Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

SKKN một số TRÒ CHƠI KHỞI ĐỘNG đầu TIẾT học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.93 KB, 9 trang )

MỘT SỐ TRÒ CHƠI KHỞI ĐỘNG ĐẦU TIẾT HỌC
Để tạo hứng thú cho học sinh xuyên suốt trong một buổi học
thì cách vào bài lôi cuốn, hấp dẫn là điều vô cùng cần thiết. Thay vì
vào bài trực tiếp thì các thầy cô hãy bắt đầu với một vấn đề mà có
thể thu hút học sinh tham gia và đó cũng là cách hiệu quả nhất để
học sinh nhanh chóng vào bài. Sử dụng trò chơi khởi động đầu tiết
học sẽ rất hay và thú vị.

1.

Trò chơi: Gió thổi
Cách chơi: Quản trò giao việc: Em/bạn hãy tưởng tượng mình

là một cái cây. Tất cả đứng giang tay ra để tạo hàng cây. Gió thổi
bên

nào

các

em/bạn

nghiêng

Cả lớp đứng rồi dang tay sang hai bên.



Quản trò: (Hô) Gió thổi, gió thổi.

về



bên

đó.


Cả lớp: Về đâu, về đâu?



Quản trò: Bên trái, bên trái.
Cả lớp: Nghiêng người sang bên trái.



Quản trò: Gió thổi, gió thổi.
Cả lớp: Về đâu, về đâu?



Quản trò: Bên phải, bên phải.
Cả lớp: Nghiêng người sang bên phải.



Quản trò hô rồi làm tiếp với các vị trí: trước, sau.
Lưu ý: Quản trò lặp lại các vị trí cần luyện tập nhiều lần và

tăng tố độ nói để học sinh luyện phản xạ nhanh.



2.

Trò chơi: “Trời mưa, trời mưa”

Cách chơi:
Quản trò: (hô): Trời mưa, trời mưa
Cả lớp: Che ô, đội mũ (hai tay vòng lên phía trên đầu)
Quản trò: Mưa nhỏ


Cả lớp: Tí tách, tí tách (Vỗ nhẹ hai tay vào nhau)
Quản trò: Trời chuyển mưa rào
Cả lớp: Lộp độp, lộp độp (Vỗ tay to hơn)
Quản trò: Sấm nổ
Cả lớp: Đì đoàng, đì đoàng (nắm bàn tay phải, giờ lên cao hai lần)
Quản trò: Đã 9 giờ tối
Cả lớp: Đi ngủ, đi ngủ (Hai tay úp vào nhau, đưa lên sát má,
nghiêng đầu)
Quản trò: Trời đã sáng tỏ
Cả lớp: Gà gáy ò ó o (làm động tác gà gáy)
Quản trò: Rủ nhau tới trường
Cả lớp: Ngồi vào ngay ngắn (Ngồi xuống, vòng tay lên bàn)


3.

Trò chơi: Xì điện

Cách chơi: Giáo viên hãy chia lớp thành 2 đội để thi đua.

Giáo viên sẽ “châm ngòi” đầu tiên và đọc một phép tính chẳng
hạn 5 x 9 rồi chỉ vào một em thuộc một trong 2 đội, em đó phải bật
ngay ra kết quả.
Nếu kết quả đúng thì em đó có quyền “xì điện” một bạn thuộc
đội đối phương. Em sẽ đọc bất kì phép tính nào, chẳng hạn như 50:


10 và chỉ vào một bạn (ở bên kia) bạn đó lập tức phải có ngay kết
quả



5,

rồi

lại

“xì

điện”

trả

lại

đội

ban


đầu.

Cứ như vậy, giáo viên cùng 2 thư ký ghi kết quả của mỗi đội. Hết
thời gian chơi đội nào có nhiều bạn đọc kết quả đúng thì sẽ là đội
chiến thắng.
Lưu ý: Khi được quyền trả lời mà lúng túng không đọc ra ngay kết
quả thì mất quyền trả lời và “xì điện”, giáo viên sẽ lại chỉ định một
bạn khác bắt đầu.


4.

Trò chơi: Ai nhanh hơn

Mục đích:


Ôn tập lại kiến thức đã học đồng thời giới thiệu bài mới.



Luyện phản ứng nhanh, khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá
chính xác, tiết



kiệm thời gian.




Rèn tính tự giác, thi đua giữa học sinh.

Chuẩn bị:


Giáo viên: chuẩn bị hệ thống câu hỏi và đáp án.



Học sinh: thẻ đúng , sai.

Cách tổ chức:




Chia lớp làm 4 đội chơi tương ứng với 4 tổ, cử 4 tổ trưởng làm
trọng tài và theo dõi chéo, 1 thư ký ghi kết quả.



Thời gian: 4 phút



Luật chơi: Giáo viên lần lượt giới thiệu từng câu hỏi, yêu cầu
để giáo viên đọc từng câu hỏi hoàn chỉnh thì học sinh mới
được sử dụng thẻ (đúng hoặc sai) để trả lời. Em nào vi phạm
luật là loại kết quả. Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên
đưa đáp án cho câu hỏi luôn để các em đối chiếu kết quả.




Cách tính điểm: mỗi câu trả lời đúng được tính 10 điểm/học
sinh, trả lời sai trừ 5 điểm/học sinh. Tổng điểm mỗi đội được
ghi lên bảng luôn sau mỗi câu trả lời.

Câu hỏi có thể liên quan đến bài học trước đó, nhằm ôn lại bài cũ
trước khi vào bài mới




×