Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN sưu tầm, sáng tác, viết lời mới đồng dao, bài hát có nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 19 trang )

Sưu tầm, sáng tác, viết lời mới đồng dao, bài hát có nội dung phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non có vị trí rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Đó là ngành học mở đầu, là bước đầu tiên trong việc hình thành của nhân cách con
người và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào trường tiểu học. Hồ Chủ tịch
đã nói: "Dạy trẻ như trồng cây non…".
Trẻ mầm non là lứa tuổi mà trẻ đang bắt đầu tập làm người lớn. Ngay từ khi
trẻ không còn chỉ biết nằm trong nôi nữa thì trẻ đã bắt đầu khám phá thế giới xung
quanh và người lớn chúng ta đã bắt đầu lo lắng cho sự an toàn của trẻ. Trẻ nào cũng
rất hiếu động, trẻ lạ lẫm với mọi thứ xung quanh và muốn biết mọi thứ ra sao mà
không hề biết sự nguy hiểm đang rình rập quanh mình. Đặc biệt, trẻ
5 - 6 tuổi, trẻ rất tích cực tham gia vào các hoạt động, trẻ tò mò, thích khám phá
nhiều hơn, chạy nhảy nhiều hơn.
Việc dạy trẻ mầm non khó nhưng việc chăm sóc và đảm bảo an toàn tuyệt đối
tính mạng cho trẻ lại còn khó hơn. Một thực trạng rất đáng báo động hiện nay ở Việt
Nam đó là tai nạn thương tích trẻ em. Trong số đó không thể không nhắc tới đó là tai
nạn thương tích ở trẻ mầm non từ 0 - 6 tuổi. Mặc dù giáo viên đã rất cố gắng dạy và
rèn trẻ những kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích, nhưng trên thực tế việc nắm
bắt kiến thức của trẻ vẫn còn nhiều hạn chế. Mặt khác, trong nội dung chương trình
chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng thì
những bài thơ, đồng dao, bài hát có nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
còn rất hạn chế.
Là một giáo viên mầm non trực tiếp làm công tác chăm sóc và giáo dục trẻ tôi
nhận thấy rằng, việc cho trẻ làm quen với văn học, âm nhạc bài thơ, đồng dao, bài
hát thường thu hút được hứng thú của trẻ. Với lời thơ ngắn gọn nhưng mang đầy ý
nghĩa, với cách nói vần vè, ngôn từ giàu nhịp điệu của của đồng dao, nhiều bài có lối
kết cấu vòng tròn, trẻ đọc đi, đọc lại mà không chán, không kết thúc, với giai điệu
vui tươi của các bài hát sẽ khiến cho trẻ như vừa được học, vừa được chơi. Từ đó trẻ
tiếp thu và hiểu nội dung kiến thức rất nhanh và nhớ rất lâu.


Xuất phát từ tầm quan trọng của thơ ca, đồng dao, bài hát đối với trẻ, từ thực
trạng thiếu các bài thơ, đồng dao, bài hát có nội dung phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ. Đồng thời phát huy những hiệu quả của thơ ca, đồng dao, bài hát trong việc
giáo dục trẻ phòng tránh tai nạn thương tích, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài
"Sưu tầm, sáng tác thơ, viết lời mới đồng dao, bài hát có nội dung phòng chống
tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non" để nghiên
cứu và trao đổi với bạn bè đồng nghiệp.
1/16


Sưu tầm, sáng tác, viết lời mới đồng dao, bài hát có nội dung phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
2.Thực trạng
2.1. Thuận lợi
Trẻ đều được học từ các lớp dưới chuyển lên có kỹ năng về đọc thơ, hát.
Giáo viên nhiệt tình, năng động, ham học hỏi, có kĩ năng sư phạm và đều
có kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích. Có khả năng sáng tác thơ và đặt
lời mới cho các bài đồng dao, bài hát.
Lớp có cơ sở vật chất đầy đủ: Ti vi, vi tính có nối mạng Internet, hệ thống
máy chiếu, đàn.
Phụ huynh đều rất quan tâm đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
2.2. Khó khăn
Các bài thơ, đồng dao, bài hát có nội dung phòng chống tai nạn thương
tích trong chương trình còn hạn chế.
Số lượng trẻ nam nhiều hơn số trẻ nữ, hầu hết các trẻ đều rất hiếu động .
Trẻ nhận thức về việc phòng chống các tai nạn thương tích còn thụ động,
hay quên.
Một số phụ huynh chưa lường trước được các nguy cơ có thể dẫn đến tai
nạn xảy với trẻ, chưa có nhiều các kiến thức về cách phòng tránh một số tai nạn
thương tích cho trẻ, chưa lường trước được các nguy cơ có thể dẫn đến tai nạn

