Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA XẾP HẠNG NỘI BỘ TRONG VIỆC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NAM Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.17 KB, 5 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA XẾP
HẠNG NỘI BỘ TRONG VIỆC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NAM Á.
3.1 Một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả đối với hệ thống xếp hạng tín
dụng nội bộ của Ngân hàng:
Ngân hàng nên xây dựng một phần mềm quản lý và đánh giá xếp hạng tín dụng
khách hàng để đảm bảo được sự khách quan trong việc đánh giá từng khách hàng và hạn
chế tối đa sự chủ quan của cán bộ tín dụng trong việc đánh giá xếp loại khách hàng. Ngân
hàng có được một phần mềm quản lý tốt sẽ hạn chế được rủi ro, nâng cao chất lượng tín
dụng đồng thời tạo được sự nhanh chóng, chính xác và kịp thời cho hoạt động kinh doanh
của ngân hàng, tiết kiệm được thời gian và công sức cho đội ngũ cán bộ tín dụng thực hiện
công việc.
Cần có quy định rõ về chính sách áp dụng đối với từng nhóm khách hàng trong quy
trình xếp hạng tín dụng nội bộ. Điều này tạo nên sự khách quan và công bằng đối với tất cả
khách hàng.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện tại của Ngân hàng chỉ có những chỉ tiêu
chấm điểm chung cho tất cả các khách hàng mà chưa có một quy định về điểm thưởng,
điểm phạt cho những khách hàng đặc biệt. Ngân hàng nên đưa ngưỡng thưởng, phạt vào
quy chế xếp hạng, điều này sẽ tạo nên sự khác biệt và hiệu quả hơn cho việc đánh giá
khách hàng.
3.2 Một số kiến nghị và đề xuất khác nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa và kiểm soát
rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nam Á:
- Thường xuyên nâng cao năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng : Điều tiên quyết trong bất
kỳ một tổ chức nào thì yếu tố con người là quan trọng nhất mà mọi tổ chức cần phải quan
tâm hàng đầu, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của một tổ chức kinh doanh,
do đó ngân hàng cần tập trung vấn đề nhân lực như một tiêu điểm quan trọng trong việc
tuyển dụng và đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cần
tập trung phân tích tổ chức nhân sự, kỹ năng, năng lực chuyên môn của đội ngũ nhân sự có
liên quan đến họat động cho vay và từ đó thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ
nhằm nâng cao năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng giúp cán bộ tín dụng nắm bắt kịp
thời những quy định, quy trình của nghiệp vụ nhằm xử lý nghiệp vụ tốt nhất cho hoạt động


kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra bên cạnh đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho CBTD
ngân hàng cần phải chú trọng đào tạo về đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ này
nhằm tránh xảy ra những rủi ro, sai lầm đáng tiếc trong hoạt động kinh doanh có thể gây
ảnh hưởng và tổn thất cho ngân hàng.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng : Hệ thống thông tin khách hàng
đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tín dụng của
ngân hàng, mục đích của việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng cho
phép Ngân hàng có một nhận định chung về danh mục cho vay và có đầy đủ thông tin để
dánh giá xếp hạng khách hàng một cách tốt nhất, phát hiện sớm các khoản cho vay có khả
năng bị tổn thất cho Ngân hàng. Đồng thời hệ thống thông tin khách hàng sẽ giúp cho
Ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát nhóm khách hàng có liên quan, tạo thuận
lợi cho quá trình xếp hạng, đánh giá khách hàng hạn chế được rủi ro cho Ngân hàng.
- Xây dựng kế hoạch ngăn ngừa những khoản tín dụng có vấn đề : Trong quá trình xếp hạng
tín dụng , nếu khoản vay có xu hướng bị giáng hạng thì nó chứa rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, nó
có thể biến thành khoản vay khó đòi hoặc không thể đòi, thì khi đó việc ngăn ngừa cần
được tiến hành sớm, nếu chậm trễ sẽ làm vấn đề ngày càng nan giải hơn. Việc ngăn ngừa
này được tiến hành theo các bước sau:
+ Lập kế hoạch gặp gỡ khách hàng: Việc thực hiện gặp gỡ khách hàng nhằm tìm biện pháp
khắc phục cho các khoản vay rủi ro cao, các khoản tín dụng rủi ro cao này có thể được giao
cho các bộ phận chuyên môn hóa xử lý do đó dễ dàng áp dụng các biện pháp mạnh (nếu
cần), Nhằm đạt được kết quả trong các cuộc gặp gỡ và chọn được giải pháp khắc phục, cán
bộ tín dụng và cán bộ quản lý rủi ro phải có hoạt động chuẩn bị và chắc chắn rằng hồ sơ tín
dụng của khách hàng phải được cập nhật đầy đủ, trung thực và hợp pháp. Tất cả các giấy
tờ về tài sản bảo đảm phải được kiểm tra và tin tưởng rằng chúng đầy đủ, có hiệu lực,
không vi phạm tiêu chuẩn bảo đảm. Việc này nếu quá tầm tay của nhân viên Ngân hàng thì
có thể phải thuê chuyên viên pháp lý bên ngoài Ngân hàng. Tiến hành định giá lại tất cả tài
sản bảo đảm để nắm được giá trị hiện tại của chúng. Chuẩn bị các dữ kiện chắc chắn để
khách hàng sẽ công nhận tất cả các vấn đề liên quan đến khoản vay. Xem xét các cơ hội
nào có thể tăng tài sản bảo đảm không. Nắm vững khách hàng có khoản vay nào khác đối
với các đối tác khác ngoài Ngân hàng không.

