Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Khoá luận tốt nghiệp xây dựng hệ thống bài tập có sử dụng hình ảnh thí nghiệm trong đề thi THPT quốc gia bằng phần mềm edraw max 9 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 70 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC

LƢƠNG THỊ MINH THU

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CÓ SỬ DỤNG
HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM TRONG ĐỀ THI THPT
QUỐC GIA BẰNG PHẦN MỀM Edraw Max 9.2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa vô cơ

HÀ NỘI - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC

LƢƠNG THỊ MINH THU

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CÓ SỬ DỤNG
HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM TRONG ĐỀ THI THPT
QUỐC GIA BẰNG PHẦN MỀM Edraw Max 9.2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa học vô cơ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Th.S HOÀNG QUANG BẮC


HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới
Th.S. Hoàng Quang Bắc – Khoa Hóa học, Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2, ngƣời đã tận
tình hƣớng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Hóa học đã giúp đỡ
tôi trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, ngƣời thân đã tạo mọi điều kiện
vật chất và tinh thần để tôi thực hiện đƣợc đề tài của mình.
Trong quá trình nghiên cứu và làm khoá luận tốt nghiệp do trình độ lý luận
cũng nhƣ kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy,
tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các Thầy giáo, Cô giáo và các bạn
để khoá luận của tôi đƣợc hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2019

Sinh viên

Lƣơng Thị Minh Thu


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT

NỘI DUNG

SGK


Sách giáo khoa

SBT

Sách bài tập

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

BTHH

Bài tập hoá học

BT

Bài tập

PTN

Phòng thí nghiệm

CN

Công nghiệp


THPT

Trung học phổ thông

Dd

Dung dịch



Phản ứng

NXB

Nhà xuất bản

TN

Thí nghiệm

ĐKTC

Điều kiện tiêu chuẩn

CNTT

Công nghệ thông tin



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 1
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 2
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 2
NỘI DUNG ....................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................. 3
1.1. Bài tập hoá học ........................................................................................... 3
1.1.1 Khái niệm về bài tập, BTHH ................................................................... 3
1.1.2. Tác dụng của bài tập hoá học .................................................................. 3
1.1.2.1. Ý nghĩa trí dục ...................................................................................... 3
1.1.2.2. Ý nghĩa phát triển ................................................................................. 4
1.1.2.3. Ý nghĩa giáo dục .................................................................................. 4
1.1.3. Phân loại BTHH ...................................................................................... 4
1.1.3.1. Phân loại BTHH dựa vào nội dung ...................................................... 4
1.1.3.2. Phân loại BTHH dựa trên hình thức .................................................... 4
1.1.3.3. Phân loại BTHH theo mức độ nhận thức ............................................. 5
1.1.4. Sử dụng bài tập hoá học trong dạy học hoá học ..................................... 5
1.1.4.1. Lựa chọn bài tập ................................................................................... 5
1.1.4.2. Chữa bài tập ......................................................................................... 5
1.1.5. Xây dựng BTHH mới .............................................................................. 6
1.2. Bài tập hoá học có sử dụng hình vẽ ........................................................... 6


1.2.1. Khái niệm ................................................................................................ 6
1.2.2. Phân loại bài tập có sử dụng hình vẽ ...................................................... 6

1.2.3. Vai trò của bài tập hoá học có sử dụng hình vẽ ...................................... 7
1.3. Công cụ xây dựng, thiết kết hình vẽ hóa học ............................................. 7
1.3.1. Vai trò của công nghệ thông tin đối với dạy học hóa học ...................... 7
1.3.2. Ƣu điểm của phƣơng pháp dạy học bằng công nghệ thông tin. ............. 8
1.3.3. Một số khó khăn khi áp dụng CNTT và truyền thông vào dạy học
Hóa học. ............................................................................................................ 8
1.3.4. Thực trạng việc sử dụng CNTT trong dạy học hiện nay. ....................... 9
1.4. Nguyên tắc xây dựng hệ thống BTHH có sử dụng hình vẽ ..................... 10
1.5. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập có sử dụng hình vẽ ........................ 11
1.6. Giới thiệu về phần mềm Edraw Max 9.2 ................................................. 12
1.6.1. Giới thiệu chung .................................................................................... 12
1.6.2. Phần mềm Edraw Max trong thiết kế mô phỏng thí nghiệm hoá
học ................................................................................................................... 13
1.6.3. Quy trình vẽ hình mô phỏng thí nghiệm sử dụng phần mềm Edraw
Max.................................................................................................................. 13
CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG BÀI TẬP HOÁ HỌC CÓ SỬ DỤNG HÌNH
VẼ CHƢƠNG “NITROGEN - PHOSPHORUS” và CHƢƠNG
“CARBON - SILICON” LỚP 11 CƠ BẢN ................................................... 16
2.1. Kiến trức trọng tâm chƣơng nitrogen - phosphorus ................................. 16
2.1.1. Nitrogen ................................................................................................. 16
2.1.2. Hợp chất của nitrogen ........................................................................... 17
2.1.3. Phosphorus và hợp chất ........................................................................ 19
2.2. Kiến thức trọng tâm chƣơng “Carbon – Silic”......................................... 21
2.2.1. Carbon ................................................................................................... 21


