Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

SKKN một số phương pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc lớp 2 theo hướng phát huy năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.85 KB, 20 trang )

Một số phương pháp giúp học sinh học tốt phân
môn Tập đọc lớp 2 theo hướng phát huy năng
lực
PHẦN 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
Cấp tiểu học là cấp học nền tảng trong hệ thống các cấp học ở n ước ta vì
đây là cấp học mở đầu cung cấp những kiến thức cơ bản cho h ọc sinh, dạy
cho học sinh phương pháp học tập đúng đắn chuẩn bị cho các c ấp h ọc ti ếp
theo.Trong cấp Tiểu học thì các lớp đầu cấp (lớp 1,2) lại càng được coi
trọng vì đây là thời kỳ các em bắt đầu làm quen v ới m ột h ệ th ống các tri
thức mới của rất nhiều các môn học trong đó có môn Tiếng
Việt.MônTiếng Việtgiữ một vị trí rất quan trọng, nó có nhiệm vụ hình
thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt đ ộng ngôn
ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng v ới chúng là b ốn
kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó “Đọc” là quá trinh chuy ển d ạng th ức
chữ viết sang lời nói có âm thanh. Nếu không biết đọc con người không
tiếp thu được nền văn minh của loài người, không khơi dậy được năng lực
hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như bồi dưỡng tâm hồn để hình thành
được một nhân cách toàn diện.
Chính vì vậy, dạy đọc có một ý nghĩa to lớn ở Ti ểu h ọc. Vi ệc d ạy đ ọc sẽ
giúp học sinh hiểu biết hơn, giúp các em biết yêu cái thiện và cái đẹp, dạy
cho các em biết suy nghĩ một cách logic cũng như tư duy hình t ượng.
Cũng chính vì những lẽ trên, để nâng cao chất lượng gi ảng dạy phân môn
Tập đọc, tôi luôn tìm tòi, trau dồi thêm những kiến th ức, kinh nghi ệm và
đặc biệt tôi luôn thay đổi phương pháp dạy học phù h ợp v ới năng l ực c ủa
các em sao cho trong giờ học các em có thể phát huy tối đa năng l ực v ốn có
của bản thân. Với lòng yêu nghề, mến trẻ tôi luôn mong những học sinh


của mình ngày một tiến bộ. Vì vậy, để các em h ọc tốt h ơn phân môn T ập
đọc, tôi mạnh dạn viết nên nhữngkinh nghiệm của mình trong quá trình


giảng dạy với đề tài “Một số phương pháp giúp học sinh học tốt phân
môn Tập đọc lớp 2 theo hướng phát huy năng lực”.
II/ Mục đích nghiên cứu:
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn ghi lại những phương
pháp, rèn kĩ năng cho học sinh của mình trong quá trình gi ảng d ạy,
giúp học sinh tự tintrong học tập,trong giao ti ế p và khi tham gia các
ho ạ t đ ộ ng. Q ua đó phát triển khả năng tư duy sáng tạo, chiếm lĩnh tri
thức một cách chủ động,… góp phần nâng cao chất lượng h ọc tập cho h ọc
sinh, đáp ứng yêu cầu học tập hiện nay trong thời kỳ hội nh ập.
III/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 2
2. Phạm vi nghiên cứu: Tôi tập trung nghiên cứu“Một số phương pháp
giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 2 theo h ướng phát huy
năng lực”tại trường Tiểu học.
IV/Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
1. Phương pháp quan sát và hỏi
đáp.
2.Phương pháp phân tích ngôn 3. Phương pháp thực hành.
ngữ.
5.Phương pháp vẽ sơ đồ tư duy

4.Phương pháp giải quyết vấn đề

Phương pháp sơ đồ tư duy ( Mind mapping) doTony Buzan đã đ ưa ra mô
hình và phổ biến rộng, là phương pháp được sử dụng để ghi chú và trình
bày thông tin dưới dạng sơ đồ. Lập sơ đồ tư duy là một công việc rất đ ơn
giản dù đây là kĩ thuật cực kì hiệu quả. Giúp người l ập đ ộc l ập trong suy
nghĩ, luôn bình tĩnh trong những tình huống ph ức tạp, c ảm th ấy làm ch ủ
được tri thức của mình, rút ngắn được th ời gian và ghi nh ớ r ất tốt.



