THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ XÂY MỚI VÀ SỬA
CHỮA NHÀ Ở TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG -
CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đà Nẵng:
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Tháng 11 năm 1988 Hội đồng Bộ trưởng ban hành nghị định số 53 HĐBT về việc chuyển
đổi hệ thống Ngân hàng 1 cấp sang hệ thống Ngân hàng 2 cấp, chi nhánh NHCT Quảng
Nam_ Đà Nẵng ra đời và hoạt động theo pháp lệnh hoạt động Ngân hàng, các tổ chức tín
dụng và công ty tài chính.
Khi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng tách tỉnh, để phù hợp với địa bàn và tình hình kinh doanh,
NHCT chi nhánh Quảng Nam _ Đà Nẵng tách thành chi nhánh NHCT thành phố Đà Nẵng
và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1997 theo quyết định 14 NHCT _QN ngày
17/12/1996 của tổng giám đốc NHCTVN. Tháng 7/2009 Ngân hàng hàng niêm yết cổ
phiếu và đổi tên thành NH TMCP Công Thương Đà Nẵng.
Chi nhánh NH TMCP CT ĐN từ khi thành lập cho đến nay bám sát mục tiêu phát triển
kinh tế công thương nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu của Thành phố. Chi nhánh NH TMCP
CT ĐN đã đạt được những bước tăng tốc bức phá về nguồn vốn và cho vay nền kinh tế từ
tổng nguồn vốn tỷ, dư nợ tỷ. Hàng năm chi nhánh dành hàng trăm tỷ đồng vốn đầu tư
trung và dài hạn, cho vay đổi mới và hiện đại hóa dây chuyền thiết bị công nghệ, mở rộng
nhà xưởng, tạo thêm việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu trong các ngành sản xuất, gia
công và dệt may, giày da, thủy hải sản.
Vốn tín dụng của chi nhánh NH TMCP CT ĐN đáp ứng hàng trăm tỷ đồng cho các hạn
mức dự án, những công trình trọng điểm của thành phố và khu vực góp phần tạo nên diện
mạo khang trang của thành phố Đà Nẵng hôm nay.
NH TMCP CT có tất cả 10 phòng chuyên môn nghiệp vụ sau: phòng kế toán giao dịch, tiền
tệ kho quỹ, khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, phòng giao dịch, tổng hợp,
thông tin điện toán, tổ chức hành chính, quản lý rủi ro và nợ có vấn đề, kiểm tra nội bộ.
2.1.2 Sơ đồ tổ chức:
Tổ chức bộ máy quản lý tốt sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh. NH TMCP CT ĐN không ngừng hoàn thiện công tác tổ chức của mình ngày càng
tốt hơn. Hiện nay Chi nhánh có các phòng ban được lắp đặt theo sơ đồ cơ cấu bộ máy quản
lý sau:
Chú thích: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
+ Nhiệm vụ của Ban giám đốc:
Ban giám đốc chi nhánh do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam quyết định bổ
nhiệm theo quy chế bổ nhiệm và bổ nhiệm lại của Nhà nước.
* Giám đốc Chi nhánh: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam, điều hành chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
* Phó giám đốc chi nhánh: thay mặt Giám đốc chỉ đạo điều hành về mặt kinh doanh, các
hoạt động của các phòng ban chuyên về tiền tệ kho quỹ, quản lý tiền gởi dân cư, kế toán
hành chính: chịu trách nhiệm cá nhân trước giám đốc và pháp luật về những công việc do
BAN GIÁM CĐỐ
P
.
P. Tổ chức
hành chính
P. khách hàng
doanh nghiệp
P. K toánế
giao d chị
P. Tổng hợpP. Khách hàng
cá nhân
P. Giao dịch
Loại 1
P. Quản lý rủi
ro và nợ xấu
P. Giao dịch
Loại 2
P. Kiểm soát
nội bộ
P.Thông tin
điện toán
mình giải quyết, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của chi nhánh khi giám đốc ủy
quyền.
+ Nhiệm vụ của các phòng ban:
* Phòng tiền tệ kho quỹ: thực hiện các nghiệp vụ về kho quỹ Ngân hàng, thu – chi tiền của
khách hàng.
* Phòng khách hàng Doanh nghiệp: thực hiện chức năng huy động vốn, cho vay đối với
khách hàng là Doanh nghiệp,các nghiệp vụ thanh toán XNK.
* Phòng khách hàng cá nhân: thực hiện hoạt động liên quan đến cho vay đối với khách
hàng cá nhân.
* Phòng giao dịch : là đơn vị phụ thuộc thực hiện chức năng kinh doanh của Ngân hàng
như: cho vay, nhận tiền gởi và các dịch vụ khác trong phạm vi ủy quyền của Giám đốc chi
nhánh.
* Phòng Kế toán giao dịch: chức năng giao dịch thanh toán với khách hàng.
