Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.18 KB, 29 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN
HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.
2.1. Khái quát quá trình hình thành và hoạt động của Sở giao dịch I.
2.1.1. Giới thiệu về Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam.
2.1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Sở giao dịch I- NHCT Việt Nam.
Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập ngày
01/04/1993 theo quyết định số 93 ra ngày 28/03/1993 của Tổng giám đốc Ngân
hàng Công thương Việt Nam. Sở giao dịc I được đặt tại số 10 Lê Lai- Hà Nội, một
địa bàn diễn ra nhiều hoạt động kinh doanh tài chính- tín dụng của cả nước, một
môi trường kinh doanh rất rộng lớn.
Thời gian đầu mới đi váo hoạt động, Sở giao dịch I đã thực hiện chức năng
chính trong việc trực tiếp kimh doanh và là đầu mối thanh toán trong và ngoài
nước. Ngân hàng Công thương Việt Nam chịu trách nhiệm cuối cùng về nghĩa vụ
phát sinh do sự cam kết cuả Sở giao dịch .
Nhằm nâng cao vai trò tự chủ của mình, bắt đầu từ ngày 01/01/1999 Sở giao
dịch I tự tách thành một chi nhánh riêng. Tuy nhiên sở giao dịch I- Ngân hàng
Công thương Việt Nam vẫn làm chức năng đầu mối cho các chi nhánh khác trong
một số nghiệp vụ và thực hiện các chức năng do Ngân hàng Công thương giao phó.
Theo đó, các nghiệp vụ chủ yếu mà hiện nay Sở giao dịch I đang còn thực
hiện là:
- Huy động vốn thông qua hình thức: nhận tiền gửi bằng VNĐ hay ngoại tệ
của các tổ chức kinh tế và dân cư, vay vốn phát hành các loại giấy tờ có giá khi
được phép.
- Kinh doanh tín dụng: Cấp tín dụng cho các đối tượng như cho vay ngắn
hạn, trung- dài hạn đối với các tổ chức kinh tế, cho vay ưu đãi, cho vay đầu tư xây
dựng theo kế hoạch đầu tư phát triển của nhà nước. Thực hiện chiết khấu, tái chiết
khấu, cầm cố , bảo lãnh, cho thuê tài chính.
- Nghiệp vụ phục vụ kế toán, ngân quỹ, thanh toán bù trừ với các đơn vị
trong cùng địa bàn thành phố.
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đã quý: việc mua bán ngoại tệ chủ yếu
phục vụ các doang nghiệp giao dịch thường xuyên tại Sở giao dịch I. Ngoài ra còn


thực hiện các nghiệp vụ đại lý, tư vấn và các dịch vụ liên quan tới hoạt động ngân
hàng theo quy định.
Với số lượng cán bộ công nhân viên gần 300 người có trình độ chuyên môn
cao, Sở giao dịch I đã tạo lập được một cơ sở vật chất khá tốt, thực sự là một đơn
vị lớn về hoạt động ngân hàng, tài chính tín dụng... với các chỉ tiêu hoạt động khá
cao cả về doanh số cho vay và lượng vốn huy động lẫn mức dư nợ, các dịch vụ
ngân hàng đa dạng, doanh thu và lợi nhuận ngày càng cao...
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Giám đốc Sở giao dịch I do chủ tịch hội đồng quản trị NHCTVN bổ nhiệm.
Giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo một số phòng nghiệp
vụ theo sự phân công của giám đốc. Điều hành phòng nghiệp vụ là trưởng phòng,
mỗi phòng có một phó phòng giúp việc.
Phó giám đốcPhó giám đốc
Giám đốc
Phòng
TCCB
-
LDTL
Phòng
cân
đối
nguồn
vốn
Phòng
h nhà
chính
Phòng
ngân
quỹ
Phòng

kiểm
soát
Phòng
điện
toán
Phòng
kinh
doanh
đối
ngoại
Phòng
kế
toán
t ià
chính
Phòng
kinh
doanh
2.1.1.3. Khái quát tình hình hoạt động của Sở giao dịch I- NHCTVN.
Trước khi đi sâu phân tích thực trạng tín dụng của Sở giao dịch I, chúng ta
nên khái quát một số nét về tình hình hoạt động, nhất là công tác huy động vốn, sử
dụng vốn và hiệu quả kinh doanh.
* Huy động vốn.
Sở giao dịch I đóng trụ sở ở Hà Nội- trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã
hội của cả nước, nơi tập trung phần lớn các đơn vị kinh tế đầu mối, các tổng công
ty và các doanh nghiệp lớn, nơi dân cư đông đúc, mặt bằng dân trí cao và rất nhạy
cảm với thời cuộc. Đó là những tiền đề quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh của Sở phát triển, trước hết là huy động vốn. Hơn nữa, Sở có may
mắn là tiếp cận ngay từ đầu, mở rộng màng lưới, chốt giữ các điểm trọng yếu,
thuận lợi cho các ngân hàng và các đối tượng khách hàng đến giao dịch. Bên cạnh

