Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.29 KB, 11 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM
Như chúng ta đã nghiên cứu ở trên, Ngân hàng là một Doanh Nghiệp hoạt
động kinh doanh trên một lĩnh vực đặc biệt đó là tiền tệ. Vì thế nó cũng phải tuân
theo những quy luật của nền kinh tế thị trường, đó là cạnh tranh. Cạnh tranh làm
Doanh Nghiệp tồn tại và phát triển, song cạnh tranh cũng có thể làm cho các
Doanh Nghiệp bị phá sản. Trong những năm qua, với sự hoạt động ngày càng phát
triển và đi lên, Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm không ngừng phấn đấu và
hoàn thiện các hình thức kinh doanh của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động,
Ngân hàng luôn nghiêm khắc tự đánh giá chính mình tìm cách khắc phục và sửa
đổi những mặt còn tồn tại để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, đáp ứng được
mọi nhu cầu của khách hàng, góp phần phát triển và hoàn thành tốt các mục tiêu
mà Ngân hàng đã đề ra.
I. NHỮNG MẶT CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN Ở
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM
Sau khi xem xét, đánh giá tình hình hoạt động của Ngân Hàng Công Thương
Hoàn Kiếm trong thời gian qua. Mà đặc biệt là tình hình huy động vốn, ta thấy
rằng:
Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm, từ một đơn vị với tư cách là một
quầy giao dịch của Hội Sở Chính, chuyển sang hoạt động độc lập chưa lâu. Nhưng
Ngân hàng đã cố gắng đảm bảo được đầu vào cho hoạt động của mình, không
những thế, Ngân hàng luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu về vốn, điều hoà mà Ngân
Hàng Công Thương Trung Ương giao cho.
Trong thời gian qua, Ngân hàng đã triển khai được nhiều hình thức huy động
vốn phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế trên địa bàn Quận, đồng thời nâng cao
hiệu quả hoạt động đầu ra của mình với phương trâm:
Nâng cao hiệu quả của công tác tín dụng cũng chính là nâng cao hiệu quả
hoạt động huy động vốn.
Tuy nhiên, trong hoạt động huy động vốn, Ngân Hàng Công Thương Hoàn
Kiếm còn một số vấn đề tồn tại sau:
* Ngay trong bản thân nguồn vốn huy động của Ngân hàng có sự mất cân


đối giữa các nguồn: Tiết kiệm và tiền phát hành kỳ phiếu.
* Nguồn tiền gửi Ngoại tệ tại Ngân hàng còn quá nhỏ bé, không đáp ứng
được đầy đủ các nhu cầu của khách hàng.
* Phương thức huy động, tuy đã được nâng cao nhưng chưa phong phú,
chưa thực sự thu hút khách hàng.
* Do điều kiện về cơ sở vật chất và là một chi nhánh của Ngân Hàng Công
Thương Việt Nam, nên các dịch vụ còn hẹp.
Do đó, để có thể tăng cường được hiệu quả trong hoạt động của Ngân hàng
đồng thời vẫn bảo đảm được hiệu quả Kinh Tế Xã Hội, thì Ngân hàng phải có sự
thay đổi trong chính sách của mình đồng thời tổ chức có hiệu quả hơn nữa hoạt
động huy động vốn, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tiền nhàn rỗi của dân
cư, tìm thị trường đầu ra cho mình.
II. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM TRONG THỜI GIAN TỚI.
* Nhìn nhận chung thì Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã huy động
có hiệu quả các nguồn vốn, song thực tế không hoàn toàn như vậy. Nguồn tiền gửi
tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, nhưng đây lại là
nguồn mà Ngân hàng phải huy động với lãi suất cao. Do vậy lợi nhuận của Ngân
hàng sẽ bị thu hẹp lại. Do đó, trong thời gian tới Ngân hàng sẽ tích cực tuyên
truyền và có những chính sách ưu đãi về lãi suất tiền gửi của các tổ chức kinh tế,
tạo uy tín về khả năng thanh toán của Ngân hàng đối với các tổ chức kinh tế.
* Trong thời gian qua, Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã áp dụng
hình thức “ Tiết kiệm gửi một nơi rút nhiều nơi “, nhằm tăng cường công tác huy
động vốn, trong thời gian tới, Ngân hàng sẽ tích cực mở rộng phạm vi khách hàng
của mình. Tuy nhiên để làm được điều này, Ngân hàng sẽ phải có sự hiện đại hoá
trong công nghệ thanh toán đồng thời Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm trong
thời gian tới sẽ có những chính sách để có được sự kết hợp hài hoà với các Ngân
Hàng Thương Mại khác.
* Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên của Ngân hàng,
nhằm nâng cao chất lượng trong nội bộ của Ngân hàng, tạo ra một bộ máy đồng bộ