xảy với trẻ...
3. Thời gian nghiên cứu: Thời gian tiến hành bắt đầu từ tháng 10/2018
và kết thúc vào tháng 3/2019.
4. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm
non…
5. Phạm vi nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi tại trường tôi công tác

2/16


Sưu tầm, sáng tác, viết lời mới đồng dao, bài hát có nội dung phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, qua khảo sát thực tế tại lớp mình
phụ trách, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Sưu tầm, sáng tác thơ, viết lời
mới đồng dao, bài hát có nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non” và đưa ra các biện pháp thực hiện
sau:
1. Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch sáng tác thơ, viết lời mới cho các bài
đồng dao, bài hát.
Biện pháp 2: Sưu tầm, sáng tác thơ và viết lời mới đồng dao, bài hát
mang nội dung phòng chống tai nạn thương tích.
Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh để dạy trẻ ở nhà.
2. Tác dụng của từng biện pháp
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch sáng tác thơ, viết lời mới cho các bài
đồng dao, bài hát. Giúp giáo viên có thể hình dung rõ ràng, cụ thể từng công
việc, chủ động kiểm tra, đánh giá từng công việc
Biện pháp 2: Sưu tầm, sáng tác thơ và viết lời mới đồng dao, bài hát mang
nội dung phòng chống tai nạn thương tích. Giúp trẻ tiếp thu và hiểu nội dung

kiến thức nhanh và nhớ rất lâu.
Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh để dạy trẻ ở nhà cung cấp cho
phụ huynh một nguồn tư liệu bổ ích để dạy và rèn trẻ những kiến thức, kĩ năng
phòng chống tai nạn thương tích.
3. Cách thức thực hiện các biện pháp:
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch sáng tác thơ, viết lời mới cho các
bài đồng dao, bài hát.
Lập kế hoạch là một biện pháp quan trọng. Có kế hoạch sẽ giúp cho người
giáo viên có thể hình dung rõ ràng, cụ thể từng công việc, chủ động kiểm tra,
đánh giá từng công việc. Nó là cơ sở để thống nhất mọi hoạt động, mọi công
việc khi giáo viên đã đặt ra. Chính vì thế, ngay từ đầu năm học, tôi đã đưa kế
hoạch sáng tác của mình vào kế hoạch hoạt động của cả năm học và trong từng
tháng hoạt động. Sau đó tôi tiến hành khảo sát lại toàn bộ các bài thơ, bài đồng
dao, bài hát có nội dung giáo dục trẻ phòng chống tai nạn thương tích đã có
trong chương trình và nhận thấy rằng: Hầu hết các nội dung trên mới chỉ thấy
xuất hiện ở chủ đề giao thông thông qua 8 bài thơ, còn các chủ đề khác thì hầu
như rất ít và đặc biệt là các bài đồng dao, các bài hát có nội dung giáo dục
phòng chống tai nạn thương tích thì chưa có bài nào.
3/16


Sưu tầm, sáng tác, viết lời mới đồng dao, bài hát có nội dung phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã sáng tác các bài thơ, viết lời mới cho một
số bài đồng dao, bài hát mang nội dung phòng chống tai nạn thương tích và đưa
vào kế hoạch hoạt động của từng tháng, từng tuần, từng tiết dạy (tùy theo nội
dung của từng bài mà tôi sắp xếp cho phù hợp với từng chủ đề.
KẾ HOẠCH SÁNG TÁC THƠ,VIẾT LỜI MỚI ĐỒNG DAO, BÀI HÁT
TT
Chủ đề