2.2.2. Các hợp chất của carbon. ...................................................................... 22
2.2.3. Silicon.................................................................................................... 24
2.2.4. Hơp chất của silicon. ............................................................................. 24
2.3. Một số ví dụ bài tập có sử dụng hình ảnh thí nghiệm thuộc chƣơng

“nitrogen – phosphorus” và “ carbon – silicon” trong đề thi THPT quốc
gia. ................................................................................................................... 25
2.4. Hệ thống bài tập có sử dụng hình ảnh thí nghiệm chƣơng “nitrogen –
phosphorus” và “ carbon – silicon”................................................................. 26
2.4.1. Hệ thống bài tập chƣơng “ Nitrogen - phosphorus” ............................. 28
2.4.1.1. Mức độ nhận biết ............................................................................... 28
2.4.1.2. Mức độ thông hiểu ............................................................................. 33
2.4.1.3. Mức độ vận dụng ............................................................................... 38
2.4.1.4. Mức độ vận dụng cao ......................................................................... 45
2.4.2. Hệ thống bài tập chƣơng “carbon - silicon” ......................................... 47
2.4.2.1 Mức độ nhận biết ................................................................................ 47
2.4.2.2. Mức độ thông hiểu ............................................................................. 51
2.4.2.3. Mức độ vận dụng ............................................................................... 56
2.4.2.4. Mức độ vận dụng cao ......................................................................... 60
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 63


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bài”tập có ý nghĩa rất quan trọng trong Hóa học, không những giúp học sinh
hiểu chính xác và vận dụng các kiến thức đã học, bài tập Hóa học còn giúp học sinh
rèn luyện kĩ năng, trí thông minh, sự sáng”tạo. Nƣớc ta đang bƣớc vào giai đoạn
xây dựng và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng. Do đó nền
giáo dục đã và đang đổi mới căn bản và toàn diện để hƣớng tới một nền giáo dục
tiến bộ, hiện đại, hoà nhập với xu hƣớng của các quốc gia khác trong khu vực và
trên thế giới.
Tuy nhiên, trƣớc”yêu cầu đổi mới, không phải lúc nào ngƣời thầy cũng dạy
đƣợc lý thuyết đi kèm với thực hành. Cho nên, những BTHH có sử dụng hình vẽ sẽ
là ngôn ngữ diễn tả ngắn gọn và hiệu quả bản chất thực”tiễn. BTHH đƣợc coi là

phƣơng tiện cơ bản để dạy học và vận dụng kiến thức hoá học để giải quyết các
nhiệm vụ học tập, các vấn đề thực tiễn sản xuất có liên quan đến hoá học.
Thực tế, những”bài tập hoá học có sử dụng hình vẽ trong chƣơng trình hoá
học phổ thông hiện nay còn ít và cũng chƣa đƣợc nhiều GV sử”dụng. Trong khi đó,
những năm gần đây, bài tập có sử dụng hình ảnh đã đƣợc đƣa vào kì thi THPT quốc
gia, và có một vị trí quan trọng.
Xuất phát từ những lí do đó, với mong muốn góp phần nâng cao chất lƣợng học tập
của học sinh nên tôi đã lựa chọn đề tài: “XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CÓ
SỬ DỤNG HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA
BẰNG PHẦN MỀM Edraw Max 9.2 ” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng đƣợc hệ thống các bài tập có sử dụng hình vẽ bằng phần mềm
Edraw Max 9.2 trong dạy học phần phi kim SGK hoá học 11 cơ bản làm phong phú
thêm hệ thống bài tập. Góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn, phát triển tƣ
duy nhận thức, năng lực của HS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.
+ Tìm hiểu hệ thống lí luận về bài tập hoá học, phƣơng tiện trực quan, bài tập có sử
dụng hình vẽ.
+ Nghiên cứu cấu trúc chƣơng trình, nội dung kiến thức về chƣơng “Nitrogen -

1


Phosphorus” và “Carbon - Silicon” lớp 11 cơ bản.
+ Tuyển chọn và xây dựng hệ thống BTHH có sử dụng hình vẽ chƣơng “Nitrogen Phosphorus” và “Carbon - Silicon” bằng phần mềm Edraw Max 9.2 lớp 11 cơ bản.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Xây dựng một số bài tập có sử dụng hình ảnh thí nghiệm
trong đề thi THPT quốc gia.
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học ở trƣờng phổ thông.

5. Phạm vi nghiên cứu
Xây dựng 1 hệ thống bài tập có sử dụng hình ảnh thí nghiệm thuộc chƣơng
“nitrogen – phosphorus” và chƣơng “ carbon – silicon” bằng phần mềm Edraw max
9.2
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
- Tìm hiểu sách giáo khoa Hóa học lớp 11, nghiên cứu một số tài liệu tham khảo
trên sách báo, các diễn đàn, mạng xã hội về bài tập có sử dụng hình ảnh thí nghiệm.
- Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu.
- Phân tích, đánh giá các mức độ nhận thức của HS: mức độ nhân biết, mức độ
thông hiểu, mức độ vân dụng và mức độ vận dụng cao bằng cách phân loại một số
bài tập cụ thể.

