Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.09 KB, 23 trang )

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA
NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ
thương Việt Nam - Techcombank.
2.1.1. Khái quát về Techcombank
Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng thương mại cổ
phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàng
thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước
đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở
chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trải qua 14 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã khẳng định được
thương hiệu là một trong những Ngân hàng Thương mại Cổ phần hàng đầu của
Việt Nam, với số vốn điều lệ lên tới 1.500 tỷ VNĐ, hệ thống mạng lưới chi
nhánh rộng khắp trong cả nước, cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng hiện
đại.
Lịch sử phát triển của Techcombank có thể tóm tắt qua các giai đoạn như
sau:
1995 Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng. Thành lập Chi nhánh
Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh
chóng của Techcombank tại các đô thị lớn.
1996 - Thành lập Chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng Phòng Giao
dịch Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội và tăng vốn điều lệ tiếp tục lên 70 tỷ
đồng.
1998 - Trụ sở chính được chuyển sang Toà nhà Techcombank, 15 Đào Duy
Từ, Hà Nội.hành lập Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng tại Đà Nẵng.
1999 - Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng.
2001 - Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng. Ký kết hợp đồng với nhà
cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới
Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân
hàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.


2002 - Thành lập các Chi nhánh Hải Phòng tại Hải Phòng và trở thành Ngân
hàng cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại thủ đô Hà Nội.
Mạng lưới bao gồm Hội sở chính và 8 Chi nhánh cùng 4 Phòng giao
dịch tại các thành phố lớn trong cả nước. Chuẩn bị phát hành cổ phiếu
mới để tăng vốn điều lệ Techcombank lên 202 tỷ.
2003 - Chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp
tác với Vietcombank) vào ngày 05/12/2003.
- Triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ
thống vào ngày 16/12/2003. Tiến hành xây dựng một biểu tượng mới
cho ngân hàng.
- Vốn điều lệ tăng lên 180 tỉ tại 31/12/2004.
2004 - Ngày 09/06/2004: Khai trương biểu tượng mới của Ngân hàng.
- Ngày 13/12/2004 Ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và
quản lý thẻ với Compass Plus.
2006 - Nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế từ the Bank of NewYorks,
Citibank….
- Tháng 8/2006: Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới
đã công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP
đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s.
- Tháng 9/2006: Hoàn thiện hệ thống siêu tài khoản với các sản phẩm
mới Tài khoản Tiết kiệm đa năng, Tiết kiệm trả lãi định kỳ.
- Ngày 24/11/2006: Tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỉ đồng.
- Ngày 15/12/2006: Ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank
Trong bối cảnh nền kinh tế có nhũng bước phát triển mạnh mẽ và tình
hình cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác, Techcombank đã có những kết
quả kinh doanh rất ấn tượng.
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu hoạt động cơ bản của Techcombank (Tỷ đồng)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng doanh thu 149.0 311.6 386.2 496.6 905.5 1,346.0