Thơ
Đồng dao Bài hát
1
Trường mầm non
1
2
Gia đình
2
1
3
Bản thân
2
1
1
4
Nghề nghiệp
1
1
5
Động vật
1
6
Thực vật
1
1
7
Giao thông
2
1
8

Nước và hiện tượng tự nhiên 1
1
Tổng
11
5
2
Kết quả: Sau khi xây dựng kế hoạch đã giúp giáo viên có thể hình dung rõ
ràng, cụ thể từng công việc, chủ động kiểm tra và có kế hoạch đưa vào giảng dạy.
3.2. Biện pháp 2: Sưu tầm, sáng tác thơ và viết lời mới đồng dao, bài
hát mang nội dung phòng chống tai nạn thương tích.
a. Sáng tác thơ:
Đối với trẻ em, thơ là một kho tàng kiến thức vô cùng phong phú chính vì
vậy sưu tầm, sáng tác thơ giúp trẻ tiếp thu và hiểu nội dung kiến thức nhanh và
nhớ rất lâu. Nhiều khi chúng ta không thể giải thích mọi việc bằng những câu
nói khô cứng, khó hiểu, vì như vậy, trẻ rất khó tiếp thu. Nhưng khi những kiến
thức ấy được đưa vào những câu nói có vần, có điệu thì trẻ sẽ vừa dễ tiếp thu,
vừa dễ nhớ hơn. Chính vì vậy, tôi đã đưa các nội dung giáo dục phòng tránh tai
nạn thương tích cho trẻ vào các bài thơ để những nội dung vốn rất khô cứng nay
đã trở nên nhẹ nhàng hơn, cụ thể đó là những bài thơ do tôi tự sáng tác như sau:
* Chủ đề trường mầm non:
Xuống cầu thang
Này các bạn nhỏ
Đừng lấy tay vịn
Khi xuống cầu thang
Làm cầu trượt chơi
Bé lưu ý nhé
Nhỡ mà bị rơi
Bước xuống cẩn thận
Thì nguy hiểm lắm!
Nhớ đừng đùa nhau

(sưu tầm)
* Chủ đề gia đình:
Đừng chơi gần bếp
4/16


Sưu tầm, sáng tác, viết lời mới đồng dao, bài hát có nội dung phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Cái bếp là nơi nấu ăn
Bé ơi đừng có loanh quanh lại gần
Bếp ga, tủ lạnh, quạt trần
Nồi cơm, chảo điện rất gần tầm tay
Lại còn cả phích nước đầy
Không may ngã phải là gây bỏng liền
An toàn là việc đầu tiên
Bé ơi phải nhớ, tránh liền bếp thôi!
(sáng tác)
Cái ổ điện
Đây là cái ổ điện
Dùng để cắm quạt vào
Bé đã biết chưa nào?
Đừng sờ vào"Giật đấy"!
Và không được dùng gậy
Kim loại, sắt và nhôm
Cho vào trong ổ điện

Và nhớ là phải biết
Không dùng kéo cắt dây
Bị giật sẽ rất gay
Nguy hiểm chết người đấy

Nhớ đừng làm như vậy
Thì mới là bé ngoan.
(sưu tầm)

* Chủ đề bản thân:
Đi dép lê
Đi dép lê
Không được chạy
Kẻo vấp ngã
Gãy trẹo chân
Rách áo quần
Giờ ăn đến rồi
Bạn phải nhớ thôi
Rửa tay chưa nhỉ
Phải nhớ rửa kỹ
Cho sạch bạn ơi
Khi rửa xong rồi
Bạn đừng nghịch nước
Áo quần bị ướt
* Chủ đề nghề nghiệp:

Đi cẩn thận
Bước nhẹ nhàng
Chớ vội vàng
Các bạn nhé!
(sáng tác)
Bé giữ vệ sinh
Cảm lạnh mất thôi
Tay rửa sạch rồi
Vào ngay bàn nhé

Ăn uống sạch sẽ
Đảm bảo vệ sinh
Giúp cho chúng mình
Nâng cao sức khỏe.
(sưu tầm)

Không nên tự uống thuốc
5/16


Sưu tầm, sáng tác, viết lời mới đồng dao, bài hát có nội dung phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Bé ốm phải uống thuốc
Không chẳng khỏi được đâu
Cảm cúm hay nhức đầu
Sâu răng hay đau bụng

