Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.25 KB, 26 trang )

Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THCS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SƠ YẾU LÝ LỊCH
Họ và tên: VŨ TRỌNG AN
Sinh ngày 13 tháng 7 năm 1978
Năm vào ngành: 1999
Ngày vào Đảng: 27 tháng 5 năm 2004
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Thuần Mỹ - Ba Vì - Hà Nội
Trình độ chuyên môn: Đại học
Hệ đào tạo: Tại chức
Bộ môn giảng dạy: Toán
Ngoại ngữ:
Trình độ chính trị: Trung cấp
Khen thưởng ghi hình thức cao nhất: Giáo viên Giỏi, Chiến sỹ thi
đua cấp huyện.

1/21


Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THCS

A- PHẦN MỞ ĐẦU
I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:


a) Vị trí của tổ chuyên môn:
Theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ
thông có nhiều cấp học, tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong trong bộ
máy tổ chức, quản lý của trường THCS, THPT. Trong trường, các tổ, nhóm chuyên
môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và
các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển
của nhà trường, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục và các hoạt động
khác hướng tới mục tiêu giáo dục.
b) Chức năng tổ chuyên môn:
- Giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan
đến dạy và học;
- Trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định.
- Tổ chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, nhưng chủ yếu
vẫn là hoạt động chuyên môn, tức là hoạt động dạy học trong trường.
- Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch; điều
hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình
môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức
bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ; đánh giá, xếp loại và đề xuất khen
thưởng, kỹ luật giáo viên thuộc tổ mình quản lý.
Do đó, tổ trưởng chuyên môn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt; có năng
lực, trình độ, kinh nghiệm chuyên môn; có uy tín đối với đồng nghiệp, học sinh. Tổ
trưởng chuyên môn phải là người có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biết lắng
nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì, khéo léo trong giao
tiếp, ứng xử.

2/21


Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THCS


c) Nhiệm vụ tổ chuyên môn:
Điều 16 trong điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và
trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TTBGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), ghi rõ: Tổ
chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây
dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối
chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường;
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại
các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và
các quy định khác hiện hành;
- Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
d) Vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong quản lý dạy học ở trường:
* Quản lý giảng dạy của giáo viên
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần tháng, học kì và cả năm
học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế
hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế
hoạch năm học của nhà trường;
- Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, xây dựng các biện pháp nâng chất
lượng day - học, bồi dưỡng học giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém;
- Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng,
đủ theo các tiết trong phân phối chương trình;
- Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng
của tổ viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, Vận dụng linh hoạt, đồng bộ
các biện pháp nâng cao chất lượng dạy - hoc, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học
sinh yếu kém; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết
trong phân phối chương trình; soạn giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn
kiến thức, kĩ năng và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó; viết sáng kiến
kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi

mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu
kém...);
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, giáo viên
mới tuyển dụng (đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạy
3/21


Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THCS

học theo chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng
dụng CNTT trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp
kiểm tra, đánh giá...);
- Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quy định về
hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lưu trữ hồ sơ
của tổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định);
- Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên (thực
hiện hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối chương
trình, chuẩn kiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy
định; kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ...);
- Dự giờ giáo viên trong tổ theo quy định;
- Các hoạt động khác (đánh giá, xếp loại giáo viên; đề xuất khen thưởng, kỉ
luật giáo viên… việc này đòi hỏi tổ trưởng chuyên môn phải nắm thật rõ về tổ viên
của mình về ưu điểm hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy được phân
công).
* Quản lý học tập của học sinh:
- Nắm được kết quả học tập của học sinh thuộc bộ môn quản lý để có biện
pháp nâng cao chất lượng giáo dục;
- Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa để thực
hiện mục tiêu giáo dục.

- Các hoạt động khác (theo sự phân công của Hiệu trưởng).
e) Sinh hoạt tổ chuyên môn:
- Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu trong
hoạt động của nhà trường; là dịp để trao đổi chuyên môn góp phần nâng cao chất
lượng dạy học. Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn sẽ xuất hiện nhiều ý tưởng. Do
vậy, tổ trưởng cần tạo điều kiện để giáo viên nói lên ý tưởng, kinh nghiệm của
mình. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cần đa dạng, phong phú, có thay đổi và
phải có chuẩn bị trước về nội dung và cách thức tổ chức thực hiện.
- Việc sinh hoạt tổ chuyên môn thực hiện theo định kì quy định trong Điều lệ
trường THCS, THPT (2 tuần 1 lần. Thời gian do Hiệu trưởng quy định và tuỳ yêu
cầu về tính chất, nội dung công việc).
4/21


Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THCS

- Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn thực hiện theo nhiệm vụ quy định (tránh
việc sinh hoạt chỉ để giải quyết sự vụ, sự việc, hoặc mang tính hành chính).
f) Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động tổ chuyên môn:
Tổ chuyên môn của nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định sau:
- Có kế hoạch công tác và hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ
trường trung học;
- Sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các
hoạt động giáo dục khác;
- Hàng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.”
g) Mối quan hệ giữa tổ chuyên môn với Ban Giám hiệu trường và các cơ
cấu tổ chức khác trong trường:
* Đối với Ban Giám hiệu:
- Là cầu nối giữa Hiệu trưởng và giáo viên trong tổ về thông tin 2 chiều nhằm

mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục. Hiệu trưởng có thông tin để
đánh giá chính xác giáo viên, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ từ đó phân
công giáo viên hợp lý, đạt hiệu quả tốt; chuyển tải cho giáo viên trong tổ các chỉ
đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên;
- Tổ chức thực hiện chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý
cấp trên về các hoạt động dạy học, giáo dục: Thực hiện kế hoạch, chương trình giáo
dục, chuẩn kiến thức kĩ năng, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra,
đánh giá…qua các hoạt động cụ thể như bồi dưỡng giáo viên, học sinh, dự giờ,
thăm lớp…
* Đối với công tác chủ nhiệm:
Các thành viên trong tổ chuyên môn cũng thực hiện công tác chủ nhiệm. Mối
quan hệ này sẽ giúp giáo viên trao đổi chuyên môn và trao đổi về công tác quản lý
học sinh, hiểu rõ hơn học sinh, từ đó góp phần vào công tác giáo dục toàn diện học
sinh và như vậy sẽ giúp công tác giảng dạy đạt kết quả tốt hơn.
* Đối với Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh:

