Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHNo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.15 KB, 31 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHNo&PTNT(CN6)
2.1. TỔNG QUAN VỀ NHNo&PTNT(CN6)
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT(CN6)
Trước đây Chi nhánh Quận 6 thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Sài Gòn, là Chi
nhánh cấp 2. Tháng 9/2003 thực hiện quyết định của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam
chuyển Chi nhánh cấp 2 thành Chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam –
Lúc bấy giờ Chi nhánh chưa thực hiện các Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Trước xu thế
kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, Việt Nam đang phát triển kinh tế thị
trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập. Trong bối cảnh đó, hoạt động thương mại và đầu
tư quốc tế nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới
bên ngoài. Để thực hiện được chức năng cầu nối này, thì các Nghiệp vụ ngân hàng quốc
tế như: TTQT, Kinh doanh ngoại hối, Tài trợ XNK,… đóng vai trò là công cụ thiết yếu
và ngày càng trở nên quan trọng. Năm 2005 phòng Kinh doanh ngoại hối có mặt tại
NHNo&PTNT(CN6). Tuy mới thành lập gần 5 năm nhưng dựa trên nền tảng và sự kế
thừa trên 20 năm phát triển của NHNo Việt Nam đã tạo dựng được một hệ thống các
sản phẩm Kinh doanh ngoại hối phong phú, đầy đủ, đáp ứng tốt nhu cầu của khách
hàng.
Tên giao dịch: Viet Nam Bank for Agriculture and Rural Development - Branch 6
Trụ sở đặt tại: số 589-591 Hồng Bàng, phường 2, quận 6, TP.HCM.
Điện thoại: 9607791 – Fax: 9694781
Website: www.agribank.com.vn
• Nguyên tắc hoạt động: theo phương châm: “Sự phồn thịnh của khách hàng là niềm tự
hào của Ngân hàng chúng tôi”. Phân phối kết quả lợi ích của NH theo kết quả lao động
và hiệu quả kinh doanh, lấy lợi ích của Nhà nước gắn với lợi ích của người lao động
làm động lực chính thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Luôn tự chủ về tài chính và không
ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm - dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm
mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu khách hàng. NH luôn tiên phong trong việc ứng
dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam.
2.1.3. Sơ lược về kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
NHTM xét về bản chất chỉ là một DN đặc biệt trên thị trường và kinh doanh trong


lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. Nó cũng như các tổ chức kinh tế khác luôn có mục tiêu hàng
đầu là lợi nhuận, có thể nói rằng lợi nhuận chính là yếu tố cụ thể nói lên được kết quả
hoạt động kinh doanh của NH. Trong những năm gần đây nguồn vốn của Chi nhánh
không ngừng tăng trưởng biểu hiện qua các năm đây chính là một nguyên tố quan trọng
thúc đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế, các dịch vụ NH khác cũng phát
triển nhất là việc TTQT của DN, làm cho dư nợ năm sau cao hơn năm trước, vì vậy mà
lợi nhuận của Chi nhánh ngày càng tăng cao.
Bảng 2.1. Lợi nhuận kinh doanh của Chi nhánh
ĐVT: tỷ đồng, %
Năm 2007 2008 2009
2008/2007 2009/2008
Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
Lợi nhuận 39 46 52 7 17.95 6 13.04
Nguồn: NHNo&PTNT(CN6)
Nguồn: NHNo&PTNT(CN6)
Biểu đồ 2.1. Lợi nhuận kinh doanh của NHNo&PTNT(CN6)
Qua bảng tổng kết hoạt động kinh doanh và biểu đồ ta thấy rằng lợi nhuận của
NH không ngừng tăng trưởng qua các năm: năm 2007 lợi nhuận 39 tỷ đồng, năm 2008
là 46 tỷ tăng 7 tỷ so với năm 2007 với tốc độ tăng 17.95 %, và năm 2009 lợi nhuận tiếp
tục tăng đạt mức là 52 tỷ đồng tăng 6 tỷ đồng so với năm 2008 với tốc độ là 13.04%.
Nhờ vào sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ NH nói chung và bộ phận
Kinh doanh ngoại hối nói riêng.
• Báo cáo tổng hợp hoạt động TTQT:
Bảng 2.2. Báo cáo tổng hợp hoạt động TTQT
ĐVT: USD
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
1. Mở L/C
- Số món 108 137 157
- Trị giá (USD)
54,414,948.23 67,746,610.55 77,908,602.13