Tổng tài sản 2,385.9 4,059.8 5,510.4 7,667.5 10,666.0 17,326.0
Vốn điều lệ 102.4 117.9 180.0 412.7 617.0 1,500.0
Lợi nhuận trước thuế, sau
dự phòng rủi ro 9.9 10.1 42.2 107.0 286.0 356.0
Lợi nhuận sau thuế 6.8 6.9 29.3 77.2 206.0 257.0
ROE (%) 7.4 6.3 15.5 26.1 45.0
Nhìn vào Biểu trên, chúng ta có thể thấy qua các năm, techcombank
không ngừng tăng trưởng mạnh mẽ. đến năm 2006, với mức Vốn điều lệ đạt
1.500 tỷ VNĐ, tổng tài sản đạt trên 13 nghìn tỷ đồng, Techcombank đã vươn lên
đứng vào nhóm năm ngân hàng cổ phần có quy mô vốn và tổng tài sản lớn nhất.
Ngân hàng cũng khẳng định vị trí hàng đầu của mình về tăng trưởng, lợi nhuận,
công nghệ và phát triển mạng lưới.
Doanh thu hoạt động của Ngân hàng cũng không ngừng tăng cao. Doanh
thu từ mức nhỏ bé là 149 tỷ đồng vào năm 2001, đã tăng trưởng liên tục trong
06 năm liên tiếp và lên tới 1.346 tỷ đồng vào năm 2006. Dư nợ tín dụng đến
cuối năm 2006 cũng lên tới 5.380 tỷ đồng tăng 55% so với cuối năm 2006. Chất
lượng tín dụng của Techcombank được duy trì và kiểm soát chặt chẽ, lượng dự
phòng rủi ro tín dụng cũng được kiểm soát thường xuyên, đảm bảo an toàn cho
hoạt động của ngân hàng. Với sự trợ giúp của công nghệ, năng suất lao động
trong thời gian qua cũng được cải thiện, quy trình cung ứng các sản phẩm mới
được triển khai và hoàn thiện, các cân đối lớn của ngân hàng như huy động, cho
vay, cơ cấu dư nợ được quản lý tốt hơn.
Đồ thị 2.1: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Techcombank
Trên đồ thị chúng ta có thể thấy lợi nhuận của Ngân hàng cũng tăng
tương ứng với mức tăng trưởng doanh thu, trong năm 2006 lợi nhuận đạt 257 tỷ,
ROE bình quân ở mức trên 40% là khá cao so với mức bình quân ngành.
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Tech
2.2.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh thẻ tại Việt Nam trong thời gian
qua.
Sau hơn 10 năm thực hiện đổi mới theo cơ chế thị trường có sự quản lý

của nhà nước, nền kinh tế Việt nam đã và đang từng bước bắt nhịp được với sự
phát triển sôi động và linh hoạt của nền kinh tế thế giới. Ngày nay, xu thế toàn
cầu hoá đã trở thành một xu thế tất yếu không thể tránh khỏi đối với bất kỳ quốc
gia nào. Đây đang thực sự là thời cơ nhưng cũng chính là thách thức lớn đối với
các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam để tiến kịp với trình độ của khu
vực. Trước áp lực của cạnh tranh quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân
hàng khi Việt Nam đang cam kết lộ trình gia nhập AFTA, thực hiện Hiệp định
Thương mại Việt - Mỹ cũng như gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thì
đối thủ cạnh tranh trên thị trường tài chính không còn chỉ là các ngân hàng và tổ
chức tài chính trong nước mà còn là các ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn
nước ngoài cơ bề dày hàng trăm năm kinh nghiệm, mạnh về tài chính, tiến tiến
về công nghệ. Để thích ứng với tình hình mới, các NHTM cần phải cải cách
mạnh mẽ về mọi mặt đặc biệt là về công nghệ cũng như số lượng và chất lượng
của các dịch vụ ngân hàng cung ứng.
Hiện nay, ở Việt Nam, phần lớn các NHTM có qui mô trung bình và khá
đều đang tập trung cho phát triển các dịch vụ bán buôn mà dường như bỏ ngỏ
thị trường ngân hàng bán lẻ cũng như các dịch vụ mới, một mảng mang lại cho
ngân hàng nguồn thu nhập bền vững và ổn định. Điều này đã phần nào làm cho
dịch vụ ngân hàng bán lẻ rất nghèo nàn, sản phẩm thiếu thốn và kém thuận tiện
cho người sử dụng. Đây thực sự là một bất cập lớn trong ngân hàng nước ta bởi
lẽ theo quan điểm của nhiều nhà lãnh đạo ngân hàng thì mảng dịch vụ bán buôn
là mảng cạnh tranh lớn và trong những năm sắp tới sẽ không thể chiếm tỷ trọng
lớn trong nguồn thu nhập của các NHTM. Do vậy, các NHTM nước ta cần phải
kịp thời quan tâm chú trọng đến thị trường này không chỉ để tăng lợi nhuận cho
bản thân ngân hàng mà còn phải giữ được thị trường này không để rơi vào các
ngân hàng nước ngoài dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Nhận thức sâu
sắc được tầm quan trọng của vấn đề này, trong những năm qua một số NHTM
đã bước đầu cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới trong đó có dịch vụ thẻ.
Như chúng ta đã biết, dịch vụ thẻ trên thế giới có lịch sử phát triển gần 50
năm và trở thành một phương tiện thanh toán tiên tiến phổ biến nhất ngày nay.