5/21


Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THCS

- Trong tổ chuyên môn có các thành viên là đảng viên sẽ góp phần truyền đạt
chủ trương, nghị quyết của chi bộ Đảng đến tổ chuyên môn kịp thời, chính xác hơn.
Các tổ viên là đảng viên sẽ gương mẫu, thúc đẩy các thành viên khác thực hiện
nhiệm vụ tốt hơn.
- Tổ chuyên môn cũng hỗ trợ hoạt động của Công đoàn, Đoàn Thanh niên và
Đội Thiếu niên Tiền phong bằng cách truyền đạt các chủ trương của các đoàn thể
này để phối hợp chặt chẽ và từ đó góp phần giáo dục toàn diện học sinh, thực hiện

kế hoạch nhà trường và thực hiện được mục tiêu giáo dục đề ra.
Tổ chuyên môn không thể hoạt động độc lập mà có quan hệ chặt chẽ với các tổ
chuyên môn khác, với Ban Giám hiệu trường, với Công đoàn, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Các mối quan
hệ trên nếu được thực hiện tốt, chặt chẽ, đồng bộ thì chắc chắn hoạt động của tổ
chuyên môn sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
Như vậy tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng trong
việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Có thể khẳng định
hoạt động của tổ chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ như điều lệ trường
trung học đã qui định sẽ góp phần tích cực, quyết định đến việc nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu mới trong quá trình đổi mới
giáo dục. Tuy nhiên tổ chuyên môn không phải là cấp cơ sở có đầy đủ thẩm quyền
để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Mà trường trung học là cơ sở giáo dục của bậc
trung học, nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Do vậy chất lượng hoạt động của
tổ chuyên môn phụ thuộc nhiều vào kế hoạch, hoạt động của nhà trường, vào sự
lãnh đạo của Ban giám hiệu.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục đào tạo và
của Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo cho các đơn vị trường học làm tốt công việc cải tiến
nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, coi đây là một trong
những nhiệm vụ cơ bản, thiết thực để nâng cao chất lượng dạy - học, thực hiện đổi
mới giáo dục.
Trong các năm trước hoạt động của tổ chuyên môn của trường chưa đi vào thực
chất để nâng cao chất lượng dạy học, sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng về giải
quyết sự vụ, thi đua... Họp tổ chuyên môn còn mang tính hình thức, nội dung họp
chưa phù hợp sát thực với yêu cầu thực tiễn đặt ra, tổ trưởng còn lúng túng trong
xây dựng kế hoạch, điều hành, chỉ đạo, chưa phát huy vai trò tích cực của các thành
viên trong tổ...
Trước tình hình thực tế của trường, trước các đòi hỏi bức bách phải nâng cao
hơn nữa chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng được những yêu cầu trong quá trình đổi

mới, và thực hiện tốt cuộc vận động. Là những người làm công tác quản lý của
6/21


Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THCS

trường THCS, tôi đã cùng tập thể cán bộ, giáo viên của trường không ngừng tìm
tòi, cải tiến để nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn góp phần
trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Vì vậy tôi xin trình bày đề tài: “Một số
biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học ở trường THCS”.
II- MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu:
Chỉ đạo các hoạt động của tổ chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ
như điều lệ trường trung học đã qui định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, đáp ứng được những yêu cầu mới trong quá trình đổi mới giáo dục.
2. Thời gian, địa điểm:
- Thời gian để thực hiện đề tài này: Trong năm học 2015-2016.
- Địa điểm tại trường THCS tôi đang công tác hoặc có thể mở rộng ra các
trường THCS khác nói chung.
3. Đóng góp mới về mặt lý luận, về mặt thực tiễn:
Thông qua chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn phản ánh và thể hiện kế
hoạch của năm học, các hoạt động của nhà trường, kết quả lãnh đạo của Ban giám
hiệu.

B- PHẦN NỘI DUNG
I- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHUYÊN MÔN
Năm học 2015-2016, trường có 11 lớp với 315 học sinh, gồm có 32 cán bộ giáo
viên, trong đó có 6 giáo viên hợp đồng. Trường gồm có 02 tổ chuyên môn: Tổ Khoa học

tự nhiên (KHTN) và tổ Khoa học xã hội (KHXH). Trong mỗi tổ còn các giáo viên dạy các
bộ môn khác nhau. Do vậy việc điều hành quản lí giáo viên để thực hiện công tác chuyên
môn theo kế hoạch từng tuần, từng tháng, từng học kì và cả năm của tổ chuyên môn là
một việc đòi hỏi sự năng động, sáng tạo của người tổ trưởng để phù hợp với môn học
khác nhau, phù hợp với từng đối tượng khác nhau để nâng cao chất lượng giảng dạy của
giáo viên, của tổ chuyên môn, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục của trường.
Hai tổ chuên môn đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện có hiệu quả
công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm, phối kết hợp với các tổ chức khác trong trường,
7/21


Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THCS

phát huy tính chủ động, sáng tạo trong sinh hoạt chuyên môn để nâng cao chất lượng bộ
môn. Tuy nhiên đôi lúc vẫn còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch, nội dung họp
còn mang nặng tính hình thức; điều hành, chỉ đạo, chưa phát huy vai trò tích cực của

các thành viên trong tổ...

II- NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
“Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học ở trường THCS”
Để chỉ đạo tốt hoạt động dạy và học phát huy đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của
tổ chuyên môn trong trường THCS, chúng tôi đã thực hiện các biện pháp sau:
1. Biện pháp thứ nhất:
a) Nhà trường phải lưu trữ đầy đủ các văn bản chỉ đạo về hoạt động dạy học và
các qui chế chuyên môn. Phân công rõ trách nhiệm trong việc triển khai các văn
bản này đến cán bộ, giáo viên một cách đầy đủ, kịp thời.
- Đối với các văn bản về qui chế chuyên môn do ngành quy định: Hiệu trưởng

giao cho hiệu phó chuyên môn triển khai cho tất cả giáo viên trong phiên họp
chuyên môn chung toàn trường.
- Đối với các loại văn bản chỉ đạo về giảng dạy từng bộ môn cụ thể: giao cho tổ
trưởng chuyên môn triển khai thực hiện.
- Ngoài ra trong phòng họp của tổ có một số chỗ khá thuận lợi để niêm yết các
văn bản chuyên môn quan trọng hay sử dụng; các văn bản chuyên môn mới để cán
bộ, giáo viên tiện theo dõi học tập và thực hiện.
b) Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn lập kế hoạch kịp thời cho các hoạt
động chuyên môn chung toàn trường trong từng tuần, tháng, học kỳ và cả năm học,
dành thời gian hợp lý cho các tổ chuyên môn sinh hoạt.
Đây là công việc rất quan trọng nhằm thực hiện các nhiệm vụ về chuyên môn
mà Sở giáo dục đào tạo, Phòng GD&ĐT và Hội nghị cán bộ, công chức đầu năm
học đề ra. Ngoài công việc thông thường mà người cán bộ quản lý phải làm là: lập
kế hoạch cho phần việc được phụ trách trong cả năm học, từng học kỳ, từng tháng,
từng tuần thì một phần việc rất quan trọng là lập được kế hoạch cụ thể trong việc sử
dụng thời gian của mỗi buổi chiều ngày thứ hai trong tuần. Ở trường chúng tôi, đã
bố trí thời gian trong buổi chiều ngày thứ hai tuần thứ hai và thứ tư trong tháng
dành hẳn cho các tổ chuyên môn sinh hoạt, bao gồm các công việc: triển khai kế
hoạch tháng tuần, đánh giá các hoạt động chuyên môn trong tháng, triển khai các
chuyên đề về phương pháp dạy – học và các hoạt động chuyên môn khác. Chính vì
vậy các tổ chuyên môn luôn có quĩ thời gian cố định, chủ động trong việc bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các tổ viên. Tuy nhiên tuỳ theo nhiệm vụ và tình
hình thực tế của từng năm học mà kế hoạch này có sự thay đổi cho phù hợp.
8/21


Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THCS

Dựa vào kế hoạch trên các bộ phận và đặc biệt là các tổ chuyên môn chủ động

trong việc lập kế hoạch hoạt động của tổ. Trong đó có kế hoạch tổ chức học tập các
chuyên đề giảng dạy, phân công giáo viên thao giảng minh hoạ chuyên đề, nghiên
cứu bài học... Do có kế hoạch sớm, cụ thể nên việc thực hiện được chuẩn bị chu
đáo, đạt kết quả khá tốt.
2. Biện pháp thứ hai:
a) Chỉ đạo tổ chuyên môn thảo luận các nội dung trọng tâm, các chỉ tiêu cần
phấn đấu phù họp với chỉ tiêu trường đăng ký thi đua trong năm học, bàn biện pháp
để thực hiên, thông qua hội nghị cán bộ công chức để thảo luận thống nhất.
b) Tổ chuyên môn thảo luận các nội dung thi đua, các danh hiệu thi đua, vận
động các thành viên trong tổ đăng ký các danh hiệu thi đua cá nhân và đăng ký tên
các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đối giáo viên đăng ký danh hiệu CSTĐ, giáo viên
dạy giỏi các cấp, đồng thời thảo luận đăng ký danh hiệu thi đua của tổ.
3. Biện pháp thứ ba:
Ngay đầu năm Ban giám hiệu chỉ đạo cho tổ chuyên môn tổ chức hội nghị
chuyên môn đầu năm để thảo luận kế hoạch hoạt động chuyên môn đặc biệt hoạt
động giảng dạy và học tập.
a) Học tập:
* Thảo luận về các chỉ tiêu phấn đấu:
- Duy trì sỹ số học sinh.
- Học sinh lên lớp cuối năm
- Tỉ lệ tốt nghiệp cuối năm.
- Học sinh giỏi các cấp.
* Thảo luận về Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức học sinh:
- Tổ chức tốt việc giáo dục nhân cách, kỹ năng sống, mối quan hệ thầy trò,
quan hệ bạn bè, tốt chức tốt phong trào: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”.
- Chỉ tiêu về xếp loại 2 mặt giáo dục.
* Thảo luận về chất lượng học tập:
- Phấn đấu học sinh có đủ tập vở, dụng cụ phục vụ học tập, chú ý thực hiện
tốt các vở bài tập, tập bản đồ theo quy định của ngành và sách giáo khoa dùng

riêng.
- Thực hiện tốt các yêu cầu do giáo viên quy định về việc làm bài tập ở nhà,
soạn bài trước khi đến lớp.
- Thực hiện tốt việc bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp.
- Tổ chức học phụ đạo đối với học sinh Yếu – Kém; bồi dưỡng học sinh cuối
cấp.

9/21


Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THCS

- Nắm bắt kiến thức cơ bản, kiến thức được lồng ghép vào các bộ môn như:
Môi trường, HIV – AIDS, ATTTGT – Pháp luật dân số, ma túy, vận dụng liên hệ
thực tế.
- Tham gia đầy đủ các buổi học Thể dục thể chất.
- Tham gia đầy đủ các chuyên đề ngoại khóa phục vụ cho học tập.
- Tham gia học tập tốt và có chất lượng các chủ đề tự chọ, môn học tự chọn.
- Phấn đấu học tập tốt và có kỹ năng suy nghĩ độc lập, không ghi nhớ máy
móc về các bộ môn khoa học xã hội nhân văn, chú ý chất lượng học tập môn Tiếng
Anh.
* Thảo luận về giáo dục hướng nghiệp giáo dục ngoài giờ lên lớp, học nghề:
- Tham gia đảm bảo 100% các hoạt đông giáo dục.
- Tỉ lệ học sinh học nghề.
* Thảo luận về giáo dục thể chất:
- Học sinh tham gia lao động.
- Tham gia phong trào thể dục thể thao ngành, địa phương phát động.
- Tổ chức theo dõi sức khỏe và sự phát triển thể chất cho học sinh ngay từ
đầu năm học và cuối năm học cho tất cả học sinh.

- Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn học sinh tự vệ sinh cá nhân.
- Tổ chức tuyên truyền và phòng chống các dịch bệnh trong học đường, vệ
sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích...
b) Giảng dạy:
* Thảo luận kế hoạch nâng cao chất lượng giảng dạy:
- Thực hiện đảm bảo chất lượng giáo án quan tâm cụ thể đối tượng học Yếu
– Kém, chú ý các tiết ôn tập, thí nghiệm thực hành.
- Sử dụng đồ dùng dạy học hiện có và tự làm có chất lượng, sử dụng giáo án
điện tử.
- Tổ chức kiểm tra, nhận xét, đánh giá hàng tuần về các quy định chuyên
môn.
- Triển khai các quy định về chuyên môn (Hồ sơ sổ sách, giáo án, nội dung
đổi mới phương pháp dạy học, chế độ cho điểm đánh giá xếp loại các công văn chỉ
đạo của cấp trên…)
- Tổ chức kiểm tra hồ sơ sổ sách – Giáo án định kỳ, đột xuất.
- Tổ chức kiểm tra lên lịch báo giảng, chương trình, dạy bù hàng tuần, có
nhận xét đánh giá công khai, có kế hoạch dạy bù.
- Triển khai tổ chức, thực hiện về việc quy định biên soạn tài liệu giảng dạy
các chủ đề tự chọn, môn tự chon. Theo dõi nắm bắt việc tổ chức dạy học tự chọn.
- Kiểm tra việc thực hiện số lượt điểm, đánh giá xếp loại.
- Tổ chuyên môn tổ chức chuyên đề riêng phục vụ kịp thời và có tác dụng
nâng cao chất lượng dạy và học.
- Tổ chức dự giờ giáo viên, chú ý môn dự môn tổ chức thi cấp huyện và cấp
thành phố.
10/21


Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THCS


- Tổ chức trao đổi và thường xuyên bàn bạc rút kinh nghiệm về thực hiện
chuyên đề đổi mới phương pháp day học.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh Giỏi, phụ đạo học sinh Yếu – Kém.
- Hỗ trợ và thường xuyên giúp đỡ giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
- Kiểm tra quản lý theo dõi việc sử dụng đồ dùng day học hiện có và tự làm
đồ dùng day học hàng tháng.
- Hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm về việc thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp
đảm bảo.
- Tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp học sinh cuối cấp.
* Thảo luận việc tổ chức thực hiện nội dung kế hoạch dạy học theo biên chế
năm học:
- Thực hiện đảm bảo 37 tuần thực học (Học kỳ I: 19 tuần; Học kỳ II: 18 tuần
có kế hoạch điều chỉnh thời lượng cho một số môn học cho phù hợp thực tế dạy
học của nhà trường và tích hợp một số hoạt động giáo dục.
- Sử dụng quỹ thời gian 2 tuần để tăng quỹ thời gian học tập cho một số môn
học cơ bản
- Thực hiện đúng kế hoạch dạy học, chú ý các tiết luyện tập, ôn tập, kiểm tra,
các tiết chuyên đề và các tiết thí nghiệm thực hành và sử dụng đồ dùng dạy học
theo quy định chương trình sách giáo khoa.
* Thảo luận việc về dạy học tự chọn:
- Thực hiện đảm bảo 2 tiết/tuần.
- Thực hiện chủ đề bám sát, nội dung từng chủ đề phù hợp với thực tế học
của học sinh.
- Xây dựng kế hoạch và nội dung dạy học tự chọn cụ thể rõ ràng, nội dung
dạy học được ban giám hiệu thẩm định.
- Giáo án dạy học tự chọn đảm bảo theo quy định.
* Thảo luận việc về hoạt động giáo dục nghề phổ thông:
Kết hợp với TTGDTX tổ chức cho học sinh học nghề đảm bảo 100% HS lớp 9
đều có 1 nghề PT (nghề tin học).
* Thảo luận việc việc thực hiện nội dung giáo dục địa phương:

- Tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung giáo dục địa phương trong các
môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, GDCD, Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Công nghệ
theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Chú ý hướng dẫn thực hiện phương pháp giảng dạy, về kiểm tra đánh giá,
bảo đảm số tiết đúng quy định trong chương trình môn học.
* Thảo luận việc thực hiện tích hợp hoạt động giáo dục NGLL, HĐGDHN, môn
Công nghệ:
+ Hoạt động giáo dục NGLL
- Thực hiện đầy đủ các chủ đề quy định cho mỗi tháng với thời lượng 2
tiết/tháng đối với các khối lớp và tích hợp nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp
sang môn giáo dục công dân các chủ đề đạo đức và pháp luật.
11/21


Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THCS

- Tổ chức hoạt động hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”.
- Thực hiện tốt các tiêu chuẩn xây dựng môi trường, trường học Xanh – Sạch
– Đẹp
- Thực hiện công tác giáo dục dân số, giáo dục môi trường giáo dục ATGT,
giáo dục pháp luật, lồng ghép vào các môn học.
- Tổ chức các hoạt động tìm hiểu về lịch sử, thành tích trường, gương học
tốt, truyền thống quê hương….
* Thảo luận việc về hoạt động giáo dục hướng nghiệp:
- Thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 đảm bảo nội dung trọng
tâm của chương trình hướng nghiệp.
- Tập trung công tác giáo dục hướng nghiệp định hướng nghề.
* Thảo luận việc đổi mới PPDH và phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh:

+ Đổi mới PP dạy học:
- Tập trung phối hợp linh hoạt các PPDH phát huy tích cực, hứng thú sáng
tạo trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên.
- Thiết kế bài giảng khoa học sắp xếp hợp lý các hoạt động giáo viên và học
sinh: hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng, dẫn dắt gợi mở học sinh tìm hiểu,
khám phá kiến thức, có trọng tâm, theo chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng chú ý bồi
dưỡng năng lực tư duy độc lập, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học.
- Chú ý tổ chức hoạt động trực quan, liên hệ thực tế phù hợp, thực hiện
nghiêm túc các tiết thí nghiệm thực hành.
- Tổ chức học sinh chuyên đề tự học, tự giải quyết vấn đề.
- Tổ chức các chuyên đề đổi mới PPDH nâng cao chất lượng dạy học, chú ý
đối tượng học sinh yếu kém.
- Tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của HS dựa trên chuẩn kiến thức,
kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Thiết kế bài giảng khoa
học, sắp xếp hợp lý họat động của GV và HS; thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập
trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là đối với bài dài, bài khó, nhiều
kiến thức mới); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức
đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất.
- GV sử dụng hợp lý sách giáo khoa khi giảng bài trên lớp, tránh tình trạng
yêu cầu HS ghi chép quá nhiều, dạy học thuần túy theo lối đọc – chép; chú trọng
phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của HS và vai trò chủ đạo của GV
trong quá trình dạy học.
- GV sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu; tác phong
thân thiện, khuyến khích, động viên HS học tập; chú trọng tổ chức hợp lý cho HS
làm việc cá nhân và theo nhóm; rèn luyện kỹ năng tự học, tạo điều kiện cho HS tự
nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
- Tăng cường sử dụng hợp lý CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy,
khuyến khích GV sọan bài giảng điện tử để giảng dạy và tham gia cuộc thi sọan
12/21



Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THCS

giáo án điện tử E-Learning; khai thác tối đa hiệu năng các thiết bị dạy học, phương
tiện nghe nhìn, phòng học bộ môn; coi trọng thực hành, thí nghiệm; bảo đảm cân
đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho HS theo chuẩn kiến
thức – kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông; chú trọng liên hệ thực tế
trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học.
- Tăng cường tổ chức các họat động ngọai khóa, họat động GDNGLL theo
nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” nhằm đảm
bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá, rèn luyện kĩ
năng họat động xã hội cho HS.
- Tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ công tác đổi mới PPDH thông qua công tác bồi
dưỡng GV và dự giờ thăm lớp của GV; tổ chức trao đổi kinh nghiệm ở các tổ
chuyên môn, hội thi GV giỏi các cấp; chú trọng phát hiện, nhân rộng gương điển
hình về đổi mới PPDH.
- Tổ chức cho GV nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, sáng kiến cải
tiến; quan tâm xây dựng đội ngũ GV cốt cán trong mỗi bộ môn, hình thành mạng
lưới GV cốt cán thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ GV còn hạn chế trong chuyên môn.
Để thực hiện có hiệu quả họat động này.
+ Đổi mới việc kiểm tra đánh giá học sinh:
- Trong quá trình KTĐG kết quả học tập của HS, cần kết hợp một cách hợp
lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan, không lạm dụng hình
thức trắc nghiệm, tăng cường kiểm tra tự luận; dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng,
hướng dẫn HS biết tự đánh giá năng lực của mình.
- Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS do Bộ
GDĐT ban hành; tổ chức đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm
tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành.
- Đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, cần coi

trọng KTĐG theo hướng hạn chế yêu cầu HS ghi nhớ máy móc, không nắm vững
KTKN môn học. Trong quá trình dạy học cần từng bước đổi mới KTĐG bằng cách
nêu vấn đề mở, đòi hỏi HS phải vận dụng tổng hợp KTKN và biểu đạt chính kiến
bản thân. Đối với môn Toán và các môn KHTN cần phát triển kĩ năng tư duy logic,
kĩ năng thực hành, thói quen vận dụng sáng tạo kiến thức vào thực tiễn.
- Tổ chức bồi dưỡng GV về kĩ năng ra đề, soạn đáp án và chấm bài thi, kiểm
tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của
- Các cấp quản lí thường xuyên nắm vững tình hình thực hiện của GV về đổi
mới KTĐG các môn học và hoạt động giáo dục, lồng ghép nội dung kiểm tra với
hoạt động thanh tra chuyên môn đối với trường và GV; duy trì việc đánh giá hiệu
quả đào tạo của các khối lớp, từ đó đề ra biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng.
* Thảo luận về công tác phụ đạo học sinh Yếu kém:
- Có kế hoạch quan tâm học sinh Yếu kém trong từng tiết dạy, hệ thống câu
hỏi phù hợp với đối tượng.
- Tổ chức phụ đạo học sinh Yếu kém ngay từ đầu năm học.
13/21


Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THCS

- Phấn đấu kéo giảm tỷ lệ học sinh Yếu kém không quá 5%.
* Thảo luận về công tác thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi:
- Tổ chức thao giảng tại trường ngay từ đầu năm học, phấn đấu 100% tham
gia.
- Tham gia thi giáo viên giỏi các môn theo qui định.
* Thảo luận về việc dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường giáo dục tiết kiệm
năng lượng và giáo dục phòng chống ma túy:
- Tập trung thực hiện tích hợp bảo vệ môi trường qua các môn: Ngữ Văn,
Lịch sử, Địa lý, GDCD, Vật lý, Hóa học, Sinh học và Công nghệ, chú ý nội dung

giáo dục và thời lượng phải cân đối hợp lý.
- Tổ chức dạy học tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống, giáo dục về đa
dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,
về giáo dục bảo vệ môi trường.
* Thảo luận về việc giáo dục thể chất:
- Tổ chức lao động cho học sinh.
- Tổ chức tập thể dục giữa giờ.
- Tham gia giải thi TDTT các cấp.
- Thực hiện tốt việc đổi mới PPGD môn Thể dục và có kế hoạch kiểm tra xếp
loại đúng theo quy định.
- Cần tổ chức kiểm tra và đánh giá thường xuyên vệ sinh trường lớp, vệ sinh
thân thể; tổ chức uống nước sạch và vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện tốt công
tác y tế học đường; vận động HS tham gia bảo hiểm y tế; thực hiện nghiêm túc các
biện pháp phòng chống dịch, bệnh học đường.
- Các chi hội Chữ Thập đỏ trường học cần có những hoạt động thiết thực như
phòng chống dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích, giúp đỡ người nghèo,
neo đơn,…
4. Biện pháp thứ tư:
Tổ chức cho tổ chuyên môn hội thảo bàn về các biện pháp nâng cao chất lượng
qua kết quả giảng dạy- học tập của học kỳ 1 để thống nhất vận dụng kịp thời và
đồng bộ trong học kỳ 2 nhằm nâng cao chất lượng học tập
* Đối giáo viên:
+ Hệ thống câu hỏi, gợi mở, phù hợp đối tượng, chú ý xây dựng câu hỏi mở, rèn
luyện kỹ năng diễn đạt chính kiến bản thân (môn XH), rèn luyện kỹ năng tư duy hệ
thống logic (đối môn TN )…. Thể hiện đổi mới phương pháp giảng dạy.
+ Thường xuyên kiểm tra việc chuẩn bị bài của các em vào đầu giờ học, có kế
hoạch xử phạt, ghi tên phê bình xếp loại trong sổ đầu bài đối học sinh không chuẩn
bị bài.
+ Thiết kế bài giảng khoa học sắp xếp hợp lý các hoạt động giáo viên và học
sinh. Hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng, dẫn dắt gợi mở học sinh tìm hiểu,

