Tải bản đầy đủ (.pdf) (220 trang)

Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 220 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9 34 04 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận án là trung thực, không sao chép, trùng lắp với bất kỳ
công trình nào đã công bố, các số liệu nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng,
tài liệu tham khảo của các tác giả khác đều được chỉ dẫn nguồn theo quy định.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCV

: Báo cáo viên

BLGĐ

: Bạo lực gia đình

CEDAW

: Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối
xử với phụ nữ

CTV

: Cộng tác viên

HĐND


: Hội đồng nhân dân

KT-XH

: Kinh tế, xã hội

NGO

: Tổ chức phi chính phủ

PCBLGĐ

: Phòng, chống bạo lực gia đình

QLNN

: Quản lý nhà nước

UBND

: Ủy ban nhân dân

UN

: Liên hợp quốc

UNFPA

: Qũy Dân số Liên hợp quốc


UNICEF

: Qũy Nhi đồng Liên hợp quốc

VH-TT-DL

: Văn hóa, Thể thao và Du lịch

WTO

: Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thống kê Trung tâm tư vấn, Nhà tạm lánh và Nhà ở cho thuê dành
cho nạn nhân bị bạo lực gia đình tại Hàn Quốc ............................ 68
Bảng 2.2: Thống kê của Cảnh sát Australia về bạo lực gia đình .................... 72
Bảng 3.1. Số vụ BLGĐ từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2018 ở Việt Nam80
Bảng 3.2: Kết quả điều tra về các loại hình bạo lực gia đình ......................... 81
Bảng 3.3: Kết quả điều tra về bạo lực gia đình .............................................. 82
Bảng 3.4. Nguyên nhân của bạo lực gia đình tại các địa phương ................... 83
Bảng 3.5: Kết quả khảo sát tính chất tác động của BLGĐ ............................. 85
Bảng 3.6: Kết quả điều tra về hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo về phòng,
chống BLGĐ ở các địa phương ............................................... 94
Bảng 3.7: Kết quả điều tra về hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chức năng
trong phòng, chống BLGĐ ...................................................... 95
Bảng 3.8: Kết quả điều tra về hiệu quả hoạt động truyền thông phòng, chống
bạo lực gia đình ..................................................................... 102
Bảng 3.9. Biện pháp xử lý người gây ra bạo lực gia đình (2012 - 2017) ...... 110
Bảng 3.10: Kết quả điều tra về hiệu quả triển khai hoạt động thanh, kiểm tra,

giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm khi bạo lực gia
đình xảy ra ............................................................................. 112
Bảng 3.11: Kết quả khảo sát về các khó khăn thường gặp trong quá trình thực hiện
các chính sách phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương ....... 120
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát đề xuất cách thức lồng ghép kiến thức về phòng,
chống bạo lực gia đình trong các chương trình bồi dưỡng lãnh
đạo, quản lý tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học
viện Hành chính Quốc gia...................................................... 135


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Biểu đồ 3.1. Độ tuổi của nạn nhân bạo lực gia đình....................................... 81
Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo sát tác động của BLGĐ đến các thành viên gia
đình ................................................................................. 85
Biểu đồ 3.3: Kết quả điều tra yêu cầu cần thiết phải hoàn thiện khung
chính, pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình hiện nay ở
Việt Nam ......................................................................... 91
Biểu đồ 3.4: Kết quả điều tra về hiệu quả tác động của các hình thức khuyến
khích hoặc xử lý vi phạm liên quan đến việc thực hiện chính
sách phòng, chống bạo lực gia đình ........................................ 111


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU..............................................................................
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .................................................
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG

VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...................................... 14
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.............................................................. 14

1.1.1. Những công trình khoa học trong nước và nước ngoài liên quan
đến bạo lực gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình ......................... 14
1.1.2. Những công trình khoa học trong nước và ngoài nước liên quan
đến quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ....................... 19
1.2. Nhận xét chung ......................................................................................... 26

1.2.1. Nhận xét tổng quát ........................................................................ 26
1.2.2. Những vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về phòng, chống
bạo lực gia đình đã nghiên cứu được luận án kế thừa, phát triển ......... 27
1.2.3. Những vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về phòng, chống
bạo lực gia đình nhưng chưa được giải quyết, còn nhiều tranh luận,
vướng mắc ............................................................................................... 27
1.2.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ............................... 30
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG,
CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ................................................................. 33
2.1. Khái niệm có liên quan đến đề tài luận án .............................................. 33

2.1.1. Gia đình ......................................................................................... 33
2.1.2. Bạo lực và bạo lực gia đình........................................................... 33
2.1.3. Phòng, chống bạo lực gia đình ..................................................... 36
2.1.4. Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ...................... 37


2.2. Nội dung, vai trò và tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
về phòng, chống bạo lực gia đình.................................................................... 42

