Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Khoá luận tốt nghiệp xây dựng một số câu hỏi, bài tập thực tiễn giúp học tốt học phần khoa học tự nhiên 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 70 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC

----------

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

XÂY DỰNG MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP THỰC TIỄN
GIÚP HỌC TỐT HỌC PHẦN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa học Vô cơ

HÀ NỘI, 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC

----------

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

XÂY DỰNG MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP THỰC TIỄN
GIÚP HỌC TỐT HỌC PHẦN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa học Vô cơ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

TS. ĐĂNG THỊ THU HUYỀN



HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2019


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học sư phạm Hà
Nội 2, Ban chủ nhiệm khoa Hóa học và các thầy cô trong khoa đã tạo điều
kiện cho em trong quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn tới TS. Đăng Thị Thu Huyền – người
đã giúp đỡ, tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu và trực tiếp
hướng dẫn em hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên động viên,
khuyến khích em học tập đến đích cuối cùng.
Khóa luận này không tránh khỏi thiếu sót, em kính mong thầy cô và các
bạn nhiệt tình đóng góp ý kiến để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Hồng Hạnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 1
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 2

7. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 2
8. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................... 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Bài tập hóa học ........................................................................................... 3
1.1.1 Khái niệm bài tập hóa học ....................................................................... 3
1.1.2. Tác dụng của bài tập hóa học ................................................................. 3
1.1.3. Ý nghĩa của bài tập hóa học.................................................................... 6
1.2. Giới thiệu học phần Khoa học tự nhiên 2 .................................................. 6
1.2.1. Mục tiêu ................................................................................................... 6
1.2.2. Cấu trúc ................................................................................................... 7
1.2.3. Tầm quan trọng của câu hỏi, bài tập thực tiễn ....................................... 8
Chƣơng 2: KẾT QUẢ ................................................................................... 10
2.1. Xây dựng câu hỏi, bài tập thực tiễn chƣơng 1 “Các nguyên tố hóa
học, hợp chất, hỗn hợp”................................................................................ 10
2.1.1. Nội dung kiến thức ................................................................................ 10
2.1.2. Câu hỏi, bài tập ..................................................................................... 10
2.2. Xây dựng câu hỏi, bài tập thực tiễn chƣơng 3 “Acid, base và muối”29
2.2.1. Nội dung kiến thức ................................................................................ 29
2.2.2. Câu hỏi, bài tập ..................................................................................... 29
2.3. Xây dựng câu hỏi, bài tập thực tiễn chƣơng 4 “Hóa học trong cơ thể
ngƣời” ............................................................................................................. 39


2.3.1. Nội dung kiến thức ................................................................................ 39
2.3.2. Câu hỏi, bài tập ..................................................................................... 39
2.4. Xây dựng câu hỏi, bài tập thực tiễn chƣơng 8 “Phản ứng đốt cháy
nhiên liệu” ...................................................................................................... 50
2.4.1. Nội dung kiến thức ................................................................................ 50
2.4.2. Câu hỏi, bài tập ..................................................................................... 51
KẾT LUẬN .................................................................................................... 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những mục tiêu của việc học là giải thích thỏa đáng được các
vấn đề, tình huống hay hiện tượng trong cuộc sống, nhưng để làm được điều
đó cần huy động kiến thức của nhiều môn học hay nhiều lĩnh vực. Khi các
vấn đề lý thuyết được học trong chương trình giúp người học có thể giải thích
thỏa đáng một vấn đề gì đó trong cuộc sống sẽ làm cho việc học bớt tính hàn
lâm, có tính thiết thực gần gũi và hấp dẫn người học hơn. Học phần Khoa học
tự nhiên 2 được đưa vào chương trình học nhằm giải quyết vấn đề đó.
Trong học phần này có rất nhiều vấn đề cần được khai thác để làm tích
cực hoạt động nhận thức của người học. Chẳng hạn sử dụng các câu hỏi, bài
tập gắn với thực tiễn để giúp người học củng cố, tìm tòi và phát triển kiến
thức cho riêng mình đang là vấn đề được giáo viên quan tâm. Đây không chỉ
là dạng bài tập đòi hỏi người học phải huy động lại kiến thức mà còn phải tìm
tòi, phát hiện kiến thức mới có liên quan đến thức tiễn trong cuộc sống và từ
đó phát triển kiến thức, kỹ năng và tư duy.
Vì vậy, em mong muốn xây dựng một số câu hỏi, bài tập gắn với thực
tiễn giúp người học hiểu biết thêm về tình huống, hiện tượng trong tự nhiên,
cùng với hoạt động khám phá tự nhiên, vận dụng vào quá trình học tập học
phần Khoa học tự nhiên 2. Và nhằm hỗ trợ cũng như góp thêm một tài liệu
tham khảo giúp sinh viên khi học học phần này, nên em chọn đề tài “Xây
dựng một số câu hỏi, bài tập thực tiễn giúp học tốt học phần Khoa học
Tự nhiên 2”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng một số câu hỏi, bài tập thực tiễn giúp nâng cao năng lực
khám phá, tìm tòi khoa học; năng lực giải quyết vấn đề của người học để giải
quyết được các câu hỏi và bài tập gắn với thực tiễn.

