Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CẦN THƠ ĐƠN VỊ CHO VAY VÀ MÔ TẢ KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.58 KB, 16 trang )

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CẦN
THƠ ĐƠN VỊ CHO VAY VÀ MÔ TẢ KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN
3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH
CẦN THƠ
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ (NHĐT&PTCT) được thành lập
vào năm 1977 theo quyết định số 32/CP của Chính Phủ, với tên gọi ban đầu là Ngân hàng
Kiến Thiết Hậu Giang. Trong thời kỳ này hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là cấp vốn cho
đầu tư và xây dựng cơ bản được bố trí theo kế hoạch của nhà nước. Nhiệm vụ này được
thể hiện thông qua sự kết hợp giữa các nguồn :
- Vốn ngân sách cấp phát trực tiếp cho các công trình xây dựng cơ bản mang ý nghĩa
chiến lược.
- Vốn đầu tư của các đơn vị kinh tế và các nguồn vốn tín dụng cho các công trình
thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh được thực hiện thông qua quỹ đầu tư của nhà
nước.
Ngày 26/04/1981 Chính phủ ra quyết định 259/CP thành lập Ngân hàng Đầu
tư và Xây dựng Hậu Giang trên cơ sở chi nhánh Kiến Thiết và Quỹ tín dụng Ngân hàng
Nhà Nước tỉnh Hậu Giang hợp lại.
Ngày 14/11/1991 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định 401/HĐBT chuyển Ngân hàng
Đầu tư và Xây dựng Hậu Giang từ hoạt động theo cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch toán
kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Đầu năm 1992 chi nhánh NHĐT&PTCT ra đời là do sự kiện tách tỉnh Hậu Giang ra
làm hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.
Từ ngày 01/01/1995 sau khi chuyển giao nhiệm vụ cấp phát và cho vay ưu đãi theo
quyết định 654/TTG của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
chuyển hướng sang kinh doanh đa năng tổng hợp theo quyết định 293/QĐ-NH9 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong thời kỳ này nhiệm vụ của NHĐT&PTCT là tạo
được nhiều vốn và sử dụng vốn với hiệu quả tối ưu, gắn chiến lược huy động và sử dụng
vào trong một chiến lược tổng thể nhằm đa dạng hóa và hữu hiệu hóa hoạt động Ngân
hàng, mà chủ yếu vẫn là phục vụ cho đầu tư phát triển các dự án theo mục tiêu kinh tế đề
ra.


3.1.2 Chức năng nhiệm vụ và hoạt động
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển không chỉ dừng
lại ở lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản mà còn tiến vào các lĩnh vực khác, với các nhiệp vụ,
dịch vụ ngày càng đa dạng hơn. Vì thế Ngân hàng đầu tư và phát triển có những chức năng
và nhiệm vụ sau :
 Về huy động vốn
- Huy động vốn với mức tối đa các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nước, thu hút
nhiền vốn nước ngoài đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
- Huy động tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn của dân cư và các tổ chức kinh tế
bằng VNĐ và ngoại tệ.
- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ngắn hạn và dài hạn.
- Huy động vốn thông qua thanh toán liên hàng.
- Vay vốn từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung Ương
 Về hoạt động tín dụng
- Thực hiện nghiệp vụ tín dụng ngắn, trung và dài hạn với mọi thành phần kinh tế.
- Thực hiện tín dụng ngắn hạn bổ sung vốn lưu động cho các công ty sản xuất kinh
doanh, dịch vụ với nhiều loại khách hàng.
- Thực hiện tín dụng nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị, cho vay tài trợ xuất nhập
khẩu.

