Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.22 KB, 18 trang )

MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
2.1 Môi trường & sự tiến hoá của môi trường
2.1.1 Khái niệm môi trường
Môi trường có thể được định nghĩa như sau: “Môi trường là tập hợp (aggregate)
các vật thể (things), hoàn cảnh (conditions) và ảnh hưởng (influences) bao bọc quanh một
đối tượng nào đó”. Định nghĩa này cho thấy, khi nói về môi trường ta phải đứng trên một
đối tượng nhất định và đối tượng này chịu tác động của các thành phần môi trường bao
quanh nó, đối tượng này không nhất thiết là con người (loài người, cá thể người hoặc cộng
đồng loài người) mà có thể là bất cứ một vật thể, hoàn cảnh, hiện tượng nào đó tồn tại trong
không gian có chứa các yếu tố tác động tới sự tồn tại và phát triển của nó. Với cách nhìn
này, có thể làm chúng ta lầm tưởng mỗi đối tượng chỉ tiếp nhận những tác động của các
yếu tố khác ở xung quanh. Thực ra, bản thân đối tượng đó cũng có những tác động ngược
lại các yếu tố xung quanh và chính nó trở thành một yếu tố của môi trường đối với một yếu
tố khác được xem là đối tượng của môi trường. Vì vậy môi trường có thể còn được định
nghĩa: Môi trường là khoảng không gian nhất định có chứa các yếu tố khác nhau, tác
dộng qua lại với nhau để cùng tồn tại và phát triển.
Khi nói tới môi trường, người ta nghĩ ngay đến mối quan hệ của những yếu tố xung
quanh tác động tới đời sống của sinh vật mà trong đó chủ yếu là con người.
Quan điểm về môi trường nhìn từ góc độ sinh học là những quan điểm phổ biến, sau
đây là một số định nghĩa:
- Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế - xã hội bao
quanh và tác động tới đời sống và sự phát triển của một cá thể hoặc một cộng đồng người
(theo Liên hiệp quốc - UNEP chưng trình môi trường của Liên hiệp quốc, 1980).
- Môi trường là tất cả các hoàn cảnh bên ngoài tác động lên một cơ thể sinh vật
hoặc một cơ thể nhất định đang sống, là mọi vật bên ngoài một cơ thể (theo G.Tyler Miler
-Environmental Science, USA, 1988).
- Môi trường là hoàn cảnh vật lý, hoá học, sinh học bao quanh các sinh vật
(Encyclopedia of Environmental Science, USA, 1992).
- Môi trường là tất cả các hoàn cảnh hoặc điều kiện bao quanh một hay một nhóm
sinh vật hoặc môi trường là tổng hợp các điều kiện xã hội hay văn hoá ảnh hưởng tới cá thể
hoặc cộng đồng. Vì con người vừa tồn tại trong thế giới tự nhiên và đồng thời tạo nên thế


giới văn hoá, xã hội và kỹ thuật, và tất cả đều là thành phần môi trường sống của con
người.
Qua các định nghĩa trên, môi trường được xem như là những yếu tố bao quanh và tác động
lên con người (cá thể hay cộng đồng) và sinh vật.
Định nghĩa theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Môi trường bao
gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao
quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và thiên nhiên."
2.1.2. Sự tiến hoá của môi trường
Lịch sử trái đất được đánh dấu bởi hai mốc cơ bản là xuất hiện sự sống và xuất hiện
loài người.
a) Trước khi sự sống xuất hiện
- Khí quyển nguyên thuỷ: là một khối cô đặc gồm hydro (H) và Helium (He). Khi
hành tinh nóng lên (cách đây khong 4,5-5 tỷ năm), H và He biến mất.
- Khí quyển chuyển hoá: xuất hiện các khí trên hành tinh gồm: hơi nước (85%), CO
2
(10-15%), nitơ và dioxit lưu huỳnh (1-3%). Các thành phàn này giống như các thành phần
khí do núi lửa phun.
- Hành tinh lạnh: đại dương đông lại quan trọng cho sự tiến hoá của sự sống. Dưới
mặt đóng băng không bị đông, các tia cực tím không xuyên qua được nên sự sống có thể
tồn tại.
Trên khí quyển, O
2
rất ít nên không ngăn chặn được sự xâm nhập các tia có hại vì
thế sự sống không thể tồn tại (bất cứ sinh vật nào muốn lên bờ đều bị chết bởi các tia cực
tím).
Địa cầu ban đầu tồn tại với các điều kiện hoạt động phi sinh vật. Môi trường bao
gồm địa chất, đất, nước, khí, bức xạ mặt trời. Trong quá trình tồn tại hàng tỷ năm, quả đất
và môi trường bao quanh đã sản sinh ra một sẩn phẩm đó là oxy với lượng không lớn lắm,
là kết quả của quá trình hoá học hoặc lý hoá đơn thuần. Sau đó ozone được tạo thành dần