PHẦN 2 : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I . Cơ sở lý luận
Trong những năm gần đây, xu thế chung của thế giới là đ ổi m ới ph ương
pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, t ự giác, ch ủ động sáng t ạo c ủa
học sinh trong quá trình dạy học. Người giáo viên phải nắm được tâm lý
của các em và tìm ra phương pháp phù hợp để tư duy của cácem dần phát
triển thành tổng thể khi chiếm lĩnh các kiến thức được học. Và trong môn
Tiếng Việt giúp các em phát triển ngôn ngữ và tư duy, giáo dục tư tưởng,
đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh. Trong đó phân môn Tập
đọc có tác dụng to lớn trong quá trình phát triển tư duy ngôn ngữ cho học
sinh, rèn luyện cho học sinh các kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đ ọc th ầm,
đọc hiểu, đọc diễn cảm), nghe và nói. Bên cạnh đó, thông qua hệ th ống bài
đọc theo chủ điểm và những câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài
đọc, phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh nh ững hi ểu biết t ự nhiên,
xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, nh ững hi ểu bi ết về tác
phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật...) và góp phần rèn luy ện
nhân cách cho học sinh. Tập đọc ởTiểu học được xây dựng phù hợp với
yêu cầu phát triển lời nói của học sinh, giúp các

emmở rộng thêm kiến thức trong quá trình học tập, lao động và giao tiếp
ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn, đạt kết quả cao hơn.
Do đó, dạy Tập đọc có vị trí rất quan trọng, việc dạy đọc ở giai đoạn đầu
giúp học sinh nắm được tiếng mẹ đẻ và sau là tạo điều kiện cho các em
học tập và phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con
người lao động trong mọi thời đại mới.
Chính vì vậy việc vận dụng một số phương pháp và hoạt động trải
nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn Tập đọc



lớp 2 là rất cần thiết. Đây chính là cơ sở, là nền tảng để học tốt các môn
học khác nhằm thực hiện đúng mục tiêu mà Đảng ta đã đ ề ra nh ằm đào
tạo con người mới.
II.Thực trạng và nguyên nhân
1.Thực trạng:
a)Thuận lợi`
-Được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất thiết bị hiện đại.
-Hầu hết học sinh đều có ý thức làm bài tập, n ắm đ ược nh ững kiến th ức
và kĩ năng cơ bản và có thái độ tích cựctrong việc học.
-Học sinh ngoan, hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài, biết h ợp
tác trong các hoạt động tập thể,
-Nhanh nhẹn, dễ nắm bắt nội dung học tập bởi các em ch ưa b ị chi ph ối
nhiều về cuộc sống xung quanh.
-Bố mẹ quan tâm đến việc học của con mình.
b) Khó khăn
-Địa bàn của trường còn bị ảnh hưởng của ngôn ngữ địa ph ương nên h ọc
sinh còn đọc sai,ngọng, phát âm chưa chuẩn. Đọc ch ưa l ưu loát, ng ắt ngh ỉ
còn bừa bãi, nhấn giọng lên, xuống tùy tiện.
-Trình độ HS không đồng đều, chưa tập trung cao độ trong học tập.
-Chưa nghiên cứu kĩ nội dung bài nên chưa hiểu sâu về nội dung, ngh ệ
thuật của tác phẩm.
-Dễ quên kiến thức nếu không được luyện tập thường xuyên

-Thời lượng một tiết Tập đọc còn hạn chế nên không th ể luy ện đ ọc kĩ và
sửa lỗi cho từng em trong lớp.


-Khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh là chưa cao, với bài tập đòi h ỏi
sự tư duy thì ta thấy câu trả lời của các em còn hạn ch ế. Kh ả năng di ễn

đạt của các em chưa thực sự tốt.
- Đồ dựng trực quan ở trường còn ít chưa đáp ứng đủ cho các tiết h ọc.
2.Phân tích các nguyên nhân và yếu tố tác động
2.1. Khảo sát chương trình sách giáo khoa
Phân môn Tập đọc lớp 2 cả năm mỗi tuần có 3 tiết 2 bài t ập đ ọc v ới 15
chủ đề:
1.Em là học sinh
6.Cha mẹ
2.Bạn bè
7.Anh em
3.Trường học
8.Bạn trong nhà
4.Thầy cô
9.Bốn mùa
5.Ông bà
10.Chim chóc
Các kiểu văn bản dạy học Tập đọc

11.Muông thú
12.Sông biển
13.Cây cối
14.Bác Hồ
15.Nhân dân

Thể loại văn bản trong SGK phần Tập đọc rất phong phú, các bài tập đ ọc
bao gồm các văn bản thông thường như tự thuật, th ời khóa biểu, tin nhắn,
nội quy, thư từ, văn bản khoa học và các văn bản nghệ thuật nh ư th ơ,
truyện, văn miêu tả, kịch.
2.2.Các kiểu dạng bài tập dạy học tập đọc
*Bài tập luyện đọc thành tiếng

a) Bài tập luyện chính âm
Bài tập yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ, câu ch ứa nhiều tiếng d ễ bị
phát âm sai và đọc lên.
b) Bài tập luyện đọc đúng ngữ điệu
Bài luyện đọc đúng ngữ điệu thành 2 mảng: Những bài tập kí mã (hoặc xác
lập) giọng đọc và những bài tập giải mã(hoặc thể hiện ) giọng đọc.