2


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Bài tập hoá học
1.1.1 Khái niệm về bài tập, BTHH [9]
Bài tập là một hệ thống thông tin đƣợc đƣa ra một cách có vấn đề, đòi hỏi HS phải
sử dụng những kiến thức đã có bằng cách lập luận hay tính toán để giải quyết vấn
đề.
“BTHH là phƣơng tiện chính và hết sức quan trọng dùng để rèn luyện khả
năng vận dụng kiến thức cho HS.”Là nhiệm vụ học tập mà GV đặt ra cho ngƣời
học, buộc “ngƣời học phải vận dụng các kiến thức, năng lực của mình để giải quyết
các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng một cách tích cực, hứng thú và
sáng tạo. ” Về mặt lí luận dạy học hoá học, bài tập bao gồm cả câu hỏi và bài toán
mà khi hoàn thành chúng HS nắm đƣợc hay hoàn thiện một tri thức hay một kĩ năng
nào đó, bằng cách trả lời miệng hay trả lời viết kèm theo thực nghiệm.

“Để giải quyết đƣợc những vấn đề này, HS phải biết suy luận logic dựa vào
những kiến thức đã học, phải sử dụng những hiện tƣợng hóa học”, những khái niệm,
định luật, học thuyết, phép toán, “cách tƣ duy sáng tạo và phƣơng pháp nhận thức
khoa học. Bài tập và lời giải là nguồn tri thức mới cho HS trong hoạt động nhận
thức. ”
1.1.2. Tác dụng của bài tập hoá học [9]
1.1.2.1. Ý nghĩa trí dục
+ “Làm chính xác hoá, hiểu đúng, hiểu sâu các khái niệm hoá học. ”
+ Củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn.
“Chỉ khi vận dụng đƣợc các kiến thức vào việc giải bài tập, HS mới nắm đƣợc kiến
thức một cách sâu sắc. ”
+ Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức một cách tích cực nhất.
+ “Rèn luyện các kĩ năng hoá học nhƣ cân bằng phƣơng trình phản ứng, tính toán
theo các công thức hoá học và phƣơng trình hoá học”… Nếu là bài tập thực nghiệm
“sẽ rèn các kĩ năng thực hành, góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho
HS.
+ Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, lao động sản xuất

3


và bảo vệ môi trƣờng. ”
+ Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hoá học và các thao tác tƣ duy.
1.1.2.2. Ý nghĩa phát triển
+ “Phát triển ở HS các năng lực tƣ duy logic, giải quyết vấn đề, nhận thức, biện
chứng, khái quát, độc lập, thông minh và sáng tạo. ”
1.1.2.3. Ý nghĩa giáo dục
+ “Rèn luyện đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học
hoá học.
+ Tạo hứng thú học tập cho HS. ”

+ “Bài tập thực nghiệm còn có tác dụng rèn luyện văn hoá lao động (lao động có tổ
chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc). ”
1.1.3. Phân loại BTHH [10]
1.1.3.1. Phân loại BTHH dựa vào nội dung
- “Bài tập định tính: là các dạng bài tập nhận thức có sự liên hệ với sự quan
sát, giải thích các hiện tƣợng hoá học, sự điều chế các chất cụ thể, xác định thành
phần hoá học các chất và phân biệt chúng, tách hỗn hợp, trắc nghiệm. ”
- “Bài tập định lƣợng: là dạng bài tập hoá học có tính chất hoá học (cần dùng
các kĩ năng toán học để giải) và tính chất hoá học (cần đúng kiến thức hoá học). Bài
toán hoá học có liên quan đến dung dịch. ”
- “Bài tập thực nghiệm: là dạng bài tập có liên quan đến các kĩ năng thực
hành nhƣ: quan sát thí nghiệm, mô tả hiện tƣợng và giải thích, điều chế chất, làm thí
nghiệm nghiên cứu về tính chất của các chất, nhận biết, tách các chất”……
1.1.3.2. Phân loại BTHH dựa trên hình thức
- “Bài tập tự luận: là loại bài tập khi làm bài, học sinh phải tự viết câu trả lời,
học sinh phải tự trình bày, lí giải, chứng minh bằng ngôn ngữ của mình. ”
- “Bài tập trắc nghiệm khách quan: là loại bài tập khi làm học sinh chỉ phải
chọn một câu trả lời trong số các câu trả lời đã đƣợc cung cấp.”Do không phải viết
câu trả lời nên thời gian dành cho việc đọc, suy nghĩ và chọn câu trả lời chỉ từ 1 -2
phút.

4


1.1.3.3. Phân loại BTHH theo mức độ nhận thức
Có thể phân loại BTHH ở các mức độ: Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng.
“Trên thực tế có nhiều cách phân loại BTHH, nhƣng sự phân loại BTHH chỉ
mang tính chất tƣơng đối, vì giữa cách phân loại không có ranh giới rõ nét, sự phân
loại thƣờng theo một mục đích nhất định nào đó. ”
1.1.4. Sử dụng bài tập hoá học trong dạy học hoá học [5]