2.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình...... 42

2.2.2. Vai trò quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ......... 50
2.2.3. Tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng,
chống bạo lực gia đình............................................................................ 53
2.3. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia
đình .................................................................................................................. 57

2.3.1. Yếu tố khách quan......................................................................... 57
2.3.2. Yếu tố chủ quan ............................................................................ 64
2.4. Kinh nghiệm quản lý phòng, chống bạo lực gia đình ở một số quốc gia
và bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho Việt Nam ................................. 65

2.4.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ......................................................... 66
2.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ...................................................... 69
2.4.3. Kinh nghiệm của Australia ........................................................... 71
2.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .............................................. 75
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG,
CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................... 78
3.1. Thực trạng về bạo lực gia đình ở Việt Nam ............................................ 78

3.1.1. Mức độ và các hình thức bạo lực gia đình.................................... 80
3.1.2. Nguyên nhân bạo lực gia đình tại Việt Nam................................. 82
3.1.3. Hậu quả bạo lực gia đình tại Việt Nam ........................................ 84
3.1.4. Nhận xét chung ............................................................................. 86
3.2. Thực tiễn quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ở
Việt Nam .......................................................................................................... 86

3.2.1. Xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo
lực gia đình ............................................................................................. 86
3.2.2. Tổ chức bộ máy và nguồn lực quản lý nhà nước về phòng, chống
bạo lực gia đình ...................................................................................... 91



3.2.3. Tổ chức thực hiện, triển khai hoạt động phòng, chống bạo lực
gia đình ................................................................................................. 101
3.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
trong phòng, chống bạo lực gia đình .................................................... 108
3.2.5. Hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình ..................... 112
3.3. Đánh giá chung ....................................................................................... 116

3.3.1. Kết quả đạt được.......................................................................... 116
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................. 118
CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC,
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC
GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM ......................................................................... 122
4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ................................................. 123

4.1.1. Quán triệt quan điểm của Đảng nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình..................... 123
4.1.2. Định hướng tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về
phòng, chống bạo lực gia đình ............................................................. 125
4.1.3. Mục tiêu tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về
phòng, chống bạo lực gia đình ............................................................. 127
4.2. Bối cảnh tác động đến quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực
gia đình ................................................................................................................ 128

4.2.1. Tác động của hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ 4 ................................................................................................ 128
4.2.2.Chênh lệch giàu nghèo ................................................................ 129
4.4.3. Tác động của thiên tai, dịch bệnh ............................................... 130

4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia
đình ở Việt Nam ............................................................................................ 131

4.3.1. Tăng cường đổi mới công tác truyền thông phổ biến giáo dục pháp
luật nhằm thống nhất nhận thức trong phòng, chống bạo lực gia đình
............................................................................................................... 132


4.3.2. Hoàn thiện chính sách, pháp luật quản lý nhà nước về phòng,
chống bạo lực gia đình.......................................................................... 135
4.3.3. Kiện toàn bộ máy và nguồn lực quản lý nhà nước về phòng, chống
bạo lực gia đình .................................................................................... 137
4.3.4. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình....... 143
4.3.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình phòng, chống bạo
lực gia đình ........................................................................................... 145
4.3.6. Nâng cao hiệu quả phối hợp của các tổ chức đoàn thể trong công
tác phòng, chống bạo lực gia đình ........................................................ 148
4.3.7. Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình . 150
KẾT LUẬN ................................................................................................ 153
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là một tế bào, một thiết chế xã hội trong cơ cấu của xã hội, là
nhân tố quyết định đến sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia, xã hội
và hạnh phúc của từng gia đình. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Quan
tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia

đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã
hội là gia đình" [50]. Văn kiện Đại hội Đảng cũng xác định: “Nêu cao trách
nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của
mình có lối sống lành mạnh, trung thực, nhân ái, thủy chung tôn trọng kỷ
cương, phép nước, cần cù lao động và học tập làm cho gia đình thực sự là tổ
ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội” [20].
Vai trò của gia đình rất quan trọng nên bạo lực xảy ra trong gia đình
không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới các thành viên trong gia đình mà còn ảnh
hưởng nhất định tới sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Thực tế, BLGĐ
xảy ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới kể cả các nước phát triển cũng phải
đấu tranh nhằm PCBLGĐ. Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển,
chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa Phương Đông, tư tưởng Nho giáo. Bên
cạnh đó, sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã đang và sẽ ảnh
hưởng tới hoạt động QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam. Sự tác động của các
nhân tố kể trên đã tạo ra những cơ hội và thách thức trong hoạt động QLNN
về PCBLGĐ. Vì vậy, PCBLGĐ không chỉ là trách nhiệm riêng của Nhà nước
mà còn là trách nhiệm chung của mỗi công dân và của toàn xã hội. PCBLGĐ
sẽ bảo vệ được nạn nhân bị BLGĐ, phòng ngừa nguy cơ BLGĐ có thể xảy ra
trong mỗi gia đình, nuôi sống tế bào xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế phát
triển và duy trì sự ổn định của xã hội. Ngược lại, nếu không PCBLGĐ sẽ tác
động tiêu cực tới quá trình phát triển kinh tế trong gia đình, sang chấn tâm lý