+ Gặp gỡ khách hàng: Sau khi hoạt động chuẩn bị đã chu đáo thì việc gắp gỡ khách hàng
càng nhanh càng tốt. Đích cuối cùng của cuộc gặp gỡ này là Ngân hàng thể hiện cho khách
hàng biết rõ quan điểm của mình về khoản tín dụng có vấn đề và mong muốn của ngân
hàng. Những vấn đề thông báo cho khách hàng cụ thể là: những khó khăn mà Ngân hàng
cho rằng nó sẽ làm mất an toàn cho khoản tín dụng của mình và từ đó Ngân hàng phải tiến
hành kiểm soát để đưa ra các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm bớt các thiệt hại. Yêu cầu
khách hàng cung cấp các thông tin để xây dựng một phương án khắc phục thích hợp như là
báo cáo tài chính hiện tại, kế hoạch doanh thu và lợi nhuận, dự kiến của khách hàng khi tự
mình sẽ giải quyết khoản nợ như thế nào và các thông tin chi tiết khác.
+ Lập phương án khắc phục: Phương án khắc phục được lập trên cơ sở các thông tin của
khách hàng cung cấp, kế hoạch tự khắc phục của khách hàng. Phương án này phải đủ 4 nội
dung: Những đánh giá chính thức của ngân hàng về những khó khăn đối với khoản tín
dụng; các biện pháp cần thiết để giải quyết vấn đề; cách thức tiến hành các biện pháp đó
như thế nào; kế hoạch về thời gian mà các hoạt động này cần đạt được. Sau khi lập phương
án, xin ý kiến phê chuẩn của cấp trên trước khi soạn thành văn bản chính thức cho khách
hàng.Trong phương án thì nội dung 2 là các biện pháp đưa ra có ý nghĩa hơn cả, các biện
pháp này được áp dụng tùy vào sự nhận định của Ngân hàng về các khó khăn với khoản
vay, nó có thể gồm các giải pháp sau: Biện pháp giảm bớt kế hoạch mở rộng sản xuất kinh
doanh, biện pháp gia tăng vật bảo đảm hoặc bảo lãnh, biện pháp kết cấu lại khoản nợ, biện
pháp gia tăng khối lượng khoản vay…
+ Phương án thực hiện: Sau khi phương án được phê chuẩn, nếu khách hàng không chấp
nhận phương án này thì sẽ chuyển khoản vay sang bộ phận xử lý và thu hồi nợ vay. Nếu
khách hàng chấp thuận phương án thì Ngân hàng và khách hàng sẽ lập thỏa thuận bằng văn
bản bao gồm các nội dung sau: mục tiêu phương án, thời gian hoàn thành, mốc thời gian
thực hiện, phương pháp giám sát phương án, mục tiêu giảm nợ cụ thể và biện pháp cụ thể.
+ Kiểm tra việc thực hiện phương án: Việc kiểm tra này phải được lập thành biên bản và
được trình bày trước hội đồng tín dụng của Ngân hàng, biên bản này phải đánh giá được
kết quả kinh doanh của khách hàng sau khi áp dụng phương án so với kế hoạch để ra, các
mốc thời gian có đạt được không, nguyên nhân của việc không đạt, đề xuất thay đổi và
phương án khắc phục. Nếu bộ phận quản lý rủi ro đã điều chỉnh được khoản vay về trạng