1.1.4.1. Lựa chọn bài tập
“Hiện nay, ngoàiSGK và SBT còn có rất nhiều sách tham khảo về BTHH ở
trƣờng phổ thông. ”Tuy nhiên, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà GV cần lựa chọn
các BT cho thích hợp. Khi chọn BT cần chú ý đến các yếu tố sau:
- “Căn cứ trên khối lƣợng kiến thức HS nắm đƣợc để lựa chọn BT phù hợp
với trình độ HS. ”
- “Qua việc giải BT của HS có thể đánh giá đƣợc chất lƣợng học tập, phân
loại đƣợc HS.
- Căn cứ vào chƣơng trình giảng dạy, nên xây dựng một ngân hàng BT phù
hợp với mức độ của từng khối lớp.
- “Nên chọn các BT có nội dung gắn hoá học với các môn học khác, với thực
tiễn. BT có nhiều cách giải đòi hỏi HS phải suy luận thông minh để có cách giải
nhanh nhất,”sẽ tạo hứng thú, nâng cao chất lƣợng giải bài tập.
- “Sau mỗi bài giảng, cần rèn luyện cho HS có thói quen làm hết các BT có
trong SGK, SBT. ”
1.1.4.2. Chữa bài tập
- “Khi chú trọng tới chất lƣợng: Nên chữa bài kiểm tra viết, chữa các bài tập
chọn lọc điển hình. ”
+ Chữa chi tiết, trình bày rõ ràng, chính xác, nên kết hợp chữa các lỗi điển
hình mà HS đã mắc phải.
+ “Hƣớng dẫn cho HS cách phân tích BT, nên có ví dụ về bài làm của HS từ
việc phân tích sai dẫn đến giải sai. ”
+ Cần lựa chọn các bài điển hình, các dạng BT bắt buộc.

5


- “Khi chú trọng tới số lƣợng: HS phổ thông rất cần phải chữa nhiều BT,
kiểm tra để khuyến khích HS học tập,”đánh giá kịp thời chất lƣợng dạy học. GV có
thể tiến hành theo các hình thức sau:

+ “Tiến hành vào đầu hoặc cuối giờ học, kiểm tra một lúc nhiều HS.
+ Kiểm tra trắc nghiệm.
+ Các dạng BT cơ bản. ”
1.1.5. Xây dựng BTHH mới [9]
- Loại bỏ những bài tập có nội dung trong hoá học nghèo nàn nhƣng lại cần
đến những thuật toán phức tạp để giải ” (hệ nhiều ẩn nhiều phƣơng trình, bất
phƣơng trình, phƣơng trình bậc 2, cấp số cộng, cấp số nhân…)
- Loại bỏ những bài tập có nội dung lắt léo, giả định rắc rối, phức tạp, xa rời
hoặc phi thực tiễn hoá học.
- “Tăng cƣờng sử dụng bài tập thực nghiệm.
- Tăng cƣờng sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan. ”
- “Xây dựng bài tập mới về bảo vệ môi trƣờng và phòng chống ma tuý.
- Xây dựng bài tập mới để rèn luyện cho HS năng lực phát hiện vấn đề và
giải quyết vấn đề. ”
- “Đa dạng hoá các loại hình bài tập nhƣ bài tập bằng hình vẽ, bài tập vẽ sơ
đồ, đồ thị, bài tập lắp dụng cụ thí nghiệm”….
- “Xây dựng những bài tập có nội dung hoá học phong phú, sâu sắc, phần
tính toán đơn giản nhẹ nhàng. ”
- Xây dựng và tăng cƣờng sử dụng bài tập thực nghiệm định lƣợng. ”
1.2. Bài tập hoá học có sử dụng hình vẽ
1.2.1. Khái niệm
- “Theo tôi, bài tập có sử dụng hình vẽ là dạng bài tập phải dựa vào hình vẽ
để có thể giải đƣợc bài tập đó.
- Bài tập bằng hình vẽ là một loại hình bài tập mới cần chú ý xây dựng. ”
1.2.2. Phân loại bài tập có sử dụng hình vẽ
Tôi chia bài tập có sử dụng hình vẽ theo bốn mức độ:

6



- Mức độ nhận biết.
- Mức độ thông hiểu.
- “Mức độ vận dụng.
- Mức độ vận dụng cao. ”
1.2.3. Vai trò của bài tập hoá học có sử dụng hình vẽ
BT có sử dụng hình vẽ có tác dụng:
- “Mô tả, thay thế những thí nghiệm khó, phức tạp hoặc điều kiện thực tế
không thế tiến hành đƣợc từ đó giúp HS dễ tái hiện và vận dụng kiến thức. ”
- “Giúp HS hình dung đƣợc những vật quá nhỏ bé hoặc quá lớn, hoặc không
thể đến gần HS để tiếp thu và nhớ lâu. ”
- “Giúp HS rèn luyện kĩ năng vẽ hình.
- Giúp HS phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, suy đoán. ”
- “Rèn luyện năng lực quan sát cho HS, là cơ sở để HS tƣ duy.
- Kiểm tra kiến thức kĩ năng thực hành của HS. ”
- “Giúp GV tiết kiệm thời gian do không phải mô tả, giải thích dài dòng.
- Gây chú ý cho HS. ”
- Bài giảng hấp dẫn, HS hứng thú học tập làm cho lớp học sinh động, nâng
cao hiệu quả của HS.”
1.3. Công cụ xây dựng, thiết kết hình vẽ hóa học
1.3.1. Vai trò của công nghệ thông tin đối với dạy học hóa học
“Trong thời đại ngày nay - thời đại của thông tin và nền kinh tế tri thức - đã tạo
ra những biến đổi to lớn trong mọi mặt hoạt động của con ngƣời và xã hội. ”Việc
ứngdụng CNTT rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực đã cho thấy“vai trò to lớn và những
tác dụng kỳ diệu của CNTT trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong
lĩnh vực giáo dục ở các nƣớc có nền giáo dục phát triển. ”
Việc ứng dụng CNTT trong thực tế dạy học đã đem lại kết quả đáng kể và
“những chuyển biến tích cực trong dạy học, nhất là về phƣơng pháp dạy học
(PPDH), đó thực sự là “một cuộc cách mạng công nghệ trong giáo dục. ”