Với những tiện ích đáng kể của mình, thẻ đã bắt đầu được du nhập và
Việt Nam từ năm 1990 bằng việc NHNN chấp thuận cho Ngân hàng Ngoại
thương (NHNT) thực hiện làm đại lý thanh toán cho các ngân hàng và tổ chức
tài chính nước ngoài.
Ba năm sau, năm 1993 Ngân hàng Ngoại thương được phép phát hành thẻ
tín dụng quốc tế đầu tiên, đưa công nghệ thẻ thông minh và thị trường Việt
Nam, và đến năm 1995 phát hành thí điểm thẻ ATM.
Tháng 4 năm 1995, cùng với Ngân hàng Ngoại thương, ba ngân hàng
thương mại khác: Ngân hàng Á Châu (ACB), First VinaBank, Ngân hàng
thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam trở thành thành viên chính thức
của tổ chức thẻ quốc tế MasterCard. Tuy nhiên chỉ có Ngân hàng Ngoại thương,
sau đó là ngân hàng ACB triển khai công việc phát hành thẻ tín dụng quốc tế và
thực hiện thanh toán trực tiếp ( online) với tổ chức thẻ quốc tế MasterCard.
Đến tháng 8 năm 1996, Ngân hàng Ngoại thương, ACB, Ngân hàng Công
thương Việt Nam, Ngân hàng Sài gòn Công thương cũng lần lượt trở thành
thành viên chính thức của tổ chức thẻ tín dụng quốc tế VISA. Trong đó, Ngân
hàng Ngoại thương và ACB thực hiện thanh toán trực tiếp với tổ chức thẻ tín
dụng quốc tế VISA. Cũng từ năm 1996, thị trường thẻ Việt Nam sôi động hẳn
lên khi có sự tham gia thanh toán và phát hành thẻ của một số chi nhánh ngân
hàng nước ngoài như ANZ, HongKong Bank. Vào cuối năm 1997, loại thẻ tín
dụng quốc tế thứ 2, thẻ Visa, được phát hành tại Việt Nam.
Ngày 10/10/1999 Quyết định số 371/1000/QĐ-NHNN1 của Thống đốc
NHNN về qui chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng được ban
hành. Đây có thể nói là một bước ngoặt cho việc phát triển dịch vụ thẻ vì nó là
một văn bản pháp lý để các NHTM có cơ sở phát hành và thanh toán thẻ. Sau
quyết định này số lượng các ngân hàng tham gia triển khai dịch vụ thẻ sẽ nhiều
hơn, đó là một trong những yếu tố làm cho việc phát hành, sử dụng và thanh
toán thẻ được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam.
Đến ngày 20/12/2000, ACB đã phát hành thẻ tín dụng nội địa đầu tiên ở
nước ta với mô hình mới và sáng tạo, thẻ liên kết SAIGON TOURIST - ACB,

SAIGON CO-OP-ACB, hiện có hơn 2000 đại lý thanh toán.
Ngày 2/4/2002, NHNT VN đã kí kết hợp đồng đại lý chấp nhận thanh
toán thẻ với Diners Club International. Với việc kí kết này, Ngân hàng Ngoại
thương VN đã trở thành ngân hàng duy nhất tại Việt Nam thực hiện thanh toán
đối với tất cả 5 loại thẻ thông dụng nhất trên thế giới, đó là Visa, MasterCard,
Amex, JCB và Diners Club .
Ngày 15/5/2002, NHNT đã đưa sản phẩm thẻ Connect 24 vào sử dụng
dựa trên nền tảng của hệ thống dịch vụ ngân hàng trực tuyến VCB - Online.
Ngày 18/3/2003, NHNT đã chính thức trở thành ngân hàng độc quyền
phát hành thẻ Amex khẳng định vai trò chủ đạo của NHNT trên thị trường thẻ
Việt Nam.
Hiện nay, dẫn đầu thị trưởng thẻ nước ta vẫn là VCB với khoảng 50% thị
phần thẻ đã phát hành và khoảng 60% tổng số máy ATM trong cả nước. Có thể
nói, VCB là NHTM đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh hiện đại này. Đứng
thứ hai sau VCB trên thị trường này là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) với
28% thị phần. ACB đi đầu trong lĩnh vực phát hành thẻ tín dụng nội địa dưới
hình thức liên kết thẻ liên kết với các đơn vị kinh doanh lớn trong lĩnh vực giải
trí, du lịch.
Qua đây có thể thấy dịch vụ thẻ đã được du nhập vào nước ta từ khá sớm
song cho tới nay thẻ vẫn còn là phương tiện thanh toán mới mẻ và xa lạ đối với
đa số người dân Việt Nam. Rõ ràng đây sẽ là một thị trường đầy tiềm năng hứa
hẹn lợi nhuận lớn trong tương lai. Đây cũng sẽ là một thách thức lớn đối với các
NHTM VN: triển khai nhanh chóng nắm bắt thị trường hay để các ngân hàng
nước ngoài nắm lấy. Câu trả lời sẽ có trong thời gian tới.
2.2.2. Thực trạng tình hình kinh doanh thẻ tại Tech.
2.2.2.1. Sự phát triển của thẻ tại Techcombank.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam mới tham gia vào thị trường thẻ
chưa được lâu, chính thức là sau khi ký kết Hợp đồng Ngân hàng Đại lý phát
hành và thanh toán thẻ số 01/2003 VCB-TCB/HĐKT ngày 27-9-2003 với Ngân
hàng Ngoại thương. Theo hợp đồng này Techcombank sẽ trở thành ngân hàng

