường biển và hải đảo
11
Dọc ven biển miền Trung các dải cát xuất hiện không liên tục với các
loại vật liệu trầm tích cát thuộc các nhóm: cát trắng, cát xám (xám trắng, xám
nâu, xám vàng), cát vàng (vàng nghệ, vàng rơm) và cát đỏ. Hình dáng và kích
thước khác của các dải cồn cát ven biển thường khác nhau và thay đổi theo
từng vùng phụ thuộc vào vị trí, điều kiện hình thành và phát triển. Lát cắt điển
hình dải cồn cát tính từ biển vào trong nội địa sẽ gồm các dạng địa hình sau: bãi
cát sát mép biển, các gò
đụn cát thấp, các cồn cát, vùng cát nội đồng. Chiều
rộng toàn bộ dải cát thay đổi nhiều dọc theo chiều dài ven biển, từ khoảng một
vài km (Quảng Ngãi, Bình Định) lên đến hàng chục km (Bình Thuận).
b) Tài nguyên thiên nhiên của dải cồn cát ven biển và vấn đề khai thác sử
dụng cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực:
Dải cồn cát ven biển chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong
phú và đa dạng, đáp ứng yêu cầ
u cho nhiều ngành, nghề, lĩnh vực về phát triển
kinh tế-xã hội cũng như các nhu cầu về văn hóa, du lịch và giải trí. Các dạng tài
nguyên cơ bản của dải cồn cát ven biển được kể đến bao gồm tài nguyên tái

tạo, tài nguyên không tái tạo và tài nguyên vị thế.
- Tài nguyên tái tạo bao gồm đất, nước, sinh vật, năng lượng (gió, thủy
triều, sóng biển…) là dạng tài nguyên có thể tự tạo mới, phục hồi ở
ngang mức
chúng bị lấy ra nếu không bị khai thác quá mức. Đất cát, cồn cát ven biển có
những tính chất cơ lý và hóa học không thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát
triển của các loài sinh vật. Nhưng thực tế cho thấy vùng đất cát ven biển miền
Trung hiện đã và đang được khai thác, sử dụng cho phát triển sản xuất nông-
lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại nhiều địa phương. Bên cạnh đó tài
nguyên nước m
ặt và nước dưới đất trong khu vực mặc dù khá khan hiếm nhưng
cũng đang được khai thác sử dụng cho các hoạt động kinh tế và dân sinh. Rõ
ràng nếu không được quy hoạch, tổ chức tốt và trình độ sản xuất không tiên
tiến thì sẽ dẫn đến đất đai bị xói mòn, bạc màu, mặn hóa, năng suất cây trồng
thấp thậm chí không còn canh tác được; còn tài nguyên nước ngọt sẽ bị cạn kiệt
hoặc ô nhiễm t
ới mức không sử dụng được. Tài nguyên thực vật khu vực cồn
cát ven biển Nam Trung Bộ tuy không phong phú, đa dạng như một số vùng
khác trong nước, tuy nhiên lại có nhiều loài đặc hữu và có giá trị trong đa dạng
loài và nguồn gen. Tuy nhiên với việc khu vực ven biển, trong đó có dải cồn cát
ven biển, đang là nơi được tập trung khai thác sử dụng cho phát triển KT-XH
với mức độ cao thì nguy cơ suy thoái đa dạng sinh học đang hi
ện hữu.
Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững
dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ”
Trung tâm Quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên - môi trường biển và hải đảo
12
- Tài nguyên không tái tạo là dạng tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi
hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng. Trong dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ
tài nguyên không tái tạo chủ yếu là các loại khoáng sản (titan, cát thủy tinh…).

