Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cải thiện môi trường kinh doanh hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 7 trang )

CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG KINH DOANH HỖ TRỢ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP
Đậu Anh Tuấn47
Cách đây 20 năm, thành phần chủ yếu tham gia vào sản xuất nông nghiệp là các
hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã, hoặc một số doanh nghiệp Nhà nƣớc. Thời đó, không
mấy ai nghĩ rằng các doanh nghiệp tƣ nhân lại đầu tƣ vào nông nghiệp. Thế nhƣng,
trong 10 năm trở lại đây, số lƣợng doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông
nghiệp tăng lên nhanh chóng. Theo thống kê của nông lâm thuỷ sản là một trong
những lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới cao nhất trong nhiều năm vừa qua.
Các doanh nghiệp đang thực sự trở thành động lực lớn để phát triển nông nghiệp Việt
Nam.
Trong điều tra về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tiến hành cuối năm 2018,
cuộc điều tra mà VCCI đã thực hiện 14 năm nay, với hơn 8.000 doanh nghiệp dân
doanh tại 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam tham gia trả lời thì trong đó có 572 doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là cuộc điều tra đƣợc lấy mẫu theo
cấp tỉnh, thành phố nên cung cấp khá toàn diện bức tranh của các doanh nghiệp Việt
Nam trong đó có các doanh nghiệp nông nghiệp. Nếu chia theo năm trong mẫu các
doanh nghiệp nông nghiệp thì có thể thấy số lƣợng doanh nghiệp nông nghiệp thành
lập nhiều hơn trong những năm gần đây. Số lƣợng doanh nghiệp thành lập trong vòng
5 năm trở lại nay chiếm đến gần 50% tổng số doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động.

Nếu phân theo vùng thì tỷ lệ doanh nghiệp nông nghiệp nằm nhiều nhất tại
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 30%, tiếp đến là vùng miền núi phía Bắc và
Đông Nam Bộ.

47

Trƣởng Ban Pháp chế, Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam

107



Phần lớn các doanh nghiệp nông nghiệp qua điều tra PCI chủ yếu là doanh
nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Tỷ lệ doanh nghiệp nông nghiệp có dƣới 10 lao động
chiếm đến 45% tổng số doannh nghiệp điều tra.

Về kết quả sản xuất kinh doanh: Các doanh nghiệp nông nghiệp có kết quả kinh
doanh ở mức dƣới trung bình, chỉ 56% doanh nghiệp có lãi so với mức trung bình
65%. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nông nghiệp lại lạc quan hơn về tƣơng lai khi có
55% dự định sẽ tăng quy mô trong năm tới, so với mức trung bình chỉ có 49%.

108


- Về khó khăn doanh nghiệp gặp phải: Khi đƣợc hỏi họ đang gặp khó khăn gì
nhất khi kinh doanh, có 58% doanh nghiệp nông nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm
kiếm khách hàng, 46% khó tìm vốn, 44 gặp khó khăn vì sự biến động của thị trƣờng,
33% cho rằng gặp khó khăn trong tìm đối tác kinh doanh và 29% khó tìm nhân sự phù
hợp. Có 24% doanh nghiệp cho biết khó khăn là gặp phải các biến động về chính sách,
pháp luật và 18% doannh nghiệp nông nghiệp gặp khó khăn trong thực hiện các thủ
tục hành chính, pháp lý.

Còn khi hỏi trong quá trình hoạt động, họ đang đối mặt với các khó khăn nào
nhất về thủ tục hành chính thì đối với doanh nghiệp nông nghiệp, khó khăn hàng đầu
vẫn là thủ tục về đất đai, tiếp đó là thuế, bảo hiểm xã hội, môi trƣờng, quản lý thị
trƣờng….

109


Về đất đai: Có 68% doanh nghiệp nông nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện thủ

tục hành chính về đất đai trong 2 năm qua. Về cơ bản, những khó khăn về thủ tục hành
chính đất đai vẫn là nhóm khó khăn hàng đầu nhƣ thời gian giải quyết dài hơn quy
định của pháp luật (65%) và doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức (40%).
Các doanh nghiệp cho biết các cản trở chính liên quan đến mặt bằng kinh doanh để
doanh nghiệp mở rộng kinh doanh là thủ tục hành chính về đất đai, quy hoạch chƣa
phù hợp, thông tin về đất đai chƣa thuận lợi, thiếu quỹ đất, giá đất cao, giải phóng mặt
bằng kinh doanh chậm…

- Về thanh tra, kiểm tra: so với 4 lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và khai khoáng,
các doanh nghiệp nông nghiệp đang có số lần bị thanh tra kiểm tra cao hơn mức trung
bình (thấp hơn lĩnh vực khai khoáng nhƣng cao hơn những lĩnh vực còn lại). Có 55%
110


doanh nghiệp nông nghiệp cho biết là trong năm qua họ chịu từ 2 lần thanh tra, kiểm
tra trở lên. Trong đó có 13% cho biết là nội dung làm việc của các đoàn thanh tra,
kiểm tra bị trùng lặp.