* Phòng quản lý rủi ro và nợ xấu: thực hiện chức năng quản lý các rủi ro tín dụng cho
Ngân hàng, kiểm tra, giám sát, thẩm định hồ sơ vay vốn …
* Phòng tổng hợp: tổng hợp số liệu báo cáo thống kê, cân đối vốn kinh doanh, xây dựng
chiến lược kinh doanh, tiếp thị, khai thác thị trường, phát triển các dịch vụ Ngân hàng.
* Phòng thông tin điện toán: cập nhật, lưu trữ số liệu hoạt động của Chi nhánh, triển khai
các chương trình ứng dụng có liên quan đến khách hàng.
* Phòng hành chính: thực hiện chức năng hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh
như sắm dụng cụ, trang thiết bị, sắp xếp tổ chức hội nghị, hội họp, tiếp khách, quan hệ đối
ngoại, quản lý và bảo vệ tài sản của Ngân hàng.
* Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát hoạt động của
Chi nhánh Ngân hàng công thương thành phố Đà Nẵng.
2.1.4 Môi trường kinh doanh:
* Tình hình thị trường:
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Đà Nẵng được xác định là thành phố đóng
vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung
và Tây Nguyên. Đà nẵng có diện tích tự nhiên 1.256 km
2
, dân số năm 2009 là 887.070
người, gồm 6 quận và 2 huyện, được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, văn
hoá, khoa học và công nghệ của miền Trung và cả nước với mức tăng trưởng kinh tế liên
tục và khá ổn định gắn liền với các mặt tiến bộ trong đời sống xã hội, cơ sở hạ tầng phát
triển, đô thị được chỉnh trang, vv…
Tốc độ tăng GDP bình quân trong giai đoạn 2006-2010 đạt 11,43%, năm 2010 tăng 11%.
Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hướng tích cực: ngành công nghiệp - xây
dựng chiếm tỉ trọng 46,5%; ngành dịch vụ 50,5%; ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản
3%.Hiện nay có hơn 10.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động tại
thành phố.
Cùng với tiến trình đô thị hóa, sự tăng trưởng kinh tế trong những năm qua đã giúp cho đời
sống vật chất và tinh thần của người dân Đà Nẵng không ngừng được cải thiện.
Trong 5 năm trở lại đây, thu nhập bình quân đầu người tại Đà Nẵng tăng lên đáng kể từ 1535
USD /người /năm 2008 lên 2000 USD /người /năm 2010. Nhờ đó, mức chi tiêu bình quân hộ
gia đình cũng tăng lên từ 500 ngàn đồng /tháng (năm 2006) lên 1triệu đồng /tháng (năm
2006), trong đó cơ cấu chi tiêu chủ yếu bình quân trong tháng của mỗi hộ gia đình tại Đà Nẵng
năm 2006 cũng tăng đáng kể so với 5 năm trước. Kết quả tổng hợp sơ bộ giai đoạn 1
(11/11/2008) của cuộc điều ra cho thấy thu nhập tính bình quân nhân khẩu trong 1 tháng hiện
nay tại Đà Nẵng trên 1,4 triệu đồng. So với cuộc điều tra Khảo sát mức sống cách đây 2 năm,
sau khi loại trừ yếu tố trượt giá thì thu nhập bình quân của cư dân Đà Nẵng đã tăng bình quân
hàng năm là 9,8%.
Hệ thống đường giao thông trong và ngoài thành phố không ngừng được mở rộng và xây
mới. Nhiều công trình lớn đã đưa vào sử dụng hoặc đang trong giai đoạn hoàn thiện như
đường Nguyễn Tất Thành, đường Điện Biên Phủ, đường Ngô Quyền, đường Bạch Đằng,
đường Sơn Trà - Điện Ngọc, hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, cầu Sông Hàn, cầu Tuyên
Sơn, cầu Thuận Phước, cầu Rồng đang được khởi công và xây dựng,….Ngày càng nhiều
địa bàn được giải toả, quy hoạch để xây dựng các công trình phục vụ cho các dự án đầu tư
của thành phố nhằm phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội trên địa bàn
Chính những điều này đã tạo làm cho thành phố thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư,
người lao động và học sinh, sinh viên khắp nơi đến làm ăn, sinh sống và học tập. Kéo theo
đó là vấn đề về nhà ở sinh hoạt ngày càng trở nên cấp thiết. Đà Nẵng hiện có khoảng
23.000 hộ nghèo và 1.200 hộ diện chính sách, trong đó có khoảng 1.700 hộ có nhà ở tạm
bợ và 3000 hộ không có nhà ở ổn định; khoảng 1.500 CBCNV làm việc trong các cơ quan
hành chính sự nghiệp đang gặp khó khăn về nhà ở. Còn theo số liệu của Cục Thống kê
thành phố Đà Nẵng, trên địa bàn có 68.587 công nhân lao động, trong đó khoảng 50.000
người đang có nhu cầu về nhà ở. Đó là chưa kể có 45.000 trong tổng số 94.000 học sinh,
sinh viên đến từ các tỉnh khác có nhu cầu về chỗ ở để học hành trong thời gian dài. Các
đối tượng này đang thực sự có nhu cầu về nhà ở. Đối mặt với tình hình này các nhà lãnh
đạo thành phố cũng đã có nhiều nỗ lực nhằm giải quyết chỗ ở cho người dân. Chính quyền
thành phố đã có nhiều dự án đầu tư nhà ở cho người dân như:
Từ 2006 đến nay, Đà Nẵng đã triển khai xây dựng được gần 3.500 căn hộ chung cư phục vụ
nhu cầu có nhà ở cho hàng ngàn người dân thành phố. Đây là một trong những nổ lực lớn của
TP trong chủ trương “có nhà ở” cho tất cả người dân Đà Nẵng.
