Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.53 KB, 11 trang )

NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG
TỒN TẠI
I./ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ
1./ Đối với cơ chế nhận nợ, rút vốn.
Trước hết cần khẳng định lại rằng cơ chế nhận nợ hiện nay mà Ngân hàng
Nhà nước đại diện cho Chính phủ Việt Nam nhận nợ trước các Tổ chức Tài chính
Quốc tế, Chính phủ các nước là đúng đắn bởi những lý do sau:
Ngân hàng Nhà nước là đơn vị đại diện cho Chính phủ Việt nam trước các
Tổ chức Tài chính Quốc tế, đồng thời Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có tài khoản
tiền gửi ngoại tệ tại hầu hết các Tổ chức quốc tế và nhiều nước trên thế giới. Do
vậy mọi hoạt động tín dụng của Chính phủ Việt Nam với các Tổ chức Tài chính
Quốc tế và Chính phủ các nước có thể được hạch toán qua tài khoản này. Bộ Tài
chính là đơn vị quản lý các khoản vay nợ nước ngoài của Chính phủ song không
thể nhận nợ trước các Tổ chức Tài chính Quốc tế bởi Bộ Tài chính không có tài
khoản tiền gửi ngoại tệ tại các nước.
Hơn nữa, việc Ngân hàng Nhà nước đại diện cho Chính phủ Việt Nam để
nhận nợ là phù hợp với thông lệ của hầu hết các nước và điều này cũng phù hợp
với nghiệp của Ngân hàng Nhà nước hơn là Bộ Tài chính hay bất kỳ một đơn vị
nào khác.
Tuy nhiên, với một cơ chế nhận nợ tập trung thì cũng cần phải có một cơ chế
rút vốn tập trung.
Ngân hàng Nhà nước ngoài chức năng là đơn vị đầu mối để tìm kiếm các
nguồn tài trợ từ bên ngoài thì Ngân hàng Nhà nước còn có nhiều chức năng,
nhiệm vụ quan trọng khác đối với toàn bộ nền kinh tế đó là việc lập và điều hành
các chính sách tiền tệ thông qua các công cụ tỷ giá, lãi suất,...Việc hoạch định
chính sách tiền tệ ngoài việc căn cứ vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế thì một căn
cứ rất quan trọng là lượng ngoại tệ vào, ra khỏi đất nước mà chủ yếu là từ các
khoản đầu tư nước ngoài. Ngân hàng Nhà nước cần nắm bắt được khối lượng
ngoại tệ vào trong thời kỳ hiện tại và đồng thời cũng cần phải biết được khối lượng
tiền phải trả nợ trong tương lai để có thể có một chiến lược về chính sách tiền tệ


phù hợp, bởi các nguồn vốn nước ngoài được huy động quá mức có thể dẫn tới
việc giảm lãi suất tiền gửi trong nước, ảnh hưởng tới chính sách tiết kiệm trong
nước. Trường hợp huy động vốn nước ngoài nhiều mà không đi liền với tăng
nhanh tích luỹ và đầu tư bằng vốn trong nước có thể dẫn tới việc tăng giá trị đồng
nội tệ so với đồng ngoại tệ. Trong một nền kinh tế thị trường thì điều này sẽ kéo
theo sự phân bổ lại các nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế . Các chủ đầu tư
chuyển nguồn lực vào sản xuất hàng hoá và các dịch vụ cho nhu cầu trong nước.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu này nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì
có thể là nguyên nhân gây ra sự mất khả năng trả nợ của nền kinh tế trong tương
lai do mất cân đối về cung cầu ngoại tệ.
Để có thể khấc phục được những tồn tại như phần trên đã nêu, một giải pháp
cần được thực hiện là tăng cường vai trò giám sát, kiểm soát tình hình rút vốn của
các dự án của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể là:
- Ngoài thể thức rút vốn tạm ứng/ tài khoản đặc biệt như hiện tại được quy
định, do Ngân hàng Nhà nước ký đơn rút vốn, còn lại 3 thể thức rút vốn (thanh
toán trực tiếp, phát hành thư cam kết, hoàn vốn) cũng phải được đặt dưới sự kiểm
soát thông qua việc đồng tham gia ký trên đơn rút vốn của Ngân hàng Nhà nước
(hiện tại ba thể thức này theo quy định được giao cho chủ dự án và ngân hàng
thương mại phục vụ ký).
Giải pháp khắc phục này sẽ giúp cho :
+ Ngân hàng Nhà nước có cơ sở để theo dõi việc ghi nợ trên tài khoản vay
của các tổ chức cho vay, đồng cũng có điều kiện để theo dõi, kiểm soát việc tính
phí, lãi phải trả của Chính phủ Việt nam đối với tổ chức cho vay.
+ Cùng với việc có cơ sở theo dõi việc ghi nợ tài khoản vay, giải pháp này
cũng giúp cho Chính phủ Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước) có thể nắm chính xác
lượng ngoại tệ vào Việt Nam qua luồng vốn đầu tư nước ngoài, giúp cho việc thiết
lập cán cân thanh toán, cán cân ngoại tệ được chính xác.
+ Có điều kiện để điều hành chính sách tỷ giá phù hợp với chủ trương kìm
chế lạm phát gắn liền với tăng trưởng kinh tế của Đảng và Nhà nước ta.
Với cơ chế này, quá trình kiểm soát đơn rút vốn của ba thể thức còn lại như