14/21


Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THCS

khám phá kiến thức, có trọng tâm, theo chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng chú ý bồi
dưỡng năng lực tư duy độc lập, vận dụng sáng kiến thức đã học.
+ Thực hiện nghiêm túc các tiết thí nghiệm thực hành
+ Tổ chức hướng dẫn học sinh tự học, tự giải quyết vấn đề
+ Tổ chức dạy học dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục
phổ thông - GV sử dụng hợp lý sách giáo khoa khi giảng bài trên lớp, tránh tình
trạng yêu cầu HS ghi chép quá nhiều, dạy học thuần túy theo lối đọc – chép; chú
trọng phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của HS và vai trò chủ đạo của
GV trong quá trình dạy học.
+ GV sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu; tác phong
thân thiện, khuyến khích, động viên HS học tập; chú trọng tổ chức hợp lý cho HS
làm việc cá nhân và theo nhóm; rèn luyện kỹ năng tự học, tạo điều kiện cho HS tự
nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
+ Tăng cường sử dụng hợp lý công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp
giảng dạy, khuyến khích giáo viên sọan bài giảng điện tử để giảng dạy, khai tác tốt
các thiết bị dạy học, phương tiện nghe nhìn, phòng học bộ môn; coi trọng thực
hành, thí nghiệm; bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức.
+ Cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm
khách quan, không lạm dụng hình thức trắc nghiệm.
+ Tăng cường kiểm tra tự luận; dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng, hướng dẫn
HS biết tự đánh giá năng lực của mình.
+ Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS do Bộ
GD&ĐT ban hành.
+ Trong quá trình dạy học cần từng bước đổi mới KTĐG bằng cách nêu vấn đề

mở, đòi hỏi HS phải vận dụng tổng hợp KTKN và biểu đạt chính kiến bản thân.
+ KT ĐG 3 cấp độ: Biết, thông hiểu, vận dụng sáng tạo.
+ Thường xuyên kiểm tra vào đầu giờ giữa giờ, cuối giờ chú ý cho điểm kịp
thời, động viên khuyến khích học sinh yếu kém.
+ Dự giờ thường xuyên đối với các môn đang giảng dạy để rút kinh nghiệm.
+ Tổ chức phụ đạo học sinh sinh yếu, kém.
+ Thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để quản lý tổ chức việc học
phụ đạo yếu kém.
+ GVCN tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa và các hoạt
động đội trong nhà trường.
+ GVCN phối hợp phụ huynh học sinh để trao đổi góp ý
+ GVCN tổ chức tốt, cụ thể hình thức sinh hoạt sinh hoạt 15 phút đầu giờ, thông
qua ban cán sự lớp điều hành ổn định, đồng thời có kế hoạch kiểm tra chấn chỉnh.
+ GVBM phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để giải quyết và khắc phục về nề
nếp chất lượng học tập của các học sinh yếu kém.
* Đối với học sinh:
+ Chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ ở nhà theo yêu cầu của giáo viên bộ môn.
15/21


Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THCS

+ Tổ chức truy bài đầu giờ, ban cán sự lớp điều hành lớp có nề nếp, có sự
phân công cụ thể ghi nhận nhắc nhở, phản ánh giáo viên chủ nhiệm.
+ Đầy đủ đồ dùng học tập: SGK, sách bài tập, thước kẻ, com pa, máy tình, bút
chì..
+ Trật tự không làm ồn, không nói chuyện, hoặc tự phát biểu khi không có sự
cho phép của giáo viên, chú ý nghe giảng, tham gia phát biểu ý kiến.
+ Phải có kế hoạch tự học ở nhà.

+ Tham gia đầy đủ các phong trào của Đội và của lớp đề ra.
+ Phải chuẩn bị bài và tự xem bài vào các giờ chuyển tiết không tự ý ra khỏi lớp
gây mất trật tự.
+ Không được vắng học hoặc tự ý bỏ tiết.
+ Tham gia phát biểu đóng góp xây dựng bài.
+ Tham gia đầy đủ các buổi học phụ đạo yếu kém theo qui định.
* Đối ban giám hiệu (PHT):
+ Hàng tháng, tuần có kế hoạch, lịch công tác để kiểm tra góp ý chấn chỉnh,
hoặc điều chỉnh vận dụng các biện pháp nêu trên đồng thời có báo cáo sơ tổng kết
tuần tháng kịp thời.
+ Có kế hoạch dự giờ tất cả giáo viên ở các khối lớp rút kinh nghiệm các nội
dung biện pháp trên, chú ý dự thường xuyên các môn, lớp có tỷ lệ học sinh yếu
kém cao.
+ Thường xuyên kiểm tra các nội dung liên quan đến công tác chủ nhiệm.
Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy hạn chế học
sinh yếu kém, được thông qua giáo viên góp ý thống nhất
5. Biện pháp thứ năm:
Tổ chức học tập chuyên đề dạy - học, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
Đây là một hoạt động rất quan trọng của tổ chuyên môn, điều này càng có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện đổi mới nội dung, chương
trình, và phương pháp dạy - học, theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
- Về phía nhà trường: phân công, theo dõi, động viên giáo viên thực hiện tốt
công tác học tập bồi dưỡng thường xuyên trong hè và trong cả năm học.
* Về chuyên đề:
Nhà trường lập kế hoạch và dành thời gian họp để tổ, chuyên môn triển khai học
tập chuyên đề do ngành triển khai và chuyên đề do tổ tự tổ chức căn cứ vào yêu cầu
đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng. Sau đó có thao giảng minh
họa. Kế hoạch học tập chuyên đề, thao giảng được hiệu phó chuyên môn thể hiện
rõ ngay từ đầu học kỳ, các chuyên đề tổ thực hiện trong năm học là 4 chuyên đề.
Hàng tháng trong các buồi họp chuyên môn đều có tổ chức góp ý rút kinh nghiệm