7



“Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính
trở nên sinh động hơn, tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian”hơn so với cách dạy theo
“phƣơng pháp truyền thống, chỉ cần kích chuột, mànhình sẽ hiện ra nội dung bài
học ”với những âm thanh hình ảnh sống động tạo hứng thú cho ngƣời học.“Thông
qua bài giảng điện tử, ngƣời dạy cũng có nhiều thời gian đặt ra các câu hỏi để học
sinh đƣợc hoạt động nhiều hơn. ”
1.3.2. Ưu điểm của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin.
- “Tốc độ truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian, công sức của thầy
vàtrò.”Môi trƣờng đa phƣơng tiện kết hợp hình ảnh, video…với âm thanh, văn bản,
biểu đồ… “đƣợctrình bày qua máy tính theo kịch bản có sẵn nhằm đạt hiệu quả tối
đa trong một qua trình học đa giác quan. ”
- “Kĩ thuật đồ hoạ nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tƣợng trong
tự nhiên, xã hội trong con ngƣời giúp HS dễ nắm bắt hơn. ”
-“Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng đƣợc kết nối với nhau và với
ngƣời sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet ”… có thể đƣợc khai thác
“để tạo nên những điều kiện cực kì thuậnlợi và nhiều khi không thể thiếu để cả GV
và HS họctập, giao lƣu. ”
- “Những thí nghiệm, tài liệu đƣợc cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh
chữ, âm thanh sống động làm cho HS dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý”,
HS có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là một công
dụng lớn của CNTT và truyền thông trong quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy học.
“Có thể khẳng định rằng, môi trƣờng CNTT và truyền thông chắc chắn sẽ có tác
động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của HS và GV. ”
- Ngƣời học hứng thú hơn, tự chủ hơn về không gian và thời gian. Thiết lập môi
trƣờng học tập mới gần gũi hơn với môi trƣờng trong tƣơng tai.
- “Hầu hết sinh viên đã đƣợc trang bị máy tính, nhà trƣờng cũng tạo điều kiện
cơ sở vật chất rất tiện lợi cho HS tự học, tự nghiên cứu. ”
1.3.3. Một số khó khăn khi áp dụng CNTT và truyền thông vào dạy học Hóa học.

“Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi trong dạy học nhƣng ở một
mức độ nào đó, công cụ hiện đại này cũng không thể”hỗ trợ hoàn toàn trong những
bài giảng.“Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với phần nhiều bài giảng chứ không phải
toàn bộ chƣơng trình do nhiều nguyên nhân, cụ thể là”: với những bài học có nội

8


dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, thì việc dạy theo phƣơng pháp truyền thống
sẽ thuận lợi hơn cho học sinh, “vì giáo viên ghi tất cả nội dung bài học đủ trên một
mặt bảng, dẫn đến dễ dàng củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không cần lật lại từ
đầu các slide nhƣ khi dạy trên máy tính điện tử. ”
“Kiến thức, kỹ năng về CNTT ở một số GV vẫn còn hạn chế. Mặt khác,
phƣơng pháp dạy học cũ nhƣ một lối mòn khó thay đổi.” Việc dạy học tƣơng tác
giữa ngƣời và máy, dạy theo nhóm, dạy phƣơng pháp tƣ duy “sáng tạo cho HS, dạy
HS cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳn định mình vẫn còn mới
mẻ đối với GV” và đòi hỏi GV phải kết hợp hài hòa các phƣơng pháp dạy học đồng
thời “phát huy ƣu điểm của phƣơng pháp dạy học này để khắc phục những nhƣợc
điểm của phƣơng pháp dạy học truyền thống.”Điều đó làm cho CNTT dù đã đƣợc
đƣa vào quá trình dạy học vẫn chƣa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và hiệu quả
của nó.
“Các phƣơng tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phƣơng pháp dạy học vẫn
còn thiếu và chƣa đồng bộ. ”
Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phƣơng pháp dạy học chƣa đƣợc
nghiên cứu kĩ, dẫn đến việc không đúng lúc, đúng chỗ, nhiều khi lạm dụng nó. ”
“Việc kết nối và sử dụng internet chƣa đƣợc thực hiện triệt để và có chiều sâu,
sử dụng không thƣờng xuyên. Công tác đào tạo chƣa đủ kiến thức”, giảng viên mất
nhiều thời gian và công sức để sử dụng CNTT trong lớp một cách hiệu quả.
“Tình trạng hỗn loạn, không thể kiểm soát đƣợc của CNTT trên mạng
internet.”