1


thành viên gia đình, trường hợp xấu ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của nạn
nhân, ảnh hưởng tới nguồn lực lao động của đất nước, kìm hãm sự phát triển
KT-XH, từ đó gây bất ổn trong xã hội.
Trước tình hình BLGĐ vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp, ngày càng có
nhiều vụ BLGĐ được phát hiện. Trong đó, có không ít vụ nghiêm trọng, dã

man gây tàn tật vĩnh viễn đối với nạn nhân BLGĐ, thậm chí gây tử vong.
Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, quyết sách và thực thi nhiều giải
pháp. Ngay sau khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội khóa
XII thông qua năm 2007 và có hiệu lực thi hành năm 2008, Chính phủ và Bộ,
ngành có liên quan đã nhanh chóng triển khai nhằm áp dụng những quy định
của Luật vào thực tiễn đời sống. Tháng 5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030.
Tháng 02/2014, phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống
bạo lực gia đình đến năm 2020. Tháng 03/2017 ban hành Chỉ thị số 11/CTTTg ngày 29/3/2017 về việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia
đình. Tháng 02/2020 ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg về việc đẩy mạnh công
tác phòng, chống bạo lực gia đình. Tính đến đầu năm 2020, đã có 08 Luật
điều chỉnh hành vi BLGĐ, hơn 12 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật
PCBLGĐ, 14 quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 17 Thông tư hướng dẫn,
17 văn bản chỉ đạo của các Bộ, ban ngành và đoàn thể được ban hành [Phụ
lục1]. Ngoài văn bản quy phạm, văn bản quản lý điều hành cũng được Bộ,
ngành ban hành nhằm chỉ đạo ngành dọc thực thi tốt nhiệm vụ PCBLGĐ. Số
văn bản hành chính bao gồm cả trung ương và địa phương trên toàn quốc ban
hành trong thời gian qua đã lên đến hàng trăm văn bản. Bên cạnh việc ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn, kế hoạch thực tổ
chức thực hiện, hoạt động truyền thông về PCBLGĐ cũng được các cơ quan
trung ương và địa phương quan tâm. Ngoài cơ quan QLNN, sự tham gia của
các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ trong

2


nước và các tổ chức quốc tế đã góp phần quan trọng vào công cuộc PCBLGĐ.
Bên cạnh đó, các mô hình can thiệp, hình thức tư vấn hỗ trợ nạn nhân cũng
được thiết lập, tập trung và nâng cao nhận thức xóa bỏ định kiến giới, tăng
quyền cho phụ nữ. Các hoạt động can thiệp phổ biến như: truyền thông, tập

huấn, tư vấn, hỗ trợ nạn nhân, xây dựng mô hình, câu lạc bộ PCBLGĐ tiếp
tục nhân rộng mô hình thành công và thử nghiệm một số mô hình mới đã đem
lại những hiệu quả nhất định.
Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thi hành Luật, công tác PCBLGĐ vẫn còn
mang tính cục bộ, manh mún và thiếu sự thống nhất từ trung ương đến cơ
sở. Công tác PCBLGĐ chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng gia đình hạnh phúc,
xây dựng xã hội trách nhiệm, chủ yếu tập trung xử lý hậu quả, việc này gây
tổn thất đến lợi ích xã hội. Các biện pháp can thiệp mới chỉ tập trung vào
xử lý những vụ việc xảy ra khi nạn nhân đã bị tổn thương. Một số chương
trình dựa vào cộng đồng có quy mô còn tương đối nhỏ so với nhu cầu thực
tế. Quản lý nhà nước về PCBLGĐ tồn tại nhiều mặt yếu kém như: Thể chế
về PCBLGĐ còn nhiều bất cập, chưa hoàn thiện, còn chồng chéo ở một số
văn bản; nguồn nhân lực quản lý thiếu về số lượng, chưa đảm bảo được
trình độ chuyên môn; nguồn ngân sách phục vụ cho công tác PCBLGĐ còn
hạn chế; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý khiếu nại, tố cáo còn lỏng lẻo,
chưa thường xuyên, chưa đem lại hiệu quả cao…
Nguyên nhân dẫn đến những yếu kém đó do công tác quản lý, chương
trình truyền thông về PCBLGĐ bộc lộ những hạn chế nhất định, cơ chế chính
sách, biện pháp xử phạt vi phạm mới chỉ dừng lại ở hình thức răn đe. Để khắc
phục được những hạn chế, bất cập đó cần có các giải pháp hữu hiệu trong
QLNN về PCBLGĐ: Hoàn thiện thể chế QLNN về PCBLGĐ; Kiện toàn bộ
máy tổ chức về PCBLGĐ; Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức QLNN;
Thu hút sự tham gia rộng rãi của tầng lớp nhân dân và tổ chức xã hội trong
công tác PCBLGĐ; Tăng cường đầu tư tài chính, cơ sở vật chất phục vụ công

3


tác PCBLGĐ; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và giải quyết
khiếu nại tố cáo về PCBLGĐ; Tăng cường hội nhập quốc tế về PCBLGĐ.