điều chỉnh bổ sung cho phù họp với tình hình học tập của học sinh.
Song song với việc tổ chức thao giảng tập trung, chúng tôi luôn yêu cầu các tổ
chuyên môn thực hiện tốt kế hoạch "Dự giờ theo chỉ đạo của tổ chuyên môn". Hàng
16/21


Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THCS

tuần tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch và yêu cầu giáo viên đăng ký dự giờ đồng
nghiệp theo thời khoá biểu chính khoá, nhằm tăng cường trao đổi, rút kinh nghiệm
trong giảng dạy, đặc biệt là các bài khó dạy, các dạng bài quan trọng.
6. Biện pháp thứ sáu:
Chỉ đạo việc nâng cao chất lượng họp tổ, nhóm chuyên môn.
- Nhà trường xây dựng qui chế hoạt động ngay đầu năm học, trong đó có qui
chế hoạt động của tổ chuyên môn.
a) Tổ trưởng:
Do Hiệu trưởng quyết định bổ nhiệm trên cơ sở lấy tín nhiệm của tổ nhiệm kỳ 1
năm học. TTCM có nhiệm: Xây dựng kế hoạch, lập báo cáo hoạt động của tổ. Quản
lý kế hoạch, phân phối chương trình của Giáo viên trong tổ. Tổ chức bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của Giáo viên
trong tổ. Ghi nhận tâm tư, nguyện vọng Giáo viên trong tổ tham mưu, đề xuất Hiệu
trưởng giải quyết. Dự giờ nhiều hơn Giáo viên là thành viên trong Hội đồng giáo
dục.
Kiểm tra hồ sơ Chuyên môn Giáo viên hang tháng, ký xác nhận trong giáo án
mỗi lần kiểm tra. Ghi nhận các trường hợp Giáo viên nghỉ, bỏ, di muộn trong
tháng, phân công Giáo viên dạy thay khi có Giáo viên được hiệu trưởng duyệt phép
và lưu hồ sơ, tổ chức triển khai các quy định chuyên môn về các phong trào khác…
Dự giờ báo cáo cho Hiệu trưởng những giáo viên chưa hoàn thành nhiệm vụ, năng
lực giảng dạy còn hạn chế để có hướng xử lý. Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với

giáo viên. Tổ chuyên môn sinh hoạt mỗi tháng 2 lần. Tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ trọng tâm của chuyên môn theo chỉ đạo của Hiệu trưởng.
b) Phó tổ trưởng:
Do Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm trên cơ sở lấy tín nhiệm của tổ nhiệm kỳ
1 năm học. Phó tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ: Tham mưu giúp tổ trưởng, xây
dựng kế hoạch, lập báo cáo, ghi chép báo cáo mọi hoạt động của tổ.
Dự giờ báo cáo cho tổ trưởng những Giáo viên chưa hoàn thành nhiệm vụ, để có
hướng xử lý. Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
+ Nội dung họp tổ chuyên môn bao gồm: Nội dung mang tính chất hành chính
như thi đua, kỷ luật, nề nếp ... chỉ được chiếm không quá 1/2 thời gian họp tổ.
1/2 thời gian họp tổ là đi sâu vào các nội dung: liên quan trực tiếp đến dạy - học,
như thao giảng, học tập chuyên đề, rút kinh nghiệm, bàn các biện pháp nâng cao
chất lượng dạy - học; chuẩn bị cho việc đánh giá kiểm tra, xem xét việc thực hiện
chương trình, thống nhất từng tiết dạy của tuần tiếp theo về nội dung, phương pháp,
đồ dùng dạy học... yêu cầu tất cả các bài dạy đều được thống nhất trao đổi trong
sinh hoạt. Rút kinh nghiệm qua bài kiểm tra 15 phút, 45 phút, kiểm tra học kỳ. Từ
đó có phương pháp dạy - học phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy - học. Thống

17/21


Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THCS

nhất kiến thức trọng tâm của từng chương, phần, chuẩn bị cho kiểm tra sắp tới (nếu
có). Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu…
- Về phía nhà trường luôn tạo điều kiện để mỗi tổ chuyên môn đều có chỗ riêng
lưu giữ các loại hồ sơ: Sổ kế hoạch hoạt động của tổ, sổ phân công thao giảng - dự
giờ, sổ sinh hoạt nhóm chuyên môn…
7. Biện pháp thứ bảy:

Ứng dụng côn thông tin vào các hoạt động quản lý, báo cáo, thống kê, giảng dạy
và các hoạt động khác trong chuyên môn.
8. Biện pháp thứ tám:
Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức sơ kết học kỳ, tổng kết năm một cách khoa học
kịp thời.
Trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy và học, người cán bộ quản lý phải luôn
chú ý đến việc phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ của tập thể. Vì có thể nói: người
dạy học là giáo viên – người đánh giá học sinh cũng là giáo viên. Do đó trong quá
trình chỉ đạo hoạt động dạy và học, cán bộ quản lý giáo dục phải luôn chú ý lắng
nghe ý kiến đóng góp xây dựng của cán bộ, giáo viên. Đồng thời xếp thời gian một
cách khoa học hợp lý để mỗi thầy cô giáo tự đánh giá công tác đã làm được trong
từng học kỳ, từ đó đề ra các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy học
trong học kỳ tiếp theo. Sau đó mỗi tổ chuyên môn họp sơ kết học kỳ và đề ra kế
hoạch nâng cao chất lượng dạy học. Trên cơ sở kế hoạch của giáo viên, của tổ
chuyên môn, ban giám hiệu xây dựng kế hoạch và các biện pháp chính nhằm nâng
cao chất lượng dạy học cho học kỳ tiếp theo. Đối với học kỳ I công việc này
thường hoàn thành trong tuần 18 và nửa đầu của tuần 19. Với cách làm này chúng
tôi không áp đặt chỉ tiêu cho từng giáo viên nhưng vẫn phát huy tốt phong trào thi
đua dạy và học đi vào thực chất, không chạy theo hình thức.
III- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ khi thực hiện các biện pháp như vừa trình bày ở trên, hoạt động của tổ,
chuyên môn, và kết quả dạy học có nhiều sự chuyển biến tích cực, cụ thể như sau:
- Hoạt động của tổ nhóm chuyên môn ngày càng có chất lượng, không còn
mang tính chất giải quyết sự vụ, công việc hành chính đơn thuần, mà tập trung chủ
yếu vào đặc trưng của từng môn học để nâng cao chất lượng dạy - học.
- Nội dung công việc của tổ chuyên môn nhiều, xong nhờ có các loại sổ sách,
biểu mẫu (như đã trình bày) in sẵn, phát cho từng tổ, nhóm do đó, khá thuận tiện,
đơn giản trong việc lưu trữ các nội dung chuyên môn quan trọng liên quan đến dạy
học, giúp cho lãnh đạo nhà trường dễ theo dõi, nắm bắt kịp thời chất lượng dạyhọc, từ đó có kế hoạch chỉ đạo cho phù hợp.


