Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.64 KB, 13 trang )

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH
1.1. Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh
1.1.1. Khái niệm về chiến lược
Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là chương trình hành động tổng
quát hướng tới thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp. Chiến lược không nhằm
vạch ra một cách cụ thể làm thế nào để có thể đạt được những mục tiêu vì đó là nhiệm
vụ cùa nhiều chương trình hổ trợ, các chiến lược, các chức năng khác. Chiến lược chỉ
tạo ra các khung để hướng dẫn tư duy để hành động.
Thuật ngữ “chiến lược” thường được dùng theo ba nghĩa phổ biến. Thứ nhất, là
các chương trình hoạt động tổng quát và triển khai các nguồn lực chủ yếu để đạt được
mục tiêu. Thứ hai, là các chương trình mục tiêu của tổ chức, các nguồn lực cần sử dụng
để đạt được mục tiêu này, các chính sách điều hành việc thu nhập, sử dụng và bố trí các
nguồn lực này. Thứ ba, xác định các mục tiêu dài hạn và lựa chọn các đường lối hoạt
động và phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu này.
Như vậy, chiến lược là tập hợp các mục tiêu và các chính sách cũng như các kế
hoạch chủ yếu đề đạt được các mục tiêu đó.
1.1.2. Khái niệm về quản trị chiến lược
Cho đến hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về quản trị chiến lược, tuy
nhiên chúng ta có thể có khái niệm tổng quát “ Quản trị chiến lược là quá trình nghiên
cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức;
đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định để đạt được các mục tiêu đó
trong môi trường hiện tại cũng như tương lai nhằm tăng thể lực cho doanh nghiệp”.
1.1.3. Phân loại chiến lược kinh doanh
1.1.3.1. Chia chiến lược kinh doanh căn cứ vào phạm vi chiến lược
Một là, chiến lược chung hay còn gọi là chiến lược tổng quát. Chiến lược chung
của doanh nghiệp thường đề cập đến vấn đề quan trọng nhất, bao trùm nhất và có ý
nghĩa lâu dài. Chiến lược chung quyết định vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
Hai là, chiến lược bộ phận. Thông thường trong doanh nghiệp, loại chiến lược
bộ phân này gồm: chiến lược sản phẩm; chiến lược giá cả; chiến lược phân phối và
chiến lược giao tiếp và chiến lược hổ trợ bán hàng.


Hai loại chiến lược này liên kết với nhau thành chiến lược kinh doanh hoàn
chỉnh. Không thể coi là một chiến lược kinh doanh, nếu chỉ có chiến lược chung mà
không có chiến lược bộ phận.
1.1.3.2. Chiến lược kinh doanh căn cứ vào hướng tiếp cận chiến lược
Loại thứ nhất, chiến lược tập trung vào nhân tố then chốt. Tư tưởng chỉ đạo của
việc hoạch định chiến lược là không dàn trải các nguồn lực, trái lại cần tập trung vào
hoạt động có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất kinh doanh.
Loại thứ hai, chiến lược dựa trên ưu thế tương đối. Tư tưởng chỉ đạo hoạch định
chiến lược bắt đầu từ sự phân tích, so sánh các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp
với đối thủ cạnh tranh.
Loại thứ ba, chiến lược sáng tạo tấn công. Việc xây dựng chiến lược cơ bản là
luôn luôn nhìn thẳng vào vấn đề vẫn được coi là phổ biến.
Loại thứ tư, chiến lược khai thác mức tự do. Cách xây dựng chiến lược không
nhằm vào nhân tố then chốt mà nhằm vào khai thác khả năng có thể có của nhân tố bao
quanh nhân tố then chốt.
1.2. Quy trình quản trị chiến lược kinh doanh
Phân tích môi trường vi môPhân tích môi trường vĩ mô Phân tích môi trường bên trong mô
Xác định sứ mạng, mục tiêu và chiến lược hiện tại của DN
Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh chiến lược
Xác định mục tiêu và xây dựng chiến lựơc phát triển DN
Phân tích và lựa chọn chiến lược
Hình 1.1. Quy trình quản trị chiến lược kinh doanh.
1.2.1. Xác định sứ mạng, mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp
Sứ mệnh phản ánh nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp đối với môi trường
kinh doanh và thường được thể hiện thông qua những triết lý ngắn gọn của doanh
nghiệp. Sứ mệnh là lý do tồn tại của doanh nghiệp cho thấy phương hướng phấn đấu
của doanh nghiệp trong suốt thời gian tồn tại. Các doanh nghiệp có thể thay đổi chiến
lược để thực hiện sứ mệnh nhưng ít khi thay đổi lý do tồn tại của mình.
Mục tiêu là kết quả mong muốn cuối cùng mà doanh nghiệp cần đạt tới. Mục
tiêu chỉ ra phương hướng cho tất cả các quyết định và hình thành những tiêu chuẩn đo