đó Sở giao dịch I cũng gặp không ít khó khăn trong việc cạnh tranh với các ngân
hàng, vì trên cùng địa bàn đã lần lượt xuất hiện nhiều ngân hàng và các tổ chức tín
dụng khác.
Nhận thức đầy đủ vị trí quan trọng của công tác huy động vốn là tạo điều
kiện để thực hiện tiếp các nghiệp vụ khác của ngân hàng, mà đã có thời gian dài
quy mô và tốc độ phát triển cho vay được quyết định bởi quy mô và tốc độ phát
triển của huy động vốn nên Sở giao dịch I luôn luôn cải tiến moẻ rộng các hình
thức huy động vốn đa dạng, linh hoạt với lợi thế về địa bàn hoạt động, với uy tín
sâu rộng, cộng với phong cách thái độ phục vụ chu đáo tận tình, Sở đã thu hút
được đông đảo khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và các tầng lớp
dân cư tham gia gửi tiền. So với tổng nguồn vốn huy động của tất cả các ngân hàng
khác đang hoạt động trên cùng địa bàn, nguồn vốn huy động của Sở giao dịch
chiếm tỷ lệ 15% và bằng 20% so với tổng nguồn vốn huy động của cả hệ thống
Ngân hàng Công thương.
Biểu thống kê sau đây phản ánh rõ quy mô và tốc độ huy động vốn của Sở
giao dịch I trong mấy năm qua.
Biểu 1: Tình hình huy động vốn ( phân theo thành phần )
Đơn vị: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
So với
năm 1999

(%)
Số tiền Tỷ
trọng
So với năm
1999 (%)
Nguồn vốn huy động
7780 100 9262 100 +19,04 11588 100 + 48,9
Trong đó
1. Tiền gửi doanh nghiệp
4979 63,9 6256 67,5 +25,6 8113 70 +62,9
1.1 + VNĐ
4947 99 6235 99,6 + 25,2 8066 99,4 +62
+ Ngoại tệ quy VNĐ
32 1 21 0,4 -34,2 47
1.2 + Có kỳ hạn
4119 82,7 5191 82,9 +26 6829 84,1 +65,7
+ Không kỳ hạn
860 17,3 1065 17,1 +23.8 1284 15,9 +49,3
2. Tiền gửi dân cư
2564 32,9 2977 32,1 +16,1 5409 46,7
2.1 + VNĐ
816 31,8 700 23,5 -14,3 810 14,9 -0,8
+ Ngoại tệ quy VNĐ
1748 68,2 2277 76,5 +30,2 4599 85,1
2.2 + Không kỳ hạn
46 1,8 47 1,5 +2,1 74 1,4 +60,8
+ Có kỳ hạn
2518 98,2 2930 98,5 +16,3 5335 98,6
3. Tiền gửi khác
236 3 29,6 0,3 - 87,5 65,8 0,56 - 72,1

Nguồn: Phòng cân đối nguồn vốn Sở giao dịch I.
Qua biểu trên ta có thể nhận xét như sau:
- Đến cuối năm 2001, tổng nguồn vốn huy động của Sở giao dịch I đã tăng xấp xỉ 2
lần so với năm 1999, tốc độ bình quân đạt xấp xỉ 40%. Trong đó tiền gửi dân cư
tăng hơn 2 lần so với năm 1999, tiền gửi doanh nghiệp tăng 62,9%.
- Nguồn vốn không những tăng nhanh mà còn tăng một cách ổn định, vững chắc. Kể
cả những đợt lãi suất giảm tiền gửi vẫn tăng. Điều đó chứng tỏ Sở giao dịch I có tín
nhiệm đối với khách hàng. Mặt khác đã áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt, đa dạng
hoá các hình thức gửi tiền bao gồm cả VNĐ và ngoại tệ, với nhiều thời hạn, mức
lãi suất và phương thức trả lãi khác nhau phù hợp với nguyện vọng của nhiều loại
đối tượng khách hàng.
- Ngân hàng đã làm tốt khâu thanh toán không dùng tiền mặt, hiện đại hoá công
nghệ ngân hàng, nâng cao chất lương phục vụ nên đã thu hút được nhiều khách
hàng nhất là những công ty lớn đã mở doanh nghiệp ở thời điểm nào cũng chiếm tỷ
lệ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I.
- Tiền gửi dân cư tăng nhanh trong bối cảnh môi trường kinh tế biến động, lãi suất
đã giảm dần liên tục trong nhiều đợt theo tín hiệu của thị trường giá cả. Điều đó
chứng tỏ đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh có nhiều khó khăn, rủi ro lớn.
Biểu 2: Tình hình huy động vốn (phân theo kỳ hạn )
Đơn vị: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng

So với
năm 1999
(%)
Số tiền Tỷ
trọng
So với năm
1999 (%)
Tổng nguồn vốn huy động
7780 100 9262 100 +19,04 11588 100 +48,9
Trong đó
- Không kỳ hạn
4166 53,5 5236 56,5 +25,6 6902 59,6 +65,7
- Có kỳ hạn
3614 46,5 4026 43,5 +11,4 4686 40,4 +29,7
Nguồn: Phòng cân đối nguồn vốn Sở giao dịch I.
Qua biểu thống kê cho thấy liên tục trong những năm qua, tỷ trọng của tiền
gửi không kỳ hạn có xu hướng tăng lên và tiền gửi có kỳ hạn lại có xu hướng giảm
đi. Đến cuối năm 2001 tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng 59,6%, trong khi đó
tiền gửi có kỳ hạn lại giảm xuống 43,5%. Mối tương quan giữa hai loại tiền gửi
này có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế đối với ngân hàng do có mức lãi suất khác
nhau: loại không kỳ hạn có lãi suất thấp, loại có kỳ hạn có lãi suất cao.
Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn lớn hơn tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn là thể
hiện Sở giao dịch I sẽ khai thác được nhiều nguồn vốn “rẻ” có lợi cho kinh doanh.
Tận dụng được lợi thế của mình, Sở giao dịch I vừa khai thác được nguồn vốn
không kỳ hạn, vừa giữ vững được sự ổn định nguồn vốn có kỳ hạn ở mức bình
quân trên 40%, trong khi loại tiền gửi này ở nhiều chi nhánh NHCT chiếm trên
70% thậm chí 80% gây không ít khó khăn cho việc phấn đấu giảm lãi suất bình
quân đầu vào.
* Sử dụng vốn.
Bám sát chủ trương chỉ đạo của ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, mục tiêu

phương hướng nhiệm vụ của NHCTVN, Sở giao dịch I đã phát huy lợi thế của
mình đã nhanh chóng thực hiện đa dạng hoá các mặt nghiệp vụ, trong đó trọng tâm
nhất là công tác tín dụng với phương châm “đi vay để cho vay” lấy hiệu quả của
khách hàng làm mục đích của Ngân hàng, Sở giao dịch I đã cung cấp vốn kịp thời,
hợp lý cho mọi đối tượng khách hàng, bao gồm nhiều thành phần kinh tế, trong đó
có các tổng công ty và doanh nghiệp lớn của Nhà nước, các tổng công ty rtách
nhiệm hữu hạn, tổ hợp tác thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
Biểu 3: Tình hình cho vay.
Đơn vị: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
So với
năm
1999 (%)
Số tiền Tỷ
trọng
So với năm
1999 (%)
Tổng dư nợ 1107 100 1246 100 +12,6 1497 100 +35,2
1. Theo thời gian
- Ngắn hạn
348 31,4 355 28,5 +2 420 28 +20,6

- Trung, dài hạn 695 68,6 891 71,5 +28,2 1077 72 +54,9
2. Theo thành phần
- KT quốc doanh
983 88,7 1140 91,4 +15,9 1355 90,5 +37,8
- KT ngoài quốc doanh 124 11,3 106 8,6 -14,6 142 9,5 +14,5
3. Theo ngành SX kinh
doanh
- Ngành công nghiệp
83 70 -15,7 90 +8,4
- Ngành xây dựng 4 7 +75 7 +75
- Ngành giao thông vận tải 738 812 +10 920 +24,6
- Ngành thương nghiệp vật tư 282 357 +26,5 480 +70,2
4. Theo chất lượng tín dụng
- Dư nợ trong hạn
1034 1185 +14,6 1438 96 +39
- Dư nợ quá hạn 73 61 -16,5 59 4 -19,2
Nguồn: Phòng kinh doanh Sở giao dịch I.
Phần thực trạng tín dụng sẽ phân tích chi tiết và cụ thể từng vấn đề có liên
quan đến chất lượng tín dụng. Qua số liệu biểu trên, ta có thể nhận xét sơ bộ như
sau:
Đến cuối năm 2001, tổng dư nợ của Sở giao dịch I tăng 35,2% so với năm
1999. Đây là một sự cố gắng đáng kể của Sở, song so với tiềm năng về vốn, ưu thế
thị trường thì kết quả này còn rất hạn chế. Xét về phân loại thời hạn cho vay thì tín
dụng ngắn hạn và trung hạn giảm dần cả về cơ cấu và tốc độ.
Xét về thành phần kinh tế thì Sở giao dịch I đã tập trung vốn để cho vay kinh
tế quốc doanh là chủ yếu. Tín dụng ngoài quốc doanh giảm về tỷ trọng và khối
lượng tiền vay, cho đến cuối năm 2001 chỉ chiếm 9%.
Các ngành sản xuất vật chất như công nghiệp, xây dựng, giao thông vận
tải… luôn được ưu tiên vốn tín dụng để thực hiện các dự án về hiện đại hoá. Đồng
thời cũng bố trí vốn hợp lý đầu tư vào kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ.

