Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI VIETINBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.79 KB, 14 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI
VIETINBANK_CN3 TP.HCM
3.1 NHỮNG TỒN TẠI, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VIETINBANK_CN3 TP.HCM
3.1.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh Chi Nhánh
vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần phải nhanh chóng khắc phục như:
- Việc huy động vốn khó khăn không chỉ đối với Vietinbank _CN3 Tp.HCM mà còn nhiều
đối với các Ngân Hàng khác nữa ở hiện tại và trong thời gian sắp tới. Bởi lẽ, người dân
hiện nay linh hoạt hơn trong việc đầu tư vốn của mình trong điều kiện nền kinh tế ngày
càng hồi phục sau khủng hoảng nặng nề và chắc chắn nó sẽ còn phát triển hơn nữa. Người
dân đã sử dụng đồng vốn của mình để mở cửa hàng kinh doanh tạp hoá, mở nhà hàng,
quán ăn, quán giải khát, đầu tư vốn đi xuất khẩu lao động, đầu tư bất động sản, xổ số, mua
sắm đồ dung tiện nghi trong gia đình, nhu cầu vui chơi,đi học…có thể nó mang lợi nhuận
nhiều hơn so với gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng để hưởng lãi suất. Ngoài ra sự có mặt của
công ty bảo hiểm đã làm ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của Ngân Hàng. Nhiều hộ
tham gia mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học tập cho con cái…So với Ngân Hàng, bảo
hiểm có ưu thế hơn ở chỗ là: có nhân viên bảo hiểm đến tận nhà để vận động người dân
tham gia và thấy được lợi ích từ bảo hiểm rằng: Bảo hiểm bảo đảm cho quá trình tái sản
xuất và đời sống của xã hội được diễn ra bình thường, nhằm xử lý các rủi ro, các biến cố.
Với những lợi ích trên, nhiều khách hàng đã không chọn gửi tiền tiết kiệm vào Ngân Hàng.
Điều này đã làm mất đi kênh huy động vốn cho Ngân Hàng.
- Mặc dù theo xu hướng mở rộng đối tượng khách hàng, nhưng số lượng khách hàng được
vay tiêu dùng còn rất hạn chế. Chi nhánh mới chỉ cho vay chủ yếu đối với các cán bộ Nhà
Nước do Chi Nhánh có thể nắm vững được thu nhập của họ. Điều này đã làm hạn chế số
lượng khách hàng vay vốn tại Chi Nhánh.
- Khâu kiểm tra sử dụng vốn sau khi giải ngân cho khách hàng còn hạn chế. Vẫn còn xảy ra
tình trạng khách hàng sau khi vay vốn đã không sử dụng toàn bộ vốn vay cho phương án
sản xuất, kinh doanh như đã trình bày với Chi Nhánh. Đến khi xảy ra nợ xấu, họ mới bắt
đầu tìm cách giả quyết.
- Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn của thành phần kinh tế cá thể hiện nay còn ở mức cho phép


nhưng số nợ quá hạn vẫn còn khá cao chưa giải quyết được hết như nhiệm vụ đã đề ra.
Nguyên nhân các khoản nợ là do hoạt động sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ dẫn đến mất
khả năng thanh toán nợ Chi Nhánh. Hoạt động sản xuất, kinh doanh cá thể còn mang tính
riêng lẻ, tự phát, theo phong trào, thường xảy ra tình trạng cung vượt qua so với cầu sản
phẩm; bị người mua ép giá, các sản phẩm làm ra thường không ổn định, khả năng sinh lời
chưa cao. Mặc khác, là do công tác tìm hiểu thị trường, công tác thẩm định, xem xét hiệu
quả của phương án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng chưa tôt, gián tiếp gây ra các
khoản nợ tồn đọng trong ngân hàng. Việc xử lý nợ từ tài sản đảm bảo còn rất nhiều khó
khăn cho Chi Nhánh. Do các quy định của pháp luật chưa hỗ trợ tốt cho Ngân Hàng trong
việc chủ động xử lý tài sản khi hợp đồng tín dụng bị vi phạm.
3.1.2 CÁCH KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế với sự canh tranh gay gắt như hiện nay để có
thể tồn tại và đứng vững trên thị trường. Điều đầu tiên, phải nhận thấy những điểm hạn chế
của mình để tìm cách khắc phục, sau đó đưa ra những giải pháp bước đi cụ thể và đúng
hướng. Sau đây là một số biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên.
Thứ nhất, về công tác huy động vốn:
Hoạt động Ngân Hàng đóng vai trò chủ đạo trên thị trường tài chính nhưng rủi ro
rất đa dạng. Nếu có sự thu hẹp đáng kể về khối lượng vốn, Ngân Hàng sẽ có ít nguồn lực
để cho vay. Điều này gián tiếp gây ra sự suy giảm trong hoạt động kinh tế. Mặt khác, tính
hệ thống và tác động dây chuyền trong hoạt động Ngân Hàng liên thông khá lớn, nếu một
Ngân Hàng khó khăn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chung toàn ngành. Chính vì thế, Huy
động vốn là một nghiệp vụ tạo nguồn vốn trong kinh doanh, là khâu mở đường vững chắc
không những mở rộng được nghiệp vụ tín dụng mà còn đem đến cho Ngân Hàng nhiều lợi
nhuận.
Do vậy, đã đến lúc Chi Nhánh cần tập trung quản trị rủi ro thanh khoản, tín dụng và
lãi suất. Chi Nhánh cần nâng cao khả năng dự báo và thực hiện tốt vai trò tư vấn lãi suất
đối với khách hàng, giúp doanh nghiệp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho mình và Chi
Nhánh.
Tăng cường các khâu quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi đối với khách hàng bằng
nhiều hình thức như: gửi tiền có thưởng, xổ số trúng thưởng theo số thứ tự của sổ tiết