18/21


Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THCS

- Xây dựng được nề nếp hoạt động chuyên môn chung toàn trường song vẫn
tạo được tính chủ động phát huy sáng tạo trong hoạt động của từng tổ chuyên môn
phù hợp với đặc trưng của bộ môn.
- Chất lượng dạy học của trường ngày càng được nâng cao và củng cố vững
chắc. Xin nêu một vài số liệu của trường chúng tôi trong các năm gần đây.
+ Về phía giáo viên:
Giáo viên dạy Giỏi Chiến sĩ thi đua cấp Lao động Tiên tiến
Năm học
cấp Huyện
Huyện
cấp Huyện
3 (Giải: 1 Nhì,
2014- 2015
4
3
2 KK)
5 (Giải: 1 Nhì, 1 Ba,
2015 - 2016
3 KK)
Về phía học sinh:
Tổng số HS Số HS Số HS
Học sinh giỏi Học sinh
Năm học toàn trường giỏi cấp giỏi cấp
Toàn diện

tiên tiến
TP
Huyện
2014- 2015
337
5
28
56
133
2015 - 2016
315
1
32
45
154

Lên lớp
thẳng
97,7%

+ Kêt quả thi đua của tổ:Luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Các kết quả, thành tích đạt được trong hoạt động dạy - học, góp phần khá lớn
vào thành tích chung của nhà trường: Nhiều năm học trường đạt danh hiệu tiên tiến
cấp huyện; trường được công nhận Trường đạt Chuẩn Quốc gia năm 2014; trong
năm học 2015-2016, nhà trường đã hoàn thiện 5 tiêu chí để Đoàn đánh giá ngoài
của Sở GD&ĐT đánh giá.

19/21



Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THCS

C- PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua thực tiễn công tác, chúng tôi rút ra các bài học kinh nghiệm sau trong công
tác chỉ đạo chuyên môn trong trường trung học cơ sở:
- Người quản lý phải chỉ đạo tổ chuyên môn làm việc phải có kế hoạch, khoa
học, kịp thời, sát với thực tế, từ đó mới tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chuyên
môn xây dựng kế hoạch hoạt động một cách khả thi.
- Nhà trường cần bố trí thời gian một cách hợp lý, tương đối cố định để các tổ
chuyên môn hoạt động. Cần có chỉ đạo, định hướng để họp tổ chuyên môn, tránh sa
vào giải quyết công việc mang tính chất hành chính, sự vụ mà chủ yếu là các nội
dung nhằm nâng cao chất lượng dạy - học.
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy- học là một trong công tác quan trọng nhất
của người làm công tác quản lý; do vậy cần tập trung xây dựng và có nhiều biện
pháp phù hợp để kết quả kiểm tra phản ánh đúng thực chất. Từ đó mới có các giải
pháp đúng, khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
- Qua mỗi hoạt động, trong từng giai đoạn cần tổ chức rút kinh nghiệm kịp
thời, từ đó điều chỉnh phương pháp, biện pháp cho phù hợp.
- Chỉ đạo và nâng cao chất lượng họp tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng
dạy học là công tác quan trọng thường xuyên của người làm công tác quản lý
trường học.
- Nhà trường cần soạn thảo sẵn các loại hồ sơ, biểu mẫu một cách khoa học để
thuận lợi cho giáo viên và tổ chuyên môn sử dụng cũng như thuận lợi cho việc
kiểm tra đánh giá của lãnh đạo.
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm bước đầu mà chúng tôi đã đúc rút, thực
hiện trong quá trình chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn. Chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót và chưa đầy đủ, mong các đồng chí, đồng nghiệp cùng tham
khảo và góp ý.
20/21



Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THCS

Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân trong công tác quản lý tại trường
THCS nơi tôi công tác. Với năng lực còn hạn chế, do vậy các vấn đề tôi trình bày ở
trên có thể còn có những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chỉ
bảo của các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên ngành, của đồng nghiệp để tôi vững
vàng hơn trong công tác quản lý sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thuần Mỹ, ngày 10 tháng 5 năm 2016
Tôi cam đoan đề tài này là do tôi tự
Người viết đề tài
nghiên cứu và sáng tạo ra, không sao
chép của ai. Nếu sai tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ
thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT
ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
2. Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Dự thảo Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
trường THCS của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS.

21/21



Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THCS

MỤC LỤC
Trang
A- PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài

1

II. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1

B- PHẦN NỘI DUNG

I. Thực trạng hoạt động của các tổ chuên môn

6

II. Nội dung vấn đề nghiên cứu

7

III. Kết quả nghiên cứu

17


C- PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

19

22/21


Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THCS

Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
Ngày…..tháng 5 năm 2016
Chủ tịch Hội đồng

ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN
...................................................................
23/21



Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THCS

...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
Ngày…..tháng….năm 2016
Chủ tịch Hội đồng

ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
Ngày…..tháng….năm 2016
Chủ tịch Hội đồng

24/21



Mt s bin phỏp ch o hot ng cỏc t chuyờn mụn nhm nõng cao cht lng dy v hc
trng THCS

Phòng giáo dục và đào tạo ba vì

Trờng trung học cơ sở thuần mỹ
M SKKN
(Dựng cho H chm ca S)

Sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài:
Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên
môn
Nhằm nâng cao chất lợng dạy và học ở trờng thcs

25/21


×