1


3. Đối tƣợng nghiên cứu
- Hoạt động nhận thức của người học trong quá trình dạy học.
- Mối quan hệ giữa câu hỏi, bài tập thực tiễn với chất lượng dạy và học
trong học phần Khoa học tự nhiên 2.
4. Phạm vi nghiên cứu
Quá trình dạy và học các chương: Các nguyên tố hóa học, hợp chất,
hỗn hợp; Acid, base và muối; Hóa học trong cơ thể người và Phản ứng đốt
cháy nhiên liệu của học phần Khoa học tự nhiên 2 ở trường ĐHSP Hà Nội 2.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Giúp người học vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được học vào giải
quyết các vấn đề có trong thực tiễn và việc học tập học phần Khoa học tự
nhiên 2.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: tìm tài liệu, đọc hiểu, phân tích,
khái quát hóa, tổng hợp.
- Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến đóng góp của thầy cô giáo để
hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được một số câu hỏi, bài tập thực tiễn sẽ góp phần nâng
cao hiểu biết về tình huống, hiện tượng trong tự nhiên, cùng với hoạt động
khám phá tự nhiên; nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Khoa học tự
nhiên 2 ở trường ĐHSP Hà Nội 2.
8. Đóng góp mới của đề tài
Bên cạnh việc sử dụng câu hỏi, bài tập lý thuyết để kiểm tra, tái hiện lại
kiến thức thì em đã xây dựng một số câu hỏi, bài tập thực tiễn. Đó là những
câu hỏi, bài tập như nguồn kiến thức gắn với thực tiễn nhằm nâng cao năng
lực tìm tòi, phát triển kiến thức cho người học.


2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Bài tập hóa học
1.1.1 Khái niệm bài tập hóa học
Bài tập hóa học là một dạng bài làm gồm những bài toán, những câu
hỏi hoặc đồng thời cả bài toán và câu hỏi thuộc về hóa học mà trong khi hoàn
thành chúng học sinh nắm được một kiến thức hoặc kỹ năng nhất định [5].
Câu hỏi đó là những bài làm mà khi hoàn thành chúng người học phải
tiến hành một chuỗi hoạt động tái hiện, câu trả lời có thể là trả lời miệng, trả
lời viết hay có kèm thực hành hoặc xác minh bằng thực nghiệm [12].
Ví dụ: Thế nào là phản ứng cộng? Những hydrocarbon nào tham gia
phản ứng cộng với H2?
Trong dạy học, câu hỏi và bài tập được dùng như là một công cụ để
hướng dẫn quá trình hình thành kiến thức, quá trình kiểm tra, tự kiểm tra và tự
học. Tùy theo mục đích dạy học nhất định mà người ta đưa những bài toán,
câu hỏi vào một bài tập. Chẳng hạn có thể ra bài tập nhằm nêu đặc điểm của
một nguyên tố dựa vào vị trí của nguyên tố đó trong hệ thống tuần hoàn các
nguyên tố hóa học, nêu khái niệm các phương trình phản ứng, viết phương
trình phản ứng,...
Với đặc điểm đa dạng và phong phú của bài tập hóa học, việc truyền
đạt cho học sinh những kiến thức thực tiễn có thể đưa vào khi giảng bài mới
thông qua các câu hỏi, cách đặt vấn đề, hay một bài tập nhỏ, cũng có thể đưa
vào trong các giờ luyện tập thông qua các bài tập hay đưa vào đề kiểm tra với
một dung lượng nhất định.
1.1.2. Tác dụng của bài tập hóa học
Bài tập hóa học là một trong những phương tiện cơ bản và hiệu quả để

người học vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất và

3


biến những kiến thức đã học thành kiến thức của mình. Bài tập hóa học có
những tác dụng sau:
- Tác dụng trí dục [1]
+ Giúp học sinh tiếp thu các khái niệm hóa học một cách chính xác và
nắm rõ được bản chất của từng khái niệm.
Ví dụ: Cho các chất sau: O2, CO2, H2O, K2O, CO, SO2, NO2, Na2O.
Chất nào là oxide acid?
Khi làm được bài tập này, người học phải nhớ được định nghĩa oxide
acid phân biệt được oxide acid với oxide base.
+ Bài tập hóa học giúp người học hệ thống hóa, củng cố và khắc sâu
kiến thức đã học một cách thường xuyên.
Ví dụ: Cho chất X có công thức phân tử là C5H10 có phản ứng cộng với
H2. Hãy tìm công thức cấu tạo của chất X? X có bao nhiêu đồng phân? Đọc
tên các đồng phân?
Với ví dụ này, người học đã được ôn về thuyết cấu tạo hóa học, phản
ứng cộng và cách viết các đồng phân để thỏa mãn điều kiện đề bài, ôn lại
được danh pháp, cách đọc tên. Như vậy người học có thể củng cố và hệ thống
lại kiến thức đã học.
+ Góp phần hình thành và rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết về bộ
môn hóa học.
Ví dụ: Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học, kỹ năng cân bằng hóa học,
kỹ năng lập công thức hóa học, kỹ năng làm thí nghiệm hóa học,...
+ Bài tập hóa học mở rộng sự hiểu biết một cách phong phú, sinh động
và không làm nặng nề khối kiến thức của học sinh.
Ví dụ: Nicotine là một chất gây hại có trong cây thuốc lá. Hãy viết

công thức cấu tạo của nicotine? Nêu các tác hại của nicotine đối với sức khỏe
con người?