2. Thanh toán nước ngoài
- Số món
630 780 797
- Trị giá (USD) 54,414,948.23 73,813,832.58 80,132,615.19
Trong đó:
- Thanh toán L/C

+ Số món 135 168 181
+ Trị giá
50,736,996.67 63,167,560.85 68,220,965.72
- T.toán D/P

+ Số món
104 136 164
+ Trị giá 757,332.11 942,878.48 1,140,882.96
- T.toán TT

+ Số món
391 476 452
+ Trị giá 7,793,890.16 9,703,393.25 10,770,766.51
3. Hàng xuất

- Thông báo L/C xuất
+ Số món
32 39 34
+ Trị giá 3,056,392.56 3,432,328.84 3,603,945.29
- T/T

+ Số món 321 401 497
+ Trị giá

3,735,867.71 4,651,155.30 4,558,132.19
Nguồn: NHNo&PTNT(CN6)
• Tỷ trọng các phương thức TTQT tại Chi nhánh:
Bảng 2.3. Tỷ trọng các phương thức TTQT
Đvt : USD, %
Chỉ tiêu
Phương thức
2007 2008 2009
Doanh thu
Tỷ
Trọng
Doanh Số
Tỷ
Trọng
Doanh Số
Tỷ
Trọng
L/C nhập khẩu
Nhờ thu
Chuyển tiền
50,736,996.67
757,332.11
7,793,890.16
85.57
1.28
13.15
63,167,560.85
942,878.48
9,703,393.25
85.57

1.28
13.15
68,220,965.72
1,140,882.96
10,770,766.51
85.14
1.42
13.44
Tổng doanh thu TTQT 59,288,218.94 100 73,813,832.58 100 80,132,615.19 100
Nguồn: NHNo&PTNT(CN6)
Nguồn: NHNo&PTNT(CN6)
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng các phương thức thanh toán năm 2007 - 2009
Qua bảng và biểu đồ trên cho thấy trong tổng doanh số hoạt động TTQT năm 2007 -
2009 thì phương thức Chuyển tiền và L/C NK luôn chiếm tỷ trọng cao cuối cùng là
phương thức Nhờ thu.
• Tình hình hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu:
Bảng 2.4. Doanh số L/C nhập khẩu qua các năm
ĐVT: bộ, USD, %
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
2008/2007 2009/2008
SL DS SL DS
Số lượng(SL) 135 168 181
24.44 7.74 24.5 8
Doanh số(DS) 50,736,996.67 63,167,560.85 68,220,965.72
Nguồn: NHNo&PTNT(CN6)
Nguồn: NHNo&PTNT(CN6)
Biểu đồ 2.3. Tăng trưởng doanh số L/C nhập khẩu
Số lượng và doanh số L/C NK luôn tăng qua các năm. Nhưng mức tăng của năm 2009

đã có phần chậm hơn so với năm 2008. Cụ thể năm 2007 là 135 bộ, 2008 là 168 bộ qua
2009 là 181 bộ tăng với tỷ lệ 2008/2007: 24.44%, 2009/2008: 7.74%. Tương ứng với
mức tăng của số lượng thì doanh số 2007 đạt 50,736,996.67 USD, 2008 đạt
63,176,560.85 USD và 2009 đạt 68,220,965.72 USD: với tỷ lệ tăng là 24.5% (năm
2008/2007), 8% (năm 2009/2008).
2.2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHNo&PTNT(CN6)
2.2.1. Quy trình phát hành L/C nhập khẩu
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra chuyển hồ sơ sang CBTD, làm tờ trình, thực hiện mở L/C
Kiểm soát và ký duyệt
Chuyển hồ sơ lên P TTQT Hội sở
Duyệt và chuyển điện lên Hội sở
In điện trả về từ hội sở, trình ký phát hành, đóng dấu L/C
Giao L/C gốc cho khách hàng
Lưu hồ sơ
Nguồn: NHNo&PTNT(CN6)
Lưu đồ 2.1. Quy trình phát hành L/C nhập khẩu
 Tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C: khi khách hàng có nhu cầu mở L/C thì NH sẽ cung cấp
mẫu đơn xin mở L/C, biểu phí dịch vụ cho khách hàng cũng như tư vấn về những
chứng từ cần thiết. Theo đúng Hợp đồng thỏa thuận với khách hàng công tác mở L/C
được tiến hành khá nhanh chóng trong vòng 1 ngày theo quy trình nhất định, và
chuyển cho khách hàng L/C bằng fax sau khi phát hành xong, tạo thuận lợi và an toàn
cho nhà NK khi thực hiện theo đúng yêu cầu về thời gian thanh toán đã thỏa thuận
trong Hợp đồng ngoại thương, góp phần hỗ trợ cho việc kinh doanh của DN được diễn
ra liền mạch thuận lợi, không bị gián đoạn, tiết kiệm được thời gian. Uy tín của NH
cũng ngày một được nâng cao trong việc nỗ lực không ngừng rút ngắn thời gian phát
hành L/C nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Tuy nhiên hiện nay NH chỉ mới cải tiến
các dịch vụ như: ATRANSFER (Chuyển khoản siêu nhanh), SMS BANKING (Kiểm
tra số dư tài khoản, tự động thông báo biến động tài khoản, liệt kê 5 giao dịch gần