Đối với nhà đầu tư, thành phố có chủ trương giao đất không thu tiền để nhà đầu tư
triển khai dự án, ưu tiên cho nhà đầu tư lựa chọn mặt bằng đầu tư dự án một cách thuận
lợi như vị trí mặt bằng nằm gần trung tâm thành phố và đã hoàn thành giải toả đền bù và
giải phóng mặt bằng, đơn giản hoá và rút ngắn thời gian làm thủ tục đầu tư. Bên cạnh đó,
Nhà nước ban hành một loạt cơ chế về miễn thuế đất, tăng mật độ xây dựng, kéo dài thời
hạn cho vay với lãi suất thấp, thuế thu nhập doanh nghiệp. Bộ Xây dựng cũng cung cấp
miễn phí các thiết kế điển hình cũng như các giải pháp công nghệ cho các chủ đầu tư xây
dựng loại nhà ở này. Việc phải xây dựng theo thiết kế này là không bắt buộc nhưng nó sẽ
giảm chi phí cho DN.…đã tạo điều kiện cho các tập đoàn mạnh dạn đầu tư kinh doanh về
nhà ở từ các chung cư cho các hộ có thu nhập thấp, trung bình đến các căn hộ cao cấp cho
những người có thu nhập khá hơn. Mặc dầu có sự hỗ trợ của nhà nước và cấp chính quyền
địa phương nhưng do khả năng có hạn, nên không phải bất cứ ai cũng có khả năng để
thanh toán những khoản tiền mua nhà có giá trị lớn so với hầu hết mọi người. Đối mặt với
vấn đề đó, tiếp cận các món vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà để có một ngôi nhà
khang trang hơn là một giải pháp nhanh chóng và tiện lợi.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này nhu cầu về căn hộ cao cấp cũng được thành phố chú
trọng thể hiện qua việc cấp phép cho hàng loạt các dự án căn hộ cao cấp của các chủ đầu
tư khác cũng được khởi công xây dựng như ở quận Hải Châu có khu đô thị mới quốc tế Đa
Phước, Đà Nẵng Center, Trung tâm thương mại cao cấp Đà Nẵng, Chung cư Nguyễn Đình
Chiểu, Poodinco Plaza Đà Nẵng; ở quận Thanh Khê có căn hộ cao cấp Hồ Thạch Gián,
Vĩnh Trung Plaza; ở quận Sơn Trà có Golden Square; ở Ngũ Hành Sơn có quần thể đô thị
du lịch Eden, khu biệt thự Olalani resort and Condotel; ở quận Liên Chiểu có khu phức hợp
2/9 Đà Nẵng.
Vì vậy, sự ra đời và hoạt động của các NH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là rất đúng đắn
để phát triển hoạt động của mình.
* Tình hình khách hàng của chi nhánh:
NH TMCP CT chi nhánh Đà Nẵng với ưu thế xuất hiện khá sớm (1997) và mạng lưới
giao dịch rộng khắp với nhiều phòng giao dịch và các tổ công tác làm nghiệp vụ cho vay
huy động vốn, tiết kiệm, chuyển tiền nằm rải rác trên địa bàn thành phố ( quận Hải Châu,
quận Thanh Khê, quận Cẩm Lệ,…. ) cùng với sự đa dạng của sản phẩm cung ứng, sự
chuyên nghiệp trong cung cách phục vụ của cán bộ nhân viên đã tạo dựng được uy tín và
mối quan hệ với rất đông khách hàng trên điạ bàn. Sau gần 12 năm hoạt động thì ngân
hàng đã thực sự tạo được niềm tin trong lòng người dân Đà Nẵng. Điều này được minh
chứng thông qua sự tăng trưởng rõ nét của số lượng khách hàng vừa là khách hàng cá nhân
vừa là khách hàng DN của chi nhánh trong thời gian qua.Tính đến năm 2008 số khách
hàng hiện tại của chi nhánh là 851 doanh nghiệp lớn nhỏ và 2.381 khách hàng cá nhân giao
dịch và mở tài khoản tại chi nhánh.