sau: Chủ dự án lập hồ sơ xin rút vốn gửi tới Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.
Bộ Tài chính tiến hành kiểm soát đơn yêu cầu xin rút vốn của chủ dự án, nếu hợp
lệ (nằm trong kế hoạch rút vốn đã được duyệt) thì sẽ có văn bản chấp thuận đề nghị
rút vốn của chủ đầu tư. Bộ chứng từ này (gồm hồ sơ xin rút vốn và văn bản chấp
thuận của Bộ Tài chính) được chuyển tới Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà
nước thực hiện kiểm soát thủ tục, điều kiện rút vốn, nếu hợp lệ, Ngân hàng Nhà
nước sẽ đồng ký trên đơn rút vốn của chủ dự án, gửi Ngân hàng Thương mại phục
vụ và yêu cầu chủ dự án cùng ngân hàng thương mại gửi đơn rút vốn cho Tổ chức
cho vay. Khi Tổ chức cho vay chấp nhận đơn xin rút vốn và tiến hành giải ngân,
Tổ chức cho vay sẽ thông báo kết quả giải ngân cho Ngân hàng Nhà nước để Ngân
hàng Nhà nước có cơ sở để xác nhận dư nợ trên tài khoản vay.
Để thực hiện theo cơ chế kiểm soát rút vốn này, một vấn đề chúng ta cần đề
cập tới là nếu có sự phân công cụ thể giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước
trong việc kiểm soát rút vốn sao cho vừa nâng cao hiệu quả của quá trình rút vốn,
đồng thời vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nằm trong kế hoạch hạn mức rút vốn (như
thông tư 09/ NH-TC ngày 30/5/1999 đã quy định).
Theo cơ chế kiểm soát này, trên cơ sở kế hoạch rút vốn 6 tháng, năm của các
chủ dự án lập gửi Bộ Tài chính. Bộ Tài chính tiến hành xét duyệt và kết quả xét
duyệt này sẽ được thông báo cho Ngân hàng Nhà nước để Ngân hàng Nhà nước
thực hiện yêu cầu quản lý mức độ rút vốn, đảm bảo không được vượt quá hạn mức
rút vốn cho từng dự án được Bộ Tài chính phê duyệt.
Từng lần rút vốn, chủ dự án lập hồ sơ đề nghị rút vốn gửi trực tiếp tới Ngân
hàng Nhà nước và Bộ Tài chính. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành kiểm soát thủ
tục , điều kiện của các đơn rút vốn, nếu hợp lệ và nằm trong hạn mức vốn rút được
Bộ Tài chính thông báo thì Ngân hàng Nhà nước sẽ trực tiếp ký trên đơn rút vốn
đối với đơn rút vốn bằng tiền và đồng ký trên đơn rút vốn không phải bằng tiền
(thanh toán trực tiếp, phát hành cam kết, hoàn vốn), gửi tập hồ sơ này cho chủ dự
án để chủ dự án gửi cho Tổ chức cho vay. Khi Tổ chức cho vay chấp nhận các đơn
rút vốn, Tổ chức này sẽ thực hiện giải ngân theo các hình thức giải ngân tùy theo
điều kiện của từng dự án và kế hoạch của Tổ chức cho vay, ghi nợ cho tài khoản