Về chất lượng tín dụng là chủ đề của lhoá luận sẽ trình bày kỹ ở phần sau.
Qua biểu trên cho thấy chất lượng tín dụng của Sở giao dịch I tương đối ổn định,
mặc dù dư nợ quá hạn có xu hướng giảm từ năm 1999 đến nay. Tỷ trọng 4% cuối
năm 2001 vẫn là cao so với tiêu chuẩn quốc tế.
* Hiệu quả kinh doanh.
Trong quản lý tài sản của Ngân hàng Thương mại có nhiều mục tiêu nhưng
quan trọng nhất là đảm bảo kinh doanh có lợi nhuận. Là doanh nghiệp có chức
năng kinh doanh tiền tệ, để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường Ngân
hàng Thương mại phải cạnh tranh với các Ngân hàng và các tổ chưc tín dụng khác
một cách gay gắt bằng cách mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển các dịch
vụ có hiệu quả. Thông qua việc cung cấp các loại sản phẩm có chất lượng cao với
thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, văn minh, lịch sự để thu hút đông đảo khách
hàng. Kinh doanh có lợi nhuận cao lại tạo điều kiện và khả năng thúc đẩy sự phát
triển của Ngân hàng Thương mại.
Bước đàu chuyển sang cơ chế thị trường, nguồn thu dịch vụ của Ngân hàng
chưa phát triển, thì thu lãi cho vay có ý nghĩa quyết định. Do đó có thể nói lợi
nhuận là chỉ tiêu tổng hợp, là kết quả cuối cùng của hoạt động tín dụng, lợi nhuận
cao hay thấp thể hiện trình độ tín dụng tốt hay xấu.
Trong mấy năm qua Sở giao dịch I có rất nhiều cố gắng khai thác mọi nguồn
thu và tiết kiệm chi phí, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả và đạt lợi nhuận cao so
với các đơn vị khác của NHCT Việt Nam. Biểu phan tích sau đây sẽ chứng tỏ điều
đó.
Biểu 4: Hiệu quả kinh doanh
Đơn vị: tỷ đồng, %.
Chỉ tiêu
Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
I.Tổng thu nhập 459 100 405 100 476 100
- Thu lãi cho vay 107 23,3 117 29 119 25
-Thu dịch vụ 9 2 7 1,7 11 2