- Về tiếp cận tín dụng: có 54% doanh nghiệp nông nghiệp có khoản vay ngân
hàng. Tuy nhiên, điều tra cho thấy doanh nghiệp có quy mô càng bé và thời gian thành
lập mới thì càng khó tiếp cận các khoản vay ngân hàng.

Các số liệu thống kê trên đã phác hoạ thực trạng môi trƣờng kinh doanh đối với
các doanh nghiệp nông nghiệp. So với trƣớc đây thì môi trƣờng kinh doanh đã có
những cải thiện mạnh mẽ nhƣng kỳ vọng của doanh nghiệp về các nỗ lực cải cách vẫn
còn rất nhiều. Mà quan trọng nhất là cần tháo gỡ các rào cản về thể chế, chính sách tại
Việt Nam.
Để tiếp tục cải thiện môi trƣờng kinh doanh, thu hút đầu tƣ vào nông nghiệp, đề
xuất cần lƣu ý một số vấn đề sau:
111



- Thứ nhất về công tác quy hoạch. Quốc hội đã thông qua Luật Quy hoạch 2017,
trong đó đã loại bỏ khá nhiều các quy hoạch hiện có của ngành nông nghiệp. Về bản
chất, quy hoạch nông nghiệp chủ yếu là quy hoạch mềm, không mang tính bắt buộc
mà chỉ là khuyến nghị, định hƣớng. Thực ra, vai trò của Nhà nƣớc trong việc đƣa ra
khuyến nghị, định hƣớng, cung cấp thông tin thị trƣờng đối với nông sản là rất quan
trọng. Câu chuyện thừa thịt lợn hay các sản phẩm nông nghiệp thời gian qua là ví dụ
điển hình cho thấy nông dân rất thiếu những thông tin đáng tin cậy để ra những quyết
định sản xuất. Chính vì thế, mong Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đổi mới
mạnh mẽ hơn phƣơng thức tiếp cận, thay vì ban hành những bản quy hoạch cứng nhắc,
nhanh lạc hậu so với thực tiễn thì chuyển sang cơ chế cung cấp thông tin thƣờng
xuyên, liên tục cho nông dân, cho thị trƣờng. Những thông tin nhƣ dự kiến sản lƣợng,
dự kiến nhu cầu trong vụ tới, tình hình biến động giá cả… Với sự phát triển và phổ
biến của internet và công nghệ thông tin hiện nay thì Bộ hoàn toàn có thể triển khai
những website nhiều thông tin hữu ích hay phần mềm ứng dụng (thậm chí trên điện
thoại thông minh) để cung cấp thông tin một cách miễn phí cho ngƣời dân, doanh
nghiệp…
- Thứ hai, tiếp tục cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh và mở rộng quyền tự
do kinh doanh cho các doanh nghiệp. Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn đã thực hiện cắt giảm và đơn giản hoá các điều kiện đầu tƣ kinh doanh trong lĩnh
vực của mìh, đây là một hoạt động hết sức ý nghĩa đối với cộng đồng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để cắt giảm các điều kiện đầu tƣ kinh doanh,
gỡ bỏ các rào cản gia nhập thị trƣờng đối với các doanh nghiệp trong ngành. Ngành
nông nghiệp thƣờng áp dụng biện pháp quản lý bằng những “danh mục đƣợc phép
kinh doanh”. Đây là cách làm đƣợc nhiều chuyên gia đánh giá là cản trở khá lớn đến
quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và ngƣời dân theo nguyên tắc “đƣợc kinh
doanh những gì pháp luật không cấm”. Do đó, đề nghị tiếp tục rà soát, chuyển đổi
phƣơng thức quản lý từ “chọn cho” sang “chọn bỏ”. Nhiều ý kiến vẫn lo ngại việc liệu
bỏ các điều kiện đầu tƣ kinh doanh có dẫn đến tình trạng “tay không bắt giặc” hay

