Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Hãy trình bày vai trò của công nghiệp với phát triển kinh tế?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.54 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh

TIỂU LUẬN
Đề tài : Hãy trình bày vai trò của công nghiệp với phát triển kinh tế?
Đánh giá thực trạng vai trò của công nghiệp với phát triển kinh tế của Việt Nam?
Để ngành công nghiệp phát huy được vai trò của mình trong việc tạo động lực phát
triển kinh tế thì Việt Nam cần quan tâm những vấn đề gì?

Môn học: Kinh tế phát triển
Nhóm thực hiện: Nhóm 03

Danh sách nhóm 03:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Chu Thị Phương Hồng (nhóm trưởng)
Phạm Thị Thanh Huyền
Trần Thu Huyền
Lê Thị Lan Hương
Bùi Thị Huyền
Đặng Thị Huyền
.
Kiều Việt Hùng
Nguyễn Thị Ngọc Huyền



Hà nội. 2018


I. Giới thiệu chung về ngành công nghiệp hiện nay
- Khái niệm: Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất
hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến,chế tác,chế phẩm" cho nhu
cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo cho cuộc sống loài
người trong sinh hoạt.
- Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh
mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật tiên tiến (Bách khoa toàn
thư mở Wikipedia)
- Phân loại:
Bởi hoạt động công nghiệp là vô cùng đa dạng, có rất nhiều cách phân loại công
nghiệp, như:
 Theo mức độ thâm dụng vốn và tập trung lao động: Công nghiệp nặng[1] và
công nghiệp nhẹ
 Theo sản phẩm và ngành nghề: công nghiệp dầu khí, công nghiệp ô tô, công
nghiệp dệt, công nghiệp năng lượng,...
 Theo phân cấp quản lý: công nghiệp địa phương, công nghiệp trung ương.
- Ở một số quốc gia như Việt Nam và Nhật Bản, công nghiệp bao gồm:
 Khai thác khoáng sản, than, đá và dầu khí
 Chế biến, chế tạo (kể cả chế biến thực phẩm, gỗ)
 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước.
 May mặc, đồ dụng gia đình
 Chế biến, sản xuất các chất hóa chất cần thiết
Hệ thống phân loại hoạt động kinh tế của Anh và Hoa Kỳ không có mục công nghiệp
riêng. Thay vào đó, cách phân loại dựa vào hoạt động kinh tế. Cũng theo cách sắp xếp
các ngành kinh tế, công nghiệp là thành phần chủ yếu của khu vực thứ hai của nền kinh
tế. Việc xếp chung công nghiệp chế biến với xây dựng, lắp đặt vào khu vực thứ hai này là

do đặc thù hoạt động khá giống nhau và khó xác định ranh giới giữa chúng.
[1] Công nghiệp nặng là lĩnh vực công nghiệp sử dụng nhiều tư bản, đối ngược với công
nghiệp nhẹ là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động. Công nghiệp nặng không dễ dàng tái phân
bố như công nghiệp nhẹ vì nhiều tác động đến môi trường và chi phí đầu tư nhiều hơn.
[2] Công nghiệp nhẹ là ngành công nghiệp ít tập trung tư bản hơn công nghiệp nặng, và
thiên về cung cấp hàng hóa tiêu dùng hơn là phục vụ các doanh nghiệp (có nghĩa là sản
phẩm được sản xuất cho người tiêu dùng cuối cùng hơn là sản xuất để làm đầu vào cho
một quá trình sản xuất khác). Các cơ sở công nghiệp nhẹ thường ít gây tác động môi
trường hơn công nghiệp nặng và vì thế chúng có thể được bố trí gần khu dân cư. Ngành
Nhóm 3

Page 1


công nghiệp nhẹ lại rất cần nhiều người lao động làm việc trong một không gian rộng
lớn.
Thực trạng công nghiệp hiện nay:
-

Các vùng công nghiệp Việt Nam:

Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ngày
4/4/2006.Có sáu vùng công nghiệp tại Việt Nam được quy hoạch từ nay đến năm 2020.
Vùng 1 gồm 14 tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Giang,
Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái tập
trung phát triển thủy điện, chế biến nông, lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, hóa
chất, phân bón, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí phục vụ nông
nghiệpvà công nghiệp chế biến.
Vùng 2 gồm 14 tỉnh, thành Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà
Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa,

Vĩnh Phúc) được định hướng tập trung phát triển ngành cơ khí, nhiệt điện, phát triển
ngành điện tử và công nghệ thông tin, hóa chất, luyện kim, khai thác và chế biến khoáng
sản, sản xuất vật liệu xây dựng, tiếp tục phát triển nhanh công nghiệp dệt may, da giày
phục vụ xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.
Vùng 3 gồm 10 tỉnh, thành Bình Định, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên,
Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế tập trung phát triển
công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản, lọc và hóa dầu, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu
xây dựng và dệt may, da giày, ngành điện tử và công nghệ thông tin.
Vùng 4 gồm 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum tập trung phát triển thủy
điện, công nghiệp chế biến nông, lâm sản và khai thác, chế biến khoáng sản.
Vùng 5 gồm 8 tỉnh, thành Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận,
Đồng Nai, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh) tập trung phát triển công
nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, điện, chế biến nông, lâm, hải sản và đặc biệt là
công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp phần mềm, hóa chất, hóa dược, phát triển công
nghiệp dệt may, da giày chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, phát triển công nghiệp trên cơ
sở áp dụng công nghệ cao, phát triển các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
Vùng 6 gồm 13 tỉnh, thành An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu
Giang, Kiên Giang, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long tập
trung phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản hướng vào xuất khẩu,
Nhóm 3

Page 2


các ngành công nghiệp sử dụng khí thiên nhiên, ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp, đặc
biệt là công nghiệp sau thu hoạch và bảo quản, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản,
cơ khí đóng tàu.
-

Danh sách các nước theo sản lượng công nghiêp:

10/20 quốc gia lớn nhất theo sản lượng CN theo IMF và CIA World Factbook
Nền kinh tế Các nước theo sản lượng công nghiệp năm 2016 (tỷ USD )
(1) Trung Quốc :4.566
(2) Hoa Kỳ :3,602
(3) Nhật Bản :1.368
(4) Đức :1.050
(5) Ấn Độ :672
(6) Hàn Quốc :531
(7) Vương quốc Anh :505
(8) Pháp :478
(9) Ý :442
(10) Nga :424

II. Vai trò của Công Nghiệp với phát triển kinh tế?
1. Công nghiệp tăng trưởng nhanh và đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP ngày
càng lớn
Năng suất lao động của khu vực công nghiệp cao hơn hẳn các ngành kinh tế khác,
mà năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao thu nhập, thúc đẩy nhanh tăng
trưởng công nghiệp và đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập quốc gia. Công nghiệp
có vai trò quan trọng này là do thường xuyên đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên
tiến, hơn nữa, giá cả sản phẩm công nghiệp thường ổn định và cao hơn so với các sản
phẩm khác ở cả thị trường trong và ngoài nước.
Ở Việt Nam, trong giai đoạn 1985-2004: GDP/người tăng 2,5 lần. Tốc độ tăng
trưởng GDP khu vực công nghiệp là 9.3% trong khi tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân hàng năm là 6,7% .
2. Công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất và trang bị kĩ thuật cho các ngành kinh tế
Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm công nghiệp, một bộ phận sản phẩm công
nghiệp sản xuất có chức năng là tư liệu sản xuất. Do đó, nó còn là ngành tạo ra tác
động hiệu quả dây chuyền đến các ngành kinh tế khác và tạo ra cơ sở vật chất kĩ
thuật của nền kinh tế.