nhất), VnTopup (Nạp tiền điện thoại bằng SMS), nhưng chưa có dịch vụ nào cho việc
mở L/C. Đối với những DN mới muốn giao dịch với NH thì cần phải đến NH để được
cung cấp các mẫu đơn mở L/C nêu các vấn đề thắc mắc để được tư vấn trực tiếp hoặc
gọi điện thoại vào NH hỏi để được tư vấn, còn các DN đã giao dịch với NH từ trước có
thể DN có sẵn các mẫu đơn tuy nhiên vẫn phải lên NH để nộp hồ sơ, và các DN Việt
Nam hiện nay vẫn còn tình trạng cứ dựa vào mẫu có sẵn chỉ sửa thông tin lại đôi lúc sơ
xuất có những thông tin không phù hợp. Tuy DN là khách hàng đến NH giao dịch đều
phải trả phí nhưng việc đến NH nhiều lần để làm việc gặp nhân viên thì DN luôn có
tâm trạng như nhờ vả mà người Việt Nam thì rất ngại đều đó cộng thêm các chi phí và
thời gian, công sức bỏ ra để thực hiện mở L/C. Và hiện nay sản phẩm dịch vụ của NH
còn rất hạn chế chỉ chủ yếu thực hiện mở L/C trả ngay và trả chậm các loại L/C khác
hầu như không có thực hiện mặc dù rất hữu dụng. NH không có điều kiện để phát huy
và khách hàng cũng mất đi cơ hội cho mình.
• Các chứng từ cần thiết khi xin mở L/C:
- Hồ sơ pháp lý cần thiết để khách hàng có thể giao dịch với NH gồm:
 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số XNK, giấy phép đầu tư (đối
với DN có vốn đầu tư nước ngoài).
 Mẫu dấu, chữ ký đăng ký tại Chi nhánh.
 Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng (nếu có).
- Hồ sơ mở L/C gồm:
 Thư yêu cầu mở L/C. Trong thư khách hàng phải điền đầy đủ, chính xác các
thông tin phù hợp với thư yêu cầu của mình.
 Hợp đồng XNK, hợp đồng uỷ thác ( nếu có).
 Văn bản cho phép NK của bộ Thương mại, cơ quan quản lý chuyên ngành.
 Đơn xin mua ngoại tệ (nếu DN không đủ lượng ngoại tệ để thanh toán).
 Phương án kinh doanh, bảng báo cáo tài chính quý gần nhất (nếu khách hàng có
nhu cầu vay để thanh toán).
 Sau khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng: thanh toán viên tiến hành kiểm tra tính hợp
pháp của hồ sơ mở L/C, kiểm tra nội dung Thư yêu cầu mở L/C, khả năng thanh toán.
Hầu hết các DN giao dịch với NH vẫn chưa hoàn thiện về chuyên môn, nghiệp vụ, yếu