thái bình thường thì bộ phận này sẽ chuyển giao khoản vay về vị trí cũ của nó. Nếu bộ
phận quản lý rủi ro thấy rõ tình hình của khách hàng khó có thể khắc phục trong tương lai
gần hoặc tình thế khắc phục là không khả thi thì chuyển khoản vay này sang bộ phận khác
có trách nhiệm để xử lý tài sản thu hồi khoản vay.
- Xử lý các khoản tín dụng có vấn đề : Khoản vay sau khi được đánh giá có vấn đề và được
chuyển sang bộ phận xử lý, điều đó có nghĩa là việc thu nợ phải được tiến hành càng nhanh
càng tốt, mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng không còn cơ sở để tồn tại nữa. Bộ
phận xử lý sau khi tiếp nhận sẽ tiến hành liên hệ với bộ phận cũ nắm lịch sử khoản vay,
nhận bàn giao hồ sơ tín dụng, kiểm tra tính hiệu lực của hồ sơ, xem xét số liệu chính trong
hồ sơ. Việc lựa chọn hướng xử lý nào trong phương án xử lý nợ tùy thuộc vào các nhân tố:
ý chí trả nợ và sự thật thà của khách hàng, chi phí bỏ ra thực hiện việc xử lý so với dư nợ
thu về được, mức độ nghiêm trọng của khoản nợ có vấn đề xét theo khía cạnh tổn thất của
nó. Ngân hàng có thể áp dụng các giải pháp sau để xử lý các khoản tín dụng có vấn đề một
cách hiệu quả:
+ Giải pháp khai thác được dùng khi khách hàng lâm vào tình trạng nợ có vấn đề do gặp rủi
ro và có thái độ và ý chí trả nợ tốt, Ngân hàng đưa ra các lời khuyên như bán bớt tài sản để
trả nợ, tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả
hơn, bổ sung tài sản bảo đảm…
+ Giải pháp thanh lý các khoản vay có vấn đề: Việc thanh lý chỉ thực hiện sau khi đã thực
hiện một vài hình thức khai thác nào đó nhưng không thành công hoặc ngay khi ngân hàng
nhận thấy khách hàng không sẵn lòng trả nợ hay có hành động lừa đảo, ngân hàng sẽ áp
dụng biện pháp phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay bằng cách khởi kiện hồ sơ vay
của khách hàng ra Tòa án nhân dân để yêu cầu khách hàng trả nợ vay cho ngân hàng.
3.3 Nhận xét và đánh giá chung:
Nhìn chung, Ngân hàng Nam Á đã xây dựng cho mình một hệ thống xếp hạng tín
dụng khá hoàn chỉnh với những chỉ tiêu cụ thể, khả thi đối với việc hạn chế rủi ro tín dụng.
Với sự nổ lực hết mình của đội ngũ cán bộ nhân viên và Ban lãnh đạo, chúng ta có quyền
hy vọng về một quy trình chuyên nghiệp và hoàn thiện, phát huy được những ưu điểm và
khắc phục được những hạn chế giúp Ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả và mang
tính cạnh tranh cao.

KẾT LUẬN
Ngày nay, trước xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý chặt
chẽ của Nhà nước, các Ngân hàng không chỉ phải có chiến lược kinh doanh tốt mà còn
phải có các hệ thống kiểm soát rủi ro hiệu quả để bảo đảm cho Ngân hàng hoạt động một
cách an toàn và thuận lợi. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
hoàn chỉnh, chuyên nghiệp là một trong những mục tiêu quan trọng và cấp thiết. Hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng hiệu quả gắn liềnvới việc kiểm soát tốt những rủi ro. Điều đó
cho thấy, một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tốt có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển
của Ngân hàng.
Ngành tài chính Ngân hàng được xem là một trong những ngành quan trọng, góp
phần lớn vào sự phát triển chung của đất nước, Ngân hàng Nam Á đã tìm cho mình được
một lối đi riêng để đứng vững và phát triển. Kết quả này là thành quả của một quá trình
phấn đấu lâu dài của tập thể cán bộ công nhân viên đầy tâm huyết của Ngân hàng. Đặc
biệt, sự đóng góp to lớn của hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro đã tạo nên hiệu quả to lớn
của Ngân hàng trong suốt thời gian qua.
Do sự hiểu biết là giới hạn nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi được những thiếu sót,
em mong nhận được những góp ý chân thành của quý thầy cô để bài viết được hoàn thiện
hơn.

×