Ngoài hai kiểu BT kí mã và giải mã cách đọc còn có th ể kể đến loại BT gi ải
thích cách đọc. Đây là những BT có mặt ở cả hai ki ểu trên.VD: “Hãy g ạch


dưới những từ cần nhấn giọng khi đọc và giải thích vì sao nh ấn gi ọng ở
những từ đó.”
c)Bài tập luyện đọc hiểu
Các dạng BT dạy đọc hiểu
-Phân loại theo các bước lên lớp, ta có BT kiểm tra bài cũ, BT luy ện t ập….
-Phân loại theo hình thức thực hiện: BT trả lời miệng, BT thực hành đọc,…
-Phân loại theo mức độ tính độc lập của học sinh. Theo cách chia này có
thể gọi tên các BT: BT tái hiện, BT cắt nghĩa, BT phản hồi (sáng tạo).
-Phân loại theo đối tượng thực hiện BT: Có BT cho cả lớp làm chung, có BT
dành cho nhóm học sinh, có BT dành cho cá nhân, có BT cho HS đ ại trà,…….
-Sau đây là các kiểu dạng BT dạy đọc hiểu xem xét từ góc độ n ội dung:
+ Ta có thể phân loại một số kiểu dạng BT đọc hiểu nh ư sau:
C1) Nhóm BT có tính chất nhận diện, tái hiện ngôn ngữ của văn bản.
Nhóm này có những kiểu BT sau.
*BT yêu cầu HS xác định đề tài của bài:
BT xác định đề tài của văn bản thường có dạng hỏi trực tiếp “ câu chuy ện
này nói về ai, về cái gì?”.
VD: BT yêu cầu xác định các nhân vật trong chuy ện:
-Bạn của bé ở nhà là ai? (Con chó nhà hàng xóm – TV 2 tập 1)

*BT yêu cầu học sinh phát hiện ra các từ ngữ,chi tiết, hình ảnh c ủa bài.
VD: Những hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay?
(Ông Mạnh thắng Thần Gió – TV 2 tập 2)
*BT yêu cầu học sinh phát hiện ra những câu quan trọng của bài
-VD: Câu nào chó thấy những người con rất thích món quà c ủa b ố? (Quà
của bố -TV 2 tập 1)
*BT yêu cầu học sinh phát hiện ra đoạn thường có dạng:


Bài này gồm mấy đoạn ? Mỗi đoạn từ đâu đến đâu ? hoặc cụ th ể h ơn nh ư:
-VD:Mỗi ý sau đây được nói trong khổ thơ nào?
-Đưa võng ru em

-Nhớ ngày xưa mẹ ru mình

-Ngắm em ngủ

-Đoán em bé mơ thấy gì.

(Tiếng võng kêu – TV 2)
C2)Nhóm BT làm rõ nghĩa của ngôn ngữ văn bản
*BT yêu cầu giải nghĩa từ ngữ
VD: -Vì sao nói sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành choa thành
phố Huế? (Sông Hương –TV 2 tập 2)
*BT yêu cầu làm rõ nghĩa, ý nghĩa của các câu, khổ th ơ, đoạn, chi ti ết, hình
ảnh.
VD: Em hiểu những điều quy định nói trên như thế nào? (Nội quy Đảo Kh ỉ
- TV2 tập 2)
*BT đại ý nội dung chính của bài
VD: Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì? (Câu chuyện bó đũa-TV 2)

C3)Nhóm BT hồi đáp
Đây là nhóm BT đọc hiểu yêu cầu tính độc lập làm việc c ủa h ọc sinh cao
nhất. *Nhóm BT bình giá về nội dung văn bản
-VD: Câu chuyện này khuyên em điều gì? (Có công mài sắt có ngày nên
kim- TV 2 tập 1)
*Nhóm BT yêu cầu làm rõ, bình giá về nghệ thuật của văn bản
VD: Tìm những từ chỉ màu sắc xanh khác nhau của sông H ương? (Sông
Hương –TV 2 tập 2)
*Nhóm BT tạo lập văn bản mới theo mẫu
VD: -Hãy viết một bưu thiếp chúc mừng bà ( hoặc ông) ở xa.
2.3. Nguyên nhân


Qua thời gian thực hiện, tôi nhận thấy các nguyên nhân và yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của quá trình dạy h ọc đó
là chính là người dạy và người học (giáo viên và học sinh).
*Về phía học sinh:
+ Trẻ rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng, quá tải. Đặc
biệt đối với học sinh lớp 2, lớp mà các em vừa m ới v ượt qua nh ững m ới
mẻ ban đầu chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo sang hoạt động h ọc
tập là chủ đạo. Giờ học sẽ trở nên nặng nề, không duy trì đ ược kh ả năng
chú ý của các em nếu các em chỉ có nghe và làm theo.
+Do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương phát âm ch ưa chuẩn, ông bà, b ố
mẹ, người lớn nói thế nào các em bắt chước như thế.
+Học sinh đã đọc kém lại lười đọc, không chú ý th ầy h ướng d ẫn, b ạn đ ọc
đúng để mình học tập.
+Đối với những em đã đọc đúng thì chưa chịu rèn kĩ năng đọc diễn cảm.
+Việc chuẩn bị bài của các em ở nhà chưa kĩ, không luy ện đ ọc nhiều l ần
trước khi đến lớp.
*Về phía giáo viên:

+Chưa chủ động trong bài dạy,chưa sáng tạo trong khi dạy.
+Đọc chưa hay, chưa đúng nhất là ở bậc mẫu giáo làm ảnh h ưởng không ít
tới việc đọc của HS khi học 29 chữ cái.
+Chưa chú ý đến đọc nhóm đôi nối tiếp, đọc cho bạn nghe và ng ược l ại, ít
chú đến học sinh đọc sai, chỉ chú ý đến học sinh đọc đúng, đ ọc hay.
+Còn nặng nề về phương pháp truyền thống, nặng thuyết trình không chú
ý năng lực chủ động của học sinh.
Chính những nguyên nhân đó, bản thân tôi nhận thấy cần phải có nh ững
đổi mới trong dạy học, trong cách dạy và cách học của học sinh, đ ể phát
huy được sự tự tin của học sinh trong h ọc tập, trong giao ti ếp, trong các
hoạt động để từ đó các em tự lĩnh hội tri th ức một cách tự tin nh ất.


III. Một số phương pháp, biện pháp rèn kĩ năng giúp học sinh học tốt
phân môn Tập đọc lớp 2 theo hướng phát huy năng l ực

A.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
Giáo viên tìm tòi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, phương tiện dạy học phù h ợp
với nội dung bài, sử dụng các phương pháp giúp HS h ứng thú h ọc, phát huy
khả năng sáng tạo, tính tự giác, tích cực trong học tập.Giáo viên linh
hoạttrong các hoạt động tùy theo đối tượng học sinh.
B.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
1)Tổ chức dạy đọc thành tiếng
-Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị tâm thế đ ể đọc. Khi ngồi
đọc cần ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách nên n ằm trong
khoảng 30 – 35cm, cổ và đầu thẳng, phải thở sâu và th ở ra ch ậm đ ể l ấy
hơi. Ở lớp, khi được cô giáo gọi đọc, học sinh ph ải bình tĩnh, tự tin, không
hấp tấp đọc ngay.
- Giáo viên hướng dẫn HS đọc đủ lớn cho tất các cả mọi người nghe rõ,
tập cho các em đọc to chừng nào bạn xa nhất trong lớp nghe thấy m ới thôi.

Giáo viên nên cho học sinh đứng trên bảng đ ể đ ối di ện v ới nh ững ng ười
nghe. Tư thế đứng đọc phải thoải mái, sách phải đ ược m ở r ộng và đ ược
cầm bằng hai tay.
1.1. Luyện đọc đúng
Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc chính xác, không có l ỗi.
a)Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các âm vị
Tiếng Việt
-Đọc đúng các phụ âm đầu, đọc đúng các âm cuối, đ ọc đúng các thanh.
b)Trình tự luyện đọc đúng.


Khi lên lớp đầu tiên giáo viên phải đọc mẫu sau đó cho c ả l ớp đ ọc đ ồng
thanh, cuối cùng cho các em đọc cá nhân các tiếng, t ừ khó này. V ới nh ững
câu mà giáo viên dự tính có nhiều em đọc sai phách câu (ng ắt ngh ỉ không
đúng chỗ) cũng tiến hành như vậy. Cuối cùng mới luyện đọc hoàn ch ỉnh c ả
đoạn và bài.
=>-Ở trên lớp, giáo viên trực tiếp sửa lỗi phát âm cho t ừng em đ ể các em
biết được lỗi của mình và sửa lại ngay. Yêu cầu mỗi em dành 15 phút m ỗi
buổi tối để các em đọc lại bài, luyện phát âm lại nh ững lỗi sai.
-Giáo viên phát động việc luyện đọc ở nhà thông qua việc th ực hiện đ ọc
sách, truyện theo biểu đồ THỜI GIAN ĐỌC SÁCH(phụ lục). Bạn nào thực
hiện đầy đủ,chăm chỉ hằng ngày và có số thời gian đọc nhiều sẽ đ ược cô
khen và tặng quà vào cuối tháng.
1.2. Luyện đọc nhanh
Đọc nhanh là đọc lưu loát trôi chảy.
*Biện pháp luyện đọc nhanh:
-Trên lớp, giáo viênđọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Giáo viên
điều chinh tốc độ đọc bằng cách giữ nhịp đọc. Ngoài ra, còn có bi ện pháp
đọc tiếp nối trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của thầy, của bạn đ ể điều
chỉnh tốc độ. Giáo viên đo tốc độ đọc bằng cách ch ọn sẵn bài có s ố ti ếng

cho trước và dự tính sẽ đọc trong bao nhiêu phút.
-Giáo viên kết hợp với phụ huynh kiểm tra tốc độ con đọc ở nhà và báo lại
cho GV.
1.3. Luyện đọc diễn cảm
Đọc diễn cảm đó là việc đọc thể hiện ở kĩ năng làm ch ủ ng ữ điệu, ch ỗ
ngừng giọng, cường độ giọng v...vv....để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình c ảm
mà tác giả đã gửi gắm trong bài học. Ở Tiểu học khi nói đến đọc diễn c ảm,
người ta thường nói về một số kĩ thuật như ngắt giọng biểu cảm, sử dụng
tốc độ và ngữ điệu.