Xuất phát từ những đòi hỏi khách quan trên và cho đến nay chưa có
nhiều công trình nghiên cứu khoa học đề cập một cách đầy đủ đến vai trò của
quản lý nhà nước trong việc hoạch định cơ chế, chính sách thực hiện
PCBLGĐ ở Việt Nam. Hơn nữa xuất phát từ vai trò quyết định của gia đình
đối với sự phát triển KT-XH và xuất phát từ chính chức năng xã hội vốn có của
Nhà nước, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn “Quản lý nhà nước về phòng, chống
bạo lực gia đình ở Việt Nam” làm Luận án mã ngành Quản lý công. Luận án
có tính thời sự cấp thiết về lý luận và thực tiễn trong bối cảnh hội nhập quốc
tế để thực hiện mục tiêu phát triển quốc gia bền vững, xây dựng gia đình hạnh
phúc, xã hội thịnh vượng với quan điểm “lấy phòng làm chính trong cuộc
chiến ngăn chặn và đẩy lùi BLGĐ”, góp phần hoàn thiện công tác QLNN về
PCBLGĐ ở Việt Nam hiện nay
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện
QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và
thực tiễn hoạt động QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất, tiến hành khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước có liên quan trực tiếp đến chủ đề của luận án, chỉ ra những vấn đề các
công trình đã giải quyết mà luận án có thể kế thừa, xác định những vấn đề luận
án cần phải giải quyết.
Thứ hai, nghiên cứu những vấn đề lý luận về QLNN về PCBLGĐ, cụ
thể là phân tích làm rõ các khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung QLNN, các
yếu tố tác động đến QLNN về PCBLGĐ.

4


Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về PCBLGĐ, xác định

kết quả, hạn chế và nguyên nhân để có cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác QLNN về PCBLGĐ.
Thứ tư, xác định quan điểm và đề xuất các hệ thống giải pháp chủ yếu
nhằm hoàn thiện công tác QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: nghiên cứu QLNN về PCBLGĐ, tập trung vào bạo lực
đối với phụ nữ, trẻ em trong gia đình.
- Thời gian: giai đoạn 2008 – 2018 (kể từ khi có Luật PCBLGĐ).
- Về không gian nghiên cứu: hoạt động QLNN về PCBLGĐ ở địa bàn
thành phố Hà Nội, tỉnh Thừa thiên – Huế và tỉnh Đắk Nông.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Cần nhận thức lý luận về khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò của
quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực ở Việt Nam như thế nào?.
- Những yếu tố nào có tác động, ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN về
PCBLGĐ và thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đó ở Việt Nam hiện nay?
- Hoạt động QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào?
Phù hợp hay không phù hợp với nhận thức về mục tiêu, đặc điểm, vai trò, chủ
thể, nội dung, hình thức hoạt động QLNN về PCBLGĐ cũng như về yêu cầu
mà hoạt động QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam đang hướng tới?
- Nâng cao hiệu quả hoạt động QLNNN về PCBLGĐ ở Việt Nam hiện
nay cần xuất phát từ những quan điểm nào và cần thực hiện những giải pháp
nào để thực hiện hóa các quan điểm đó?

5



4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Khái niệm QLNN về PCBLGĐ đã cơ bản được định hình nhưng vai trò
và nội dung của QLNN về PCBLGĐ chưa được xác định và phân tích rõ.
Điều này đang ảnh hưởng lớn tới việc nhận diện chính xác các yêu cầu của
hoạt động QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam.
- Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến QLNN về
PCBLGĐ, ảnh hưởng đến tính hiệu lực và hiệu quả nhưng khả năng tác
động của các yếu tố đó chưa được nhận diện đầy đủ, một số yếu tố khác
đang được hiểu và vận dụng chưa chính xác. Do vậy, sự tác động của các
yếu tố đang đi theo chiều hướng bất lợi, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tính
hiệu quả trong hoạt động QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam.
- Hoạt động QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam đã đạt được những kết quả
nhất định, góp phần hiện thực hóa các chủ trương, chính sách xã hội của
Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp luật về
PCBLGĐ và thực tiễn hoạt động QLNN về PCBLGĐ còn nhiều bất cập, hạn
chế do xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
- Các quan điểm và giải pháp được áp dụng trong thời gian qua chưa
thực sự phù hợp và thiếu tính toàn diện. Một số giải pháp chưa được triển
khai do nhận thức chưa đầy đủ, một số giải pháp khác thiếu tính khả thi do
chưa xây dựng được các điều kiện đảm bảo.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện
chứng của triết học Marx-Lenin và một số lý thuyết chính trị-pháp lý khác,
bao gồm lý thuyết về quyền con người, lý thuyết về quản trị nhà nước. Tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về gia đình; đường lối củ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về gia đình, xây dựng gia đình
văn hóa mới về PCBLGĐ.