dần. Lớp ozone dày lên có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập các tia tử ngoại bức xạ mặt trời
lên bề mặt trái đất, vì vậy sự sống xuất hiện và tồn tại.
b) Từ khi xuất hiện sự sống
Khi xuất hiện sự sống đầu tiên, môi trường toàn cầu chuyển sang một giai đoạn mới.
Môi trường gồm hai thành phần, tuy lúc đầu chưa phân biệt rõ lắm đó là phần vô sinh và
phần hữu sinh. Các sinh vật đầu tiên sống trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, chủ yếu là
các vi khuẩn kỵ khí (3,5 tỷ năm). Lúc này chưa có quá trình hô hấp của các sinh vật mà chủ
yếu thông qua bằng con đườmg sinh hoá lên men để cung cấp năng lượng cho các hoạt
động sinh vật. Sinh vật phát triển thông qua chọn lọc tự nhiên, bước đầu là các sinh vật sơ
khởi có diệp lục đơn giản (tảo lam đã xuất hiện cách đậy 2,5 tỷ năm) nên có khả năng
quang hợp, hấp thụ CO
2
, H
2
O và thải ra khí O
2
. Nhờ quá trình quang hợp đã tạo ra sự biến
đổi sâu sắc về môi trường sinh thái địa cầu, O
2
được tạo ra nhanh chóng từ đó, kéo theo sự
xuất hiện hàng loạt các vi sinh vật khác. Lượng O
2
tăng lên đáng kể đủ để tạo ra ozone
(O
3
), lượng O
3
từ từ tăng lên tạo thành lớp ozone. Lớp ozone dày lên đủ để bảo vệ sự sống
trên trái đất sinh sôi nẩy nở. Cùng với quá trình này, nhiệt độ trái đất ấm dần lên, sự phát
triển nhanh của sinh vật về chủng loại và số lượng. Mặc dù trải qua hàng chục quá trình

thay đổi địa chất, mối quan hệ phụ thuộc giữa các yếu tố của môi trường ngày càng chặt
chẽ. Sự phát triển hệ gen của sinh vật cũng theo đó ngày càng đa dạng và phong phú cả trên
cạn lẫn dưới nước.
Trên trái đất dần dần hình thành các quyển: Khí quyển, thuỷ quyển, địa quyển (còn
gọi là thạch quyển) và sinh quyển. Sau đó xuất hiện loài người, quá trình tiến hoá loài đã
làm cho môi trường sinh thái địa cầu có sự phong phú vượt bậc về số lượng lẫn chủng loại.
Bên cạnh chọn lọc tự nhiên đã xuất hiện hệ sinh vật phát triển theo chọn lọc nhân tạo. Loài
người được xem như là một loài sinh vật siêu đẳng không những chỉ phụ thuộc vào môi
trường tự nhiên mà còn có thể cải tạo môi trường, bắt môi trường phục vụ cho cuộc sống
của mình. Từ đây môi trường không chỉ vô sinh và hữu sinh mà còn có con người và các
hoạt động sống của con người. Từ đó xuất hiện các dạng môi trường dân số xã hội, môi
trường nhân văn, môi trường đô thị, môi trường nông thôn, môi trường ven biển.v.v.. các
loại môi trường này đều lấy con người làm trung tâm, các thành phần vật chất và môi
trường khác liên quan chặt chẽ với sự sinh tồn và phát triển của loài người.
2.2 Các thành phần của môi trường
Môi trường nói chung bao gồm tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao
quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mọi sinh vật.
Môi trường sống của con người bao gồm các thành phần môi trường tự nhiên, môi
trường xã hội, môi trường nhân tạo.
- Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên với tính chất vật lý, thành phần
hoá học, sinh học tồn tại khách quan, ngoài ý muốn con người hoặc ít chịu tác động chi
phối của con người.
- Môi trường nhân tạo: gồm các yếu tố nhân tạo có tính chất vật lý, thành phần hoá
học, sinh học, tính xã hội .v.v… do con người tạo dựng và chịu sự chi phối của con người.
- Môi trường xã hội: gồm mối quan hệ giữa con người với con người (con người ở
đây với tư cách là cá thể, cá nhân và nhân cách nghĩa là quan hệ giữa con người với con
người, con người với cộng đồng, cộng đồng với cộng đồng.
Ba thành phần môi trường này cùng tồn tại, xen lẫn vào nhau và tương tác chặt chẽ
với nhau. Các thành phần môi trường luôn chuyển hoá và diễn ra theo chu kỳ, thông thường
là ở dạng cân bằng động. Sự cân bằng này đảm bảo cho sự sống trên trái đất phát triển ổn