*Biện pháp luyện đọc diễn cảm
Để hình thành kĩ năng đọc diễn cảm, cần thực hiện những BT sau:
-Tập lấy hơi và tập thở: Biết thở sâu ở chỗ ngừng ngh ỉ để lấy h ơi khi đ ọc.
-Rèn cường độ giọng đọc – luyện đọc to(bắt đầu từ lớp 1)
-Luyện đọc chính âm
-Luyện đọc diễn cảm:
+Đọc phân vai để làm sống lại nhân vật của tác phẩm.
+Lập dàn ý bài.
+Đọc mẫu của giáo viên : Giáo viên đọc mâu và đặt câu hỏi vì sao đ ọc nh ư
thế?
-Luyện đọc cá nhân.
2)Tổ chức dạy đọc thầm (tìm hiểu bài)
a)Chuẩn bị cho việc đọc thầm
Tư thế ngồi đọc thầm phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách là 30
– 35 cm.
b)Tổ chức quá trình đọc thầm
Kĩ năng đọc thầm phải được chuyển dần từ đọc to đến đọc nh ỏ đến đọc
mấp máy môi (không thành tiếng) đến đọc hoàn toàn bằng mắt không
mấp máy môi (đọc thầm). Di chuyển mắt theo que trỏ rồi đến chỉ có mắt

di chuyển.Cần kiểm soát quá trình đọc thầm của h ọc sinh bằng cách quy
định thời gian đọc thầm cho từng đoạn và bài. H ọc sinh đọc xong thì báo
cho giáo viên biết, từ đó giáo viên nắm được và đi ểu ch ỉnh t ốc đ ộ đ ọc
thầm.
c)Đọc hiểu
Dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức, đọc hiểu. Giáo viên c ần có bi ện
pháp giúp học sinh hiểu bài đọc, bắt đầu từ việc hiểu nghĩa t ừ. C ần sàng
lọc để giữ lại những từ “chìa khóa”, đó là những từ giúp ta hi ểu đ ược n ội
dung của bài.


*Biện pháp rèn luyện đọc hiểu
Để tăng cường chất lượng đọc hiểu bằng cách giáo viên yêu cầu h ọc sinh
tìm hiểu văn bản trước khi đến lớp và khi lên l ớp giáo viên h ướng d ẫn h ọc
sinháp dụngPHƯƠNG PHÁP VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY để phân tích văn bản đó.
Ứng dụng của sơ đồ tư duy trong việc đọc hiểu văn bản :
Áp dụng phương pháp vẽ sơ đồ tư duy để phân tích m ột văn bản g ồm
những bước sau:
B1: Chuẩn bị: Giấy trắng, bút kim, bút màu.
B2: Đọc
+Đọc lướt
Chúng ta lướt nhanh văn bản để tìm các từ khóa và ý ch ủ đạo rồi l ần l ượt
liệt kê chúng ở góc tờ giấy. Sau đó, chúng ta vẽ một sơ đồ tư duy v ới tâm s ơ
đồ nên có kích thước 5cm x 5cm trên khổ giấy A4 để tạo ra m ột không
gian rộng rãi. các nhánh chính là các từ khóa có khả năng g ợi l ại thông tin
hữu ích, mỗi từ khóa chỉ diễn tả một ý tưởng hay một khái niệm.Các
nhánh của sơ đồ nên có dạng đường cong, thuôn dài và nên có độ dài bằng
độ dài của từ được ghi.
+Đọc chi tiết
Tiếp theo, chúng ta đọc lại văn bản một cách chi tiết rồi hoàn ch ỉnh sơ đ ồ.

Và cấu trúc thật sự của nội dung này chỉ xuất hiện rõ ràng sau khi chúng ta
đọc xong văn bản
B3: Ấp ủ ý tưởng
Sau khi đọc xong, hãy nghỉ giải lao một chút trước khi bước sang giai đoạn
tiếp theo.
-Sắp xếp lại