6



5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận, nghiên cứu dưới góc độ Quản lý
công, theo đó sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương
pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh,
thống kê và sơ đồ hoá kết hợp chặt chẽ với phương pháp chuyên gia, khảo sát
thực tiễn để kế thừa và chọn lọc những tri thức khoa học, những kinh nghiệm
thực tiễn trong và ngoài nước về PCBLGĐ. Cụ thể:
5.2.1. Phương pháp tổng quan tài liệu
Thu thập, vận dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích các tài liệu có
liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Các tài liệu được thu thập gồm có: các văn
kiện Đảng, văn bản pháp luật, tài liệu, giáo trình và các công trình, bài viết có
liên quan đến QLNN về PCBLGĐ. Phương pháp này được sử dụng nhằm
khái quát hóa, hệ thống hóa lý luận để xây dựng khung lý thuyết của luận án.
Luận án cũng kế thừa kết quả nghiên cứu đã có, sử dụng, bổ sung và phát
triển các luận cứ khoa học và thực tiễn mới phù hợp với mục đích, mục tiêu
nghiên cứu của luận án.
5.2.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu thống kê có sẵn
Số liệu thống kê được sử dụng trong đề tài luận án bao gồm số liệu thống
kê về các vụ bạo lực gia đình theo biểu mẫu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, số liệu thống kê của một số tỉnh thành về việc xử lý các vụ việc BLGĐ.
Các số liệu này sẽ cung cấp bức tranh tổng thể về thực trạng BLGĐ ở Việt
Nam. Đồng thời, cung cấp bằng chứng để đánh giá hiệu quả QLNN về
PCBLGĐ trên phạm vi toàn quốc.
5.2.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn thông qua điều tra xã hội học
Khảo sát xã hội học cho phép nghiên cứu sinh có thêm dữ liệu chứng
minh giả thuyết nghiên cứu bằng số liệu khảo sát định lượng và lý giải cho số
liệu thống kê, số liệu định lượng bằng các thông tin định tính. Nguồn dữ liệu từ
khảo sát xã hội học cũng cho phép so sánh, đánh giá và nhìn nhận một cách rõ


7


nét, khách quan hơn về thực trạng QLNN về PCBLGĐ ở góc độ những kết quả
đạt được cũng như những bất cập, hạn chế. Qua kết quả phỏng vấn sâu và thảo
luận nhóm, tác giả bổ sung thêm những minh họa cụ thể, góp phần làm rõ hơn
các dẫn liệu qua các kết quả phân tích thứ cấp mà tác giả đã sử dụng để phân
tích, đánh giá các hoạt động QLNN về PCBLGĐ từ năm 2008 đến nay.
Cụ thể, nghiên cứu điều tra xã hội học mà tác giả luận án tiến hành bao gồm:
5.2.3.1. Khảo sát định lượng (điều tra qua bảng hỏi)
(a) Đối tượng thu thập thông tin
Thực trạng tình hình BLGĐ và thực trạng hiệu quả công tác QLNN về
PCBLGĐ ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 được đánh giá qua kết quả khảo
sát điều tra ý kiến đối với các nhóm đối tượng liên quan như: (i) Đối tượng là
các nhà quản lý, lãnh đạo làm việc trong các cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ
chức chính trị-xã hội ở trung ương và địa phương; (ii) Nạn nhân bị bạo lực gia
đình; và (iii) Người dân (những thành viên khác trong gia đình có bạo lực).
Để đảm bảo yêu cầu khách quan, tính thời sự, hiệu quả và cách tiếp cận
tư duy hệ thống Luận án đã xây dựng 01 mẫu phiếu khảo sát kết hợp phỏng
vấn sâu áp dụng chung cho nhóm đối tượng (i). Vì đây là đối tượng trực tiếp
tham gia, hỗ trợ công tác PCBLGĐ và QLNN về PCBLGĐ ở các địa phương,
có chuyên môn và kinh nghiệm chia sẻ thông tin và đánh giá về hiệu quả, hạn
chế và nguyên nhân trong QLNN về PCBLGĐ.
Đối với nhóm đối tượng (ii) và (iii), Luận án thực hiện phỏng vấn sâu,
kết hợp phân tích, tổng hợp kết quả thống kê, báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch về công tác PCBLGĐ (2008-2017)[13], số liệu thống kê của một
số tỉnh thành về việc xử lý các vụ việc BLGĐ và kết quả điều tra xã hội học của
các công trình nghiên cứu khoa học đã thực hiện đối với đối tượng (ii), (iii).
(b) Địa bàn nghiên cứu và mẫu nghiên cứu

Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, thời gian tiến hành và kinh phí nghiên
cứu, tác giả đã lựa chọn có chủ đích 03 địa phương thực hiện khảo sát bằng

8


bảng hỏi. Các địa phương này được lựa chọn dựa trên tiêu chí: (i) Đại diện
khu vực địa lý, cụ thể: Khu vực miền Bắc: Hà Nội, Khu vực miền Trung:
Huế; Khu vực Tây Nguyên: Đắk Nông; (ii) Đây cũng là các địa phương có
điểm khác biệt trong việc thực thi chính sách PCBLGĐ. Điều này được thể
hiện qua độ bao phủ của các mô hình PCBLGĐ ở các địa bàn nghiên cứu.
Theo số liệu thống kê của Bộ VH-TT-DL năm 2018, Hà Nội đạt 437/584
xã/phường/thị trấn có mô hình PCBLGĐ, chiếm 74,8% độ bao phủ; Huế đạt
152/77 xã/phường/thị trấn có mô hình PCBLGĐ, chiếm 50,5% độ bao phủ;
Đắk Nông đạt 184/129 xã/phường/thị trấn có mô hình PCBLGĐ, chiếm
70,1% độ bao phủ [13];
Mẫu ngẫu nhiên được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện với số
lượng 300 người, tỉ lệ bằng nhau giữa 3 địa bàn khảo sát. Đặc điểm nhân khẩu,
xã hội cơ bản của mẫu nghiên cứu theo nguồn của khảo sát đề tài cụ thể như sau:
- Giới tính: Nam 234 người (78%); Nữ 66 người (22 %).
- Độ tuổi: Dưới 30 tuổi: 4 người (1,3%); Trên 30-45 tuổi:144 người
(48%); Trên 45 tuổi: 160 người (50,7%).
- Đơn vị công tác: Cơ quan Đảng: 22 người (7,3%); Cơ quan chính
quyền: 246 người (82%); Tổ chức đoàn thể: 32 người (10,7%).
(c) Thời gian và cách thức thu thập thông tin
Thời gian tiến hành điều tra khảo sát là thời gian triển khai các lớp học
về chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý đối với Chủ
tịch, phó Chủ tịch UBND cấp xã; bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng tại hệ thống
thuộc Học viện Hành chính Quốc gia tại cơ sở Hà Nội, Huế, Đắk Nông trong
năm 2018 và đến cuối tháng 1 năm 2019.

Ngoài việc lấy ý kiến thông qua phát phiếu khảo sát trực tiếp ở các lớp
học, khảo sát còn được áp dụng thông qua phương pháp gọi điện trực tiếp và
thông tấn (gửi thư) tức phiếu được phát ra, thu về thông qua đường bưu điện,
e-mail.

9


(d) Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Luận án sử dụng phần mềm SPSS kết hợp với phần mềm Excel xử lý số
liệu sơ cấp thu thập được để có được các kết quả phân tích nhằm phản ánh
được thực trạng vấn đề nghiên cứu.
5.2.3.2. Khảo sát định tính
(a) Phương pháp phỏng vấn sâu đối với nhóm đối tượng là cán bộ,
công chức, viên chức làm công tác QLNN về PCBLGĐ
Nhằm tìm hiểu chi tiết hơn về nhận thức và đánh giá của các cá nhân
trong việc triển khai các hoạt động QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam hiện nay
cũng như những thách thức, khó khăn gặp phải và đề xuất hướng giải quyết
trong thời gian tiếp theo, tác giả đã thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu theo
phương pháp trực tiếp và gián tiếp.
Đối tượng phỏng vấn là cán bộ, công chức, viên chức làm công tác
QLNN về PCBLGĐ tại các tỉnh khảo sát; tổ chức phi chính phủ, giảng viên,
người dân…với số lượng 20 cuộc phỏng vấn. Mỗi cuộc phỏng vấn trực tiếp
diễn ra từ 15 đến 30 phút. Có một số cuộc phỏng vấn, tác giả đã thực hiện qua
điện thoại, thư điện tử bằng các câu hỏi soạn sẵn. Cụ thể:
- Cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về PCBLGĐ cấp trung ương
02 người: Phỏng vấn trực tiếp;
- Cán bộ làm công tác quản lý nhà nước PCBLGĐ cấp tỉnh (Hà Nội, Huế,
Đắk Nông) 03 người: Phỏng vấn trực tiếp tại Hà Nội; Phỏng vấn cán bộ ở Huế,
Đắk Nông qua email;