-Thu lãi điều hoà 330 71,7 265 65,4 332 69,8
-Thu lãi tiền gửi 13 3 16 3,9 14 3,2
II.Tổng chi phí 339 100 281 100 351 100
-Trả lãi tiền gửi tiết kiệm 321 94,7 255 90,7 322 91,7
-Trả lãi kỳ phiếu 7 2,06 5 108 7 1,9
-Chi luơng thưởng 3 0,9 8 2,8 8 2,2
-Thuế và thu nhập khác 8 2,34 13 4,7 14 4,2
III. Lợi nhuận hạch toán nội bộ 120 124 125
Qua biểu số lượng trên ta thấy:
- Lợi nhuận hạch toán nội bộ tăng đều hàng năm, tính đến cuối năm 2001 đạt
125 tỷ. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Sở giao dịch I vì mấy năm nay nhất là năm
1995 đã 5 lần điều chỉnh giảm lãi suất ,làm thu hẹp chênh lệch lãi suất đầu ra và
đầu vào.
- Về thu nhập, chủ yếu là thu lãi vốn điều hoà do hệ số sử dụng vốn tại chỗ
thấp. Nguồn vốn này đặt từ 65% trở lên , bình quân là 68% .Tiếp đến là thu lãi cho
vay của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân, cá thể chiếm tỷ lệ bình quân
25%. Riêng thu dịch vụ đặt thấp ,Sở giao dịch I cần có điều kiện và rất cần thiết
mở rộng hoạt động dịch vụ mà pháp luật đã cho phép.
- Về chi phí, đại bộ phận là chi trả tiền lãi cho các doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế và lãi tiết kiệm của các tầng lớp dân cư.
Tóm lại, Sở giao dịch I đã tận dụng được lợi thế của mình để đẩy mạnh hoạt
động kinh doanh nhất là huy động vốn cho vay có hiệu quả. Tuy nhiên nguồn vốn
sử dụng tại chỗ chỉ chiếm một phần nhỏ, còn lại chuyển về quỹ điều hoà,hoạt động
kinh doanh của Sở giao dịch I đang có xu hướng tăng trưởng và phát triển mạnh
mẽ.
2.2. Thực trạng về hoạt động tín dụng của Sở giao dịch I.
2.2.1. Khái quát hoạt động tín dụng của Sở giao dịch I- NHCTVN.
Là một Ngân hàng Thương mại quốc doanh, vừa là công cụ của Nhà nước
trong việc điều hành và phát triển kinh tế, vừa để tồn tại và phát triển lớn mạnh
trong cơ chế thị trường, Ngân hàng Công thương Việt Nam nói chung và Sở giao

dịch I nói riêng ngay từ khi mới ra đời đã đặc biệt quan tâm tới hoạt động tín dụng,
coi đó là một lĩnh vực kinh doanh chủ yếu, tạo ra đại bộ phận lợi nhuận cho Ngân
hàng.
Mở rộng tín dụng là một đòi hỏi khách quan, bức thiết hiện nay nhằm đáp
ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế. Chính sách phát triển của nền kinh tế
nước ta hiện nay đã mở ra cho lĩnh vực kinh doanh tín dụng nhiều cơ hội thuận lợi.
Vì vậy để làm tốt công tác này Sở giao dịch I đã tận dụng lợi thế về vị trí địa lý của
mình, ngoài ra còn thực hiện mọi biện pháp:
-Thực hiện chính sách khách hàng linh hoạt, cùng có lợi, đặc biệt là củng cố
khách hàng truyền thống, ổn định lâu dài. Chính sách khách hàng được thực hiện
bằng việc cho vay và cung cấp các sản phẩm, loại dịch vụ hấp dẫn, bảo đảm chất
lượng cao, có ưu đãi về vật chất, kết hợp với phong cách phục vụ chu đáo tận tình.
- Tăng cường công tác tiếp thị, thu thập thông tin, theo dõi sự biến động của
thị trường, giá cả, làm tư vấn cho khách hàng và cho vay có hiệu quả.
- Từ một Ngân hàng Thương mại chuyên doanh, Sở giao dịch I đã từng bước
chuyển dần sang Ngân hàng Thương mại đa dạng với nhiều hình thức mới như:
phát triển tín dụng thuê mua, thực hiện bảo lãnh, mở L/C kết hợp với chính sách xã
hội, Sở giao dịch I đã triển khai chương trình cho vay sinh viên, cho vay tạo việc
làm.
- Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội
ngũ cán bộ tín dụng từ khâu tuyển dụng, đảm bảo đầu vào có chất lượng đến đào
tạo, nâng cao tay nghề và giáo dục đạo đức phẩm chất.
- Về kỹ thuật nghiệp vụ Sở giao dịch I đã quan tâm:
+ Tiếp thu và thực hiện đầy đủ các cơ chế và quy trình tín dụng.
+ Xác định mức vốn cho vay, quy định thời hạn nợ hợp lý.
+ Chú ý thẩm định, lựa chọn được những dự án có tính khả thi để cho vay.
+ Phối hợp chặt chẽ các bộ phận để theo dõi quản lý nợ, tài sản thế chấp,
cầm cố và thu hồi nợ đúng hạn…
Biểu thống kê sau đây đã phản ánh quy mô và tốc độ phát triển của hoạt
động tín dụng:

Biểu 5: Doanh số cho vay và thu nợ.
Đơn vị: tỷ đồng, %.
Chỉ tiêu
Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
So với
năm 1999
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
So với năm
1999 (%)
I.Doanh số cho vay 1569 100 1948 100 +24,1 2456 100 +56,5
II.Doanh số thu nợ 1360 100 1809 100 +33 2217 100 +63
III.Tổng dư nợ 1107 100 1246 100 +12,6 1497 100 +35,2
Nguồn: Phòng kinh doanh- Sở giao dịch I.

×