1.3.4. Thực trạng việc sử dụng CNTT trong dạy học hiện nay.
“Nền giáo dục nƣớc ta đã và đang đổi mới căn bản và toàn diện để hƣớng tới
một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ đông sáng tạo, vận
dụng kiến thức kỹ năng của ngƣời học. ” Tập chung dạy cách học, khuyến khích
học tập, để ngƣời học tự đổi mới tri thức, phát triển năng lực.“Chuyển từ học chủ
yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học đa dạng: ngoại khóa, nghiên cứu khoa học.
Đẩy mạng ứng dụng CNTT tong dạy và học. ”
“Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn Hóa học tại các trƣờng phổ
thông còn hạn chế, chủ yếu dạy theo phƣơng pháp truyền thống.”Quan sát các đề thi
THPT Quốc gia từ năm 2015 đến nay của Bộ GD&ĐT có thể nhận thấy vai trò của
câu hỏi hình vẽ thí nghiệm là rất rõ.“Theo thống kê, đại đa số thí sinh mất điểm ở

9


các câu đó, vậy nguyên nhân là do đâu? Một phần từ phía thí sinh, ”mặt khác trong
bài giảng trên lớp GV rất khó vẽ lại hình ảnh sơ đồ thí nghiệm trên bảng.“Do đó
nếu có một phần mềm minh họa để GV có thể trực tiếp sử dụng thì công việc dạy
học sẽ phong phú hơn nhiều. ”
1.4. Nguyên tắc xây dựng hệ thống BTHH có sử dụng hình vẽ
- “Hệ thống bài tập phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học. ”
“Bài tập là một phƣơng tiện để tổ chức các hoạt động của học sinh nhằm
khắc sâu, vận dụng và phát triển hệ thống kiến thức lí thuyết đã học, hình thành và
rèn luyện các kĩ năng cơ bản.
Mục tiêu của hoá học ở trƣờng THPT cung cấp cho HS hệ thống kiến thức,
“kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực, có nâng cao về hoá học và gắn với
đời sống.
- Hệ thống bài tập cần phải bám sát nội dung bài học. ”
“Căn cứ vào mục tiêu của chƣơng, bài và từng nội dung trong bài để xây
dựng, lựa chọn bài tập cho phù hợp với mục tiêu đó.

- Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học. ”
Khi xây dựng nội dung của bài tập phải có sự chính xác về kiến thức hoá
học, bài tập, cho đủ các điều kiện, không đƣợc dƣ hay thiếu.“Các bài tập không
đƣợc mắc sai lầm về mặt thiếu chính xác trong cách diễn đạt, nội dung thiếu logic
chặt chẽ. Vì vậy giáo viên khi ra bài tập cần nói, viết một cách lôgic chính xác và
đảm bảo tính khoa học về mặt ngôn ngữ hoá học. ”
- “Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính đa dạng, tính hệ thống. ”
“Các bài tập đƣợc sắp xếp theo từng dạng bài tập theo thứ tự hình vẽ. Toàn
bộ hệ thống bài tập đều nhằm giúp HS nắm vững kiến thức, hình thành và phát triển
hệ thống kĩ năng cơ bản. ”
- “Hệ thống bài tập đảm bảo tính vừa sức. ”
“Hệ thống bài tập phải xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp,
mức độ khó tăng dần theo trình độ phát triển của HS. ”
- Hệ thống bài tập phải củng cố kiến thức cho HS.
“Sự nắm vững kiến thức có thể phân biệt ở ba mức độ: Biết, hiểu, vận dụng.
HS nắm vững kiến thức hoá học một cách chính xác khi họ đƣợc hình thành kĩ

10


năng, kĩ xảo vận dụng và chiếm lĩnh kiến thức thông qua nhiều dạng bài tập khác
nhau.
- Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính sƣ phạm.
“Các kiến thức bên ngoài khi đƣa vào làm bài tập đều phải qua khâu xử lí sƣ
phạm để phù hợp với phƣơng pháp giảng dạy và thúc đẩy khả năng tiếp thu của HS.
- Các hình vẽ đúng quy chuẩn, có tính thẩm mĩ, có đƣờng nét cân đối, hài hoà. ”
- “Hệ thống bài tập phải phát huy tính tích cực nhận thức, năng lực vận dụng sáng
tạo của HS. ”
“Tuỳ theo trình độ HS mà xây dựng hệ thống bài tập cho phù hợp với khả
năng của HS. Bài tập từ dễ đến khó, nếu thấy HS đã đạt mức độ dễ thì nâng dần lên