3. Công nghiệp cung cấp đại bộ phận hàng tiêu dùng cho dân cư
Nhóm 3

Page 3


Nông nghiệp cung cấp những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu đáp ứng nhu cầu cơ
bản của con người. Công nghiệp khác hơn, cung cấp những sản phẩm tiêu dùng ngày
càng phong phú và đa dạng (ăn, mặc ở, đi lại, vui chơi, giải trí...). khi thu nhập dân
cư tăng gắn với quá trình phát triển kinh tế thì nhu cầu con người lại cao hơn và mới
hơn. Chính sự phát triển của công nghiệp mới đáp ứng những nhu cầu thay đổi này
và đồng thời nó lại hướng dẫn tiêu dùng của con người.
4. Công nghiệp cung cấp nhiều việc làm cho xã hội
Dưới tác động của công nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp được nâng cao
tạo điều kiện dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp, nhưng không ảnh
hưởng đến sản lượng nông nghiệp. Sự phát triển của công nghiệp làm mở rộng nhiều
ngành sản xuất mới, khu công nghiệp mới và cả các ngành dịch vụ đầu vào và đầu ra
sản phẩm công nghiệp, và như vậy thu hút lao động nông nghiệp và giải quyết việc
làm cho xã hội.
5. Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển
Vì công nghiệp cung cấp cho nông nghiệp những yếu tố đầu vào quan trọng như
phân bón hóa học, thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu bệnh, máy móc, phương tiện vận
chuyển làm tăng năng suất. Hơn nữa, công nghiệp còn góp phần làm tăng giá trị sản
phẩm nông nghiệp, bằng cách cho phép vận chuyển nông sản nhanh chóng tới thị
trường tránh hư hỏng, tăng gia sản xuất nhiều hơn; bảo quản, dự trữ lâu hơn để chờ
cơ hội tăng giá...
Mặt khác, công nghiệp còn có vai trò rất lớn trong việc tạo ra cơ sở hạ tầng, làm
thay đổi bộ mặt nông thôn.

III. Đánh giá thực trạng vai trò của công nghiệp với phát triển kinh tế của

Việt Nam?
1. Công nghiệp tăng trưởng nhanh và đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP ngày
càng lớn
• Thực trạng:
- Năm 2017, GDP tăng 6,81%
- Khu vực công nghiệp và xây dựng phát triển mạnh mẽ và ngoạn mục ở ngành chế
biến, chế tạo. Giá trị ngành sản xuất chế biến, chế tạo tăng cao tới 14,5% làm cho
ngành công nghiệp tăng trưởng khá cao, tới 9,4%. Điểm sáng trong ngành này chính
là điện tử, máy tính, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong khu vực công
nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 7,85%, cao hơn mức tăng 7,06% của
Nhóm 3

Page 4


năm 2016, đóng góp 2,23 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Điểm sáng của khu
vực này là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 14,40% (là mức tăng
cao nhất trong 7 năm gần đây

Diễn biến tăng trưởng GDP Việt Nam theo quý trong năm 2016-2017 (%)

- Năm 2018 ,Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp duy trì mức
tăng trưởng khá với 9 tháng tăng 8,98%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm vào tốc độ
tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định là điểm sáng của khu
vực này và là động lực chính của tăng trưởng kinh tế với mức tăng cao 12,65%, tuy
thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2017 nhưng cao hơn nhiều so với mức tăng 9
tháng các năm 2012-2016, đóng góp 2,56 điểm phần trăm. khu vực công nghiệp và
xây dựng chiếm 33,49%;


Nhóm 3

Page 5


• Đánh giá:
- Trong những năm qua, tỷ trọng của công nghiệp trong GDP chưa đạt được thay đổi
lớn. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp dù có xu hướng
tăng, song vẫn ở mức rất thấp so với yêu cầu công nghiệp hóa. Nếu không có những
giải pháp đột phá trong phát triển công nghiệp, Việt Nam rất khó có thể đạt được
những mục tiêu đã đề ra.
- Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của nước ta vẫn tập trung ở các ngành công
nghệ thấp và những khâu gia công, lắp ráp có giá trị gia tăng thấp, trong khi việc phát
triển công nghiệp dựa vào chiều rộng đã tới hạn và khó có sự đột phá hơn nữa.
- Các ngành công nghiệp chủ đạo phục vụ xuất khẩu dù có tăng trưởng, nhưng chủ yếu
lại dựa vào nhân công giá rẻ và nguyên liệu nhập khẩu. Trong khi đó, phần lớn doanh
nghiệp công nghiệp còn sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình thế giới từ
hai đến ba thế hệ
2. Công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất và trang thiết bị kĩ thuật cho các ngành kinh
tế
-