định. Các chu trình tuần hoàn phổ biến thường gặp là: chu trình tuần hoàn các bon, nitơ,
lưu huỳnh, phospho ... gọi chung là chu trình sinh địa hoá học.
Sinh vật và môi trường xung quanh luôn có quan hệ tương hỗ lẫn nhau về vật chất
và năng lượng thông qua các thành phần về môi trường như khí quyển, thuỷ quyển, địa
quyển và sinh quyển, cùng các hoạt động của hệ mặt trời. Sự sống là phương thức tồn tại
với những thuộc tính đặc biệt của vật chất trong điều kiện nhất định của môi trường. Trong
quá trình xuất hiện, phát triển, tiến hoá, sự sống luôn gắn chặt với môi trường mà nó tồn tại.
Không hề có sự sống trong môi trường mà nó tồn tại mà lại không thích ứng.
Con người vừa là một thực thể sinh học, vừa là một thực thể văn hoá – Môi trường sống
của con người, là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế, chính trị, xã
hội, văn hoá bao quanh và có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của từng cá nhân và
của các cộng đồng người.
2.2.1 Các quyển trên trái đất
2.2.1.1 Khí quyển (Atmosphere)
+ Cấu trúc của khí quyển
Khí quyển hay môi trường không khí là hỗn hợp các khí bao quanh bề mặt trái đất,
có khối lượng khoảng 5,2x1015 tấn (0,0001% khối lượng trái đất). Khí quyển đóng vai trò
quyết định trong việc duy trì cân bằng nhiệt của trái đất, thông qua quá trình hấp thụ bức xạ
hồng ngoại từ mặt trời và tái phản xạ khỏi trái đất. Khí quyển được chia thành nhiều tầng
khác nhau theo sự thay đổi của chiều cao và chênh lệch nhiệt độ, bao gồm:
- Tầng đối lưu (Troposphere): cao đến 10km tính từ mặt đất. Nhiệt độ và áp suất
của tầng này giảm dần theo chiều cao. Trên mặt đất có nhiệt độ trung bình là 15
0
C, lên đến
độ cao 10km chỉ còn -50 đến -80
0
C.
- Tầng bình lưu (Stratosphere): ở độ cao từ 10-50km. Đặc điểm của tầng bình lưu
là nhiệt độ và áp suất của tầng này tăng theo chiều cao. Các nhà khoa học giải thích rằng sự
gia tăng nhiệt độ là do càng lên cao càng gần với lớp ozone. Lớp ozon là lớp khí trong đó

có hàm lượng khí ozone rất cao, có khả năng hấp thụ tia cực tím của mặt trời. Lớp ozone
xuất hiện ở độ cao từ 18-30km. Nồng độ ozone cao nhất ở độ cao 20-25km, cao hơn 1000
lần so với ở tầng đối lưu.
- Tầng trung lưu (Mesosphere): ở độ cao từ 50-90km. Đặc điểm của tầng trung lưu
là nhiệt độ giảm dần từ đỉnh của tầng bình lưu (50km) đến hết tầng trung lưu (90km). Nhiệt
độ giảm nhanh hơn ở tầng đối lưu có thể đạt nhiệt độ -100
0
C.
- Tầng nhiệt quyển (Thermosphere), và tầng ngoài (Exosphere): Đặc điểm của tầng
khí quyển là nhiệt độ tăng lên rất nhanh và rất cao. Mật độ phân tử khí ở đây rất loãng.
+ Thành phần khí ở tầng đối lưu:
Khí quyển gồm các thành phần sau: Các khí không thay đổi như O
2
(20,95%), N
2
(78,08%), Ar (0,93%), và một số khí khác như Ne (18,18ppmV), He (5,24 ppmV), Kr(1,14
ppmV), Xe (0,087 ppmV); Các khí thay đổi như hơi nước (1- 4%, thay đổi tuỳ theo nhiệt
độ) và CO
2
(0,03%, thay đổi tuỳ theo mùa); các dạng vết như O
3
, NO
x
, SO
2
, CO các khí này
thường thay đổi có hàm lượng rất thấp và thường là các chất ô nhiễm trong không khí.
Bảng 2.1: Hàm lượng trung bình của khí quyển
Chất khí % thể tích % trọng lượng
Khối lượng