Đây là những loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao; trữ lượng dự báo đối với
hai loại khoáng sản titan và cát thủy tinh trong khu vực là rất lớn. Hiện tại các
hoạt động khai thác đang diễn ra tại nhi
ều địa phương trong khu vực. Tuy nhiên
việc tổ chức, quản lý hoạt động khai thác khoáng sản titan lại đang rất thiếu
chặt chẽ. Cùng với đó là việc sử dụng công nghệ khai thác, chế biến lạc hậu
dẫn đến tổn thất lớn về tài nguyên, thua thiệt về kinh tế, ô nhiễm môi trường.
- Tài nguyên vị thế: là những tiềm năng và giá trị về vị trí địa lý và các
thuộc tính không gian liên quan
đến cấu trúc, hình thể sơn văn và cảnh quan
sinh thái. Vùng ven biển miền Trung có một vị trí địa lý hết sức quan trọng đối
với phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng của nước ta. Trước hết
về giá trị vị thế địa lý tự nhiên, thiên nhiên đã tạo ra cho vùng này những hệ
thống sinh thái và hình thái địa hình đặc trưng như; các đầm lầy, bãi triều, cửa
sông, đầm phá, các bãi cát, đụn cát, các vũng vịnh v.v. Chính các giá trị v
ề vị
thế địa lý tự nhiên này đã tạo nên giá trị vị thế về địa kinh tế cho vùng. Các bãi
cát, cồn cát gắn liền với các hình thái địa hình đặc trưng khác tại vùng bờ biển
là những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp có sức hấp dẫn rất lớn để phát triển
ngành kinh tế du lịch. Thực tế rất nhiều địa điểm nổi tiếng thuộc dải cát ven
biển mi
ền Trung nói chung và khu vực Nam Trung Bộ nói riêng đã được khai
thác sử dụng cho du lịch, vui chơi, giải trí. Một vấn đề dễ nhận thấy đó là phát
triển du lịch ở vùng này vẫn chỉ dừng lại ở mức sử dụng những tiềm năng sẵn
có, mà chưa đầu tư đúng mức cho việc bảo tồn, tôn tạo tài nguyên một cách
thỏa đáng dẫn đến một số thắ
ng cảnh tự nhiên bị biến đổi theo hướng nhân tạo
hóa, một số bị phá hủy mất giá trị du lịch. Vấn đề môi trường ở những bãi biển,
bãi tắm cũng chưa tốt, nhiều nơi bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến môi trường và
hoạt động du lịch và vui chơi, giải trí.

c) Các dạng tai biến thiên nhiên và hiện trạng chất lượng môi trường
trong khu vực cồn cát ven biển:
D
ải cồn cát ven biển là một phần của đới bờ biển, nơi chịu tác động của
nhiều yếu tố như sóng, gió, thủy triều, dòng chảy đại dương, bão tố. Đới bờ
biển được xem là một khu vực địa lý tổng hợp, trong đó các yếu tố của các hợp
phần lục địa và đại dương tương tác với nhau để tạo nên những hệ thống sinh
Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững
dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ”
Trung tâm Quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên - môi trường biển và hải đảo
13
thái và hình thái địa hình đặc trưng. Đới bờ biển có các đặc điểm chính (theo
Nguyễn Chu Hồi và nnk, 1998) như sau:
- Là khu vực chuyển tiếp giữa lục địa và biển, chịu tác động của 4 quyển
là thủy quyển, khí quyển, thạch quyển và sinh quyển.
- Đới bờ biển tồn tại độc lập nhờ các quá trình tương tác, ràng buộc lẫn
nhau và khác với các hệ tự nhiên khác về các mặt môi trường tự nhiên, đ
iều
kiện sinh thái, cấu trúc tiềm năng và nguồn lợi.
- Là nơi luôn xảy ra các hoạt động tương tác giữa quá trình (sông) và
biển (sóng, dòng chảy, thủy triều), giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh.
- Là một đới nhạy cảm, hệ thống môi trường dễ bị thay đổi dưới sức ép
của tự nhiên hoặc con người. Đây là khu vực có tiềm năng tài nguyên thiên
nhiên phục vụ phát triển đa ngành, do đó c
ũng là nơi chịu tác động mạnh của
các hoạt động của con người.
Các dạng tai biến thiên nhiên điển hình trong khu vực cồn cát ven biển
Nam Trung Bộ được kể đến gồm có: bão và lũ lụt, xói lở bờ biển, xâm nhập
mặn, cát di động và hoang mạc hóa. Những năm gần đây bão lốc, áp thấp nhiệt
đới, mưa to, ngập lũ và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác xuấ