kém trong việc áp dụng UCP600 việc dựa vào mẫu chỉ cần sửa thông tin và có khi
người làm hồ sơ và người đến NH để nộp là khác nhau không am hiểu hết các vấn đề
nếu nội dung không rõ ràng, các điều kiện, chỉ thị có sự mâu thuẫn hay chuẩn bị thiếu
cần phải điện về công ty để hỏi, lúc này thanh toán viên sẽ hướng dẫn khách hàng cách
để hoàn chỉnh trước khi mở L/C thanh toán viên không tự động sửa chữa hoặc bổ sung
các chi tiết thay khách hàng, chính sự không am tường chuyên nghiệp DN đã tự làm
khó chính mình. Thư yêu cầu mở L/C phải có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản và kế
toán trưởng. Tiếp đó thì thanh toán viên sẽ lập tờ trình cho ban giám đốc phê duyệt.
 Trường hợp chấp nhận mở L/C: ban giám đốc sẽ quyết định mức ký quỹ
tùy vào uy tín của từng DN.
 Trường hợp không chấp nhận mở L/C: thanh toán viên sẽ nêu rõ lý do cho
khách hàng.
• Các khoản phí mà khách hàng phải trả khi mở L/C: mức phí mở L/C được thu dựa
vào biểu phí hiện hành của NHNo&PTNT (Đính kèm phụ lục 7). Nếu L/C không quy
định thì tiền phí sẽ được khấu trừ vào tài khoản của người mở L/C. Trong trường hợp
này L/C sẽ ghi rõ “ALL BANK CHARGES OUTSIDE VIET NAM INCLUDING
REIMBURSING BANK CHARGES ARE FOR BENEFICIARY ACCOUNT”. Các
khoản phí bao gồm :
 Phí mở L/C là 0,1% giá trị L/C
 Phí tu chỉnh L/C: tăng tiền (0,1% giá trị L/C), tu chỉnh khác (10 USD)
 Phí huỷ L/C: 15 USD
 Phí thanh toán L/C là 0,2% giá trị L/C
Tại www.agribank.com phí mở L/C và phí hủy L/C vào ngày 25/7/2010 đã tăng 5 USD
so với ngày 27/5/2010. Đây là một điểm yếu của NH vì trong môi trường cạnh tranh
hàng loạt các NH được thành lập luôn cố gắng giảm mức phí cạnh tranh nhất dịch vụ
hoàn hảo nhất nên các NH khác có thể lợi dụng điểm yếu này để cạnh tranh với NH.
NH cần phải có chính sách phù hợp để cạnh tranh hơn.
 Xác định mức ký quỹ khi mở L/C: khi nhận được đơn đề nghị xin mở L/C
của khách hàng, nhân viên TTQT khẩn trương kiểm tra nội dung hồ sơ sau đó chuyển
sang bộ phận tín dụng DN thẩm định khả năng thanh toán của khách hàng để xác định

mức ký quỹ phù hợp. Ký quỹ là quy định bắt buộc đối với khách hàng khi tham gia mở
L/C, tạo sự tin tưởng, hạn chế rủi ro cho NH. NH sẽ sử dụng tiền ký quỹ để thanh toán
L/C. Trong nhiều trường hợp khách hàng không có đủ nguồn vốn đáp ứng yêu cầu ký
quỹ của NH, theo yêu cầu của nhà NK và xét thấy đủ điều kiện, NH sẽ cấp khoản tín
dụng cho khách hàng với mục đích mở L/C. Mức ký quỹ sẽ do ban Giám Đốc quyết
định tùy theo chính sách phân loại khách hàng của từng NH và mặt hàng NK cụ thể.
- Đối với L/C trả ngay: vì muốn thu hút khách hàng nên NH luôn tạo điều kiện tốt
nhất cho khách, với những khách hàng quen thuộc, tình hình tài chính ổn định và đã có
được sự tín nhiệm của NH thì mức ký quỹ sẽ <100% giá trị L/C tối thiểu là 0-10% giá
trị L/C. Tuy nhiên DN vẫn phải thanh toán hết giá trị của L/C thì NH mới giao trả BCT
cho DN đi nhận hàng. Nếu khách hàng lần đầu tiên giao dịch hoặc chưa tạo được uy tín
với NH thì bắt buộc phải ký quỹ 100% giá trị L/C. Việc ký quỹ là một điều bắt buộc tuy
nhiên đứng về phía gốc độ nhà NK thì ta thấy rằng không một nhà kinh doanh nào
muốn đồng vốn của mình bị ứ đọng lại hay một ai đó sử dụng mà không đem lại lợi ích
gì cho mình, nên NH cần xem xét việc ký quỹ và tạo lợi cho khoảng tiền đó cho khách
hàng.
- Đối với L/C trả chậm: DN không được ký quỹ bằng vốn vay hoặc các khoản vay
vốn mà NHNo&PTNT bảo lãnh.
• Những điểm cần lưu ý khi thực hiện ký quỹ
- Khi thực hiện ký quỹ tại NHNo&PTNT thì DN cần lưu ý đến lượng ngoại tệ hiện có
trong tài khoản ngoại tệ của mình tại NH. Nếu khách hàng có sẵn lượng ngoại tệ trong
tài khoản ngoại tệ tại NH thì NH sẽ trích số dư này vào tài khoản ký quỹ, nếu như
lượng ngoại tệ không đủ thì DN có thể mua ngoại tệ để ký quỹ theo hình thức mua
ngoại tệ giao ngay. Việc thực hiện mua bán ngoại tệ này luôn ẩn chứa rủi ro, đem lại lợi
hoặc hại cho NH theo sự biến động của tỷ giá.
- Nếu DN ký quỹ 100% trị giá L/C thì tùy ý quy định tên người nhận hàng (consignee)
trên Vận đơn (B/L). Vì lúc này khách hàng đã thanh toán toàn bộ tiền lô hàng nên NH
không cần lo sợ khách hàng không thanh toán và khống chế lô hàng nữa. Khi đó khách
hàng có quyền hoàn toàn quyết định về tên người nhận hàng (xác nhận người đang giữ
quyền sở hữu lô hàng) là mình hay bất cứ ai vì lô hàng thuộc quyền sở hữu của họ.

