Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.PHAN ĐÌNH NGUYÊN
GIẢI PHÁP NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU
TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH KHU
CÔNG NGHIỆP BÌNH DƯƠNG
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VIETINBANK TRONG THỜI GIAN
TỚI.
Năm 2009 tình hình kinh tế thế giới liên tục có những diễn biến phức tạp và có tác
động tiêu cực đến nền kinh tế xã hội nói chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của
các daonh nghiệp và ngành tài chính ngân hàng nói riêng. Nhưng với sự quyết tâm,
nỗ lực phấn đấu của Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên, Vietinbank đã đạt
nhiều thành công to lớn: Tổng tài sản năm 2009 tăng 24%, mạng lưới phát triển
mạnh, mở thêm 6 chi nhánh tại các tỉnh miền núi phía Bắc và 206 phòng giao dịch
trong cả nước. Đến hết 21/12/2009 số dư nguồn vốn huy động tăng 26,7%; dư nợ cho
vay và đầu tư kinh doanh tăng 24,6% so với đầu năm. Chất lượng quản trị tài sản,
quản lý vốn được nâng cao, tỷ lệ nợ xấu giảm còn 0,6% trên tổng dư nợ. Các mặt
nghiệp vụ, dịch vụ đều có sự tăng trưởng và đạt kết quả tốt. Lợi nhuận sau khi trích
lập dự phòng rủi ro đạt 3018 tỷ đồng, vượt mục tiêu nghị quyết đại hội đồng cổ đông
16%. Hệ thống công nghệ thông tin hoạt động ổn định, an toàn, góp phần nâng cao
chất lượng dịch vụ. Hoàn thành phát triển các ứng dụng: dịch vụ thu ngân sách, thanh
toán với thuế, kho bạc, hải quan, dịch vụ SMS Banking, chuyển tiền kiều hối online
Vietinbank eRemite, chuyển tiền ngoại tệ, một só dịch vụ mới cho thẻ, Vietinbank at
Home, giao diện Swift mới. Vietinbank đã hoàn chỉnh quy trình vận hành “ Trung
tâm dự phòng dữ liệu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của quốc tế. Tiếp tục triển khai dự
án hiện đại hoá ngân hàng giai đoạn II.
Trang 1
SVTH: ĐỖ LÊ DUY – MSSV: 506401018 – 06VQT1
1
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.PHAN ĐÌNH NGUYÊN
Năm 2010, Vietinbank tiếp tục bám sát mục tiêu chỉ đạo của Chính phủ và
NHNN, phát triển tích cực các mặt hoạt động kinh doanh, thực hiện các bước đi vững
chắc tiến đến xây dựng tập đoàn Ngân hàng tài chính hàng đầu Việt Nam. Với
phương châm “ An toàn – Hiệu quả - Hiện đại – Tăng trưởng bền vững”, năm 2010
Vietinbank sẽ nỗ lực phấn đấu đạt được các mục tiêu chính: Tổng tài sản tăng trưởng
25%; tổng nguồn vốn, cho vay nền kinh tế tăng 30%; lợi nhuận trước thuế đạt 4000
tỷ đồng. Để đạt được các mục tiêu này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống, từ
Trụ sở chính đến từng Chi nhánh, từng CBNV. Với truyền thống và thành tựu 21
năm qua, nhất định tập thể CBNV - những cổ đông của Vietinbank sẽ tiếp tục phấn
đấu cho sự nghiệp phát triển của Vietinbank, cùng với toàn ngành hoàn thành nhiệm
vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và của Chính phủ giao phó.
3.2 GIẢI PHÁP VỚI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI
NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH DƯƠNG.
3.2.1 Hoàn thiện chính sách tín dụng
Xây dựng chính sách tín dụng dựa trên cơ sở mục tiêu của Vietinbank đồng thời
phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của từng địa bàn, từng chi nhánh
đảm bảo được sự cân bằng giữa mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro,
đảm bảo khả năng tăng trưởng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng và bảo đảm
an toàn. Chính sách này cần phổ biến rộng rãi cho cán bộ nhân viên trong hoạt động
lĩnh vực tín dụng thực hiện có định hướng và chủ động trong hoạt động tác nghiệp.
Dựa trên định hướng phát triển của Vietinbank, ngân hàng cần xây dựng một chính
sách tín dụng hợp lý và hiệu quả, thoả mãn các điều kiện sau:
Phản ánh được định hướng phát triển của Vietinbank trong từng thời kỳ, đảm bảo
sự quản lý thống nhất trên toàn hệ thống.