và ổn định với nhiều cán bộ có trình độ để đáp ứng được với tình hình hoạt động
của Ngân hàng.
* Một mặt, Ngân hàng ngày càng có nhiều phương thức phù hợp để thu hút
được nhiều khách hàng mới, nhằm mở rộng về quy mô hoạt động của Ngân hàng
mình, một mặt vẫn có những chính sách ưu đãi về lãi suất đối với những khách
hàng truyền thống của Ngân hàng. Tăng cường tìm thị trường đầu ra cho mình,
nhằm hoạt động tín dụng một cách hài hoà giữa công tác huy động vốn với công
tác cho vay, góp phần đưa Ngân hàng ngày càng làm ăn có hiệu quả hơn.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN : TẠI NGÂN
HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM TRONG THỜI GIAN TỚI:
1. Về phía Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm
* Đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa nguồn vốn huy động từ những nguồn đã
có sẵn: Đó là những nguồn Ngân hàng đã khai thác thường xuyên qua mấy năm
hoạt động của mình. Ngân hàng phải tiếp tục cải tiến công tác thanh toán qua Ngân
hàng. Vì việc thanh toán qua Ngân hàng sẽ làm tăng số lượng khách hàng có nhu
cầu thanh toán đến với Ngân hàng. Do đó làm tăng lượng tiền ký gửi. Muốn thế,
Ngân hàng phải tăng cường áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào quá
trình thanh toán, qua đó đẩy nhanh tốc độ thanh toán, từ đó giảm bớt được chi phí
cho hoạt động này. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần thường xuyên đào tạo và bồi
dưỡng, nâng cao trình độ các thanh toán viên giúp cho họ có thể xử lý một cách
nhanh chóng các sai lầm phát sinh trong quá trình thanh toán, hạn chế bớt được
thời gian chết trong hoạt động thanh toán cho khách hàng. Qua đó, tạo ra cho
khách hàng một tâm lý thoải mái khi giao dịch với Ngân hàng mình. Các thủ tục
trong quá trình thanh toán phải gọn nhẹ, chính xác và khoa học, giúp cho khách
hàng có thể thanh toán một cách nhanh nhất với chi phí thấp nhất.
Thêm vào đó, Ngân hàng phải thường xuyên tuyên truyền và quảng cáo
nhằm giúp cho dân chúng thấy được những lơị ích của việc gửi tiền tiết kiệm, đồng
thời luôn luôn chú ý và coi trọng việc xây dựng mối quan hệ và uy tín giữa Ngân
hàng với khách hàng, tạo cho dân chúng có lòng tin với Ngân hàng.
Ngân hàng phải thường xuyên cải tiến một số hình thức huy động vốn theo

hướng thuận lợi nhất cho khách hàng mà Ngân hàng hoạt động vẫn có hiệu quả
như : đa dạng hóa các hình thức huy động vốn cho phong phú và mọi người dân có
thể chọn bất kỳ hình thức nào cho phù hợp với họ.
Trong 2 năm qua, Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm đã áp dụng hình thức
huy động vốn : chuyển tài khoản tiền gửi các nhân và tư nhân thành tài khoản séc,
song cho đến nay số lượng tài khoản tư nhân mở là chưa nhiều, nguyên nhân chính
là do bản thân hình thức này chưa có tính thiết thực, thêm vào đó lại do thói quen
của người dân Việt Nam quen thanh toán với nhau bằng tiền mặt. Do vậy, trong
thời gian tới, Ngân hàng vẫn tiếp tục chú trọng đến hình thức này bằng cách hướng
dẫn, tuyên truyền để cho mọi người biết lợi ích của loại tài khoản này.
Tài khoản có thể chuyển đổi thành tiền mặt 100%, có thể sử dụng bất kỳ lúc
nào nếu muốn. Tiền này rất an toàn, muốn chi số lượng tiền bao nhiêu chỉ cần phát
séc đúng với số tiền đó (đương nhiên phải bảo đảm tên tài khoản còn số dư) ...
Nếu áp dụng đuợc tốt hình thức này, Ngân hàng sẽ có một khả năng hoạt
động thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội. Tạo ra công cụ khá hữu hiệu để
thúc đẩy các thành tựu của công nghệ tin học tiên tiến vào hoạt động kế toán, thanh
toán Ngân hàng góp phần vào sự nghiệp hiện đại hoá Ngân hàng hiện nay.
* Ngoài việc huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm, trong thời gian tới Ngân
hàng công thương Hoàn Kiếm còn phải chú trọng đến tiền gửi của các tổ chức kinh
tế khác, vì vậy một số giải pháp thu hút nguồn vốn này mà Ngân hàng đặt ra là :
+ Luôn bám sát quá trình sản xuất kinh doanh, quá trình luân chuyển vật tư
hàng hoá và kỳ hạn nợ của các tổ chức kinh tế để động viên khách hàng nhanh
chóng tiêu thụ sản phẩm nộp tiền bán hàng cho Ngân hàng đúng hạn thanh toán.
Đối với khách hàng có doanh thu bán hàng lớn, Ngân hàng có biện pháp thu
tại chỗ theo lịch đã thoả thuận với từng đơn vị nen luôn giữ được mối quan hệ tốt
đẹp trong kinh doanh với các bạn hàng.
+ Ngoài ra, do sự phát triển của nền kinh tế, các tổ chức kinh tế dần dần đi
vào ổn định và ngày càng phát triển nên số tiền gửi vào Ngân hàng ngày càng tăng.

×