Nếu là B/L đích danh thì ghi rõ tên người nhận còn B/L theo lệnh thì ghi “ TO
ORDER”, NH không có ý kiến nữa.
- Nếu DN ký quỹ <100% trị giá L/C thì Vận đơn bắt buộc chọn điều kiện do NH đưa ra
vì lúc này NH có thể sẽ gặp nhiều rủi ro do khách hàng chưa thanh toán hết tiền hàng.
Để hạn chế rủi ro cho mình thì NH đưa ra 2 trường hợp:
 Nếu nhà XK muốn trong mục consignee ghi là “TO ORDER OF SHIPPER”
vì đó cũng là cách giảm thiểu rủi ro cho nhà XK khi nhà NK và NH mở L/C
không thanh toán tiền khi BCT không hoàn hảo, họ có thể nhận lại hàng còn hơn
mất trắng thì phải “FULL SET 3/3 OF ORIGINAL CLEAN SHIPPED ON
BOARD OCEAN BILL OF LADING MADE OUT TO ORDER OF VIET NAM
BANK FOR AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT BRANCH 6 ”
gửi cho NH phát hành L/C.
 Nếu nhà NK muốn giữ 1 bản gốc B/L được nhà XK gửi trực tiếp cho nhà NK
thì phải ghi “TO ORDER OF THE ISSUING BANK” mục consignee trong nội
dung L/C ở phần chứng từ yêu cầu xuất trình. (Vì B/L có thể được yêu cầu gởi
thẳng đến cho nhà NK 1/3 hoặc 2/3 bản Original).
 Mở L/C: sau khi hồ sơ xin mở L/C được phê duyệt, Chi nhánh mở L/C sẽ
tiến hành đăng ký số tham chiếu L/C và chọn NH thông báo (việc thông báo L/C có thể
qua 2 NH), NH thương lượng:
 Trường hợp 1: khách hàng không chỉ định NH thông báo  thanh toán viên lựa
chọn NH dựa vào danh sách NH đại lý do Sở Quản Lý cung cấp.
 Trường hợp 2: khách hàng chỉ định NH thông báo L/C mà NH này không có
quan hệ đại lý với NHNo&PTNT vì khách hàng có quan hệ giao dịch tại đây 
tại đầu điện Chi nhánh sẽ chọn NH nào có quan hệ đại lý với NHNo&PTNT rồi
NH này sẽ làm trung gian chuyển tiếp L/C đến NH thông báo, nhằm tạo điều kiện
cho việc kiểm tra và thanh toán L/C. Ví dụ: Khi khách hàng chỉ định NH thông
báo là Tokyo Bank mà Agribank lại không có quan hệ đại lý với NH này mà chỉ
có quan hệ đại lý với HSBC Bank, lúc này Agribank sẽ gửi L/C đến HSBC Bank
và yêu cầu HSBC Bank chuyển tiếp đến Tokyo Bank để thông báo cho người thụ
hưởng. Mục Advise through Bank trên L/C thể hiện: “TOKYO BANK”.

