Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thực trạng và tác hại của tình trạng chuyển giá đối với nền kinh tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.17 KB, 14 trang )

Thực trạng và tác hại của tình trạng chuyển giá đối với nền kinh tế Việt Nam
1. Thực trạng chung về vấn đề chuyển giá ở Việt Nam
Trong nền kinh tế nhiều thành phần của Việt Nam có loại hình doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI). Thành phần doanh nghiệp FDI đang không ngừng tăng lên cả số lượng
cũng như năng lực hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên trên thị trường đã và đang xuất hiện
tình trạng rất không bình thường: đa số doanh nghiệp FDI tự kê khai thua lỗ.
Theo thống kê của Cục thuế Thành Phố Hồ Chí Minh thì có hơn 70% các doanh nghiệp FDI trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh kê khai lỗ mặc dù làm ăn tốt và tăng trưởng cao, điều này cho thấy
hiện tượng chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI là rất nghiêm trọng. Trong năm 2006, hầu hết
các nguồn thu ngân sách đều tăng, chỉ có nguồn thu từ khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) là thấp
hơn dự toán ngân sách tới 7%. Thông tin xấu trên được công bố trong báo cáo kiểm toán nhà nước
và thẩm tra của Ủy Ban Tài Chính Ngân Sách. Theo luật định, quyết toán ngân sách nhà nước năm
2006 phải 18 tháng sau mới hoàn tất thủ tục kiểm toán. Thời gian quá dài để có thể đưa ra một
bảng báo cáo kiểm toán nhưng đó không phải là nguyên nhân chủ yếu mà tình trạng gian dối của
các doanh nghiệp FDI (theo ý kiến phát biểu của tiến sĩ Trần Du Lịch tại kỳ hợp Quốc hội diễn ra
ngày 10 tháng 05 năm 2008).
Tình hình khai lỗ của các doanh nghiệp FDI càng phổ biến và nghiêm trọng hơn trong những năm
đầu mở của kêu gọi đầu tư, khi mà luật pháp chưa được chuẩn bị tốt để có thể bắt kịp với sự gia
tăng nhanh chóng của FDI cũng như trình độ quản lý của các cơ quan quản lý về thuế so với trình
độ quản lý của các doanh nghiệp FDI các nước. Chúng ta cùng xem xét số liệu thông kê tình hình
khai lỗ của các doanh nghiệp do Cục Thuế Thành Phố Hồ chí Minh và Cục Thống kê thực hiện.
Thông qua số liệu, chúng ta có thể thấy được 71,1% các doanh nghiệp được khảo sát đã kê khai lỗ.
Vậy trong số các doanh nghiệp này, có bao nhiêu doanh nghiệp lỗ thiệt và bao nhiêu doanh nghiệp
nào lỗ giả (thực hiện các hành vi chuyển giá hay gian lận trong kê khai thuế).
Bảng 2.2: Tình hình khai lỗ tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM
Như vậy, tuy là sau hơn 20 năm mở cửa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã có
những đóng góp đáng kể vào thành tích xuất khẩu, giải quyết việc làm cho người lao động và hiện
đang trở thành đầu tàu tăng trưởng về giá trị sản xuất của ngành công nghiệp; đóng góp của khu
vực kinh tế này cho ngân sách quốc gia lại khác hẳn. Đó lại tiếp tục là một kết quả đáng thất vọng.
Thống kê của Cục Thuế TPHCM về kết quả kinh doanh năm 2009 của doanh nghiệp FDI trên địa
bàn cho thấy, gần 60% số doanh nghiệp báo cáo thua lỗ. Đây hoàn toàn không phải là kết quả bất