chuyển sang chọn bỏ thì lại thành “thả gà ra đuổi”. Tuy nhiên, cần đổi mới tƣ duy
giống nhƣ câu chuyện 20 năm internet tại Việt Nam, tức là chuyển từ “phát triển phải
phù hợp với trình độ quản lý” sang tƣ duy “quản lý phải theo kịp tốc độ phát triển”.
- Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra, bao gồm cả kiểm tra chuyên ngành hàng
hoá nhập khẩu. Nông nghiệp là lĩnh vực tƣơng đối phức tạp liên quan đến an toàn thực
phẩm, sức khoẻ cộng đồng, sinh vật ngoại lai xâm hại… do đó, việc thanh tra, kiểm tra
là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cần sớm đổi mới phƣơng thức thanh tra, kiểm tra bằng
cách áp dụng triệt để quản lý rủi ro. Theo đó, các đối tƣợng quản lý sẽ đƣợc đánh giá
mức độ rủi ro thành rủi ro cao, rủi ro vừa, rủi ro thấp, tƣơng ứng với đó là tần suất và
các biện pháp thanh, kiểm tra. Chỉ có làm nhƣ vậy thì ngành nông nghiệp mới có đủ
nguồn lực về con ngƣời, trang thiết bị để thực hiện hết chức năng quản lý của mình.
Giải pháp này còn giúp giảm nguy cơ nhũng nhiễu, tiêu cực từ những cán bộ thanh tra,
kiểm tra, giúp giảm chi phí không chính thức cho doanh nghiệp.
- Thứ tư, bảo hộ sở hữu về tài sản cho doanh nghiệp. Sản xuất nông nghiệp có 4
loại tài sản đầu vào chính là đất đai, nguồn nƣớc, rừng và thuỷ sản. Đất đai và nƣớc
thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, còn rừng và thuỷ sản thuộc
thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Để thu hút đầu tƣ của doanh
nghiệp vào các lĩnh vực lâm nghiệp và thuỷ sản thì rất cần những chính sách bảo vệ
quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với các tài sản là rừng trồng, rừng tự nhiên đƣợc
112


giao, thuê, thuỷ sản nuôi trồng và thuỷ sản tự nhiên khai thác hợp pháp. Doanh nghiệp
chỉ có thể yên tâm đầu tƣ, kinh doanh nếu họ biết chắc rằng mình có quyền chủ sở hữu
hợp pháp, lâu dài, ổn định và minh bạch đối với các tài sản đó.
- Thứ năm, bảo hộ hợp đồng trong nông nghiệp. Các mô hình hợp tác giữa doanh
nghiệp và nông dân trong nông nghiệp từ trƣớc đến nay thƣờng mang tính phong trào,
chỉ thành công trong giai đoạn đầu mà sau đó dễ dàng tan vỡ. Nguyên nhân chính là do
những mối liên kết đó chƣa đƣợc tạo dựng dựa trên những hợp đồng đƣợc Nhà nƣớc
bảo hộ vững chắc. Cả nông dân và doanh nghiệp đều có thể “bẻ kèo”, nông dân thì

bán sản phẩm cho doanh nghiệp khác không giữ đúng cam kết, doanh nghiệp thì
không thu mua hay không thu mua đúng giá đã thoả thuận. Đối với những hợp đồng
hợp tác trong nông nghiệp với giá trị không lớn, ngƣời dân kém hiểu biết pháp luật thì
việc sử dụng thiết chế toà án để bảo đảm thực thi hợp đồng hiện nay chƣa thực sự khả
thi. Do đó, ngành nông nghiệp rất cần tiếp tục nghiên cứu những cơ chế khác để có thể
bảo đảm để ngƣời nông dân và doanh nghiệp có thể giao kết và thực hiện hợp đồng
một cách trung thực, tận tâm, thiện chí. Các giải pháp đƣa ra có thể tính đến nhƣ tuyên
truyền, vận động ngƣời dân tôn trọng hợp đồng, không phá cam kết để hƣởng cái lợi
ngắn hạn; hoặc nhấn mạnh vai trò của các thiết chế cơ sở nhƣ làng xóm, chính quyền
địa phƣơng; vận dụng các hƣơng ƣớc, tập tục địa phƣơng để bảo đảm thực thi hợp
đồng.
Với các giải pháp nhƣ trên, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục yên tâm kinh doanh
trong lĩnh vực nông nghiệp. Hy vọng sẽ ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp mạnh
dạn đầu tƣ vào nông nghiệp, lựa chọn nông nghiệp làm ngành nghề kinh doanh chính
của mình, từ đó không chỉ tạo ra giá trị cho xã hội, xuất khẩu hàng hoá mang về ngoại
tệ cho đất nƣớc, mà còn giúp cải thiện đời sống của hàng triệu ngƣời nông dân Việt
Nam.

113



×