Bác sỹ dặn thật đúng
Uống thuốc phải theo đơn
Hãy nhờ mẹ thì hơn
Bé đừng nên tự uống
(sáng tác)

* Chủ đề động vật:
Không trêu chọc kiến
Con kiến nhỏ
Kiến tuy nhỏ
Đốt rất đau
Nhưng lại chăm
Bé bảo nhau

Nhìn thấy nó
Đừng trêu nó
Bé đừng sợ
Nhớ đừng có
Không trêu kiến
Chọc tổ kiến
Sẽ chẳng sao
Và cũng không
Nhớ chưa nào?
Đuổi theo nó
Cô dạy thế!
( sáng tác)
* Chủ đề thực vật:
Vườn cây nhà bé
Trong vườn nhà bé
Khi vào vườn chơi
Có rất nhiều cây
Nhớ đừng hái quả
Xoài, bưởi, dâu tây
Không cho hoa lá
Hồng, cam, chuối,quýt.
Vào miệng, vào tai
Cây cà hoa tím
Không leo cây xoài
Cây mướp hoa vàng
Chẳng may ngã đấy
Dưa chuột, dưa gang
Nguy hiểm như vậy
Cả giàn thiên lý
Bé chẳng làm đâu

Bé đã nhớ kỹ
Luôn nhớ trong đầu
Lời cô dặn rồi
Lời cô dặn bé.
(sưu tầm)
* Chủ đề giao thông:
Nhớ lời mẹ dặn
Mẹ bảo em bé ngoan
Không được chạy lung tung
Không đi theo người lạ
Dưới lòng đường, hè phố
Bé ngoan nói "Vâng ạ!"
Đường rất nhiều xe cộ
Mẹ dặn con nhớ rồi!"
Nhỡ va phải thì sao?
Con chỉ ở nhà thôi
Con đã nhớ chưa nào?
Không chơi ngoài đường cái
"Con nhớ rồi mẹ
Khi ra đường con phải
6/16


Sưu tầm, sáng tác, viết lời mới đồng dao, bài hát có nội dung phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Có người lớn đi cùng

(sưu tầm)

Khuyên bé !

Đường phố xe ngược , xe xuôi
Bé ơi bé nhớ không chơi lòng đường
Xe cộ qua lại bất thường
Xảy ra tai nạn không lường được đâu
"An toàn" luôn nhớ trong đầu
Lời cô bé đã khắc sâu trong lòng.
(sưu tầm)
* Chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên
Bé luôn ghi nhớ!
Các bạn ơi đừng có
Đến gần nơi hồ ao
Hố sâu không chắn rào
Giếng khơi hay bể nước

Các bạn phải lường trước
Nhỡ sơ ý không may
Tụt xuống hố nước đầy
Thì làm sao cứu được.
(sáng tác)
Đối với những bài thơ dài, nhiều nội dung tôi đưa vào dạy trẻ trong hoạt
động chung làm quen với văn học và cụ thể là các tiết dạy trẻ đọc thơ. Còn với
những bài thơ ngắn, tôi dạy trẻ ở hoạt động chiều, khi trẻ đã thuộc các bài thơ
này, tôi có thể cho trẻ đọc ở mọi lúc, mọi nơi tùy từng điều kiện cụ thể như
trong tiết học, trước giờ ăn, trước khi hoạt động ngoài trời, trong giờ đón, giờ trả
trẻ…qua đó trẻ đã tiếp thu và nhớ rất nhanh.
b. Viết lời mới một số bài bài đồng dao và tổ chức cho trẻ chơi:
Đồng dao là những bài học chập chững, sơ khai về cuộc sống. Các bài
đồng dao thường đi kèm với những trò chơi: qua việc đọc và làm động tác theo
những lời đồng dao, trẻ ít nhiều được luyện tập về chân tay, thị giác, khứu giác,
trí não…Khi tham gia chơi các trò chơi đồng dao, trẻ được sinh hoạt tập thể

cùng nhau, trở nên gắn kết với nhau hơn. Có rất nhiều các bài đồng dao khác
nhau nhưng tôi đã lựa chọn các bài đồng dao có kèm theo các trò chơi tương
ứng mà trẻ thường thích chơi nhất để viết lời mới.
Bài 1: Chi chi chành chành!
Chi chi chành chành
Bát cơm vừa xới
Chẳng vội ăn ngay
Kẻo lỡ chẳng may
7/16