* Tình hình đối thủ cạnh tranh:
Hiện nay, các dịch vụ hỗ trợ đầu tư (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…): hầu hết các ngân
hàng và các công ty tài chính lớn của Việt Nam đều có chi nhánh tại Đà Nẵng. Một số chi
nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty bảo hiểm quốc tế cũng đang hoạt động có hiệu quả
tại thành phố. Các dịch vụ này ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Áp
lực cạnh tranh giữa các NHTM và giữa các NHTM với các công ty tài chính khác ngày
càng gia tăng. Đến cuối năm 2008, hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn có 49 chi nhánh
cấp I trực thuộc trụ sở chính TCTD, 144 chi nhánh cấp II, phòng, điểm giao dịch ( tăng 3
chi nhánh cấp I và 31 phòng, điểm giao dịch mới so với đầu năm), 235 ATM, 569 điểm
chấp nhận thẻ. Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay có rất nhiều ngân hàng với ưu thế
cạnh tranh rất mạnh trong từng lĩnh vực như Vietcombank được quản lý tốt nhất, lĩnh vực
hoạt động truyền thống bao gồm tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế,
ACB,Techcombank và Sacombank … rất mạnh về lĩnh vực cho vay đối với khách hàng cá
nhân, Đông Á được xem là ngân hàng năng động nhất trong khối các ngân hàng TMCP,
mạnh về phát hành thẻ ATM với những công nghệ mới nhất, tiện ích nhất và còn có thế
mạnh về cung ứng các dịch vụ liên quan về kiều hối….Tuy nhiên với áp lực cạnh tranh
ngày càng gia tăng, đặc biệt trong 2 năm vừa qua hoạt động kinh doanh của ngân hàng đối
mặt với biến động chưa từng có của thị trường tiền tệ, cơ chế lãi suất, sự thay đổi trong chỉ
đạo điều hành vốn kinh doanh, cơ chế cho vay, chính sách ngoại tệ của NHNN. Để có thể
đứng vững thì các ngân hàng không ngừng đa dạng lĩnh vực hoạt động với rất nhiều loại
hình sản phẩm, dịch vụ mới.
VietinBank có một thị trường nội địa truyền thống, được đánh giá là ngân hàng hàng đầu
trong phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, … Đó chính là một số lợi thế cạnh tranh của
NH TMCP Công Thương Việt Nam. Cơ sở khách hàng chính của NH nói chung và của chi
nhánh nói riêng là các DNNN trong lĩnh vực công nghiệp nặng; nhưng ngân hàng này đang
mở rộng sang các lĩnh vực khác, thể hiện đó là dư nợ trong lĩnh vực thương mại dịch vụ,
nông nghiệp và các ngành khác ngày càng gia tăng, hiện nay chiếm gần 45% so với dư nợ
trong ngành công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải. Bên cạnh dó, Chi nhánh ngày
càng phát triển và hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ của mình, áp dụng lãi suất linh hoạt …
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong điều kiện môi trường kinh doanh
thường xuyên thay đổi.
2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh:
2.1.5.1 Tình hình huy động vốn
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh từ năm 2008 – 2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm2008 Năm 2009 Năm 2010 CL 2009/2008 CL 2010/2009
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TL(%) Số tiền TL(%)
1.TGTC 472,119 40.83 536,119 41.75 685,714 42.93 64,000 13.56 149,595 27.90
2.TGDC 670,494 57.99 734,122 57.17 897,158 56.16 63,628 9.49 163,036 22.21
3.NV khác 13,554 1.17 13,873 1.08 14,566 0.912 319 2.35 693 5.00
Tổng NV 1,156,167 100 1,284,11
4
100 1,597,438 100 127,94
7
11.07 313,324 24.40
(Nguồn từ phòng tổng hợp NH TMCP Công Thương – chi nhánh Đà Nẵng)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn đều tăng qua các năm và vẫn giữ được doanh
số huy động bình quân khá ổn định, thậm chí là tăng gấp đôi giữa 2 năm liền kề.Cụ thể
năm 2009 so với năm 2008 nguồn vốn huy động tăng lên 127,947trđ tương đương với tỷ lệ
11.07%, nhưng sang năm 2010 chênh lệch tuyệt đối so với năm 2009 đã là 313.324trđ, với
tỷ lệ 24,40%, điều này cho thấy tình hình huy động của ngân hàng diển ra rất tốt, đáp ứng
được các chỉ tiêu hoạt động.Theo đó, ta cũng có thể thấy rằng nguồn tiền huy động chủ yếu