4


Khi làm được bài này, người học sẽ hiểu biết thêm về chất gây hại
trong thuốc lá là nicotine, các tác hại của nicotine đối với sức khỏe của con
người làm phong phú thêm vốn hiểu biết của người học.
+ Bài tập hóa học còn được sử dụng nhiều trong quá trình chuẩn bị
nghiên cứu các kiến thức mới.
Ví dụ: Nêu các tính chất hóa học của kim loại? Từ đó, dự đoán các tính
chất hóa học của Fe?
Sau khi trả lời được câu hỏi này người học sẽ dự đoán được tính chất
hóa học của Fe trước khi học bài mới.
- Tác dụng đức dục
Bài tập hóa học giúp hình thành những phẩm chất tư tưởng đạo đức tốt
đẹp cho người học. Thông qua việc giải các bài tập, rèn luyện cho người học
đức tính kỷ luật, biết tự kiềm chế, trình bày cẩn thận và khoa học, nâng cao sự
hứng thú trong việc học tập nói chung và học tập bộ môn hóa học nói riêng.
Bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm còn giúp người học rèn luyện
tính cẩn thận, tuân thủ các quy định, quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
Ví dụ: Khi pha loãng acid H2SO4 phải tiến hành như thế nào?
Để trả lời được câu hỏi này, người học phải nắm rõ được quy tắc pha
loãng acid; tuân thủ các quy định, quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
- Tác dụng giáo dục kỹ thuật tổng hợp
Bài tập hóa học tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện được nhiệm vụ
của bộ môn hóa học đó là giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Nội dung của bài tập
hóa học có thể gắn kết các kiến thức học tập ở trường với thực tiễn đa dạng,
phong phú của đời sống xã hội.

Bài tập hóa học còn lôi cuốn người học bằng cách đưa ra những vấn đề kỹ
thuật của nền sản xuất giúp người học suy nghĩ thêm về các vấn đề của kỹ thuật.
Ngoài ra, bài tập hóa học cũng cung cấp những số liệu mới về các phát
minh, những số liệu lý thú về kỹ thuật, về sản lượng các ngành sản xuất đạt
được, người học nắm bắt được sự phát triển khoa học, kỹ thuật hiện nay.

5


Ví dụ: Theo tính toán, năm 2000 cả nước ta tiêu thụ lượng nhiên liệu
tương đương 1,5 triệu tấn dầu và thải vào môi trường khoảng 113700 tấn khí
CO2. Trong 1 ngày lượng nhiên liệu tiêu thụ tương đương với khối lượng dầu
và lượng khí CO2 thải vào môi trường là bao nhiêu?
1.1.3. Ý nghĩa của bài tập hóa học
Bài tập hóa học giữ vai trò rất quan trọng để nâng cao chất lượng dạy
học và có vai trò lớn lao trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo. Trong quá
trình dạy học hóa học không thể thiếu bài tập. Bài tập hóa học cung cấp cho
người học kiến thức và con đường chiếm lĩnh kiến thức. Bài tập hóa học vừa
là mục đích, vừa là nội dung, vừa là phương pháp dạy học hiệu quả, là một
trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình dạy và học nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, bài tập hóa học còn là phương tiện để dạy
người học vận dụng các kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn và sản xuất.
Đặc biệt, bài tập hóa học còn mang lại cho người học sự hứng thú trong
quá trình học tập. Đây là một yếu tố tâm lý quan trọng của quá trình nhận
thức đang được chúng ta quan tâm.
1.2. Giới thiệu học phần Khoa học tự nhiên 2
1.2.1. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Trình bày được lí thuyết hiện đại về cấu tạo nguyên tử và phân tử.
- Trình bày được các thuyết về acid, base và chỉ số pH.

- Giải thích được các phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể người.
- Nêu được các mỏ kim loại trên thế giới và Việt Nam, biết cách tinh
luyện kim loại.
- Trình bày được thành phần của dầu thô và qui trình chế biến dầu thô
thành các sản phẩm khác nhau.
- Trình bày được các vật liệu tự nhiên và nhân tạo.
- Nêu được các loại nhiên liệu và sử dụng năng lượng thu được một
6


cách hiệu quả khi đốt cháy nhiên liệu.
b. Kĩ năng
- Hình thành kỹ năng đọc, phân tích, phân biệt, tổng hợp các khái niệm
cơ bản của khoa học tự nhiên.
- Vận dụng được kiến thức vào chương trình môn khoa học tự nhiên ở
bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông.
- Vận dụng các tính chất của chất để mô tả, giải thích các hiện tượng
xảy ra trong thực tiễn sản xuất, đời sống và môi trường.
- Có tư duy độc lập, sáng tạo trong phân tích và vận dụng những kiến
thức hóa học vào học tập, nghiên cứu và giảng dạy sau này.
- Hướng dẫn, khuyến khích sinh viên làm việc nhóm, thảo luận các vấn
đề hóa học nêu ra trong module, nâng cao kiến thức chuyên môn.
c. Thái độ
Rèn cho sinh viên thái độ chuyên cần, hăng say học tập, nghiên cứu và
tìm hiểu những vấn đề trong hóa học nhằm phục vụ cho việc giảng dạy môn
tích hợp khoa học tự nhiên sau này.
d. Định hƣớng phát triển năng lực
- Năng lực về kiến thức các khoa học liên môn làm nền tảng, bổ trợ.
- Nêu, phân tích vai trò bổ trợ, nền tảng của những nội dung các khoa
học liên môn.