Sưu tầm, sáng tác, viết lời mới đồng dao, bài hát có nội dung phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Là bỏng ngay đấy
(sáng tác)
* Cách chơi:
Khoảng 3 - 4 trẻ một nhóm. Một trẻ làm "cái" xòe bàn tay ra. Ai bị "cái"
bắt ngón tay thì xòe bàn tay ra đọc bài đồng dao cho các bạn chơi tiếp.

(H/a minh họa:Trẻ chơi trò chơi chi chi chành chành)
Bài 2: Kéo cưa lừa xẻ
Kéo cưa lừa xẻ
Đừng lấy hạt mít
…………………
Lời cô giáo dạy.
(sưu tầm)
* Cách chơi:
Hai trẻ ngồi đối diện nhau, hai tay nắm lấy nhau, cùng nhau vừa đẩy qua
đẩy lại vừa đọc bài đồng dao.


8/16


Sưu tầm, sáng tác, viết lời mới đồng dao, bài hát có nội dung phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

(H/a minh họa: Trò chơi kéo cưa lừa xẻ)
Bài 3: Rồng rắn lên mây
Rồng rắn đi chơi
Vừa hát vừa cười
………………….
………………….
Rồng rắn cùng nhau
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
* Cách chơi:
Một trẻ làm thầy thuốc, đứng hoặc ngồi một chỗ, các trẻ khác túm lấy
đuôi áo nhau thành rồng rắn, đoàn người vừa đi vừa hát bài đồng dao.Đến câu
cuối cùng thì đoàn người dừng lại trước mặt "thầy thuốc". Người đóng vai "thầy
thuốc" trả lời: "Thầy thuốc đi chơi" hay "Đi chợ vắng". Đoàn người lại đi và hát
tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời "có".Rồng rắn và thầy thuốc đối thoại với
nhau:
.....................................................................................................................
Sau khi "Rồng rắn" trả lời xong thì "Thầy thuốc" sẽ tìm mọi cách đuổi bắt
"Rồng rắn" để bắt khúc đuôi (Người cuối cùng trong hàng người). Trẻ đứng đầu
sẽ dang tay ra cản "Thầy thuốc". Nếu thầy thuốc bắt được "Khúc đuôi" hoặc
"Rồng rắn" bị đứt khúc hoặc ngã thì sẽ bị thua.
9/16



Sưu tầm, sáng tác, viết lời mới đồng dao, bài hát có nội dung phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

(H/a minh họa: Trò chơi rồng rắn mây)
Bài 4: Lộn cầu vồng
Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
…………………….
…………………….
Rồi ta cùng lộn.
(sáng tác)
* Cách chơi:
Mỗi nhóm có 2 trẻ nắm tay quay mặt vào nhau. Trẻ vừa đọc bài đồng dao
vừa đưa tay sang hai bên theo nhịp của bài đồng dao. Đến câu cuối cùng của bài
đồng dao thì trẻ lộn tay, quay lưng vào nhau. Cứ như thế trẻ tiếp tục đọc bài
đồng dao cho đến câu cuối cùng thì lại lộn tay quay mặt vào nhau.

10/16


Sưu tầm, sáng tác, viết lời mới đồng dao, bài hát có nội dung phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

(H/a minh họa: Trò chơi lộn cầu vồng)
Bài 5: Thả đỉa ba ba
Thả đỉa ba ba
Khi mẹ vắng nhà
Bé không nghịch lửa
Chẳng trèo lên cửa
Chẳng trèo cầu thang

Bé chơi đồ hàng

Tập làm cô giáo
Tập may quần áo
Cho bạn búp bê
Lát nữa mẹ về
Sẽ khen bé giỏi

* Cách chơi:
Vẽ hai đường thẳng song song dài 2m, rộng 3m giả làm con sông.
Số trẻ chơi có thể 10 - 12 trẻ đứng thành vòng tròn, chọn một trẻ thuộc lời
ca, cứ mỗi tiếng lại đập nhẹ tay vào vai một bạn. Tiếng cuối cùng rơi vào ai
người ấy sẽ làm "đỉa".
…………………………………………………………………………………
Những người qua sông phải tìm cách chạy thật nhanh lên bờ sao cho "đỉa"
không bắt được. Ai bị "đỉa" bắt phải đứng ra ngoài cuộc một lần chơi.