đại lý thanh toán thẻ Connect24 và các thẻ tín dụng Quốc tế và thẻ Debit quốc
tế do Ngân hàng Ngoại thương và các ngân hàng khác trong liên minh thẻ phát
hành.
Từ ngày 16 tháng 4 năm 2006, Techcombank đã chính thức trở thành các
hội viên của Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam (theo quyết định số 87/2006-
CQTT ngày 14/4/2006 của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam). Việc trở thành hội
viên của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam giúp Techcombank đóng góp nhiều hơn
nữa vào nỗ lực đẩy mạnh hoạt động phát triển thanh toán thẻ, học tập kinh
nghiệm, nghiệp vụ cũng như sự hỗ trợ từ Hiệp hội các Ngân hàng bạn để đưa ra
hoạt động thanh toán thẻ của Techcombank ngày càng phát triển.
Sau khi ký hợp đồng làm ngân hàng đại lý phát hành và thanh toán thẻ
với Ngân hàng Ngoại thương, tính đến nay Techcombank đã phát hành được thẻ
nội địa F@stAccess-Connect24 và đang dần hoàn thiện một số thủ tục cuối
cùng để phát hành thẻ Quốc tế mang thương hiệu MasterCard. Mặc dù sản
phẩm thẻ của Techcombank còn hạn chế nhưng các ĐVCNT của Techcombank
đều đã chấp nhận thanh toán các thẻ khác như Connect24 của VCB, VisaCard,
MasterCard, JCB Card, Amex và Diners Club và mạng lưới các ĐVCNT được
triển khai khá rộng rãi, chính điều này đem lại thu nhập đáng kể cho
Techcombank. Trong tương lai gần, hệ thống sản phẩm thẻ thanh toán của
Techcombank sẽ được phát triển nhanh chóng cả về số lượng thẻ cũng như số
các loại thẻ thanh toán. Đây là mục tiêu phấn đấu của Techcombank trong giai
đoạn 5 năm 2006 – 2010, là chiến lược chỉ đạo của Hội đồng Quản trị và Ban
giám đốc cho toàn hệ thống Techcombank.
2.2.2.2. Công nghệ trong thanh toán thẻ của Techcombank
Mặc dù mới tham gia vào thị trường thẻ nhưng Techcombank đã rất chú
trọng vào công tác hiện đại hoá ngân hàng, đặc biệt trong hoạt động thanh toán
thẻ. Vì đây là hoạt động đòi hỏi công nghệ cao, hiện đại để làm bật lên được
tính ưu việt của thẻ thanh toán nhằm thu hút khách hàng. Chính vì lý do đó mà
ngay từ năm 2003, Techcombank đã kết thúc thành công giai đoạn một dự án
triển khai hệ thống phần mềm ngân hàng GLOBUS trên toàn bộ mạng lưới các

chi nhánh, phòng giao dịch của mình. Đây là một hệ thống quản trị ngân hàng

×