- Vận dụng kiến thức liên môn để giải thích các nội dung của môn
Hóa học.
- Vận dụng tri thức khoa học liên môn để tổ chức dạy học.
1.2.2. Cấu trúc
Học phần Khoa học tự nhiên 2 gồm 8 chương:
Chương 1: Các nguyên tố hóa học, hợp chất, hỗn hợp
Chương 2: Cấu tạo phân tử và liên kết hóa học
Chương 3: Acid, base và muối
7


Chương 4: Hóa học trong cơ thể người
Chương 5: Các mỏ kim loại
Chương 6: Dầu thô
Chương 7: Hóa học vật liệu
Chương 8: Phản ứng đốt cháy nhiên liệu
1.2.3. Tầm quan trọng của câu hỏi, bài tập thực tiễn [13]
Việc lồng ghép các câu hỏi, bài tập thực tiễn có tác dụng:
- Tạo điều kiện cho việc học và hành gắn liền với thực tế, tạo cho người
học sự hứng thú, hăng say trong học tập.
Ví dụ: Khí O2 rất cần thiết cho hô hấp của con người nhưng không khí
ta hít thở chỉ toàn O2 thì có tốt không?
- Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động,
tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận
dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Giúp cho người học có được những hiểu biết về hệ tự nhiên và hoạt
động của hệ tự nhiên, tác động của hệ tự nhiên đối với cuộc sống của con
người; những ảnh hưởng của hoạt động con người lên hệ tự nhiên. Từ đó,
người học ý thức được hoạt động của bản thân trong cuộc sống, đặc biệt là đối
với vấn đề môi trường và có ý thức bảo vệ môi trường.

Ví dụ: Điều kiện nào quan trọng nhất để sinh ra vòng tuần hoàn của
nước? Hãy trình bày vòng tuần hoàn của nước?
- Giúp người học phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn và kĩ năng tư
duy để giải thích các hiện tượng thực tiễn, luôn chủ động trong cuộc sống;
nuôi dưỡng nhận thức và các quan niệm đúng đắn về các hiện tượng trong tự
nhiên và cuộc sống.
- Bài tập về các hiện tượng tự nhiên làm cho người học thấy các quá
trình hóa học luôn xảy ra xung quanh ta. Khi giải thích được các hiện tượng
tự nhiên, người học sẽ yêu thích khoa học nói dung và hóa học nói riêng.
8


Ví dụ: Cánh cửa sắt để ngoài trời một thời gian bị rỉ sắt. Em hãy giải
thích hiện tượng trên?
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, em chỉ giới hạn nghiên cứu xây
dựng câu hỏi, bài tập thực tiễn của 4 chương:
Chương 1: Các nguyên tố hóa học, hợp chất, hỗn hợp
Chương 3: Acid, base và muối
Chương 4: Hóa học trong cơ thể người
Chương 8: Phản ứng đốt cháy nhiên liệu

9


Chƣơng 2
KẾT QUẢ
2.1. Xây dựng câu hỏi, bài tập thực tiễn chƣơng 1 “Các nguyên tố hóa
học, hợp chất, hỗn hợp”
2.1.1. Nội dung kiến thức
- Các khái niệm cơ bản: Nguyên tử, nguyên tố hóa học, kí hiệu hóa học.

- Chất: Đơn chất, hợp chất; nguyên chất, hỗn hợp.
- Tách các chất: tách chất từ hỗn hợp các chất, tách đơn chất từ hợp chất.
2.1.2. Câu hỏi, bài tập
Câu 1:
Mọi vật trên thế giới đều do nguyên tố cấu tạo nên. Ngày nay, người ta
đã phát hiện ra 109 nguyên tố. Các nguyên tố từ số 93 trở đi đều là nhân tạo
và có tính phóng xạ. Nguyên tố phóng xạ có đặc tính là các nguyên tố luôn
thay đổi. Trong quá trình lưu giữ, các nguyên tố phóng xạ một mặt phát ra các
tia bức xạ một mặt biến thành các nguyên tố khác. Các biến hoá có thể xảy ra
chậm hoặc nhanh. Các nhà khoa học dùng khái niệm chu kỳ bán rã để đánh
giá độ bền vững của các nguyên tố phóng xạ [13].
a. Thế nào là chu kỳ bán rã?
b.