Có lẽ đây là giai đoạn thú vị nhất bởi vì nó cho phép ta tách kh ỏi văn b ản và
có cái nhìn về thông tin khác với tác giả.
-Vẽ lại cho rõ ràng
Chỉ cần vẽ lại bằng sơ đồ mới và bổ sung những thay đổi.
-Đọc lại
Chúng ta hãy dành thời gian để chiêm ngưỡng và đọc lại sơ đồ t ư duy của
mình. Khoảng thời gian dành cho việc này tưởng ch ừng lãng phí nh ưng
thật ra lại giúp chúng ta ghi nhớ lại nội dung của s ơ đồ.
Qua việc vẽ sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh nh ớ nhanh, lâu h ơn n ội dung văn
bản và có thể dễ dàng trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
=>GV yêu cầu các các em đọc sách, truyện ở nhà và BÁO CÁO VỀ CUỐN
SÁCH CỦA TÔI (phụ lục). Cuối tháng cô sẽ thu và tặng quà cho những bạn
đọc được nhiều và ghi lại đúng nội dung truyện, sách mà mình đã đọc.
3):Một số điều giáo viên cần thực hiện
a)Giáo viên phải năm chắc nội dung chương trình SGK
b)Vận dụng linh hoạt, sáng tạo đồ dùng dạy học trong gi ảng d ạy
Việc sử dụng các phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học là rất quan tr ọng
trong quá trình giảng dạy. Nó tác động trực tiếp vào các hoạt động nh ận
thức của trẻ theo đúng quy luật: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” giúp học sinh hiểu nhanh, sâu
hơn và nhớ bài lâu hơn, giúp các em hứng thú, cuốn hút v ới bài h ọc h ơn.
Ví dụ: - Bài Cây xoài của ông em - TV tập 1

Tôi sử dụng bài giảng điện tử Power poit, giúp tôi truy ền thụ kiến thức
nhanh, dễ dàng cho học sinh.(phụ lục)
-Câu chuyện bó đũa- TV 2 tập 1. Đối với bài này tôi cũng s ử dụng v ật th ật
đó là bó đũa. Để giúp các em dễ dàng quan sát và c ảm nh ận tr ực tiếp.
c) Kết hợp các trò chơi vào bài tập:


Giáo viên nên thường xuyên lồng ghép trò ch ơi vào bài h ọc. Trò ch ơi c ần
phải phù hợp với đối tượng học sinh. Giáo viên cần linh hoạt sử dụng các
bài tập thiết thực có tác dụng trực tiếp đối với học sinh nhằm bổ sung
kiến thức và mở rộng tầm hiểu biết, tạo cho các em có cơ sở để phát triển
óc sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú.
Ví dụ: Khi dạy các tiết hướng dẫn TH Tiếng Việt vào buổi chi ều, v ới bài
“Phần thưởng -TV2 tập 1” tôi đã đưa ra “trò chơi giải ô chữ” (phụ lục).
Tôi yêu cầu các em chơi theo nhóm. Sau khi h ọc sinh đã gi ải xong câu đ ố
hàng dọc. Đội nào chiến thắng tôi luôn động viên bằng nh ững l ời khen và
tặng phần thưởng hoa điểm tốt.
d) Giáo viên cân trau dồi ki năng đọc mẫu :
+Bài đọc mẫu giáo viên cần đọc trước nhiều lần, tìm hiểu kĩ n ội dung cảm
thụ bài văn, bài thơ để tìm đ ược giọng đọc đúng, đọc hay. Tr ước khi đ ọc
mẫu giáo viên cần tạo cho học sinh tâm thế, h ứng thú nghe đ ọc, yêu c ầu
học sinh đọc thầm theo. Khi đọc giáo viên đứng ở v ị trí bao quát c ả l ớp
không nên đi lại trong khi đọc.
+Giáo viên ghi âm bài tập đọc trên lớp gửi cho các em c ần luy ện đ ọc đ ể các
em có thể nghe lại được nhiều lần, qua đó các em sẽ nhớ được cách đọc.
e)Chú trọng ren ki năng đọc cho tưng đối tượng học sinh:

+Theo dõi quá trình học tập của các em qua các đợt kiểm tra và ghi l ại k ết
quả.
+Đối với những học sinh đọc thêm, bớt, đọc sai từ thì giáo viên yêu cầu các

em đọc lại 2 -3 lần câu đó để các em t ự phát hi ện từ các em đã đ ọc d ư
hoặc thiếu. Đánh vần lại từ đó đ ể các em s ửa nhanh h ơn. Giáo viên ph ải
tạo điều kiện để những HSnào yếu được đọc nhiều ở lớp, luôn động viên,
khuyến khích, tạo cho các em sự tự tin trong học tập.