11/16


Sưu tầm, sáng tác, viết lời mới đồng dao, bài hát có nội dung phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

(H/a minh họa: Trò chơi thả đỉa ba ba)
Viết lời mới một số bài hát:
Âm nhạc có ảnh hưởng tốt với trẻ em ở mọi lứa tuổi, âm nhạc sẽ bồi đắp
cho khả năng ngôn ngữ và lắng nghe, kỹ năng bày tỏ cảm xúc qua từ ngữ và
hành động. Qua việc dạy trẻ hát, giáo viên có thể giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của
mỗi bài hát. Từ đó giáo viên sẽ đưa ra các nội dung giáo dục muốn truyền tải
đến với trẻ. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn một số bài hát mà trẻ rất ưa thích, dựa

vào giai điệu của các bài hát đó tôi đã viết lời mới mang nội dung dạy và rèn trẻ
trẻ phòng chống tai nạn thương tích. Khi trẻ thể hiện, mặc dù đó là những bài
hát cũ, trẻ đã biết, đã thuộc nhưng nay trẻ lại được thể hiện lại bài hát với nội
dung hoàn toàn mới lạ nên trẻ rất thích thú, tích cực tham gia hoạt động và tiếp
thu kiến thức nhanh hơn:
Các bài hát được sáng tác: Phụ lục 1
Với những bài hát sau khi viết lời mới, tôi sử dụng để dạy trẻ trong các giờ
hoạt động âm nhạc, cụ thể là trong các tiết học dạy trẻ hát và vận dụng trong các giờ
hoạt động góc, các buổi liên hoan văn nghệ…Trẻ có thể tự tin, mạnh dạn và nhất là
được
thể hiện mình.
3.3. Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh để dạy trẻ ở nhà.
Các nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ không chỉ xảy ra ở trường mà
còn có thể xảy ra khi trẻ ở nhà. Vì thế việc phối kết hợp với phụ huynh giúp cho
phụ huynh cũng nâng cao ý thức trong việc phòng chống tai nạn thương tích cho
con.
12/16
chi?


Sưu tầm, sáng tác, viết lời mới đồng dao, bài hát có nội dung phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Sau khi sáng tác và viết lời mới cho một số bài thơ, đồng dao có nội dung phòng
chống tai nạn thương tích, tôi tiến hành phô tô, đóng thành quyển và gửi cho phụ
huynh. Với những bài hát, tôi tiến hành thu âm, làm thành đĩa nhạc và cũng gửi
tới phụ huynh của trẻ để phụ huynh cùng phối kết hợp dạy và rèn trẻ ở nhà. Việc
gửi các bài thơ, những đĩa nhạc thu âm cho phụ huynh là hình thức tốt nhất để
cung cấp cho phụ huynh một nguồn tư liệu bổ ích để dạy và rèn trẻ những kiến
thức, kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích.


(H/a minh họa: Trao đổi với phụ huynh)
Qua thực tế cho thấy nếu như gia đình và nhà trường có sự kết hợp chặt
chẽ thì sẽ tạo nên được một mối quan hệ gần gũi cởi mở giữa 2 bên và cả 2 bên
sẽ nhận được những đóng góp chân thực và những kinh nghiệm rất thiết thực và
quý báu trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, có sự phối kết hợp chặt chẽ
với phụ huynh tôi nhận thấy thu được kết quả rất tốt: các cháu tiếp thu kiến thức
do cô truyền đạt rất tốt, các cháu có kỹ năng phòng tránh các tai nạn khi ở
trường. Và phụ huynh thì quan tâm đến đến con em mình nhiều hơn, giữa cô
giáo và phụ huynh luôn có sự gần gũi, cởi mở khi trao đổi các hoạt động của con
trên lớp.