210

Po là hạt nhân phóng xạ biến thành Pb. Ban đầu có mẫu Po

nguyên chất, tại thời điểm t nào đó tỉ số giữa hạt nhân Pb và Po trong mẫu là
3:1 và tại thời điểm t’ sau t 276 ngày tỉ số đó là 15:1. Vậy chu kỳ bán rã của
Po là bao nhiêu?
c. Liệu còn có thể phát hiện ra được các nguyên tố mới hay không?
Hướng dẫn:
a. Chu kỳ bán rã là thời gian cần thiết để một nửa lượng nguyên tố phóng xạ
phân rã thành nguyên tố khác.
-

t

b. Số hạt nhân Po còn lại sau thời gian t phân rã là: N Po =N o .2 T


10


-t

Số hạt nhân Pb tạo ra bằng số hạt Po đã phân rã: N Pb =ΔN=No (1-2 T )



N Pb
=3 (1)
N Po
-

Sau (t+ 267) ngày :

t+267
T

N Pb 2
(2)
=
t+267 =15
N Po 1-2- T

Từ (1) và (2): suy ra T = 138 ngày
c. Theo em có thể tạo ra nguyên tố mới, cùng nhìn lại lịch sử tìm ra các
nguyên tố hóa học.
Những nguyên tố được lịch sử ghi nhận có từ thời xa xưa là những

nguyên tố sau đây: 7 kim loại là bạc, vàng, đồng, thủy ngân, chì, sắt, thiếc và
2 phi kim là carbon, lưu huỳnh.
Năm 1766, Henry Cavendish phát hiện ra hydrogen như một chất riêng
biệt. Khi thực hiện các thí nghiệm với thủy ngân và các acid, Cavendish tình
cờ tìm ra hydrogen. Mặc dù ông đã sai lầm khi cho rằng hydrogen là hợp chất
của thủy ngân (và không phải của acid), nhưng rất nhiều thuộc tính của
hydrogen đã được ông miêu tả rất cẩn thận. Antoine Lavoisier đặt tên cho
nguyên tố này và chứng tỏ nước được tạo ra từ hydrogen và oxygen.
Năm 1789, Antoine Lavoisier đã công bố bảng danh sách gồm 33
nguyên tố hóa học căn bản. Kể từ thời điểm đó, các nhà hóa học đã không
ngừng tìm tòi và nghiên cứu nhằm hệ thống hóa toàn bộ các nguyên tố theo
một quy luật nhất định. Lớp sau kết nối lớp trước, dù đã có vô vàn kết quả
được thử nghiệm nhưng mọi chuyện vẫn không lấy làm gì sáng sủa.
Năm 1869 khi nhà hóa học người Nga Mendeleev phát minh ra định
luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học, lúc đó tổng cộng có 63 nguyên tố.
Đến thời cận đại cùng với sự xuất hiện của kĩ thuật phân tích quang phổ
đã làm thúc đẩy phong trào tìm kiếm nguyên tố mới. Những nguyên tố mới
liên tiếp được phát hiện. Đến trước thập niên 40 của thế kỉ XX, có khoảng 92

11


nguyên tố. Có lẽ 1 số nhà khoa học nghĩ rằng nguyên tố thứ 92 – Uranium đã
là nguyên tố cuối cùng. Chính lúc này các nhà hóa học đang tìm kiếm khắp
nơi và cảm thấy đã đến điểm dừng thì các nhà vật lý lại liên tiếp tìm ra nhiều
loại nguyên tố mới từ phòng thí nghiệm. Trong số thứ tự từ 1 đến 92 vẫn còn
những ô trống (ô 41, 61, 85, 87) thì các nhà vật lý đã gần lấp đầy các ô trống
đó bằng nguyên tố họ tạo ra. Năm 1937 tìm ra nguyên tố số 43 - Technetium,
năm 1939 tìm ra nguyên tố 87 - Francium, 1940 tìm ra nguyên tố 85 Astatine. Trong 10 năm từ 1944 - 1954 con người đã chế tạo ra 6 loại nguyên
tố từ thứ tự 95 tới 100. Chúng là Americium, Berkelium, Canifornium,

Einsteinium, Curium, Fremium. Năm 1995 xuất hiện nguyên tố thứ 101 Mendelevium và liên tiếp những năm sau lại tiếp tục xuất hiện những nguyên
tố mới. Tính đến nay bảng tuần hoàn hóa học có nguyên tố mang số thứ tự
118 - Oganesson. Trong những năm gần đây, đã có luận điểm cho rằng, trong
số các nguyên tố còn chưa phát hiện được, có thể có các nguyên tố khá bền
như các nguyên tố số 114, 126, 164. Các luận điểm này có chính xác hay
không còn chờ được kiểm định bằng thực tiễn. Bắt đầu từ thế kỷ XX, người ta
tìm ra các nguyên tố mới: Technetium (Tc), Francium (Fr), Promethium (Pm),
Astatium (At), Plutonium (Pu), Americium (Am)...
Đặc điểm của các nguyên tố mới tìm ra: Thực ra từ nguyên tố số 93 và
những nguyên tố sau đều là những nguyên tố nhân tạo, không bền, có tính
phóng xạ, tồn tại trong khoảng thời gian ngắn. Trong quá trình lưu giữ các
nguyên tố này liên tục phóng ra các tia phóng xạ và biến thành các nguyên
tố khác.
Ví dụ: Nguyên tố 99Es có chu kỳ bán rã là 20 ngày; chu kỳ bán rã của
iotua là 8 ngày;

115

Cd có chu kỳ bán rã là 53,46 giờ; nguyên tố có Z = 116:

chu kỳ bán rã là vài mili giây; nguyên tố có Z = 114 có chu kỳ bán rã là 0,5
giây; nguyên tố có Z = 117 chỉ có chu kỳ bán rã là 0,084 giây.