và chiếm số lượng cao nhất đó là nguồn tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng bình quân xấp xỉ
58% qua các năm lần lượt là 670,494trđ, 734,122trđ, 897,158trđ với tỷ lệ tăng tương ứng
so với các năm trước là 9.49% và 22.21%tỷ lệ tăng gấp đôi điều này chứng tỏ ngân hàng
vẫn giữ được vị trí cao trong lòng khách hàng, nhất là đối tượng cá nhân, trong bối cảnh
cạnh tranh ngành ngân hàng ngày một tăng, đòi hỏi nổ lực rất lớn từ các nhân viên của
ngân hàng để thu hút được khách hàng đối với những đòi hỏi cao về sự an toàn và sinh lợi
như hiện nay.Nguồn tiền gửi thứ 2 của ngân hàng là tiền gửi doanh nghiệp, qua các năm
mức tăng về số lượng của nguồn vốn này là năm 2009 so với năm 2008 tăng 64,000trđ vậy
mà sang năm 2010 mức tăng nay tăng gấp đôi lần trước là 149.545 trđ tương ứng tỷ lệ
13.56% và 27.90% số liệu này cho thấy NHCT nói chung và NHCT chi nhánh Đà Nẵng
nói riêng luôn là điểm đến đáng tin cậy và có uy tín cho những doanh nghiệp trên địa
bàn.Hiện nay chi nhánh NHCT Đà Nẵng đã và đang có nhiều mối quan hệ bền chặt và hợp
tác tốt đẹp với nhiều doanh nghiệp có tiếng trên địa bàn Đà Nẵng như Tổng công ty cổ
phần Dệt may Hòa Thọ, công ty cổ phần Thép Dana-Ý, công ty cổ phần dược thiết bị y tế
Đà Nẵng, .... tạo thêm lợi thế về doanh số và sự ổn định của nguồn vốn huy động cho ngân
hàng.Nhìn chung số dư tiền gửi của những đối tác truyền thống duy trì ở mức khá cao.Tiếp
đến là ngườn vốn khác cũng như 2 nguồn trên nguồn này cũng có sự tăng đều qua 3 năm.
Tuy là nguôn chiếm tỷ trọng thấp nhất nhưng so với các NHTM khác thì các con số ở đây
của NHCT Đà Nẵng cũng đã chứng tỏ được hiệu quả trong việc huy động vốn trên mọi
hình thức của mình với mức tăng qua các năm là 319trđ và 693trđ, tương đương với tỷ lệ
là 2.35%, 5.00%.
Có kết quả nay là do NHCT Đà Nẵng đã thuec hiện nhiều giải pháp để giử ổn định và
phát triển nguồn vốn như: kịp thời điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn tiền gửi phù hợp với diển
biến của thị trường; tăng cường tiếp thị. Cung cấp các gói sản phẩm (tiền gửi, tín dụng,
thanh toán quốc tế...) khai thác nhiều kênh huy động vốn, thiết kế sản phẩm huy động vốn
linh hoạt, đổi mới phong cách giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.... đặc
biệt đã nâng cấp phát triển thêm nhiều điểm giao dich mẩu có thiết kế quy chuẩn mang
thương hiệu mới. Dựa vào tốc độ tăng trưởng nhanh chóng về nguồn vốn huy động qua 3
năm 2008-2010 cho thấy rằng, Ngân hàng công thương chi nhánh Đà Nẵng là một doanh
nghiệp có nội lực thực sự, có tiềm năng phát triển trong tương lai.
2.1.5.2 Tình hình chung về cho vay
Bảng 2: Tình hình cho vay của chi nhánh từ năm 2008 – 2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 CL 2009/2008 CL 2010/2009
Số tiền
TT(%
)
Số tiền
TT(%
)
Số tiền TT(%) Số tiền TL(%) Số tiền
TL(%
)
1.DSCV
2,637,123 100 2,959,435 100 4,428,187 100 322,312 12.22
1,468,75
2 49.63
- Ngắn hạn
1,766,872 67 1,909,132 65 2,981,055 67 142,260 8.05
1,071,92
3 56.15
- Trung dài hạn
870,251 33 1,050,303 35 1,447,132 33 180,052 20.69 396,829 37.38
2.DSTN
2,566,792 100 2,597,760 100 3,947,932 100 30,968 1.21
1,350,17
3 51.97
- Ngắn hạn
1,719,751 67 1,675,815 65 2,657,748 67 -43,936 -2.55 981,933 58.59
- Trung dài hạn
847,041 33 921,945 35 1,290,184 33 74,904 8.84 368,239 39.94
3.DNCV
1,016,199 1,466,002 1,887,164 449,803 44,26 421,162 28,73
4.Nợ xấu
3,537 4,396 1,407 809 22.55 -2,989 -67.99
5.Tỷ lệ nợ xấu
0.35 0.3 0.075
(Nguồn từ phòng tổng hợp Ngân hàngTMCP Công Thương – chi nhánh Đà Nẵng)
Với thương hiệu là một trong năm ngân hàng lớn tại Việt Nam, việc huy động kinh doanh
của ngân hàng luôn ghi nhận sự tăng trưởng đều trong mọi lĩnh vực, về cho vay cũng
vậy.Sự tăng trưởng đó thể hiện qua doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm : năm