vay đứng tên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng thời thông báo kết quả giải
ngân (ghi nợ tài khoản vay) cho Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và chủ dự án
biết.
Riêng đối với thể thức hoàn vốn (giải ngân theo hình thức chuyển tiền), theo
cơ chế hiện nay, sau khi nhận được hồ sơ, nếu chấp nhận giải ngân theo yêu cầu
của chủ dự án thì tổ chức cho vay phải liên hệ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
để xin tỷ giá mua vào ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước và mức độ giải ngân qua
thể thức này chỉ được thực hiện khi có sự thống nhất tỷ giá mua bán ngoaị tệ của
Ngân hàng Nhà nước cùng với chỉ dẫn thanh toán của Ngân hàng Nhà nước.
2./ Đối với cơ chế hạch toán.
Mặc dù sau gần 5 năm kể từ khi quan hệ tín dụng của Chính phủ Việt Nam
với các Tổ chức Tài chính Quốc tế được tái lập, chúng ta đã thu được những thành
công lớn trong việc thực hiện chủ trương tranh thủ nguồn vốn vay nước ngoài để
hỗ trợ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên vì là vốn vay do đó vấn đề hoàn trả (gốc và lãi) là vấn đề có tính
thiết yếu. Hơn nữa với đặc thù của quan hệ vay mượn quốc tế thì việc hoàn trả (gốc
và lãi) đúng hạn định đã cam kết là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
đảm bảo uy tín của Chính phủ Việt Nam trên thị trường tài chính tín dụng quốc tế.
Bởi vậy, một vấn đề có ý nghĩa then chốt là phải có một cơ chế hạch toán đối với
hoạt động vay nợ của Chính phủ, sao cho cơ chế hạch toán đó phải vừa phản ánh
một cách đầy đủ quá trình vận động của vốn vay, vừa tuân thủ theo những quan
điểm, chủ trương chỉ đạo của Nhà nước trong việc quản lý và sử dụng vốn vay
nước ngoài của Chính phủ.
Với cơ chế hạch toán như hiện nay (theo công văn số 516/ KT.NHNN ngày
31/8/1999 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cơ chế hạch toán các khoản vay nợ
nước ngoài của Chính phủ), một vấn đề nổi lên là: chỉ hạch toán những khoản vốn
rút bằng tiền (ngoại tệ được chuyển vào tài khoản tiền gửi của Ngân hàng Nhà
nước tại nước ngoài), và sử dụng tài khoản “vay ngoại tệ nước ngoài” để hạch toán
theo dõi những khoản vốn rút. Trong khi đó, với trách nhiệm của người đại diện
cho Chính phủ Việt Nam tại các tổ chức cho vay, tài khoản vay được mở cho nước

vay phải đứng tên Ngân hàng Nhà nước để theo dõi tình hình rút vốn (bao gồm rút
vốn bằng tiền và rút vốn không bằng tiền). Với cơ chế hạch toán như vậy, rõ ràng
tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chúng ta chưa có một tài khoản đối ứng với tài
khoản vay do tổ chức cho vay mở đứng tên Ngân hàng Nhà nước, và như vậy đã
xảy ra hiện tượng số phát sinh tài khoản vay đứng tên Ngân hàng Nhà nước tại Tổ
chức cho vay luôn lớn hơn số phát sinh trên tài khoản 271- vay ngoại tệ nước
ngoài, dẫn tới tài khoản thuộc tài sản có lại dư có, tài khoản thuộc tài sản nợ lại dư
nợ.
Để khắc phục tồn tại này, chúng tôi xin đề xuất: cần nghiên cứu một cơ chế
hạch toán sao cho TK 271 là tài khoản không chỉ đơn thuần theo dõi rút vốn bằng
ngoại tệ, mà nó phải là tài khoản theo dõi kết quả rút vốn của Chính phủ đối với
các Tổ chức cho vay (luôn tương ứng với tài khoản vay được Tổ chức cho vay mở
cho Chính phủ Việt Nam).
Muốn vậy:
a/ Khi rút vốn bằng ngoại tệ (rút vốn thông qua tài khoản tạm ứng/ tài khoản
đặc biệt).
Sau khi tổ chức cho vay ghi nợ tài khoản vay và chuyển ngoại tệ cho Chính
phủ Việt Nam qua tài khoản tiền gửi ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
tại Ngân hàng đại lý ở nước ngoài, khi nhận được báo có của Ngân hàng đại lý,
Ngân hàng Nhà nước hạch toán:
- Nợ TK 221 (Tiền gửi ở tại Cục dự trữ)
- Có TK 271 (Vay ngoại tệ của các TCTDQT)
Đồng thời ghi:
- Nợ TK 321 “Cho vay kho bạc Nhà nước” nhưng tài khoản này phải được
đổi tên “Chính phủ nhận vay nước ngoài”
- Có TK 3312 “Tiền gửi kho bạc Nhà nước” (nhằm thực hiện chủ trương
mọi khoản vay từ nước ngoài của Chính phủ đều phải được tập trung vào Ngân
sách Nhà nước.
Khi có ý kiến của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước hạch toán chuyển tiền
cho chủ dự án qua ngân hàng thương mại phục vụ:

- Nợ TK 3312 (Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước)
- Có TK 463 (Tiền gửi của các Tổ chức tín dụng)
b/ Khi rút vốn không bằng ngoại tệ (thông qua hình thức thanh toán trực
tiếp, phát hành cam kết, hoàn vốn).
Trên cơ sở sao kê tài khoản vay mà Tổ chức cho vay dgửi Ngân hàng Nhà
nước (có thể bằng đường thư, có thể bằng hệ thống EMAIL), Ngân hàng Nhà nước
đối chiếu với đơn rút vốn đã đề xuất - có sự kiểm soát (ký) của Ngân hàng Nhà
nước và hạch toán tiếp:
- Nợ TK 321 “Chính phủ nhận vay nước ngoài”
- Có TK 271 “Vay nước ngoài”

×