12


Câu 2:
Con người là một dạng vật chất có sự sống. Cũng giống như các dạng
vật chất khác trong tự nhiên, con người cũng được tạo nên từ những nguyên
tố hoá học khác nhau. Đã bao giờ bạn tự hỏi, trong cơ thể con người có những

nguyên tố nào? Và thành phần của chúng là bao nhiêu chưa? Hầu hết trong cơ
thể con người tạo ra từ nước chiếm khoảng 65 - 90% theo trọng lượng. Và
gần như toàn bộ khối lượng của cơ thể con người được tạo thành từ 6 nguyên
tố: Oxygen, carbon, hydrogen, nitrogen, calcium và phosphorus.
a. Hãy cho biết hàm lượng các nguyên tố hóa học trong cơ thể con
người? Nêu vai trò của 6 nguyên tố trên?
b. Các nguyên tố trong cơ thể con người được chia làm mấy nhóm?
Đặc điểm và vai trò của chúng trong cơ thể con người như thế nào?
c. Có ít nhất 10 loại nguyên tố có hàm lượng cực nhỏ nhưng lại không
thể thiếu trong cơ thể con người gọi là nguyên tố vi lượng. Bệnh nào sau đây
liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng?
A. Bệnh bướu cổ

B. Bệnh còi xương

C. Bệnh cận thị

D. Bệnh tự kỷ
Hướng dẫn :

a. Thành phần phần trăm các nguyên tố trong cơ thể chúng ta: Oxygen
65%; Carbon 18,6%; Hydrogen 9,7% ; Nitrogen 3,2%; Calcium 1,8%;
Phosphorus 1%.
O: 65% trọng lượng cơ thể, hiện diện trong nước và trong các hợp chất
khác.
C: 18,6% trọng lượng cơ thể, tìm thấy trong mọi phân tử hữu cơ.
H: 9,7% trọng lượng cơ thể, hydrogen có trong nước của cơ thể và cũng
như hầu hết các hợp chất hữu cơ khác.
N: 3,2% trọng lượng cơ thể, nitrogen là thành phần của các protein,
acid nucleic và trong các thành phần hữu cơ khác.

13


Ca: 1,8% trọng lượng cơ thể, calcium là thành phần chính trong hệ
xương của cơ thể.
P: 1% trọng lượng cơ thể phosphorus được tìm thấy trong nhân tế bào.
- Ngoài ra còn nhiều nguyên tố khác như K, Na, Cl, I, F,… chiếm khoảng
0,7% trọng lượng cơ thể người.
b. Các nguyên tố trong cơ thể con người được chia làm 2 nhóm là: nguyên tố
đa lượng và nguyên tố vi lượng.
Nguyên tố
Đa lƣợng

Vi lƣợng

Đặc điểm
Tỷ lệ
Đại diện

Vai trò

Chiếm tỷ lệ hơn 0,01% khối Chiếm nhỏ hơn 0,01%
lượng cơ thể

khối lượng cơ thể

C, H, O, N, P, K, Na,…

F, Cu, Fe, Mn...


Thành phần tạo nên các đại

- Thành phần tạo nên

diện phân tử hữu cơ như

enzyme, vitamin, sắc tố…

proteins, carbohydrates,

- Ảnh hưởng đến trao đổi

lipid… là những chất hóa

chất, điều hòa sinh trưởng,

học chính cấu tạo nên tế bào

phát triển của sinh vật.

c. Đáp án A: Bệnh bướu cổ
Nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ do tác nhân thiếu hụt iodine trong cơ
thể gây ra. Muốn không bị thiếu hụt thì cần nạp ít nhất 100µg iodine mỗi
ngày. Chúng ta có thể bổ sung iodine bằng sử dụng các thực phẩm giàu iodine
như nước mắm, muối iodine, rau dền, rau cải xoong,…
Câu 3:
Cùng với môi trường đất và không khí, môi trường nước có tầm ảnh
hưởng rất lớn đối với con người và toàn xã hội. Tất cả các sự sống trên Trái
Đất đều phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước. Nước có ảnh hưởng
quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Năng lượng mặt trời