mức độ cao hơn. ”
1.5. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập có sử dụng hình vẽ
“Bước 1: Xác định cấu trúc hệ thống bài tập.
- Bài tập về nitrogen – phosphorus
- Bài tập về carbon – Silicon”
“Ở mỗi nhóm các bài tập đƣợc xây dựng gồm các bài tập có sử dụng hình vẽ, đƣợc
sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó gồm bốn mức độ”:
- “Mức độ 1: Mức độ “Nhận biết” là mức độ thấp nhất, ở mức độ này HS chỉ
cần nắm vững các kiến thức cơ bản, không đòi hỏi tƣ duy logic nhiều, HS nhớ kiến
thức một cách máy móc. “HS chỉ cần ghi nhớ cách bố trí các thí nghiệm, các bƣớc
tiến hành thí nghiệm, các hiện tƣợng thí nghiệm đơn giản, nhận biết các chất đơn
giản.
- “Mức độ 2: Mức độ “Thông hiểu”, mứcđộ này đòi hỏi khả năng thấu hiểu
đƣợc ý nghĩa kiến thức, giải thích đƣợc nội dung kiến thức, diễn đạt theo ý hiểu của
mình. ” Đòi hỏi HS “những kiến thức về các hiện tƣợng thí nghiệm phức tạp, tại sao
lại phải tiến hành thí nghiệm theo các bƣớc. ”
- Mức độ 3: Mức độ “Vận dụng” là mức độ đòi hỏi HS phải nắm chắc kiến
thức, có sự so sánh, phân tích để giải quyết các vấn đề có liên quan. ”
- “Mức độ 4: Mức độ “Vận dụng cao” là mức độ đòi hỏi HS giải đƣợc các
bài tập tổng hợp nhiều kiến thức, vận dụng kiến thức giải thích các vấn dề thực tiễn.

11


” Ngoài ra, HS phải khái quát đƣợc các số liệu thu đƣợc, sử dụng chúng trong điều
kiện phức tạp hơn, có sự sáng tạo, tƣ duy logic.
Bước 2: Hệ thống đƣợc các kiến thức trọng tâm của từng chƣơng.
- “Nghiên cứu các kiến thức trọng tâm của chƣơng, bài, từng nội dung trong
bài để định hƣớng cho việc thiết kế bài tập.”
- “Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SBT, các tài liệu tham khảo và các vấn đề

có liên quan đến nội dung đó. ”
- “Nghiên cứu đặc điểm, trình độ nhận thức của HS để thiết kế BT cho phù
hợp. ”
Bước 3: “Thu thập thông tin để xây dựng hệ thống bài tập.
- Các BT trong SGK, SBT hoá học trung học phổ thông. ”
- “Bài tập trong các sách tham khảo, báo, tạp chí,…
- Các thông tin trên mạng internet, ”…
Bước 4: Tiến hành soạn thảo.
- “Soạn từng bài tập.
- Xây dựng các phƣơng án để giải bài tập. ”
- “Dự kiến những tình huống, những sai lầm HS có thể xảy ra trong quá trình
HS giải BT và cách khắc phục.”
- “Sắp xếp các BT theo ba mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
Bước 5: Lấy ý kiến của các chuyên gia và chỉnh sửa. ”
1.6. Giới thiệu về phần mềm Edraw Max 9.2
1.6.1. Giới thiệu chung
“Edraw Max là phần mềm tạo sơ đồ, biểu đồ, lƣợc đồ chuyên nghiệp, dễ dàng và
nhanh chóng nhất với rất nhiều mẫu, ví dụ có sẵn để bạn lựa chọn. ”
Edraw Max cung cấp giao diện hiện đại, thông minh, thƣ viện tổ chức đơn giản
cùng với nhiều ví dụ và hấp dẫn.“Các loại sơ đồ có sẵn trong Edraw Max bao gồm
tất cả các lĩnh vực: sơ đồ khối, kiến trúc, tổ chức biểu đồ, Mind Maps, mạng… và
có một số hình trong thƣ viện cho từng loại biểu đồ, cũng nhƣ một số ví dụ đi kèm
với phần mềm. ”Chúng ta có thể lƣu hình trong thƣ viện để sử dụng tiếp. “ Tất cả

12


những hình ảnh đẹp mà chúng ta đã thiết kế có thể dễ dàng xuất và in. Edraw Max
là một phần mềm đồ họa nhẹ nhàng nhƣng cực kỳ hữu ích.”
1.6.2. Phần mềm Edraw Max trong thiết kế mô phỏng thí nghiệm hoá học

Trong Edraw Max có rất nhiều mẫu dụng cụ sẵn có với hình thức thẩm mỹ
cao.“Số lƣợng hình vẽ dụng cụ có sẵn trong Edraw Max rất nhiều, đủ để chúng ta
miêu tả tất cả các dụng cụ thƣờng dùng trong phòng thí nghiệm nhƣ: đèn cồn, giá
thí nghiệm, bình cầu có nhánh”…
“Chỉ với thao tác đơn giản là kéo dụng cụ, thiết bị… từ cột bên trái màn hình
sao cho phù hợp với thí nghiệm đặt sang trang vẽ bên phải”“sau đó group hoặc
ungroup và các nút lệnh, hình vẽ trên thanh công cụ, chúng ta có thể tự biên ra rất
nhiều hình vẽ dụng cụ, bộ dụng cụ đẹp mắt. ”Có thể đổ màu cho các dung dịch, chất
rắn, hiện tƣợng phản ứng xảy ra. Ngoài ra chúng ta cũng có thể ghi chú tên chất, tên
thí nghiệm ngay trên trang vẽ. ”
Edraw Max cho phép xuất ra Word, Powerpoint dƣới dạng hình ảnh vì vậy khi
điều chỉnh kích thƣớc sẽ không bị vỡ hình, tuỳ theo mục đích ngƣời sử dụng. ”
1.6.3. Quy trình vẽ hình mô phỏng thí nghiệm sử dụng phần mềm Edraw Max
Bước 1: Khởi động Edaw Max
- “Cách 1: Double click vào biểu tƣợng Edraw Max trên Desktop.
- Cách 2: Nhấn chuột vào Start/ Program/ Edraw Max. ”
“Sau khi khởi động Edraw Max cửa sổ ứng dụng mở ra.
Bước 2 Mở file chứa dụng cụ mẫu”
“Vào File/ Science/ Chemical Experiment of Middel School. Kéo các dụng cụ
thí nghiệm từ bên trái màn hình đặt sang bên phải trang vẽ, thiết kế sao cho phù hợp
với thí nghiệm. ”
“Ví dụ: Thiết kế mô phỏng thí nghiệm: Điều chế khí CO2 bằng cách”cho
CaCO3 tác dụng với HCl. ”