Phù hợp với tính chất đặc thù của địa bàn đầu tư của chi nhánh, phát huy được thế
mạnh của địa phương và có những giải phảp hạn chế trong đầu tư tín dụng đối với
những lĩnh vực ngành nghề không có lợi trong cạnh tranh, trong kinh doanh cũng như
những nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Đáp ứng được những yêu cầu về hiệu quả kinh doanh, gia tăng thị phần
Vietinbank, cân bằng giữa mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm
bảo khả năng tăng trưởng tín dụng và đầu tư an toàn trong phạm vi tỷ lệ nợ xấu chấp
nhận được. Đồng thời phát huy được năng lực và lợi thế so sánh của Vietinbank so
với các ngân hàng thương mại khác trong cả nước.
Trang 2
SVTH: ĐỖ LÊ DUY – MSSV: 506401018 – 06VQT1
2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.PHAN ĐÌNH NGUYÊN
Chính sách tín dụng là kim chỉ nam, là định hướng cơ bản trong xác định những
mục tiêu cần thực hiện trong hoạt động cấp tín dụng. xây dựng một chính sách tín
dụng hợp lý và hiệu quả sẽ giúp cho hoạt động tín dụng có được những định hướng
rõ ràng, phòng ngừa được những rủi ro trêm cơ sở phân tích và nghiên cứu thị trường
một cách đầy đủ và kỹ càng.
3.2.2 Hoàn thiện quy trình tín dụng và xử lý nợ xấu
3.2.2.1 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá khách hàng.
Cần xác định việc thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh là
một khâu quan trọng nhất trước khi cho vay. Cán bộ tín dụng cần kiểm tra tư cách
pháp nhân của người vay, mức độ tín nhiệm trong quá trình giao dịch với ngân hàng,
xem xét cơ sở khoa học của việc lập dự án đầu tư, thời gian lập đến khi xin vay vốn,
đối chiếu với các quy định của nhà nước; dự kiến năng lực sản xuất kinh doanh, mặt
hàng, dịch vụ, giá thành, thị trường cung ứng vật tư hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm, dự
kiến thu nhập, lãi và thời gian hoàn vốn của dự án…Đối với các báo cáo tài chính,
một căn cứ quan trọng để xưm xét tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính
của khách hàng vay vốn phải có xác nhận của kiểm toán nhà nước hoặc kiểm toán
độc lập vì hiện nay các báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp gửi cho Chi nhánh
không đảm bảo độ tin cậy, không thông qua kiểm toán, thiếu nhiều thông tin quan
trọng phục vụ cho việc thẩm định. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng không phải hoàn toàn
tin tưởng vào các báo cáo tài chính có kiểm toán mà nên dựa trên kinh nghiệm bản
thân khả năng phân tích phán đoán tình hình qua việc tìm hiểu doanh nghiệp bằng các
chuyến đi thực tế, bằng giác quan “ thứ 6” của mình để có thể phân tích doanh nghiệp
một cách tốt hơn, chính xác hơn.
3.2.2.2 Tăng cường công tác kiểm tra của ngân hàng
Kiểm tra trước trong và sau khi cho vay
Kiểm tra nội bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng như chấp hành kế hoạch dư
nợ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Trong quá trình kiểm tra, cần xem xét cơ cấu dư nợ
với nguồn vốn, những biện pháp để tăng nguồn vốn nhằm đáp ứng yêu cầu của các
tổ chức kinh tế trên địa bàn mở rộng sản xuất kinh doanh.
Kiểm tra về hồ sơ cho vay: cần đánh giá chính xác về tính hợp pháp, hợp lệ của
hồ sơ cho vay. Đặc biệt cần lưu ý đến tính pháp lý và tính thực tiễn của những tài liệu
trong hồ sơ vay vốn như đơn xin vay, phương án sản xuất kinh doanh,…Đối với đơn
xin vay, cầnlàm rõ mục đích và lý do vay tiền.
Tăng cường đối chiếu công nợ và phân loại nợ: việc đối chiếu dư nợ vay trực tiếp
giữa ngân hàng và khách hàng giúp ngân hàng phát hiện uốn nắn kịp thời những sai
phạm trong công tác cho vay.
Trang 3
SVTH: ĐỖ LÊ DUY – MSSV: 506401018 – 06VQT1
3
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.PHAN ĐÌNH NGUYÊN
3.2.2.3 Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là vô cùng quan
trọng, thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh
những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Để nâng cao vai trò của
công tác kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro tín dụng thì cần tăng cường cán bộ làm trực
tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định và quản lý tín dụng cùng phối hợp kiểm tra;
thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ phòng kiểm
tra, kiểm soát nội bộ; có quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ
khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm
soát; không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt
các biện pháp kiểm tra vào tuỳ từng thời đirm, từng đối tượng và mục đích kiểm tra.