Đối với ngành nông nghiệp

-

Đối với giao thông vận tải

3. Công nghiệp cung cấp đại bộ phận hàng tiêu dùng cho dân cư
Nhóm 3


Page 6


• Đánh giá:
- Tốc độ tang tổng sản phẩm trong nước tang cao
- sản phẩm , hang hóa đa dạng , phong phú phục vụ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người
tiêu dungf trong nước
- Cần cải thiện chất lượng , mẫu mã sản phẩm để cạnh tranh vs hang hóa của trong
nước và xuất khẩu sang nước ngoài

4. Công nghiệp cung cấp nhiều việc làm cho xã hội
 Đánh giá:
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động Việt Nam vẫn còn yếu về chất
lượng, thiếu về số lượng, gần 70% lao động chưa qua đào tạo, một bộ phận lao
động đã qua đào tạo hoặc được sử dụng không đúng ngành nghề đào tạo, hoặc
phải đào tạo lại mới có thể làm việc trong các doanh nghiệp, thiếu nghiêm trọng
lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động dịch vụ cao cấp (tài chính, ngân
hàng,...).
- Mặt khác, hầu hết người lao động của nước ta hiện nay còn mang thói quen, tập
quán sản xuất nhỏ, thiếu năng động và sáng tạo, ý thức kỷ luật, tác phong công
nghiệp kém; kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm hạn chế, ngại phát huy
sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.
Nhóm 3

Page 7


 Thực trạng :cơ cấu lao động chuyển dịch dần từ khu vực nông nghiệp sang công
nghiệp và dịch vụ


5.

Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển

- Thực trạng :Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng
tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực
hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật và
công nghệ sinh học vào sản xuất; nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh
phù hợp với từng vùng, từng địa phương; phát triển các khu nông nghiệp công nghệ
cao, vùng trồng trọt và chăn nuôi tập trung, doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn
với hình thành các ngành nghề, làng nghề, hợp tác xã, trang trại, tạo ra những sản
phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới.
Nhóm 3

Page 8


-

- Đánh giá : chính phủ Ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông
thôn, đặc biệt là công nghiệp sản xuất trang thiết bị, máy móc làm đất, thu hoạch, bảo
quản, chế biến nông sản. Phát triển mạnh công nghiệp xây dựng và phát triển hợp lý
công nghiệp sử dụng nhiều lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động. Phát
triển năng lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghiệp có công nghệ
tiên tiến, giá trị gia tăng cao, nhất là các máy điều khiển kỹ thuật số, hệ thống tự động
hóa
- Sự tham gia ứng dụng chưa nhiều, tập trung chủ yếu vào một số khâu, công đoạn còn
manh mún, tự phát. Nguyên nhân do, trình độ công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

và chế biến nông sản còn lạc hậu, dựa vào kinh nghiệm là chính; ứng dụng khoa học
công nghệ, cơ giới hóa và máy móc còn ít; lĩnh vực chế biến nông sản chưa phát
triển; tổn thất sau thu hoạch cao hơn so với các nước trong khu vực Đông Nam Á:
rau quả 32%, thịt 14%, thủy sản 12%.

Nhóm 3

Page 9


IV . Để ngành công nghiệp phát huy được vai trò của mình trong việc tạo
động lực phát triển kinh tế thì Việt Nam cần quan tâm những vấn đề gì?