kiệm, số tài khoản tiền gửi…,lãi suất tương đối hợp lý, áp dụng biểu phí thanh toán hợp lý
đối với những khách hàng quan hệ gửi tiền thanh toán lớn và thường xuyên. Ví dụ như các
Tổng công ty, Bưu chính Viễn thông, ngành Điện lực với phí biểu ưu đãi thấp nhất và
thanh toán nhanh chính xác. Tổ chức quảng cáo các hình thức huy động rộng rãi đến các tổ
chức kinh tế và cá nhân, mọi tầng lớp dân cư am hiểu các loại hình huy động của Chi
nhánh gồm các loại hình huy động như: Tiết kiệm không kỳ hạn thông thường; Tiết kiệm
không kỳ hạn lãi suất bậc thang theo số dư; Tiết kiệm có kỳ hạn thông thường;Tiết kiệm có
kỳ hạn lãi suất bậc thang theo số dư; Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất bậc thang theo thời
gian;Tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt; Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi;Tiết kiệm
dự thưởng; Kỳ phiếu; Chứng chỉ tiền gửi .
Hiện tại, VietinBank triển khai các hợp đồng chuyển tiền đặc thù với nhiều ngân
hàng lớn, có uy tín tại những quốc gia có đông người Việt Nam đang sinh sống và làm
việc. Đó là:

Hoa Kỳ Wells Fargo Bank
Nga Russky Slaviansky Bank
Đức Deutsche Bank
Hàn Quốc Korea Exchange Bank
Đảo Síp
(Cyprus)
Laiki Bank
(Cyprus Popular Bank)
Arabia Al Rajhi Bank
Malaysia CIMB Bank
Qua những hợp tác đặc biệt này, VietinBank giúp khách hàng tiết kiệm được thời
gian, chi phí khi chuyển tiền về Việt Nam. Với sự liên kết như vậy Ngân Hàng đã thu hút
thêm lượng vốn trong dân cư từ khách hàng có con em đang học tập ở nước ngoài, hay đi
công tác, du lịch...Do vậy, VietinBank cần có kế hoạch để phát triển dịch vụ này ra nhiều
nước trên thế giới.
Hợp tác với công ty xuất khẩu lao động, thông qua họ để tuyên truyền về dịch vụ