2008 DSCV là 2,637,123trđ, năm 2009 DSCV là 2,959,435trđ tương ứng với tỷ lệ tăng là
12.22%.Năm 2010 DSCV đạt 4,428,187trđ tăng trưởng 1,468,752trđ tương ứng tỷ lệ
49,63% so với năm 2009.Trong đó sự tăng trưởng của cho vay ngắn hạn đã góp phần
không nhỏ vào sự tăng trưởng của doanh số nói chung.Cụ thể doanh số cho vay ngắn hạn
năm 2009 là 1,909,132trđ tăng 142,259trđ với tốc độ tăng là 8,05% so với năm 2008.Năm
2010 đạt 2,981,055trđ tăng 1,971,924trđ với tốc độ tăng trưởng là 56,15% so với năm
2009.Để có được sự tăng trưởng qua các năm như vậy đòi hỏi phải có sự phấn đấu không
ngừng của tưng thành viên, đặc biệt trong thời điểm hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang
trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng diển ra
gay gắt.Nhưng nhờ vào sự năng động nhạy bén và linh hoạt trong cơ chế chính sách khách
hàng, chính sách lãi suất huy động và cho vay trong giới hạn cho phép của ngành nắm bắt
thông tin kinh tế thị trường kịp thời, Ngân hàng đã đưa ra biện pháp và phương hướng kinh
doanh cụ thể phù hợp với từng thời kỳ, thời điểm để đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao, thu
hút ngày càng nhiều khách hàng. Mặt khác Ngân hàng cũng đã cố gắng không ngừng trong
việc tiếp cận đầu tư vốn cho sản xuất cũng như nhu cầu vốn ngày càng cao của các ngành
thành phần kinh tế trong địa bàn. Tuy nhiên do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới, năm 2008 lạm phát đã vượt lên mức 2 con số, đỉnh điểm lên đến 23%, giá xăng
dầu tăng cao thị trường tiền tệ biến động mạnh NHNN đã phải thắt chặt chính sách tiền tệ
cuộc đua lãi suất của NH diển ra đỉnh điểm lên tới 21% năm.Đây cũng là nguyên nhân
doanh số cho vay năm 2008 có tốc đố tăng trưởng thấp.Nhưng đến năm 2009 đặc biệt
trong năm 2010 khi nền kinh tế dần dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng và cộng thêm
nhiều chương trình kích cầu của chính phủ giúp các doanh nghiệp có nguồn vốn phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy làm doanh số cho vay của NH lại tăng mạnh.
Về doanh số thu nợ năm 2009 đạt 2,566,792trđ tăng 30,968trđ với tộc độ tăng 1.21% so
với năm 2008.Năm 2010 DSTN đạt 3,947,932trđ tăng vượt hơn so với năm 2009 là
1,350,172trđ với tốc độ tăng 51.97%.Nhìn chung doanh số thu nợ qua 3 năm đã có một tỷ
lệ tăng trưởng cao trong việc thu hồi nợ. DSTN ngắn hạn năm 2009 đạt 2,100,092trđ thấp
hơn so với năm 2008 là 92,600trđ tương ứng 4.22%. Năm 2010 DSTN đạt 2,657,748trđ
tăng 981,933trđ với tỷ lệ tăng 58.59%so với năm 2009. Ta thấy đã có một tỷ lệ tăng trưởng
cao trong việc thu hồi nợ nhưng nhìn chung thì DSTN vẫn còn thấp hơn so với DSCV
chứng tỏ hoạt động tín dụng chưa thực sự hiệu quả.Tuy nhiên chất lương tín dụng trong
năm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Về dư nợ bình quân, dư nợ là tổng sồ tiền cho vay phát sinh tại một thời điểm nhất định,
hay nói cách khác đay là một chỉ tiêu phản ánh số dư nợ trên tài khoản cho vay của NH cho
vay tại một thời điểm. Số dư nợ là một trong 2 chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng đây là
chỉ tiêu thời điểm nó luôn luôn biến động và phản ánh số dư nợ của NH tại một mốc thời
gian.
Do đó khi phân tích tình hình cho vay ta sử dụng chỉ tiêu dự nợ bình quân để đánh giá nhận
xét
Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ bình quân của NH tăng từ 1,016,199trđ năm 2008
leen1,466,002trđ năm 2009, lên 1,887,164trđ năm 2010, với tốc độ tăng năm 2009 là
44.26% so với năm 2008. Năm 2010 là 28.73% so với năm 2009.Cùng với sự tăng lên của
DSCV dư nợ bình quân qua 3 năm cũng tăng điều này cho thấy hoạt động cho vay của NH
tăng trưởng đi lên.
Nợ xấu năm 2010 là 1,407trđ, giảm 2,989 trđ so với năm 2009 với tốc độ giảm 67.99% và
chiếm 0.07% trong tổng dư nợ bình quân. Đây là những khoản nợ phát sinh từ những năm
trước ta thấy tỷ lệ này giảm hơn nhiều chứng tỏ NH đã rất thành công trong công tác thu
hồi nợ xấu.