3.1.4 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
3.1.4.1 Ban Giám đốc
 Giám đốc:
- Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động
của đơn vị.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các
phòng ban.
- Có quyền quyết định chính thức cho một khoản vay.
- Có quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng
lương các cán bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm soát

trưởng.
 Phó giám đốc
Có trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung
của toàn chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức tài chính thẩm định vốn.
3.1.4.2 Phòng tín dụng
- Có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, hướng dẫn khách hàng trong mọi
quan hệ , kiểm tra mọi thủ tục, điều kiện vay vốn, trình ban giám đốc ký các hợp đồng tín
dụng như :
+ Cho vay trung, dài hạn, tín dụng đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch Nhà nước.
+ Cho vay bổ sung vốn lưu động của đơn vị và các doanh nghiệp
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của đơn vị vay, kiểm tra tài sản,
đảm bảo nợ vay, mở sổ theo dõi, thu lãi, theo dõi cấp phát vốn và cấp phát tín dụng.
- Thực hiện các dịch vụ ngân hàng như: bảo lãnh, thực hiện hợp đồng bảo lãnh ứng
trước.
Phòng
ngân
quỹ
3.1.4.3 Phòng Thẩm định và Quản lý tín dụng
- Thu nhập các thông tin, đánh giá và phân tích các chỉ tiêu kỹ thuật.
- Thẩm định dự án cho vay, bảo lãnh (trung và dài hạn), các khoản tín dụng ngắn
hạn vượt mức phán quyết của Trưởng Phòng Tín dụng, tham gia ý kiến về quyết định
cấp tín dụng đối với các dự án trung hạn và dài hạn.
- Thẩm định đề xuất các hạn mức tín dụng và giới hạn cho vay đối với từng
khách hàng.
- Thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay
- Thư ký hoạt động tín dụng, Hội đồng xử lý rủi ro,…của Chi nhánh, sở Giao
dịch.
- Giám sát chất lượng khách hàng xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng vay,
đánh giá phân loại và xếp hạng KHDN.
- Định kì kiểm soát phòng Tín dụng trong việc giải ngân vốn vay, và kiểm tra

theo dõi vốn vay của khách hàng.
3.1.4.4 Phòng kế hoạch_ Nguồn vốn
- Đề xuất chiến lược huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế, vay vốn từ các
tổ chức tín dụng và NHĐT&PT trung ương.
- Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn ở mức tối ưu.
- Lập báo cáo định kỳ, báo cáo sơ kết, báo cáo tổng kết và điện báo gởi Ngân hàng
Nhà nước Thành phố.
- Kiểm soát lượng tiền mặt tồn kho hàng ngày, trực tiếp thu chi tiền mặt khi có phát
sinh.
3.1.4.5 Phòng ngân quỹ
Có trách nhiệm kiểm tra thu chi tiền mặt, ngân phiếu và quản lý an toàn kho quỹ
3.1.4.6 Phòng tổ chức _hành chính
- Thực hiện chức năng quản lý lực lượng công nhân viên chức biên chế cũng như
hợp đồng trong việc tham gia các kỳ hoạt động của đơn vị.
- Lập các thủ tục cần thiết trình Ban Giám đốc ra quyết định nâng bậc lương hoặc thi
hành kỷ luật.
- Có trách nhiệm bảo quản toàn bộ tài sản của đơn vị, giám sát trong ngoài, tiếp cận
các thông tin, tin tức có liên quan trình lên Giám đốc.
- Thực hiện chức năng hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chính sách chế độ của
Nhà nước, quy chế về sử dụng bảo hiểm lao động, quỹ hỗ trợ và các quỹ khác.
3.1.4.7 Phòng Kế toán
- Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế của ngân hàng như: thường xuyên theo dõi các tài
khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ khi có phát sinh, có trách nhiệm thông
báo về thu nợ và trả nợ của khách hàng.
- Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng như : chiết khấu chứng từ có giá, mở L/C,
chuyển tiền điện tử.
- Thu thập số liệu để lập bảng cân đối tiền tệ hàng ngày, báo cáo tiền tệ hàng tháng,
hàng quý và báo cáo quyết toán năm.
3.1.4.8 Phòng dịch vụ:
- Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ về huy động vốn và hoạt động cho vay

- Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt.
- Mở tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài
khoản hiện tại và tài khoản mới.
- Thực hiện tất cả các giao dịch về nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội ngoại tệ của
khách hàng.
- Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ ATM,… cho khách hàng.
- Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng.
3.1.4.9 Bộ phận Kiểm soát nội bộ
- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chủ trương chính sách pháp luật của Nhà
nước và quy chế , quy định, điều lệ hoạt động của ngân hàng về kinh doanh tài chính để
đảm bảo an toàn tài sản tại chi nhánh.

×