cung cấp vốn có nhu cầu xuất khẩu lao động và các dịch vụ hỗ trợ nguồn tiền ngoại hối
chuyển về cho gia đình, người than, bạn bè. Chi Nhánh có thể thu hút nguồn kiều hối đáng
kể chuyển về và gửi ở Chi Nhánh. Điều này sẽ đóng góp một phần không nhỏ trong việc
gia tăng nguồn vốn và phí dịch vụ cho Chi Nhánh.
Thực hiện giữa công tác tín dụng và công tác huy động vốn, tích cực thu nợ để tạo
nguồn luân chuyển cho vay, gắn trách nhiệm cán bộ tín dụng trong công tác huy động vốn.
Tạo phong cách giao dịch của mỗi cán bộ: hoà nhã, nhiệt tình, vui vẻ, bí mật, xử lý
nghiệp vụ nhanh chính xác và luôn lấy phương châm “khách hàng là thượng đế” trong mọi
quan hệ kinh doanh.
Thứ hai, về hoạt động tín dụng cá thể:
Hiện nay, Chi NHánh hầu hết chỉ cho vay tín chấp đối với công nhân viên nhà nước.
Tuy nhiên, không chỉ công nhân viên nhà nước mới có nguồn thu nhập ổn định mà các
nhân viên của nhiều công ty ngoài quốc doanh cũng có thu nhập ổn định và có nhu cầu vay
vốn cho mục đích tiêu dùng và tâm lý của họ thích vay tín chấp hơn là thế chấp. Do đó,
Chi Nhánh nên liên kết và mở rộng hình thức dịch vụ trả lương cho nhân viên với các công
ty tư nhân trên địa bàn một cách nhanh và sớm nhất có thể trong bối cảnh hội nhập và cạnh
tranh gay gắt như hiện nay, thông qua đó làm cơ sở để mở rộng tín dụng tiêu dùng trong
dân cư. Vì xu hướng tín dụng tiêu dùng sẽ trở thành xu hướng phát triển tất yếu khi nền
kinh tế ngày càng phát triển.
Cán bộ tín dụng cần nắm bắt nhanh chóng các thông tin thị trường diễn ra hàng
ngày thông qua các phương tiện truyền thông,sách báo…để có thêm cơ sở đánh giá
phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng.
Để hạn chế các khoản nợ quá hạn từ có đến không còn, Chi Nhánh cần thực hiện tốt
các công việc sau:
Chú trọng vào tính khả thi và hiệu quả của dự án, cho vay phù hợp với điều kiện phát triển
kinh tế gia đình.
- Phân công nhiệm vụ cho nhân viên theo khu vực, địa bàn, giao quyền được quyết định
cho vay trong hạn mức tuỳ vào khả năng và trình độ chuyên môn.
- Chấp hành nghiêm túc các qui chế, qui định, qui trình các văn bản hướng dẫn về đầu tư
tín dụng nhất là công tác thẩm định các dự án, phương án vay vốn.

- Tiến hành phân loại nợ quá hạn theo nguyên nhân, cần làm rõ các nguyên nhân dẫn đến
nợ quá hạn để có hướng xử lý thực hợp cho từng nhóm. Nếu nguyên nhân thuộc về trách
nhiệm của cán bộ tín dụng thì phải có những hình thức xử phạt cụ thể. Nếu nguyên nhân
thuộc về khách hàng hoặc những nguyên nhân khách quan không lường trước được thì NH
phải thỏa thuận với khách hàng tìm nguồn thu khác để trả nợ hay thực hiện thường xuyên
các chính sách ưu đãi, chia sẻ khó khăn về lãi suất với khách hàng, hỗ trợ khách hàng phát
triển bền vững như:thương lượng gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn, giản nợ… bởi chính sự
tồn tại và phát triển của khách hàng là quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Chính các giải pháp mềm dẻo và linh hoạt này đã cứu không ít khách hàng từ chỗ sắp
“khuynh gia bại sản” đến “ gượng” lại được tiếp tục tồn tại, phát triển và ngày càng gắn bó
với ngân hàng. Nếu không cón biện pháp nào khác để khắc phục thì NH cần sớm phát mãi
tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
3.2 RỦI RO VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA KHI CHO VAY KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETINBANK_CN3 TP.HCM
3.2.1 RỦI RO
Bất cứ hoạt động kinh doanh nào trong nền kinh tế thị trường đều gặp rủi ro. Đặc
biệt hoạt động kinh doanh của Ngân hàng lại là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm càng
không tránh được những rủi ro. Và các khoản nợ xấu là một vấn đề luôn làm cho các nhà
quản trị NHTM quan tâm. Bất cứ NHTM nào dù có quản lý tài chính chặt chẽ đến đâu thì
vẫn không thể triệt tiêu hết nợ xấu, bởi vì nguy cơ rủi ro tiềm ẩn từ mọi nơi, mọi phía. Do
đó quản lý hạn chế rủi ro là nhiệm vụ hàng đầu của các NHTM. Bởi vì bản chất và chức
năng của Ngân Hàng là một tổ chức tài chính trung gian chuyên huy động vốn nhàn rỗi
trong nền kinh tế để cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó, thực chất sở
hữu những khoản vay là thuộc quyền sở hữu của những người gửi tiền vào Ngân Hàng. Do
vậy, nếu một khoản vay nào bị thất thoát không thu hồi được thì ngân hàng sẽ phải sử dụng
nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền.
Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàng nhận khoản
vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với Ngân Hàng, gây tổn
thất cho Ngân Hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả
gốc và lãi cho Ngân Hàng. Từ đó, có nhiều tiêu chí phản ảnh rủi ro tín dụng của NHTM