+Học sinh đọc đúng rồi thì các em luyện đọc nhiều lần để đ ọc đ ược di ễn
cảm.
+Ngoài tiết Tập đọc chính giáo viên luy ện thêm cho các em vào gi ờ ra ch ơi.
g) Ren đọc cho học sinh theo tưng dạng bài
Tùy theo từng dạng bài ta hướng dẫn học sinh cách đọc cho phù h ợp.
* Bài dạng văn xuôi:
-Trước hết giáo viên cần xác định từ và câu khó, câu dài đ ể h ướng dẫn học
sinh. Đặc biệt lưu ý từ d ễ đ ọc sai do đặc điểm phương ngữ . Ví dụ: học
sinh thường đọc sai tiếng có phụ âm đầu: tr (tre, trên), r (rung rinh), tiếng
có kết thúc âm cuối: t ( mặt), n (bàn,chín)…; tiếng có thanh ngã (b ỡ ngỡ).
-Giáo viên cần chú trọng hướng dẫn các em biết ngắt ngh ỉ h ơi h ợp lí vì bài
văn xuôi thường có những câu dài.
-Hướng dẫn học sinh nhấn giọng những từ ch ỉ màu s ắc, tính chất, âm
thanh, những từ chỉ hành động.
Ví dụ: Bài “ Ông Mạnh thắng Thần Gió TV 2 – tập 2 ”
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhấn giọng những từ ch ỉ s ự ngạo ngh ễ của
Thần Gió: xô, ngã lăn nga, lồm cồm....
* Bài dạng thơ:
- Trước tiên giáo viên cho học sinh luyện đọc đúng tiếng từ d ễ l ẫn, từ cần
nhấn giọngcủa bài thơ. Và việc quan trọng không thể thi ếu đó là h ướng
dẫn học sinh biết ngắt nhịp thơ. Giáo viên cho nhiều học sinh nêu cách
ngắt nhịp và sau đó Giáo viên gợi mở đ ể h ọc sinh phát hiện ra cách ng ắt
nhịp đúng, có thể cho học sinh kí hiệu vào sách cho dễ nh ớ.
-Đồng thời giáo viên giúp học sinh làm quen với cách ngắt nh ịp bi ểu c ảm ở

chỗ ngừng lâu hơn bình thường hoặc chỗ dừng không logic ngữ nghĩa.
Ví dụ: Kẽo cà kẽo kẹt
Kẽo cà kẽo kẹt
Kẽo cà


Kẽo kẹt..... ( Bài “Tiếng võng kêu” –TV2 tập 1)
* Bài dạng văn bản hành chính:
Xác định giọng đọc cho phù hợp thể loại văn bản.
Ví dụ: Bài “ Tự thuật” TV 2 tập 1 Đọc với giọng rõ ràng, rành mạch.
g,Giáo viên cân linh hoạt, sáng tạo trong phân tô chức luyện đ ọc l ại
Ví dụ: Các bài thuộc dạng văn xuôi giáo viên có th ể cho h ọc sinh thi đ ọc
đoạn văn mà học sinh thích; các bài thuộc dạng văn kể chuy ện có th ể cho
học sinh đọc theo vai từng nhân vật; bài thuộc dạng thơ thì tổ ch ức cho
học sinh thi học thuộc. Giáo viên cần chú ý tới các em đọc yếu, các em ch ưa
được tham gia đọc ở ph ần trên; trong khi học sinh đọc giáo viên cần quan
tâm theo dõi, uốn nắn, sửa sai, phát huy khả năng đ ọc cho từng đ ối t ượng
học sinh.
h)Một số biện pháp hô trợ
-Nhận xét, đánh giá học sinh cần nhẹ nhàng và tế nh ị mang tính đ ộng viên
khuyến khích học sinh, tạo cho học sinh sự tự tin trong h ọc t ập.
-Tạo điều kiện cho học sinh giúp đỡ nhau trong vi ệc rèn đọc thông qua
“đôi bạn cùng tiến”
-Khen ngợi, tuyên dươnghọc sinh thường xuyên tìm đọc sách, báo, truyện
phù hợp với lứa tuổi học sinh.
IV. KẾT QUẢ
Qua gần 1 năm triển khai và thực hiện đổi mới ph ương pháp d ạy nh ằm
nâng cao hiệu quả giờ dạy Tập đọc lớp 2. Tôi thu được k ết quả nh ư sau:
1.


Về phía học sinh:
-Phát huy được tính chủ động, mạnh dạn, tự tin, kĩ năng tư duy sáng tạo
học hỏi của học sinh thông qua các hoạt động học tập.
-Học sinh không còn rụt rè, thụ động trong học tập, các em đã tỏ ra m ạnh
dạn, năng động, tự tin, hăng say học tập hơn .


-Thông qua những hoạt động mang tính thiết th ực trên giúp cho h ọc sinh
hiểu biết thêm, tạo được thói quen làm việc tập thể có tinh th ần thi đua
cao, có thói quen quan sát, ghi chép.