Như vậy, DSCV, DSTN, và dư nợ bình quân của NH trong 3 năm qua đều gia tăng. Tuy
vậy nợ xấu của NH vẩn còn chiếm tỷ trọng cao vì vậy trong thời gian tới NH cần phải có
biện pháp để cân đối giữa nợ xấu và dư nợ bình quân sao cho phù hợp, mở rộng và nâng
cao chất lượng trong hoạt động cho vay ngắn hạn trong thời gian tới để vừa có thể đáp ứng
nhu cầu của khách hàng vừa đảm bảo an toàn cho NH.
2.1.5.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 3: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 CL 2009/2008 CL 2010/2009
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TL(%) Số tiền
TL(
%)
1. Tổng thu nhập
256,672 100 303,413 100 318,711 100
46,741 18.21 15,298 5.04
- Thu từ hoạt động tín dụng 214,318 83.51 253,062 83.41 272,359 85.46 38,714 18.06 19,297 7.63
- Thu DV ngân hàng 19,307 7.52 24,341 8.02 21,309 6.69 5,034 26.07 -3,032 -
12.4
6
-Thu ngoài tín dụng 15,657 6.10 19,120 6.30 17,012 5.34 3,463 22.12 -2,108 -
11.0
3
- Thu từ hoạt động khác 7,160 2.79 6,890 2.27 8,031 2.52 -270 -3,77 1,141 16.5
6
2. Tổng chi phí 208,906 100 285,094 100 263,718 100 76.188 36.47 -21,376 -7.5
- Chi phí trả lãi tiền gửi 177,152 84.80 245,942 86.27 224,153 85.00 68,790 38.3 -21,789 -8.86
- Chi phí kinh doanh khác 3,969 1.90 4,894 1.72 4,750 1.80 925 23,31 -144 -2.94
- Chi phí chung 17,653 8.45 21,765 7.63 23,756 9.01 4,112 23,29 1,991 9.15
- Chi Chi khác 10,132 4.45 12,493 4.38 11,059 4.19 2,361 23.3 -1,431 -
11.4
8
3. LN trước thuế 47,766 50,319 54,993 2,553 5.34 4,674 9.29
(Nguồn từ phòng tổng hợp Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng)
Để đạt được mục tiêu đề ra trong nhưng năm qua Ngân hàng đã không ngừng thay đổi
phương thức hoạt động, cố gắng tạo ra nhiều tiện ích cho khách hàng, bước đầu đã có
những chuyển biến tích cực và đánh dấu bước trưởng thành đi lên của ngân hàng.
Qua bảng 3 ta thấy cơ cấu nguồn thu của ngân hàng có sự thay đổi. Năm 2009 tổng thu
nhập của ngân hàng đạt 335,413 trđ tăng 78,41 trđ với tốc độ tăng 30.68% so với năm
2008. Nguyên nhân do sự tăng lên từ hoạt động cho vay và thu từ hoạt động dịch vụ. Bước
sang năm 2010, năm được xem là năm khó khăn với tất cả các ngân hàng, vì vậy tổng thu
nhập của ngân hàng đạt 318,711 trđ giảm hơn 36,702 trđ với tốc độ giảm là 4,98% so với
năm 2009.
Với mục tiêu của mình là tìm kiếm lợi nhuận, ngân hàng đã tìm mọi cách để tối đa hóa lợi
nhuận nâng thu nhập đến mức cao nhất và giảm chi phí đến mức thấp nhất. Trong đó
nguồn thu của ngân hàng bao gồm thu từ hoạt động tín dụng, dịch vụ ngân hàng, thu ngoài
tín dụng và thu các hoạt động khác,...còn chi phí của ngân hàng bao gồm chi về lãi tiền gửi,
chi phí kinh doanh khác: chi phí điều hành, chi phí dịch vụ..., chi phí chung, và các khoản
chi phí khách của ngân hàng.
Kết quả tài chính của ngân hàng đã có bước tăng vượt bậc qua các năm. Năm 2009 lợi
nhuận đạt 50,319trđ tăng 2,553trđ với tốc độ tăng 5.34% so với năm 2006. Tuy doanh thu
lại giảm hơn so với doanh thu năm 2009 nhưng do tổng chi phí của ngân hàng giảm nhiều
nên cuối năm lợi nhuận đạt 54,993 trđ tiếp tục tăng 4,674 trđ với tốc độ tăng 9.29% so với
năm 2009. Nguyên nhân là do ngân hàng đạt nổ lực không ngừng trong chiến lược phát
triển kinh doanh của mình biết đầu tư vào những lĩnh vực có lợi nhuận và tránh đầu tư vào
những lĩnh vực có chiều hướng đi xuống...
Nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng là thu từ hoạt động tín dụng như: thu lãi, thu từ các món
vay mua nhà, sữa chữa nhà, mua ô tô, cho vay du học, cho vay tiêu dùng đạt 214,348trđ
năm 2008 và 253,062trđ năm 2009 và đạt 272,359trđ trong năm 2010. Kết quả cho thấy
thu lãi từ hoạt động cho vay đem lại nguồn thu lợi chính cho Ngân hàng.
Sở dĩ nguồn thu lãi từ 3 năm qua tăng là do: Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu của con
người cũng theo đó mà tăng lên và nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình. Vì vậy, Ngân hàng đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt đọng của mình nên doanh
số cho vay trong 3 năm tăng lên đáng kể, đặc biệt trong năm 2010 với doanh số cho vay là
4,428,187trđ tăng hơn hẳn so với năm 2009 với tốc độ tăng 49.63% đã mang lại cho Ngân
hàng số lãi lớn. Bên cạnh đó do đáp ứng nhu cầu thanh toán trong và ngoài nước cũng như
nhu cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp và bộ phận dân cư nên phần thu nhập từ các dịch
vụ của ngân hàng cũng tăng lên đáng kể. Năm 2009 là 24,341trđ tăng 5,034trđ với tốc độ
tăng 26.07% so với năm 2008. Điều này góp phần nâng cao tổng thu nhập cho ngân hàng.
Năm 2010 là năm khó khăn đối với NHCT Đà Nẵng, với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các
Ngân hàng đặc biệt là các Ngân hàng ngoài quốc doanh làm cho thị phần của Vietinbank
cũng bị sụt giảm, tổng thu từ dịch vụ hoạt động Ngân hàng đạt 21,309trđ giảm 3,032trđ với
tốc độ 12.46%.
Về chi phí, tổng chi phí năm 2009 là 285,094trđ làm phát sinh chi phí tăng thêm
76,188trđ với tốc độ tăng 36.47% so với năm 2008. Sự gia tăng tổng chi phí chủ yếu là do
trong năm 2009 Ngân hàng đã tiếp tục gia tăng lãi suất huy động đã làm cho chi phí trả lãi
tiền gửi tăng. Cụ thể năm 2009 chi phí trả lãi tiền gữi là 245,942trđ, năm 2008 là
177,152trđ với tốc độ tăng 38.83% so với năm 2008.Mặt khác còn có những khoản chi phí
khác phục vụ cho hoạt đọng kinh doanh của Ngân hàng như: chi cho nhân viên, quản lý
thuế... đều tăng nên dẫn đến tổng chi phí năm 2009 tăng hơn so với năm trước. Năm 2010
tổng chi phí là 263,718trđ với tốc độ giảm 7.50%. Nguyên nhân giảm chi là do lãi suất huy
động giảm so với năm 2009 cụ thể năm 2010 chi phí trả lãi tiền gửi là 224,153trđ giảm
21,789trđ với tốc độ là 8.86% so với năm 2009.
Qua 3 năm tổng thu nhập và tổng chi phí của Ngân hàng đều có sự biến động. Dù trải
qua thời gian kinh doanh khó khăn trên thị trường tiền tệ, nhưng tốc độ tăng trưởng của
tổng thu nhập vẫn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của tổng chi phí nên kết quả là lợi
nhuận của Ngân hàng cũng gia tăng.Để có thể đạt kết quả như vậy là nhờ vào những cố
gắng nổ lực không ngừng của toàn thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Ngân hàng trong
công tác huy động vốn, cho vay, xữ lý nợ và thu hồi nợ xấu tạo điều kiện cho Ngân hàng
ngày càng phát triển.Thể hiện nguồn vốn ngày càng được mở rộng, uy tìn Ngân hàng ngày
càng cao, ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến với Ngân hàng.
2.2 Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây nhà và sửa chữa nhà ở tại ngân
hàng TMCP Công Thương - chi nhánh Đà Nẵng:
2.2.1 Những quy định chung về cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại
ngân hàng TMCP Công Thương – chi nhánh Đà Nẵng:
2.2.1.1 Điều kiện vay vốn:
A. Cho vay có bảo đảm bằng TS:
- Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, chịu trách nhiệm trước pháp luật về
việc sử dụng vốn vay, không quá tuổi 60 ở thời điểm kết thúc thời hạn cho vay.
- Có hộ khẩu thường trú hoặc đăng kí tạm trú dài hạn trên địa bàn tỉnh, thành phố (trực
thuộc trung ương) nơi ngân hàng cho vay đóng trụ sở.
- Có vốn tự có tham gia, mức vốn tự có tối thiểu 30% tổng nhu cầu vốn trừ trường hợp áp
dụng biện pháp bảo đảm là cầm cố giấy tờ có giá.
- Có nguồn thu và phương án vay trả nợ đảm bảo khả năng trả nợ gốc, lãi và phí trong thời
gian vay cam kết.