 Trường hợp 3: khách hàng chỉ định L/C không hạn chế NH thương lượng thì
mục Available With…By… thể hiện: “ANY BANK”, không cho phép đòi tiền
bằng điện thì cách thức gởi BCT đều được thực hiện theo yêu cầu của L/C. Ví dụ:
L/C yêu cầu “ALL DOCUMENTS MUST BE SENT BY DHL SERVICE IN 1
LOT TO THE INSSUING BANK” (Tất cả các chứng từ phải được gởi 1 lần bởi
dịch vụ DHL)
- Nhập dữ liệu vào máy tính mở L/C và thu phí liên quan.
 Mở bằng điện sử dụng mẫu SWIFT MT 700, MT 701 (nếu điện 700 vượt
quá về độ dài điện thì phải gửi các thông tin thêm về thư tín dụng vào một hoặc
nhiều hơn trong mẫu điện 701, có thể gửi 3 mẫu điện 701 cùng với mẫu điện
700).
 L/C phát hành qua SWIFT phải dẫn chiếu UCP600.
 Thu phí mở L/C và trong nội dung L/C phải quy định rõ việc thu phí thông
báo L/C là do bên nào chi trả (thông thường phí thông báo do người thụ hưởng
chịu).
- Chuyển toàn bộ hồ sơ cùng điện mở L/C trình lãnh đạo phê duyệt và chuyển về Sở để
chuyển điện sang NH nước ngoài. Tất cả hầu như đều được thanh toán viên thực hiện
trên máy tính và mạng SWIFT đôi khi do sự cố hay lỗi kỷ thuật công việc phải tạm gián
đoạn trong giây lát, vấn đề không ai muốn xảy ra đối với mình cả và tất nhiên sẽ gây ra
thiệt hại lớn hay nhỏ tùy vào từng trường hợp.
 Giao bản L/C gốc cho khách hàng: giao 1 bản gốc L/C cho khách hàng, có dấu và
chữ ký của lãnh đạo Chi nhánh, vào bìa hồ sơ theo mẫu và lưu 1 bức điện đã chuyển đi
vào hồ sơ. Đồng thời vào sổ để theo dõi L/C. Sổ theo dõi hồ sơ mở L/C phải ghi rõ các
thông tin sau: ngày mở L/C, số L/C, tên khách hàng mở L/C, trị giá L/C, loại L/C (phân
theo kỳ hạn thanh toán, ngày thực tế thanh toán, nguồn vốn thanh toán, tỷ lệ ký quỹ, ghi
chú khác). Quá trình lưu lại hồ sơ thực hiện trên giấy sẽ không đảm bảo an toàn nếu có
sự cố và tốn chi phí văn phòng phẩm rất nhiều cho việc lưu hồ sơ.
2.2.2. Quy trình tu chỉnh L/C
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra, hoàn thiện tu chỉnh

Kiểm soát và ký duyệt
Chuyển hồ sơ lên P TTQT Hội sở
Duyệt và chuyển điện lên Hội sở
In điện trả về từ Hội sở
Giao điện L/C gốc cho khách hàng
Lưu hồ sơ

Nguồn: NHNo&PTNT(CN6)
Lưu đồ 2.2. Quy trình tu chỉnh L/C
Thông thường việc tu chỉnh L/C xuất phát từ yêu cầu của nhà XK khi họ thấy việc
thực hiện đúng các điều khoản của L/C vượt quá khả năng hoặc ảnh hưởng đến quyền
lợi kinh tế của họ.
 Một số nguyên tắc khi tu chỉnh L/C:
- Việc tu chỉnh phải được thực hiện trong thời gian hiệu lực của L/C
- Việc tu chỉnh phải được thông báo và có sự chấp thuận của cả 2 bên.
- Nội dung giao dịch có liên quan đến việc tu chỉnh phải được thực hiện bằng văn bản
như: điện báo, thư từ, … và sự tu chỉnh này phải được thực hiện thông qua NH, nội
dung tu chỉnh L/C phải được sự xác nhận cuối cùng của NH phát hành.
- Sau khi nội dung tu chỉnh được thông báo với NH nước ngoài thì nội dung tu chỉnh đó
đã đầy đủ giá trị pháp lý, trở thành một bộ phận của L/C và có hiệu lực huỷ bỏ những
nội dung cũ có liên quan đến nó. Quá trình được xem xét cẩn thận, phải thông qua các
bên tạo được sự an toàn.
 Quy trình tu chỉnh L/C:
• Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu sửa đổi L/C
Thanh toán viên nhận hồ sơ xin tu chỉnh do khách hàng lập bao gồm :

×