14


sưởi ấm không đồng đều các đại dương đã tạo nên các dòng hải lưu trên toàn
cầu.
a. Trong tự nhiên, nước tồn tại ở những dạng nào? So với nước mặt trên
lục địa thì nước ngầm như thế nào? Đại bộ phận nước ngầm được hình thành
do đâu?
b. Điều kiện nào quan trọng nhất để sinh ra vòng tuần hoàn của nước?
Hãy trình bày vòng tuần hoàn của nước?
c. Tại sao nước trên Trái đất luôn luôn chuyển động theo các vòng tuần
hoàn? Điều đó mang lại những ý nghĩa gì?
Hướng dẫn:
a. Các nguồn nước:
+ Nước mưa: Nước mưa sạch nhất về mặt vệ sinh, vi trùng học và hóa
học, chỉ có nhược điểm là nồng độ muối trong đó quá ít.
+ Nước ngầm: Nước ngầm kém nước mưa về mặt vệ sinh, nhưng sạch
hơn nước mặt. Thực chất nước ngầm là do nước mặt thấm xuống đất. Nhiều
khi không phải xử lý mà vẫn sử dụng được.
+ Nước mặt: Khi nước mưa rơi xuống đất, chảy vào các sông hồ gọi là
nước mặt. Nước mặt bẩn nhất cả về vi sinh vật, chất hữu cơ, vô cơ. Nước mặt
rất giàu các chất dinh dưỡng – môi trường tốt cho nhiều vi sinh vật phát triển.
- Trên lục địa, lượng nước ngầm nhiều hơn tất cả nước sông, hồ, đầm
và băng tuyết cộng lại. Đại bộ phận nước ngầm do nước trên bề mặt đất ngấm
xuống.
- Nước ngầm phụ thuộc vào:
+ Nguồn cung cấp nước (nước mưa, nước băng, tuyết tan,…) và lượng
bốc hơi nhiều hay ít.
“+ Địa hình: mặt đất dốc, nước mưa chảy đi nhanh nên thấm ít; mặt đất
bằng phẳng, nước thấm nhiều.


15


+ Cấu tạo của đất đá: nếu kích thước các hạt đất đá lớn sẽ tạo thành khe
hở rộng, nước thấm nhiều; ngược lại, hạt nhỏ tạo khe hở nhỏ, nước thấm ít.
+ Lớp phủ thực vật: ở nơi cây cỏ nhiều, nước theo thân cây và rễ cây
thấm nhiều hơn ở vùng ít cây cối.”
b. * Điều kiện quan trọng nhất để sinh ra vòng tuần hoàn của nước là:
– Nhiệt độ để dẫn đến quá trình bốc hơi nước.
– Các hạt nhân ngưng đọng hơi nước.
* Có 2 vòng tuần hoàn của nước: vòng tuần hoàn lớn và nhỏ.
– Vòng tuần hoàn nhỏ: nước biển và đại dương bốc hơi tạo thành mây,
mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống biển; tạnh mưa, nước lại bốc hơi, tạo
thành mưa trên biển và đại dương.
“– Vòng tuần hoàn lớn: nước biển và đại dương bốc hơi tạo thành mây,
mây được gió đưa vào sâu trong lục địa; ở vùng vĩ độ thấp và núi thấp mây
gặp lạnh thành mưa; ở vùng vĩ độ cao hoặc núi cao, mây gặp lạnh tạo thành
tuyết; mưa nhiều và tuyết tan chảy thành dòng theo sông và các dòng ngầm từ
lục địa ra biển; nước biển và đại dương lại bốc hơi tạo thành mây,… mưa trên
lục địa rồi trở lại đại dương.”

16


c. * Nước trên Trái Đất luôn luôn chuyển động theo các vòng tuần hoàn do:
- Trên bề mặt Trái Đất có nước, nước trong thiên nhiên luôn vận động
theo các vòng tuần hoàn.
- Do tác dụng nhiệt của bức xạ Mặt Trời.
- Còn do tác động: gió, khí áp,…

* Ý nghĩa của vòng tuần hoàn nước
- Thúc đẩy quá trình trao đổi vật chất và năng lượng, góp phần duy trì
và phát triển sự sống trên Trái Đất.
- Điều hòa nhiệt, ẩm giữa đại dương và lục địa, giữa vùng ẩm ướt và
vùng khô hạn → thuận lợi cho sự sống.
- Tác động sâu sắc đến khí hậu, thủy văn, làm thay đổi địa hình trên
Trái Đất.
Câu 4:
“Sông hồ là những công trình thiên nhiên hoặc nhân tạo, là những nguồn
cung cấp nước mặt, đồng thời là nơi tiếp nhận nước mưa, nước thải sinh hoạt,
công nghiệp… Tất cả các dòng nước chảy về sông hồ đều mang theo các chất
bẩn hữu cơ, vô cơ. Quá trình tự làm sạch của nguồn nước có thể chia làm 2
giai đoạn:
- Quá trình xáo trộn, pha loãng giữa các dòng chất bẩn với khối lượng
nước nguồn. Đó là quá trình vật lý thuần túy.
- Quá trình tự làm sạch với nghĩa riêng của nó. Đó là quá trình khoáng
hóa các chất bẩn hữu cơ - hay rộng hơn, đó là quá trình chuyển hóa, phân hủy
các chất bẩn hữu cơ nhờ các thủy sinh vật, vi sinh vật. Ở mức độ nhất định,
dù ít dù nhiều, tất cả những cơ thể sống đó đều tham gia vào quá trình, đồng
thời chúng sinh trưởng, sinh sản (kể cả chết) và phát triển.”
a. Ô nhiễm nguồn nước là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước?
b. Quá trình tự làm sạch của nguồn nước gây ra do tác nhân sinh học là
một điều rất đáng quý trong tự nhiên. Vậy tác nhân sinh học đó là gì? Vai trò
cúa tác nhân đó trong quá trình tự làm sạch của nguồn nước?
17