như:
- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.
- Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu.
- Tỷ lệ nợ xấu trên quĩ dự phòng tổn thất.
- Nợ đáng nghi ngờ (nợ có vấn đề) - có khả năng chuyển thành nợ xấu cao.
- Nợ không có tài sản đảm bảo.
Ở đây ta sẽ đi sâu phân tích rủi ro tín dụng ở đối tượng là khách hàng cá nhân và hộ
gia đình kinh doanh cá thể:
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, trong những năm gần đây, mức tăng GDP
bình quân hàng năm của VN thường giữ trên dưới 8%. GDP bình quân đầu người cũng liên
tục tăng cao, từ 800 USD năm 2008 lên 950 USD năm ngoái và năm nay có thể lên tới gần
1.200 USD. Điều này cho thấy mức sống của người dân đã được cải thiện rất nhiều và chất
lượng cuộc sống đòi hỏi phải được nâng lên.
Ngoài nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc thì thu nhập của người dân tăng sẽ là điều kiện
để thúc đẩy tăng nhu cầu về chất lượng ở và đi lại. Chắc chắn nhu cầu về xe máy, ôtô và
mua sắm trang thiết bị gia đình cũng sẽ tăng lên. Thêm vào đó, theo xu thế của thời đại,
nhu cầu xây nhà đẹp, sửa chữa nhà cho khang trang và tiện nghi cũng sẽ cao hơn trước;
mỗi hộ gia đình đều có thể tự kinh doanh và hiện nay số lượng các tiểu thương và hộ kinh
doanh ngày càng tăng cao,quy mô sản xuất thì ngày càng mở rộng;... Và các khoản chi lớn
thông thường cần đến sự hỗ trợ tín dụng. Hiện, các nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ chưa
sẵn sàng cấp tín dụng cho người mua hàng, do vậy nguồn tín dụng ngân hàng thường là sự
lựa chọn đầu tiên. Trên thực tế, đến thời điểm này người tiêu dùng Việt Nam đã bắt đầu
quen với việc vay vốn ngân hàng để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu của mình. Trong bối
cảnh ấy, cho vay tiêu dùng cũng như hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho cá thể là mảng tín
dụng có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, dù có nhiều tiềm năng song nó cũng tiềm ẩn những
rủi ro nhất định.
1. Từ phía khách hàng
Khi khách hàng nhận khoản giải ngân từ ngân hàng, họ sẽ dùng đồng vốn vào mục đích
kinh doanh như: Đầu tư vào dây chuyền sản xuất, đầu tư mua nguyên vật liệu… Trong quá
trình sản xuất kinh doanh tất yếu sẽ phát sinh những rủi ro không mong muốn mà đôi khi

các doanh nghiệp không lường trước được như:
- Rủi ro do nền kinh tế không ổn định.
- Rủi ro do các thủ tục pháp lý ở các địa phương còn rườm rà.
- Rủi ro do thị trường bị bóp méo bởi hàng hóa nhập lậu.
Khách hàng không đánh giá hết được những rủi ro khi sử dụng đồng vốn, đánh giá chi phí
vốn cũng như khả năng sinh lợi của đồng vốn; Công tác quản lý nguồn vốn của khách hàng
còn thấp, chưa có khả năng lập kế hoạch sản xuất, do đó không tự chủ được trong sản
xuất; sử dụng không đúng mục đích đăng ký ban đầu trong hồ sơ xin vay vốn. Đồng vốn
không sử dụng đúng mục đích tất yếu sẽ khó khăn trong việc kiểm soát dòng vốn cũng như
kiểm soát rủi ro của đồng vốn.
Ví dụ: Một hộ gia đình sản xuất kinh doanh khi vay vốn với mục đích mở rộng kinh nhưng
đã trích một phần vốn đi vay để đầu tư vào thị trường chứng khoán. Khi thị trường chứng
khoán tụt dốc, tất yếu sẽ làm “thua lỗ” phần vốn đã rót vào. Hệ quả là bên đi vay sẽ không
thu được lãi từ sự đầu tư, lãi từ lĩnh vực sản xuất lại không đủ bù.
2. Từ đảm bảo tín dụng:
Trong quá trình phát mãi tài sản của khách hàng, do vì tâm lý của đa số người dân cho rằng
tài sản đó không phù hợp cho quá trình sản xuất kinh doanh nên thời gian bán tài sản bảo
đảm bị kéo dài nên ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ quá hạn.
Tài sản thế chấp của khách hàng đa số là bất động sản nên thời gian bán tài sản để thu hồi
nợ có thể kéo dài, đôi khi không tiêu thụ được.
Trong quá trình cho vay mà người bảo lãnh gặp phải những tình huống khó khăn như tai
nạn, bệnh tật,… Điều đó có thể dẫn đến người bảo lãnh không có khả năng thực hiện

×