Mới đây, Bộ Công Thương đã thông qua Quyết định số 2903/QĐ-BCT, ngày
16/08/2018 ban hành “Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện
Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2018-2020, xét đến năm
2025”.
Chương trình đặt ra mục tiêu đến năm 2020, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng
trong GDP đạt từ 30%-35%. Đồng thời, trong giai đoạn đến năm 2020, phấn đấu tốc
độ tăng trưởng công nghiệp cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP, lao động trong công
nghiệp và xây dựng chiếm 25-30%, thu hẹp khoảng cách các chỉ số về năng lực cạnh
tranh công nghiệp so với các nước ASEAN-4.
Đến năm 2025, mục tiêu đặt ra là tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP
được duy trì ở mức trên 35%, tỷ trọng hàng chế biến, chế tạo trong xuất khẩu được
duy trì ở mức trên 85%, năng suất trong ngành công nghiệp tăng bình quân từ 6%7%, một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi
giá trị toàn cầu…
Đồng thời, thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh công nghiệp với các
nước ASEAN-4; năng suất trong ngành công nghiệp tăng bình quân từ 6%-7%; tỉ
trọng đóng góp của nhóm ngành công nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế
biến chế tạo và của khu vực tư nhân bình quân cao hơn giai đoạn 2015-2020. Một số

ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn
cầu; hình thành một số doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc
gia có năng lực cạnh tranh quốc tế.
Nhằm hoàn thành kế hoạch đặt ra, Bộ Công Thương xác định rõ 9 nhiệm vụ và
giải pháp thực hiện. Cụ thể:
-

Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách và thể chế cơ cấu lại ngành
công nghiệp. Theo đó, rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng chính sách phát triển
công nghiệp quốc gia, chính sách hoàn thiện môi trường kinh doanh, đơn giản
hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính…

-

Thứ hai, thúc đẩy, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng trong cách
ngành công nghiệp. Tăng cường áp dụng hệ thống tổ chức sản xuất tiên tiến và
ứng dụng công nghệ cao, công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Nhóm 3

Page 10


trong sản xuất công nghiệp, gắn sản xuất công nghiệp với bảo vệ môi trường và
ứng phó biến đổi khí hậu.
-

Thứ ba, phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên nhằm tạo tác động lan tỏa cho
toàn ngành công nghiệp: Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển ngành công nghiệp
chế biến sâu đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, đặc biệt là các sản phẩm

Việt Nam có lợi thế cạnh tranh nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành, tăng giá
trị xuất khẩu.

-

Thứ tư, đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước
theo đúng lộ trình đã được phê duyệt; thực hiện tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà
nước trong các ngành công nghiệp nhằm phát huy hiệu quả của các nguồn lực.

-

Thứ năm, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp tư nhân
thông qua khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân lớn đầu tư dài hạn, tạo
dựng sản phẩm và thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh quốc tế; thu hẹp Khoảng
cách về năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp FDI trong các ngành công
nghiệp như ô tô, dệt may, da giày, điện tử...

-

Thứ sáu, điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp phù hợp với yêu cầu cơ cấu
lại các ngành công nghiệp và phát triển các ngành kinh tế trên từng vùng, từng địa
phương theo hướng tập trung, không dàn đều theo địa giới hành chính, bảo đảm
yêu cầu bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh.

-

Thứ bảy, xây dựng năng lực hỗ trợ cơ cấu lại các ngành công nghiệp. Phát triển
nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp công nghệ cao;
Tăng cường liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp công nghiệp, hướng tới
đào tạo nguồn nhân lực một cách thực chất theo đúng nhu cầu.


-

Thứ tám, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực nhằm cung
cấp các giải pháp hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp. Tập trung đầu
tư cho nghiên cứu ứng dụng để nhanh chóng nâng cao năng lực công nghệ trong
nước, trình độ thiết kế, chế tạo, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ trong các ngành,
lĩnh vực ưu tiên.

-

Thứ chín, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao
nhận thức cho các bên liên quan nhằm hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành công
nghiệp

Nhóm 3

Page 11



×