- Cán bộ làm công tác quản lý nhà nước PCBLGĐ cấp cơ sở (Hà Nội,
Huế, Đắk Nông - mỗi địa bàn 2 người): Phỏng vấn trực tiếp tại Hà Nội,
Phỏng vấn cán bộ ở Huế, Đắk Nông qua email;
- Người dân ở cộng đồng (Hà Nội, Huế, Đắk Nông - mỗi địa bàn 2 người)
Phỏng vấn trực tiếp tại Hà Nội; Phỏng vấn người dân ở Huế, Đắk Nông qua
điện thoại;

10


- Phỏng vấn cán bộ làm công tác PCBLGĐ ở các NGO 3 người: Phỏng
vấn trực tiếp tại Hà Nội.
(b) Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp
chuyên gia, trực tiếp trao đổi, tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, các nhà
quản lý thuộc lĩnh vực nghiên cứu, những người có kinh nghiệm về các vấn
đề liên quan tới đề tài luận án, đặc biệt là các cán bộ làm công tác QLNN về
gia đình và PCBLGĐ. Việc tiến hành lấy ý kiến các chuyên gia giúp tác giả
tập hợp được các quan điểm, nhận định thực tế QLNN về PCBLGĐ ở các góc
nhìn khác nhau. Từ đó, tác giả phân tích, nghiên cứu theo định hướng hợp lý,
khoa học để đề xuất các giải pháp QLNN về PCBLGĐ.
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án dựa trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công
trình khoa học về cùng chủ đề đã được thực hiện trong thời gian vừa qua ở
trong nước và nước ngoài. Đồng thời, luận án có những phát hiện, luận giải và
đóng góp mới về mặt khoa học, thể hiện trên những điểm sau:
- Hệ thống hóa các quan điểm nghiên cứu QLNN về PCBLGĐ. Trên cơ
sở đó, luận án phát hiện những vấn đề lý luận, thực tiễn về PCBLGĐ cần tiếp
tục nghiên cứu, chỉ rõ hướng đề xuất các giải pháp QLNN về PCBLGĐ, nâng
cao hiệu quả hoạt động QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam hiện nay.

- Đưa ra quan niệm về BLGĐ; PCBLGĐ và QLNN về PCBLGĐ, xác
định nội dung, đặc điểm, vai trò và tiêu chí đánh giá tính hiệu lực hiệu quả
QLNN về PCBLGĐ;
- Làm rõ sự tác động, ảnh hưởng của một số yếu tố (khách quan, chủ
quan) đến hiệu quả hoạt động QLNN về PCBLGĐ;
- Phân tích thực trạng QLNN về PCBLGĐ và thực tiễn triển khai các
nội dung QLNN về PCBLGĐ. Đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân
của ưu điểm, hạn chế trong QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam hiện nay.

11


- Xác định các quan điểm mang tính chất định hướng và đề xuất một số
giải pháp nhằm hiện thực hóa các quan điểm nâng cao hiệu quả QLNN về
PCBLGĐ. Các giải pháp liên quan đến nâng cao nhận thức, hoàn thiện pháp
luật và triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, đảm bảo tính
hiệu quả hoạt động của các mô hình PCBLGĐ; Tăng cường nguồn lực QLNN
về PCBLGĐ, phối hợp liên ngành và phối hợp giữu các cơ quan QLNN và
các tổ chức chính trị, xã hội trong công tác PCBLGĐ; Tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo; Tăng cường hội nhập quốc tế
trong PCBLGĐ và nâng cao ý thức pháp luật của người dân... đều có tính mới
và khả thi.
7. Ý nghĩa của luận án
Luận án góp phần chuẩn hóa nhận thức lý luận về QLNN về PCBLGĐ,
nâng cao trách nhiệm của nhà nước và xã hội trong hoạt động QLNN về
PCBLGĐ, thúc đẩy tính hiệu quả hoạt động của các mô hình PCBLGĐ…,
qua đó củng cố những giá trị nhân văn của xã hội Việt Nam hiện nay.
Kết quả nghiên cứu luận án có thể được áp dụng trong xây dựng các
phương án lập pháp liên quan đến PCBLGĐ ở Việt Nam, ứng dụng trong tổ
chức và hoạt động của các cơ quan QLNN về PCBLGĐ từ trung ương đến

địa phương.
Luận án còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, các nhà
hoạch định chính sách về PCBLGĐ và có thể được sử dụng để nghiên cứu,
giảng dạy trong các cơ sở đào tạo trong nước.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận án “Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam” được
kết cấu thành 04 chương:
- Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan
đến đề tài luận án

12


- Chương 2. Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực
gia đình
- Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia
đình ở Việt Nam
- Chương 4. Quan điểm và giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam

13


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
BLGĐ là một vấn đề xã hội toàn cầu, hình thức BLGĐ rất đa dạng,
vượt qua ranh giới văn hóa, đẳng cấp xã hội, trình độ học vấn, thu nhập và

tuổi tác. BLGĐ tác động đến mọi thành viên trong gia đình đặc biệt là người
già, phụ nữ và trẻ em. Đây là vấn đề cốt lõi trong cuộc sống của xã hội loài
người và là nhân tố quyết định đến sự phồn vinh, thịnh vượng của các xã hội
và các quốc gia. Chính vì vậy, vấn đề BLGĐ; PCBLGĐ được Nhà nước, các
tổ chức chính trị-xã hội, các nhà khoa học, nhà quản lý đặc biệt quan tâm. Có
rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này nhằm đề xuất các giải
pháp xử lý có hiệu quả. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về
vấn đề này. Luận án phân tích và đánh giá nội dung của các công trình nghiên
cứu, tìm ra những khoảng trống mà các nghiên cứu còn bỏ ngỏ và cơ sở lý
luận có thể kế thừa.
1.1.1. Những công trình khoa học trong nước và nước ngoài liên
quan đến bạo lực gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình
1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu về các hình thức bạo lực gia đình
UNICEF năm 2014 trong “Violence against Children in East Asia and
the Pacific: A Regional Review and Synthesis of Finding, Strengthening Child
Protection Series - Bạo lực đối với trẻ em ở Đông Á và Thái Bình Dương:
Đánh giá tổng hợp khu vực về tăng cường bảo vệ trẻ em” [112] đã khẳng
định BLGĐ là vấn đề xã hội đáng quan tâm ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Trước năm 1995, có hơn 100 quốc gia hàng năm thực hiện ít nhất 01 cuộc
khảo sát về chủ đề này. Từ năm 1995 đến năm 2014, có hơn 40 quốc gia tiến
hành ít nhất 02 cuộc khảo sát nhằm nhận diện xu hướng thay đổi tình trạng
bạo lực phụ nữ trong gia đình.

14


Tổ chức WHO năm 2013 trong “Global and regional estimates of
violence against women: Prevalence and health effects of intimate partner
violence and non-partnersexual violence- ước tính toàn cầu và khu vực về bạo
lực đối với phụ nữ: Tỷ lệ và ảnh hưởng của bạo lực tình dục” [114] đã chứng

minh rằng bạo lực đối với phụ nữ đang tăng đáng kể trong những năm gần
đây. Ước tính có khoảng 35% phụ nữ trên toàn thế giới ít nhất 1 lần trong đời
đã từng trải qua bạo lực thân thể hoặc tình dục bởi người bạn đời. Một vài
quốc gia có đến 70% phụ nữ đã từng trải qua bạo lực thể xác hoặc tình dục ít
nhất một lần trong đời. Có nhiều bằng chứng cho thấy phụ nữ đã trải qua bạo
lực thể xác hoặc tình dục có tỷ lệ bị trầm cảm, nạo phá thai, có nguy cơ lây
nhiễm HIV cao hơn so với nhóm phụ nữ không trải qua bạo lực.
Dee L.R. Graham, Edna. I. Rawlings và Roberta K. Rigsby (1994)
trong “Loving to Survive – Sexrvive Terror Men’s Violence and Women’s
Live - Tình yêu và sự sống sót – Sự khủng bố tình dục của đàn ông và cuộc
sống của phụ nữ” [95] cũng đã phân tích thực trạng BLGĐ gắn với xã hội
hiện tại như hiện tượng khủng bố về tình dục, bạo lực của đàn ông với đàn bà,
các dạng thức bậc lực khác nhau trong đời sống hôn nhân, quan hệ tình dục...
và khẳng định đây là sự bất bình đẳng giới trong gia đình và đề xuất đẩy
mạnh các hoạt động PCBLGĐ nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người bị
bạo lực và thay đổi cách nhìn để cùng nhau góp sức củng cố và phát triển các
mối quan hệ gia đình tốt đẹp hơn.
Nghiên cứu của Fenrich & Contesse (2008) trong “It’s not OK: New
Zealand efforts to eliminate violence against women - New Zealand nỗ lực
loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ”[97], cho thấy cứ 3 phụ nữ New Zealand có 01
phụ nữ chịu BLGĐ, cho dù New Zealand đã ký cam kết quốc tế nhằm đảm
bảo quyền con người của phụ nữ. Các chương trình giải pháp PCBLGĐ của
chính phủ chưa hiệu quả với cộng đồng người Maori (cộng đồng xảy ra nhiều
BLGĐ) do sự khác biệt về phong tục, tập quán xã hội giữa người Maori và
người Anh – chiếm phần đông dân số của New Zealand.

15



×