t hiện ngày
càng nhiều về tần suất, càng mạnh về cường độ; có lúc có nơi, thiên tai xảy ra
đến mức vượt ngưỡng chịu tải của môi trường tự nhiên và cộng đồng dân cư
ven biển và vùng đồng bằng, dẫn đến thảm họa môi trường. Xói lở bờ biển là
một trong những loại tai biến nghiêm trọng trong khu vực, gây nhiều thiệt hại
về tài sản và tài nguyên. Quá trình xói lở xảy ra khá mạnh
ở bờ biển Quảng
Ngãi - Bình Định, đây là khu vực bị xói lở mạnh nhất trong 14 tỉnh ven biển
miền Trung. Tại khu vực ven biển tỉnh Bình Thuận hoạt động xói lở chiếm ưu
thế hơn so với bồi tụ. Tai biến cát di động đối với các tỉnh miền Trung cũng là
một trong các loại tai biến thiên nhiên đáng chú ý. Khu vực hai tỉnh Ninh
Thuận, Bình Thuận là nơi có diện tích đất cát và cồn cát ven bi
ển lớn nhất trong
vùng, cũng là nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt như: khô hạn, lượng mưa
thấp, bốc hơi lớn, gió thổi mạnh; đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cát di
động diễn ra mạnh mẽ. Hoang mạc hoá là sự thoái hoá của hệ sinh thái và sự
xuất hiện của môi trường sa mạc trên các vùng khô hạn, bán khô hạn. Quá trình
hoang mạc hoá ở vùng ven biển Nam Trung Bộ đ
ang diễn ra là kết quả chung
Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững
dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ”
Trung tâm Quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên - môi trường biển và hải đảo
14
của các điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai) và tác động của con người (tăng
trưởng dân số, đô thị hóa, chặt phá thảm thực vật, khai thác khoáng sản v.v.).
Dưới tác động của thiên nhiên và đặc biệt là các hoạt động của con
người, môi trường của khu vực dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ hiện đang
bị tác động một cách mạnh mẽ. Việc khai phá mở rộng diện tích
đất sản xuất
nông nghiệp làm giảm độ che phủ bề mặt, xáo trộn các lớp cát, gây xói mòn,

rửa trôi chất dinh dưỡng làm suy thoái đất đai tạo điều kiện hoang mạc hóa phát
triển. Sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu gia tăng, không kiểm soát chặt chẽ
làm tăng dư lượng trong đất và nước, gây ô nhiễm môi trường đất và môi
trường nước. Một vấn đề rất đáng chú ý và đã được cảnh báo v
ề tác động tới
môi trường dải cồn cát ven biển trong những năm gần đây tại khu vực đó là
phát triển nuôi tôm trên cát. Với hàng nghìn ha ao nuôi đã được xây dựng, tình
trạng nhiễm mặn nguồn nước, cạn kiệt nước ngầm, ô nhiễm do xả chất thải,
nước thải khu nuôi trực tiếp ra bên ngoài là đáng báo động từ các tỉnh trong
khu vực như Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Một trong nhữ
ng hoạt động gây ô nhiễm môi trường ở dải cồn cát ven biển nữa
được kể đến là hoạt động khai thác khoáng sản titan. Dọc theo dải ven biển
miền Trung có nhiều nơi đang tiến hành khai thác titan, tuy nhiên tại hai tỉnh
Bình Định và Bình Thuận, hoạt động này đang tạo ra những điểm nóng về ô
nhiễm môi trường dải cồn cát ven biển. Tác động trực tiếp nhất là ô nhiễm
nguồn nước sinh hoạt (n
ước mặt và nước ngầm), ô nhiễm bụi, hoạt độ phóng xạ
tăng cao, phá hủy các cảnh quan và thảm phủ thực vật trên cồn cát… tại những
điểm khai thác titan (Bắc Bình - Bình Thuận, Phù Mỹ - Bình Định). Du lịch là
ngành phát triển nhanh nhất tại khu vực ven biển trong những năm gần đây,
đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao thu nhập cho
người dân ven biển. Bên cạnh các mặt tích cực, hoạt
động du lịch cũng đang
gây ra những tác động tới cảnh quan, môi trường khu vực cồn cát ven biển.
d) Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên dải cồn cát ven
biển Nam Trung Bộ phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng
theo hướng phát triển bền vững
Cồn cát ven biển là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống ven
biển với các giá trị nội tại rất to lớn và đ