3.2.2.4 Các biện pháp xử lý
Ngân hàng có thể xử lý nợ xấu thông qua việc bán nợ ho các tổ chức mua bán nợ
chuyên nghiệp. Việc bán nợ cũng có thể coi là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất,
giúp ngân hàng thu hồi vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh
doanh mới.
Ngân hàng cũng có thể liên kết với các chủ nợ hoặc tổ chức tín dụng khác có cùng
khách hàng có nợ xấu để có thể xử lý nợ xấu tốt hơn.
Ngân hàng có thể cùng với doanh nghiệp thực hiện việc tái cấu trúc doanh nghiệp
để doanh nghiệp có thể tăng sức đề kháng mà tự “chữa trị vết thương” của chính bản
thân doanh nghiệp.
3.2.3 Một số giải pháp khác.
3.2.3.1 Nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin tín dụng, đặc biệt là
thông tin qua báo chí nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng.
Trong công tác tín dụng, thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định giúp cho ngân
hàng ra quyết định có đầu tư hay không. Các thông tin từ phía khách hàng cung cấp
nhiều khi lại thiếu đầy đủ, chính xác, do vậy cán bộ tín dụng không thể chỉ dựa vào
các luồng thông tin do khách hàng cung cấp trong dự án mà cần phải nắm bắt, xử lý
các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phương án, dự án từ nhiều nguồn khác
nhau.
Trong hệ thống thông tin thu thập được thì nguồn thông tin từ báo chi là không
thể thiếu. Hơn nữa, xuất phát từ tính chất khách quan của thông tin trên báo chí nên
chúng ta có thể thu thập được những thông tin tương đối chính xác về khách hàng.
Việc sử dụng thông tin này một cách hiệu quả, kết hợp với phương pháp phân tích,
Trang 4
SVTH: ĐỖ LÊ DUY – MSSV: 506401018 – 06VQT1
4
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.PHAN ĐÌNH NGUYÊN
đánh giá tốt sẽ giảm được yếu tố chủ quan trong thẩm định khách hàng, thông qua đó
góp phần nâng cao chất lượng công tác tín dụng và từ đó sẽ làm giảm đi tỷ lệ nợ xấu
cho ngân hàng.
Báo chí kinh tế đã quán triệt được tư tưởng đổi mới, phản ánh nhánh kịp thời các
vấn đề kinh tế đặt ra trong sự phong phú và đa dạng của đời sống kinh tế - xã hội,
truyền thông điện tử với những tính năng ưu việt như: tính thời sự nóng hổi, sự tương
tác đa chiều, dung lượng thông tin gần như không hạn chế đã kịp thời phản ánh
những sự kiện xảy ra trong đời sống xã hội. Với hơn 630 đơn vị báo chí trên cả nước,
báo chí không chỉ tuyên truyền về những nhân tố tích cực mà còn phê phán những
vấn đề tiêu cực, những kiểu làm ăn gian dối của một số đối tượng, góp phần làm cho
môi trường đầu tư, kinh doanh thêm lành mạnh. Bên cạnh đó, báo chí kinh tế còn có
những bài chứa đựng nhiều thông tin có tính chất dự báo, phân tích và đánh giá sâu
sắc, cung cấp những cái nhìn đa chiều về những vấn đề, về những đối tượng vay vốn.
Trong thẩm định khách hàng vay vốn, ngoài việc thẩm định tư cách, năng lực
pháp lý, năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh, uy tín của khách hàng và
người giới thiệu, vẫn còn một số nhân tố chưa được cán bộ tín dụng quan tâm nhưng
thực chất là cần phải đề cập trong quy trình thẩm định khách hàng vay vốn. Đó là các
chỉ số dự báo trước khi cho vay như: giá vàng, tỷ giá, lạm phát và các biến cố có thể
dự đoán về kinh tế, chính trị, xã hội. Trên cơ sở những thông tin về tỷ giá, lạm phát
và các biến cố có thể dự đoán được mà báo chí và các báo cáo nghiên cứu thị trường,
những diễn biến của nền kinh tế trong thời gian tới, cán bộ tín dụng cần có kiến nghị
cụ thể về sự cần thiết bổ sung những nhân tố bên trong qy trình thẩm định khách
hàng. Đây cũng là một trong những biện pháp nhằm nâng cao vai trò, chất lượng
công tác tín dụng.