-Thống kê kết quả khảo sát học sinh sau:
Tiết dạy khi chưa đôi mới
Tổng số học sinh trong lớp được điều tra.
Số học sinh thích học tiết Tập đọc

47 em
18 em

100%
38,2 %

29 em

61,8%

Tổng số học sinh trong lớp được điều tra.
Số học sinh thích học tiết Tập đọc

47 em

36 em

100%
76,5 %

Số học sinh đã phát âm, đọc đúng

11 em

23,5%

Số học sinh đã phát âm, đọc đúng
Tiết dạy khi đã thực hiện đôi mới

2) Về phía giáo viên:
-Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
-Trình độ ngày càng nâng cao, phát huy được sự sáng tạo của mình trong
công việc.
-Tổ chức các hoạt động dạy – học phong phú hơn.
PHẦN 3 : KẾT KUẬN
I.Kết luận
Việc đổi mới phương tiện dạy học kết hợp đổi mới phương pháp d ạy đã
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Nó đã
làm thay đổi nhận thức của cán bộ giáo viên v ề tầm quan tr ọng c ủa đ ổi
mới phương pháp dạy học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học giúp cho h ọc sinh s ớm đ ược hình
thành các năng lực, kỹ năng cần thiết khác trong xã hội m ới. H ọc sinh đ ược


phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, tinh th ần h ợp tác, chia s ẻ trong

nhóm. Học sinh được rèn luyện cách học, được tự học, hoạt đ ộng, tr ải
nghiệm, hợp tác từ đó có được năng lực mới.
Vai trò của ng ười giáo viên trong vi ệc đ ổi m ới là vô cùng quan tr ọng
.Với học sinh Tiểu h ọc nói chung và h ọc sinh l ớp 2 nói riêng thì h ọc mà
chơi, ch ơi mà h ọc. Chính vì v ậy, ng ười giáo viên c ần có ni ềm say mê
nghề nghiệp, sự tận t ụy vì h ọc sinh và quan tr ọng h ơn c ả là hãy coi
mỗi học trò nh ư chính con c ủa mình, k ết qu ả c ủa trò là s ự ph ản ánh s ự
nỗ lực trong lao đ ộng, s ự c ố g ắng không ng ừng c ủa m ỗi giáo viên.
II. Kiến nghị
-Với những kinh nghiệm được nêu ở trên tôi rất mong muốn BGH nhà
trường tạo điều kiện để cho giáo viên được thực hiện.
-Nhà trường thường xuyên cập nhật các loại sách mới về ph ương pháp
giảng dạy cũng như các sách về chuyên môn của các lớp, để giáo viên đ ược
đọc các tài liệu, trao đổi, trau dồi kiến th ức phân môn Tập đ ọc v ới các
đồng nghiệp.
-Đầu tư thêm về đồ dùng trực quan, tranh ảnh minh hoạ để tạo h ứng thú
học tập cho học sinh.
-Tổ chức thêm chuyên đề các môn học ở các cấp để giáo viên có th ể h ọc
hỏi, trao đổi kinh nghiệm, kiến th ức cũng như ph ương pháp d ạy h ọc v ới
các anh chị em đồng nghiệp.
-Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn để giúp giáo viên củng c ố, nâng
cao kiến thức, cập nhật những phương pháp giáo dục có hiệu qu ả đ ể b ắt
kịp với xu thế hiện nay.
-Sau khi thực hiện đề “Một số phương pháp giúp học sinh học tốt phân
môn Tập đọc lớp 2 theo hướng phát huy năng lực”. Tôi nhận thấy học
sinh đã có nhiều tiến bộ trong phân môn Tập đọc mà còn học có tiến bộ


cả những phân môn khác trong môn Tiếng Việt như : Luyện từ và câu, T ập
làm văn…

Với sáng kiến này, tôi rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học các
cấp, của các đồng nghiệp, để đề tài được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 8 – 3 - 2020
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinhnghiệm
này do tôi tự viết, không sao chép của ai.
Ng ườ i vi ế t

Đào Lan H ươ ng

PH Ụ L ỤC: HÌNH ẢNH,T Ư LI ỆU MINH HO Ạ
Tập đọc: PHẦN THƯỞNG
Trò chơi giải ô chữ
1
2
3
4
6
5

7
8


9
10
Hàng 1: Người bạn được Na gọt hộ bút chì. (gồm 6 ch ữ cái)
Hàng 2: Đồ dùng bằng kim loại, có mặt phẳng, thường làm nóng lên đ ể là
quần áo. (gồm 5 chữ cái)

Hàng 3: Người bạn được Na cho nửa cục tẩy.(gồm 7 chữ cái)
Hàng 4: Chỉ tiếng kêu mỗi khi hè về của con vật có bộ cánh trong suốt.
( gồm 4 chữ cái)
Hàng 5: Bút có ngòi là hòn nhỏ gắn ở đầu ống mực. (gồm 5 ch ữ cái)
Hàng 6: Tên phần thưởng cô giáo trao cho bạn Na là theo đề ngh ị c ủa c ả
lớp. (gồm 7 chữ cái)
Hàng 7: Từ chỉ hoạt động vui chơi, giải trí nói chung. (gồm 7 ch ữ cái)
Hàng 8: Từ chỉ một phân môn Luyện đọc của HS bậc Tiểu học. (gồm 6 chữ
cái)
Hàng 9: Câu văn vần mô tả người, vật, hiện tượng, dùng để đố nhau. (gồm
5 chữ cái)
Hàng 10: Từ chỉ đức tính ngay thẳng có thế nào bộc lộ thế đấy, không dối
trá,giả tạo. (gồm 7 chữ cái)



×