Hướng dẫn:
a. Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và
thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ

thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước:
- Nhiễm bẩn tự nhiên:
Nước mưa hay tuyết là nguồn bổ cập cho nguồn nước mặt, nước ngầm.
Theo thời gian, không gian và tùy thuộc lượng các tạp chất bẩn trong không
khí, trên mặt đất thì thành phần nước mưa biến đổi. Nước mưa thể chứa cả
những chất phóng xạ nếu ở trong những khu vực nghiên cứu hạt nhân. Ngay
cả lượng mưa cũng ảnh hưởng tới thành phần nước sông hồ, chế độ dòng
chảy của sông hồ và chất lượng nước trong đó.
- Nhiễm bẩn nhân tạo:
+ Nước thải đô thị: Đó là nước thải sinh hoạt và công nghiệp trong
phạm vi đô thị.
+ Nước thải sản xuất – công nghiệp: Nhiều lĩnh vực công nghiệp tiêu
thụ và thải ra một lượng nước khổng lồ như công nghiệp thực phẩn, luyện
kim đen, chế biến lọc hóa dầu, dệt nhuộm,…
+ Nước tưới tiêu, thủy lợi: Trong nông nghiệp, nước được sử dụng
nhiều để tưới tiêu đồng ruộng. Nước tưới tiêu ruộng đồng, phần lớn thấm
xuống đất và bay hơi, một phần quay lại hồ mang theo nhiều loại thuốc trừ
sâu,chất lơ lửng xói mòn từ đất,… không những gây ô nhiễm nguồn nước mà
còn làm giảm độ phì của đất.
Ngoài ra, các tàu thuyền còn làm nhiễm bẩn sông biển do các sản phẩm
dầu, xả nước thải sinh hoạt.
b. Vi sinh vật đóng một vai trò rất quan trọng đối với quá trình tự làm sạch
của nguồn nước. Trong những trường hợp thuận lợi nhất của môi trường, vi
sinh vật có thể sử dụng các hợp chất hữu cơ tồn tại ở thể rắn cũng như hoà tan
18


trong dung dịch nước, và phân giải chúng đến muối vô cơ, CO2 và H2O. Nói
cách khác, vi sinh vật có khả năng khoáng hoá một cách hoàn toàn nhiều chất

bẩn hữu cơ trong những điều kiện thuận lợi của môi trường.
Câu 5:
“Nước biển là nước từ các biển hay đại dương. Về trung bình, nước biển
của các đại dương trên thế giới có độ mặn khoảng 3,5%. Điều này có nghĩa là
cứ mỗi lít (1000 ml) nước biển chứa khoảng 35 gam muối, phần lớn là NaCl
hòa tan dưới dạng các ion Na+ và Cl-.
a. Độ mặn là gì? Xác định công thức tính độ mặn?
b. Trong nước biển chứa 1 hàm lượng lớn muối ăn NaCl. Khi nhắc đến
việc tách muối ăn ra khỏi nước biển thì ta liên tưởng ngay tới việc đun muối
ăn. Tưởng tượng bạn có một cây đèn cồn và một ống nghiệm chứa nước biển.
Đun ống nghiệm đó trong một khoảng thời gian, nước bắt đầu bay hơi, đến
một thời điểm khi nước bay hơi hết sẽ còn lại một lớp trắng ở đáy ống
nghiệm. Lớp trắng đó phần lớn là muối ăn NaCl. Thực tế người ta cũng sử
dụng phương pháp làm muối như trên gọi là phương pháp làm bay hơi nước
biển. Hãy nêu cách thức sản xuất muối từ nước biển trong thực tế?
Hướng dẫn:
a. Độ mặn là tổng lượng (tính theo gram) các chất hòa tan chứa trong
1 kg nước.
Công thức tính độ mặn:
Độ mặn =
b. Thực tế người dân cũng sử dụng phương pháp làm bay hơi nước biển để
sản xuất muối:“Để bắt đầu vào mùa vụ mới, người dân cần phải chuẩn bị
ruộng muối. Người dân thường đào ao hoặc hồ cạn rồi thông cho nước biển
chảy vào đầy, sau đó đóng lại. Có nơi ở Việt Nam như vùng Ninh Hòa, Hòn
Khói thì lợi dụng nước thủy triều lên hoặc xuống để cho nước vào. Cạnh bên

19


thì làm hai cấp sân, thấp dần khoảng 15 cm. Mỗi sân đều san phẳng, đắp bờ

chia ô vuông vắn; mỗi ô là 4 m x 10 m. Đó là ruộng muối.”

Khi làm muối thì tát nước lên sân trên cho đầy. Ruộng trên là "ruộng
chịu" dùng để tăng nồng độ nước muối. Đợi khoảng năm ngày nắng ráo thì
tháo nước mặn cho trút xuống sân dưới, gọi là "ruộng ăn" nơi muối bắt
đầu kết tinh. Mỗi khi sân dưới gần cạn nước vì nước bốc hơi thì lại châm
thêm nước từ ruộng chịu ở trên xuống ruộng ăn ở dưới. Cứ châm liên tiếp
năm ngày đến khoảng một tháng tùy theo độ ẩm không khí thì nước sẽ cạn và
muối đóng thành hột. Người làm muối theo đó gạt muối lên, người Việt gọi là
"cào muối" đánh thành gò cho khô thì xúc lên đem bán [13].

20


×