lường cho việc thực hiện trong thực tế.
1.2.2. Phân tích môi trường kinh doanh
1.2.2.1. Phân tích môi trường bên ngoài
a. Phân tích môi trường vĩ mô
Các nhà quản trị chiến lược của các doanh nghiệp thường chọn các yếu tố sau
đây của môi trường vĩ mô để nghiên cứu: Các yếu tố kinh tế, yếu tố chính phủ và chính
trị, yếu tố xã hội, yếu tố tự nhiên và yếu tố công nghệ.
 Các yếu tố kinh tế.
Các yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hường đến các doanh nghiệp là: lãi suất ngân
hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ,
những xu hướng thu nhập của quốc dân, tỷ lệ lạm phát, mức độ thất nghiệp, những
chính sách quan thuế, những sự kiểm soát lương bổng, giá cả, tài trợ.
 Yếu tố chính phủ và chính trị
Các yếu tố chính phủ và chính trị ngày càng ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần phải tuân theo các luật lệ về người tiêu thụ cho vay, chống tơ rớt, bảo
vệ môi trường, thuế khóa, kích thích đặc biệt, mậu dịch quốc tế, thuê mướn và cổ đông,
vật giá, quảng cáo, nơi đặt nhà máy. Đồng thời hoạt động của chính phủ cũng tạ ra cơ
hôi hoặc nguy cơ.
 Những yếu tố xã hội
Tất cả các doanh nghiệp cần phân tích dải rộng những yếu tố xã hội để ấn định
những cơ hội đe dọa tiềm tàng. Thay đổi một trong những yếu tố sau có thể ảnh hưởng
đến doanh nghiệp: những xu hướng doanh số, khuôn mẫu tiêu khiển, khuôn mẫu hành
vi xã hội ảnh hưởng phẩm chất đời sống, cộng đồng kinh doanh, những thái độ đối với
chất lượng cuộc sống, phụ nữ trong lực lương lao động, nghề nghiệp, tính linh hoạt của
người tiêu thụ.
 Yếu tố tự nhiên
Những doanh nghiệp từ lâu đã nhận ra sự tác động của hoàn cảnh tự nhiên vào
quyết định của họ. Các yếu tố này liên quan đến: các loại tài nguyên, ô nhiễm, thiếu
năng lượng, sự tiêu phí những tiêu phí tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, khí hậu, đất
đai.

 Yếu tố công nghệ và kỷ thuật
Trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho phép doanh nghiệp chủ động nâng cao
chất lượng hàng hóa, năng suất lao động. Các yếu tố này tác động hầu hết đến các mặt
của sản phẩm như: đặc điểm sản phẩm, giá cả sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm.
Nhờ vậy doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình, tăng vòng quay của
vốn lưu động, tăng lợi nhuận đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh
nghiệp.
Ngược lại, với trình độ công nghệ thấp thì không những giảm khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp mà còn giảm lợi nhuận, kìm hãm sự phát triển. Nói tóm lại,
nhân tố kỹ thuật công nghệ cho phép doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, chất
lượng sản phẩm nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh, tăng vòng quay của vốn, tăng lợi
nhuận từ đó tăng hiệu quả kinh doanh.
b. Môi trường vi mô (môi trường ngành)
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh
đối vớ doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong sản xuất kinh
doanh. Có 5 yếu tố cơ bản là: đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung cấp, các đối
thủ tiềm ẩn và hàng (sản phẩm) thay thế.

×