13/16


Sưu tầm, sáng tác, viết lời mới đồng dao, bài hát có nội dung phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc sưu tầm, sáng tác thơ, viết lời mới cho một số bài đồng dao, bài hát
có nội dung phòng chống tai nạn thương tích là một việc rất cần thiết. Các bài
đồng dao, bài thơ, bài hát được sáng tác, viết lời mới sẽ tạo ra một nguồn tư liệu
phong phú cho giáo viên sử dụng để giáo dục trẻ cách phòng chống các tai nạn
thương tích trong sinh hoạt hàng ngày. Mặt khác các bài đồng dao được viết lời
mới có kèm theo trò chơi dân gian rất hấp dẫn và thu hút trẻ. Vì thế mà trẻ tỏ ra
rất hứng thú, tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và nhớ lâu hơn.
Khi trẻ tham gia các hoạt động làm quen với các bài đồng dao, bài thơ, bài
hát mới không những giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mà trẻ còn được củng cố các
vận động, rèn luyện các tố chất thể lực, phát triển thẩm mỹ và tình cảm xã hội.
Qua đó trẻ biết tự bảo vệ mình trước những nguy cơ gây tai nạn thương tích
đang tiềm ẩn xung quanh.

Qua quá trình sáng tác, viết lời mới và dạy trẻ những bài thơ, đồng dao,
bài hát có nội dung phòng chống tai nạn thương tích, tôi thu được một số kết quả
như sau:
* Đối với giáo viên:
Qua quá trình sáng tác, sưu tầm tôi đã sáng tác và viết lời mới được tất cả
18 bài, trong đó có:
+ Đồng dao: 5 bài
+ Thơ
: 11 bài.
+ Bài hát : 2 bài
Sau khi nghiên cứu đề tài này tôi đã nâng cao được khả năng sáng tác cho
bản thân và các đồng nghiệp có nguồn tài liệu để phục vụ công tác chăm sócgiáo dục trẻ. Qua đó giáo viên chúng tôi cũng có biện pháp giúp trẻ hình thành
kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích trong trường học.
* Đối với trẻ:
Sau khi được học các bài thơ, được chơi, được đọc các bài đồng dao,
được hát những bài hát trẻ tỏ ra rất hứng thú, tiếp thu kiến thức phòng chống tai
nạn thương tích rất nhanh. Trẻ đã biết được những việc gì nên làm, việc gì
không nên làm và từ đó biết tránh xa các nguy cơ có thể gây ra tai nạn thương
tích cho mình.
100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Trong năm học không xảy ra
tai nan thương tích với trẻ.
* Đối với phụ huynh:
14/16


Sưu tầm, sáng tác, viết lời mới đồng dao, bài hát có nội dung phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Phụ huynh thực sự quan tâm, đã tìm hiểu thêm những kiến thức ,cách
phòng chống tai nạn gây thương tích cho trẻ. Bên cạnh đó phụ huynh đã cùng
phối kết hợp với giáo viên để dạy trẻ ở nhà những kiến thức, kĩ năng phòng

tránh tai nạn thương tích.
Phụ huynh có thêm nhiều kiến thức về các tai nạn thương tích thường
hay xảy ra với trẻ, từ đó họ quan tâm và phòng chống cho con em mình tốt hơn.
2. Khuyến nghị:
Nhà trường cho phép phổ biến rộng rãi các bài đồng dao, bài thơ, bài hát
đã được sáng tác và viết lời mới ở các lớp vào những năm tiếp theo.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Hà Nội , ngày tháng
năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

15/16


Sưu tầm, sáng tác, viết lời mới đồng dao, bài hát có nội dung phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Tài liệu tham khảo
1. Thông tư số 13/2010/TT - BGDĐT về xây dựng trường học an toàn,
phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
2. Tuyển tập thơ
3. Sách trẻ thơ hát.
4. Tuyển tập truyện, thơ, câu đố mầm non.
5. Trang web "Mamnon.com"
6. Nuôi dạy con nên người
7. Bách khoa toàn thư cho trẻ.

16/16



Phụ lục 1


MỤC LỤC




×