Bƣớc 1: Khởi động Edraw Max và mở trang vẽ

13


Bƣớc 2: Chọn dụng cụ thí nghiệm từ bên trái màn hình đặt sang trang vẽ bên phải,

lắp ghép các dụng cụ.

14


Bƣớc 3: Lắp ghép, hoàn chỉnh mô phỏng thí nghiệm.

15


CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG BÀI TẬP HOÁ HỌC CÓ SỬ DỤNG HÌNH
VẼ CHƢƠNG “NITROGEN - PHOSPHORUS” và CHƢƠNG “CARBON SILICON” LỚP 11 CƠ BẢN

2.1. Kiến trức trọng tâm chƣơng nitrogen - phosphorus
2.1.1. Nitrogen
* Tính chất vật lí
- Là khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí, rất ít tan trong
nƣớc.
- Không duy trì sự sống và sự cháy.
* Tính chất hóa học
- Vì nitrogen có liên kết 3 nên khá trơ về mặt hóa học. Chỉ hoạt động ở nhiệt độ cao.
Các số oxi hóa thƣờng gặp của nitrogen trong hợp chất: -3, +2, +4, +5
Vì vậy, nitrogen vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa.
- Tính oxi hóa đặc trƣng:
+ Tác dụng với hydrogen: N2 + 3H2

2NH3.

+ Tác dụng với kim loại:
N2 + 6Li

N2 + 3Mg

Li3N ( nhiệt độ thƣờng)
Mg3N2

- Tính khử: N2 + O2

2NO

Khí NO không bền trong không khí nên có phản ứng: 2NO + O2
đỏ)
* Ứng dụng
- Dùng để tổng hợp amonium, từ đó sản xuất phân đạm, acid HNO3
- Làm môi trƣờng trơ.
* Điều chế
- Trong công nghiệp: Chƣng cất phân đoạn không khí lỏng.
- Trong phòng thí nghiệm: Nhiệt phân muối NH4NO2

16

2NO2 (màu nâu


NH4NO2

N2 + 2H2O

Hoặc: NH4Cl + NaNO2

N2 + NaCl + 2H2O


2.1.2. Hợp chất của nitrogen
* Amonium((NH3)
- Tính chất vật lí:
+ Là khí không màu, mùi khai và xốc.
+ Nhẹ hơn không khí, tan nhiều trong nƣớc.
- Tính chất hóa học
+ Tính base yếu:
Tác dụng với nƣớc:
NH3 + H2O

NH4+ + OH-

Dung dịch NH3 làm cho quì tím hóa xanh, phenolptalein hóa hồng.
Tác dụng với acid:
NH3 + HCl
NH3 + HNO3

NH4Cl ( khói trắng)
NH4NO3

Tác dụng với dung dịch muối:
3NH3 + Al3+ + 3H2O
* Khả năng tạo phức:
Cu(OH)2 + 4NH3

Al(OH)3 + 3NH4+

[Cu(NH3)4](OH)2 ( màu xanh thẫm)


+ Tính khử:
Tác dụng với oxygen:
4NH3 + 3O2

2N2 + 6H2O

4NH3 + 5O2

4NO + 6H2O

Tác dụng với chloride:
2NH3 +3Cl2

N2 +6HCl

Tác dụng với một số oxide:
2NH3 + 3CuO

3Cu+ N2 + 3H2O

17


- Ứng dụng
+Dùng để sản xuất các loại phân đạm nhƣ NH4NO3, NH4)2SO4, urê…
+ Làm chất gây lạnh
- Điều chế
+ Trong công nghiệp: Tổng hợp từ N2 và H2:
N2 + 3H2


2NH3

+ Trong phòng thí nghiệm:
NH4+ + OH-  NH3 + H2O
* Acid nitric ( HNO3)
- Tính chất vật lí
+ Là chất lỏng không màu
+ Bốc khói trong không khí ẩm
- Tính chất hóa học
+ Tính acid mạnh: Thể hiện đầy đủ tính chất của 1 acid
+ Tính oxi hóa:
Tác dụng với kim loại.
3Cu + 8HNO3 loãng  3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Cu + 4HNO3  Cu(NO3)2 +2NO2 + 2H2O
Chú ý: Fe, Al, Cr bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
Tác dụng với phi kim:
S + 6HNO3 H2SO4 + 6NO2 +2H2O
Tác dụng với hợp chất:
3FeO + 10HNO3 đ  3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
3H2S + 2HNO3 loãng  3S + 2NO +4H2O
- Ứng dụng
+ Dùng để điều chế phân bón.
+ Dùng để sản xuất thuốc nổ.

18


×