Nhu cầu những thông tin về khách hàng là rất lớn. Qua thu thập từ việc đi thực tế
tại cơ sở của CBTD thì việc thu thập, hệ thống hoá và sử dụng những thông tin trên
báo chí một cách có hiệu quả trong việc thu thập và sử dụng thông tin trên báo chí
phục vụ công tác thẩm định khách hàng vay vốn thì cần thực hiện những biện pháp
sau:
Quán triệt đến tất cả cán bộ, trong đó có CBTD để mọi người nhận thấy được vai trò,
tác dụng của những thông tin trên báo chí liên quan đến hoạt động ngân hàng nói
chung và khách hàng nói riêng.
Việc thu thập, xử lý thông tin từ báo chí phải được thực hiện thường xuyên và có sự
sàng lọc kỹ càng.
Xây dựng hệ thống thông tin thu thập được trên báo chí đảm bảo tính thống nhất về
nội dung thông tin, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng thông tin trên báo chí của
Trang 5
SVTH: ĐỖ LÊ DUY – MSSV: 506401018 – 06VQT1
5
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS.PHAN ĐÌNH NGUYÊN
cán bộ tín dụng, hoàn thiện kỹ năng sử dụng thông tin trên báo chí ttrong thẩm định
khách hàng tại cơ sở.
Thiết lập mối quan hệ với một số cơ quan thông tấn bào chí nhằm nắm bắt thêm
những thông tin có liên quan đến công tác tín dụng
Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong cập nhất thông tin từ nhiều ấn phẩm
báo chí trong và ngoài nước.
3.2.3.2 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
Chúng ta có thể học hỏi cách tuyển nhân viên và phân bổ công việc cho các nhân
viên theo năng lực thực sự của họ từ các công ty, ngân hàng nước ngoài. Việc chồng
chéo trong phân trách nhiệm và quyền hạn của nhân viện là một yếu tố làm giảm khả
năng hoạt động sáng tạo của nhân viên. Trong một quy trình tín dụng có rất nhiều
khâu, CBTD ở ngân hàng làm phần lớn các công việc như vậy sẽ dễ dẫn tới tình trạng
CBTD không khách quan trong công việc của mình, việc chuyên mốn hoá càng sâu
sắc sẽ làm cho công việc có thể minh bạch và cụ thể hơn được trách nhiệm và quyền
hạn của từng nhân viên trong suốt quy trình tín dụng. Làm như vậy sẽ giảm bớt tình
trạng suy đồi đạo đức của CBTD trong quá trình cho vay.
Đổi mới công tác quản lý CBTD: trong công tác quản lý, phải thường xuyên quan
tâm xác định đúng nhiệm vụ chính trị, tư tưởng cho đội ngũ CBTD. Quản lý CBTD
trong công việc, trong sinh hoạt một cách chặt chẽ, khoa học. Có biện pháp chủ động,
tích cực giáo dục không để CBTD bị lôi cuốn vào những vấn đề tiêu cực của xã hội,
bị lôi cuốn của đồng tiền mà hạ thấp nhân phẩm, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, làm
phương hại đến bản than cũng như phương hại về kinh tế và uy tín của ngành.
Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng: việc đào tạo và đào
tạo lại CBTD phải được coi trọng thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó là công tác
tuyển udngj mới phải đảm bảo đúng quy trình, yêu cầu công việc. Công tác đào tạo
cần tập trung vào một số vấn đề như:tưng cường hình thức đào tạo tập trung, kết hợp
hình thức tập huấn tại chỗ, hình thức đào tạo này nhằm làm cho CBTD nắm bắt được
một số nghiệp vụ nhất định trong thời gian ngắn như tổ chức các buổi sinh hoạt
nghiệp vụ theo định kỳ, thảo luận các vướng mắc trong công tác tín dụng, văn bản
quy trình nghiệp vụ. Phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu, tự nâng cao nhận
thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tránh tụt hậu trước sự thay đổi của nền kinh tế
thị trường, của công nghệ trong quá trình phát triển và hội nhập của ngân hàng. Tổ
chức thi tay nghề hàng năm và có khen thưởng hợp lý để khuyến khích những CBTD
giỏi, có nhiều cống hiến.
Đổi mới chính sách đãi ngộ CBTD, thực hiện chế định đi đôi với chế tài: trong
điều kiện kinh tế thị trường, chính sách đã ngộ hợp lý về tiền lương, tiền thưởng, hệ
Trang 6
SVTH: ĐỖ LÊ DUY – MSSV: 506401018 – 06VQT1
6