a dạng. Mặc dù là một loại hình đất đai
cực kỳ mong manh nhưng cồn cát ven biển là một phần của nguồn tài nguyên
chung ngày càng được ưa chuộng. Các giá trị to lớn của cồn cát ven biển có thể
Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững
dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ”
Trung tâm Quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên - môi trường biển và hải đảo
15
kể đến bao gồm: giá trị về tự nhiên (các đặc trưng tự nhiên, môi trường, hệ sinh
thái và đa dạng sinh học); giá trị về kinh tế (tài nguyên và các hoạt động phát
triển); giá trị về văn hóa; giá trị về tiện nghi, cảnh quan và giá trị về khoa học.
Chính vì vậy cồn cát ven biển đang được khai thác sử dụng dưới nhiều hình
thức khác nhau như nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển du
lị
ch, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, xây dựng các khu đô thị, dân cư,
xây dựng các khu công nghiệp v.v. Bên cạnh đó cồn cát ven biển còn đóng vai
trò như một bức trường thành bảo vệ bờ biển, ngăn chặn gió bão, sóng, nước
biển dâng đe dọa tàn phá các vùng đất bên trong.
Đới bờ biển, trong đó có dải cồn cát ven biển, là nơi tập trung dân cư và
tốc độ tăng dân số ngày càng cao, là nơi có mặt hầu hế
t các loại hình sản xuất
với các mục tiêu và phương tiện khác nhau, dẫn đến nguy cơ cạnh tranh, xung
đột về quyền lợi ngày càng lớn giữa các bên tham gia khai thác sử dụng vùng
đất này. Dải cồn cát ven biển có đặc trưng cơ bản là không ổn định hay chỉ ổn
định tạm thời. Các hoạt động của con người như trồng trọt, chăn thả gia súc
không kiểm soát, khai thác khoáng sản, xây dựng khu dân cư, đô thị, c
ơ sở hạ
tầng v.v, sẽ dẫn đến phá vỡ thế cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái đã được xác
lập. Hậu quả dẫn đến là sự suy thoái môi trường vùng cồn cát mà rất khó có thể
hồi phục lại được. Ở nước ta việc khai thác, sử dụng dải cồn cát ven biển đang
diễn ra với một tốc độ khá nhanh trong những năm gần đây. Thực tế

này đã gây
ra những tổn thương và làm suy thoái môi trường sống cồn cát ven biển, dẫn
đến những cảnh báo về một trong những môi trường sống bị đe dọa nhiều nhất.
Con người là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng lớn nhất đến hệ
thống cồn cát ven biển. Sự hưởng lợi và sử dụng vùng ven biển nói chung và
khu vực cồn cát nói riêng của con người đã tác động mạnh đến môi tr
ường cồn
cát như loại bỏ thảm thực vật, suy giảm đa dạng sinh học, làm gián đoạn đến
quá trình hình thành nên hệ sinh thái phức tạp vùng ven biển. Thêm vào đó là
tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, càng làm tăng
thêm mức độ nguy hiểm cho các vùng ven biển.
Để khai thác sử dụng vùng ven biển, trong đó có dải cồn cát ven biển,
một cách hiệu quả nhất, Nhà nước cầ
n phải hoạch định các chính sách về quản
lý, quy hoạch phát triển một cách cụ thể cho vùng này. Trên cơ sở những đặc
điểm về quá trình hình thành và phát triển; tiềm năng lợi thế về vị trí, tài
nguyên thiên nhiên; tình hình quản lý, khai thác, sử dụng và hiện trạng môi
Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững
dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ”
Trung tâm Quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên - môi trường biển và hải đảo
16
trường - môi sinh của dải cồn cát ven biển như hiện tại thì quan điểm, mục tiêu
quy hoạch phát triển của vùng phải hướng tới phát triển bền vững. Trong đó
quan điểm phát triển bền vững về sinh thái (ESD-Ecologically sustainable
development) là trọng tâm, xuyên suốt. Phát triển bền vững về sinh thái là hình
thức sử dụng, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên của các cộng
đồng phù hợp với các vùng sinh thái khác, nhằm đảm bảo cho h
ệ sinh thái tự
nhiên được duy trì bền vững, nhưng chất lượng cuộc sống tổng thể của các
cộng đồng được nâng cao trong hiện tại và tương lai.

Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững vùng ven biển, gần đây mô
hình Quản lý tổng hợp đới bờ (QLTHĐB) một phương thức quản lý nhằm đạt
hiệu quả cao trong sử dụng các nguồn tài nguyên và giá trị chung tại
đới bờ,
giảm thiểu tác động có hại đến con người và môi trường, trên cơ sở hài hòa lợi
ích giữa các ngành, cơ quan và các bên liên quan khác nhau, đã được giới thiệu
vào nước ta. QLTHĐB được xây dựng để khắc phục tính phân tán trong cách
tiếp cận quản lý đơn ngành và theo lãnh thổ việc khai thác các nguồn tài
nguyên, tập trung vào xây dựng cơ chế điều phối, phối hợp và huy động sự
tham gia của các bên liên quan, giải quyết các mâu thuẫn giữ
a các ngành, các
cơ quan trong sử dụng tài nguyên, không gian chung tại đới bờ cho các mục
đích khác nhau mà vẫn bảo toàn được các chức năng vốn có của các hệ thống
tự nhiên và các hệ sinh thái. QLTHĐB là quá trình liên tục tiến triển, nhằm đạt
được sự phát triển bền vững. Các dải cồn cát ven biển là một phận nằm trong
vùng ven biển, có mối liên hệ mật thiết với các hệ sinh thái liền kề, do vậy công
tác lập quy hoạch phát tri
ển vùng đất này nên được đặt trong một chương
trình/dự án về QLTHĐB của toàn vùng.













Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững
dải cồn cát ven biển Nam Trung Bộ”
Trung tâm Quy hoạch, điều tra, đánh giá tài nguyên - môi trường biển và hải đảo
17

CHƯƠNG II
PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU


2.1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định là toàn bộ khu vực ven
biển trong đó bao gồm các dải cồn cát ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ, từ
Thành phố Đà Nẵng tới tỉnh Bình Thuận.
- Ranh giới khu vực nghiên cứu: Các cồn cát ven biển phân bố chủ yếu
dọc theo ven biển miền Trung nước ta. Trên thực tế các cồn cát không kéo dài
thành một dải liên tục mà bị gián đoạn bởi các dãy núi, các cửa sông và những
đồng bằng ven biển. Tùy thuộc vào điều kiện hình thành và phát triển cụ thể tại
từng vùng, dải cồn cát có thể có chiều rộng lên tới hàng chục km như tại Bình
Thuận, nhưng có nhiều nơi chiều rộng của các dải cát là vài km, thậm chí có
nơi chỉ rộng vài trăm mét. Ranh giới của dải cồn cát khu vực nghiên cứ
u theo
lát cắt ngang từ phía biển tới lục địa được giới hạn là đường bờ biển tới đường
biên phía trong là ranh giới hành chính của các xã vùng cát ven biển.
Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, dải cồn cát ven biển là một thành
phần của đới bờ biển, có liên hệ mật thiết với các đơn vị sinh thái liền kề, do
vậy khi nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, hệ
sinh

thái, lập quy hoạch phát triển cho khu vực, thì ranh giới thực tế của khu vực
nghiên cứu đã được mở rộng thêm về phía đất liền.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu của đề tài được lựa chọn là khu vực dải cồn cát ven
biển thuộc tỉnh Bình Thuận. Đây là nơi tập trung khá đầy đủ các đặc trưng cơ bản
của cồn cát ven biển của toàn vùng: là nơi có diện tích cồn cát lớn nhất 125.935 ha,
độ cao của các cồn cát lớn nhất 150-200m, có mặt các thành tạo cát trắng, trắng -
vàng và đặc biệt là cát đỏ, một thực thể trầm tích độc đáo, với diện tích tới 77.960
ha. Địa điểm bố trí các nghiên cứu thực địa được lựa chọn là khu vực ven biển
huyện Bắc Bình. Nơi có diện tích cồn cát tập trung lớn, trong đó có cồ
n cát Hòa
Thắng, chiều dài trên 10km, rộng 3-4km, độ cao các đỉnh cồn tới 150-160m.

×