thường so với những năm trước đó, nên khó đổ lỗi cho hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới.
Năm 2008, tỷ lệ doanh nghiệp FDI ở TPHCM thua lỗ cũng chiếm tới 61,3% và trước đó, năm
2007, năm hưng thịnh của kinh tế Việt Nam, vẫn có gần 70% doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế
này lỗ. Kết quả trên đồng nghĩa với TPHCM không thu được một khoản thuế thu nhập doanh
nghiệp từ những công ty này.
Có thể nói, thua lỗ là xu hướng chung của doanh nghiệp FDI, không chỉ ở TPHCM, mà trên cả
nước. Nó được phản ánh qua tỷ lệ đóng góp cho ngân sách quốc gia của khối này (không kể dầu
thô) khá thấp. Trong các năm 2005-2008 chỉ dao động quanh 9-10% tổng thu ngân sách của quốc
gia.
Riêng năm 2009, phần đóng góp của doanh nghiệp FDI giảm 11,2% so với kế hoạch, trong khi khu
vực tư nhân trong nước chỉ giảm 4,4%, còn doanh nghiệp nhà nước tăng 6,2%. Có thể thấy, mức
đóng góp cho ngân sách của doanh nghiệp FDI đã không tăng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng kim
ngạch xuất khẩu và quy mô về giá trị sản xuất công nghiệp.
Từ những con số thống kê, nghi ngờ tính trung thực trong các báo cáo kê khai nộp thuế do các
doanh nghiệp nộp về cơ quan thuế. Trong vòng 6 tháng đầu năm 2005 thì Cục thuế TP.HCM đã
tiến hành kiểm tra hơn 50 doanh nghiệp có vốn FDI và phát hiện ra nhiều sai phạm của các công ty
này. Các doanh nghiệp này khai man lợi nhuận trước thuế và tổng số thuế truy thu từ các doanh
nghiệp gần 60 tỷ đồng. Trong năm 2008, Cục Thuế TP.HCM đã thực hiện việc kiểm tra kết quả
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong
hai năm 2005 và 2006 thì kết quả thu được không lấy làm khả quan. Kết quả kinh doanh trong
năm 2005 của 128 doanh nghiệp may mặc được kiểm tra thì chỉ có 25 doanh nghiệp làm ăn có lãi
và tỷ suất sinh lợi bình quân là 6,07%. Như vậy tỷ suất sinh lợi của các công ty này nhỏ hơn cả lãi
suất ngân hàng tại thời điểm lúc bấy giờ vì vậy chúng ta có thể đặt câu hỏi liệu có hiện tượng
chuyển giá xảy ra ở các doanh nghiệp này không?
Bảng 2.3: Số các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ qua các năm do Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư khảo sát
Cục thuế TP.HCM tiếp tục thực hiện kiểm tra và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của 128 doanh nghiệp may mặc trên địa bàn thành phố thì kết quả chỉ có 24 doanh nghiệp làm ăn
có lãi và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chỉ còn 5,64%. Như vậy kết quả kinh doanh của các
doanh nghiệp may năm 2006 cho chúng ta thấy được khả năng có hoạt động chuyển giá tại các
doanh nghiệp này càng cao hơn

Một câu hỏi được đặt ra là tại sao các doanh nghiệp FDI có tiềm lực tài chính hùng hậu, trình độ
quản lý cao thì nguyên nhân dẫn đến thua lỗ là do đâu?
Có thể khẳng định: các doanh nghiệp này không lỗ. Thứ nhất, dù các doanh nghiệp này thường
xuyên kê khai làm ăn thua lỗ trong nhiều năm qua, nhưng lại liên tục mở rộng quy mô sản xuất và
doanh thu tăng. Chính trong giai đoạn này, các doanh nghiệp có mức tăng trưởng rất cao. Thứ hai,
điều vô lý và không bình thường là, trong khi hầu hết doanh nghiệp may mặc Việt Nam, dù phải
nhập khẩu nguyên, phụ liệu của nước ngoài, đều làm ăn có lãi, nhưng hơn 80% doanh nghiệp may
mặc có vốn đầu tư nước ngoài lại báo lỗ. Trong khi những doanh nghiệp FDI luôn có lợi thế hơn
các doanh nghiệp trong nước khi có các công ty mẹ ở chính quốc sản xuất nguyên phụ liệu, sợi
bông dệt vải, các phụ liệu khác luôn sẵn sàng cung cấp cho các công ty con.
Vậy, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kêu thua lỗ đã dùng thủ thuật “biến lãi thành lỗ”
như thế nào?
Phương pháp của họ là chuyển giá. Có nghĩa là nhiều doanh nghiệp FDI cố tình thua lỗ ở Việt
Nam để chuyển lãi về công ty mẹ. Họ chấp nhận nhập khẩu nguyên liệu máy móc đầu vào từ công
ty mẹ với giá thật cao, rồi bán lại hàng hóa sản xuất ở Việt Nam cho công ty mẹ với giá thật thấp
để không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, mà thậm chí lại còn được hoàn thuế giá trị gia
tăng. Và khi doanh nghiệp báo lỗ, họ sẽ không phải đóng thuế thu nhập và các khoản thuế khác
nữa.
Kết quả của việc này không chỉ là ngân sách nhà nước bị mất đi một khoản thuế lớn, mà hàng năm
chúng ta còn phải dành một lượng ngoại tệ không nhỏ cho việc nhập về những nguyên liệu, máy
móc cao hơn giá trị thực của nó. Nguy hiểm hơn là khi tình trạng thua lỗ ảo kéo dài, đại diện phần
vốn của Việt Nam trong liên doanh có thể không chịu nổi và phải nhanh chóng rút vốn, nhường
sân cho đối tác. Thực tế cho thấy, không ít các doanh nghiệp liên doanh đã bị các công ty mẹ ở
nước ngoài thôn tính theo kiểu này.
Đáng nói nữa là, dù biết khá rõ thủ thuật lách thuế của các doanh nghiệp FDI, nhưng để chứng
minh được điều này không phải việc dễ dàng đối với ngành thuế. Cho đến nay, việc kiểm soát giá
nội bộ để chống gian lận qua chuyển giá là một thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý ở Việt
Nam. Lý do thứ nhất có thể kể đến là, ở ta chưa có luật chống chuyển giá, tiếp nữa là Luật Thuế
thu nhập doanh nghiệp chưa đủ chặt chẽ để quản lý và chế tài đặt ra cho hành vi này.
Ngành thuế vẫn phải áp dụng các biện pháp cũ là phân loại doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp

giải trình và giám sát chặt chi phí mức tiêu hao vật tư và hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp.
Và tất nhiên, hiệu quả của các biện pháp vừa nêu không hiệu quả, thậm chí là bó tay đối với các
thủ thuật trốn thuế của các doanh nghiệp FDI.
Rõ ràng, chúng ta cần phải xử lý nghiêm, ngăn chặn hành vi gian lận của một bộ phận doanh
nghiệp FDI để tránh những thất thoát cho ngân sách nhà nước, đồng thời tạo ra sân chơi bình đẳng
giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước – đây là điều các doanh nghiệp luôn mong muốn.
2. Một ví dụ về tình trạng chuyển giá ngành ô tô
a) Sơ lược thị trường ô tô Việt Nam
Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam là ngành sinh sau đẻ muộn, ra đời sau các nước trong khu vực từ
40-50 năm. Tuy nhiên, Nhà nước Việt Nam, với mục đích thu hút đầu tư và xây dựng một ngành
công nghiệp ôtô để theo kịp các nước trong khu vực, cho nên gần 18 năm qua, kể từ khi ra đời vào
năm 1992 đến nay, ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam được coi là ngành trọng điểm và là ngành
luôn luôn được ưu đãi nhất trong số các ngành công nghiệp. Sự ưu ái rất đặc biệt này thể hiện qua
những chính sách thuế quan của Bộ Tài chính, với chính sách thuế ưu đãi về tỷ lệ nội địa hóa, thuế
nhập khẩu cho linh kiện lắp ráp và thuế thu nhập doanh nghiệp. Có thể nói đây là ngành thu hút
lượng FDI lớn với sự có mặt của các hãng xe nổi tiếng thế giới như Toyota, BMW, Nissan,
Mercedes-Benz,Daihatsu…Nhưng cứ tưởng là chúng ta sẽ có một ngành công nghiệp ôtô phát
triển mạnh, sẽ có việc sớm chuyển giao công nghệ và tăng dần theo thời gian. Nhưng không phải
vậy. Sự thật hiển nhiên ở đây là các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô đã không thực hiện đúng
các cam kết trong giấy phép đầu tư của mình là tăng tỷ lệ nội địa hóa lên 30 đến 40% trong vòng
10 năm. Với sự "thất hứa" này nên tính đến thời điểm hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm của các
doanh nghiệp ôtô ở Việt Nam chỉ đạt từ 2 đến 12% và việc nội địa hóa lại chỉ dừng lại ở các công
đoạn giản đơn trong quy trình sản xuất và lắp ráp (sử dụng các linh kiện nội địa có giá trị thấp như
săm, lốp, ắc-quy, dây điện, ghế. công nghiệp phụ trợ của Việt Nam không phát triển được, ngoài lý
do mà chúng tôi nêu ở trên còn có lý do mà một số nhà đầu tư đưa ra là dung lượng thị trường ôtô
của Việt Nam quá nhỏ bé. Vì nhỏ bé nên các nhà đầu tư không muốn lao vào sản xuất linh kiện

×