( n. 1010tấn)
N2 78,08 75,51 386.480
O2 20,91 23,15 118.410
Ar 0,93 1,28 6.550
CO2 0,035 0,005 233
Ne 0,0018 0,00012 6,36
He 0,0005 0,000007 0,37
CH4 0,00017 0,000009 0,43
Kr 0,00014 0,000029 1,46
N2O 0,00005 0,000008 0,4
H2 0,00005 0,0000035 0,02
O3 0,00006 0,000008 0,35
Xe 0,000009 0,00000036 0,18
+ Chế độ nhiệt, bức xạ và hoàn lưu khí quyển
Trái đất tiếp nhận năng lượng từ vũ trụ, chủ yếu là năng lượng mặt trời. Theo tính
toán, dòng năng lượng đến từ mặt trời ở tầng cao khí quyển là 2 Cal/cm
2
/phút, nhưng 30-
40% bị khí quyển phản xạ vào vũ trụ, 60% - 70% bị khí quyển hấp thụ. Hàng năm,trái đất
nhận được 1,4.1013Kcal năng lượng từ Mặt trời, khoảng 1-2% số lượng đó ứng với bước
sóng 6.700- 7.350A được cây xanh sử dụng để tạo ra sinh khối. Trái đất hoàn trả lại vũ trụ
một phần năng lượng từ mặt trời dưới dạng bức xạ nhiệt sóng dài. Phần còn lại được tích
lũy dưới dạng nhiên liệu hóa thạch hoặc sinh khối. Quá trình tiếp nhận và phân phối dòng
năng lượng từ Mặt trời đến Trái đất thông qua khí quyển, sinh quyển, thạch quyển và thủy
quyển đạt trạng thái cân bằng trong suốt thời gian gần 2 tỷ năm trở lại đây. Do đó nhiệt độ
trên bề mặt Trái đất hầu như không có thay đối đáng kể theo thời gian. Dòng nhiệt từ Mặt
Trời phân bố không đồng đều trên bề mặt Trái đất. Do chuyển động tự quay quanh Mặt
Trời, trên Trái đất có hiện tượng ngày đêm và biến đổi mùa. Do ánh sáng Mặt trời chiếu
xuống bề mặt Trái đất theo những góc độ khác nhau, nên lượng nhiệt ở các khu vực trên
Trái đất hấp thụ cũng khác nhau.Tất cả các hiện tượng trên làm cho nhiệt độ bề mặt Trái đất

thay đổi theo chu kỳ ngày đêm, theo mùa và giữa các vùng có vĩ độ khác nhau.
Bề mặt Trái đất tiếp nhận nhiều năng lượng Mặt trời bị nung nóng lên kéo theo sự
nóng lên của toàn bộ khối khí nằm trên. Dòng khí nóng trở nên nhẹ hơn không khí xung
quanh, hướng lên các tầng cao của khí quyển. Không khí ở các vùng lạnh hơn có xu hướng
chuyển tới khu vực nóng để thay thế cho không khí nóng bay đi, xuất hiện chuyển dịch của
các khối không khí dưới dạng gió. Quá trình trên diễn ra liên tục, theo xu hướng san bằng
sự chênh lệch nhiệt độ và áp suất không khí ở các đới khí hậu, các khu vực cục bộ trên Trái
đất. Không khí nóng, khi bay lên trên hoặc chuyển động ngang, mang theo nhiều hơi nước
tạo ra mưa. Do vậy, quá trình hoàn lưu của khí quyển luôn đi kèm với chu trình tuần hoàn
nước trong tự nhiên.
Sự chênh lệch về tính chất của các khối không khí theo chiều ngang tạo nên gió, bão
và các hiện tượng thời tiết khác.Năng lượng và hơi nước đi kèm với các hiện tượng thời tiết
trên góp phần đáng kể điều hòa nhiệt độ và khí hậu của các vùng khác nhau trên Trái đất.
Bão, giông, vòi rồng là những hiện tượng đặc biệt của quá trình hoàn lưu khí quyển. Hoàn
lưu khí quyển và chu trình hoàn lưu nước trong tự nhiên là các nguyên nhân cơ bản tạo nên
đặc điểm khí hậu, thời tiết, chúng tác động mạnh mẽ tới chất lượng MT không khí và điều
kiện sống của sinh vật, con người.
+ Vai trò của khí quyển
Khí quyển cung cấp oxy (cần thiết cho sự sống trên trái đất), CO
2
(cần thiết cho quá
trình quang hợp của thực vật), cung cấp nitơ cho vi khuẩn cố định nitơ và các nhà máy sản
xuất amoniac để tạo chất nitơ cần thiết cho sự sống. Khí quyển còn là phương tiện vận
chuyển nước từ các đại dương tới đất liền trong chu trình tuần hoàn nước. Khí quyển có
nhiệm vụ duy trì và bảo vệ sự sống trên trái đất, nhờ khí quyển hấp thụ hầu hết các tia vũ
trụ và phầm lớn bức xạ điện từ của mặt trời không tới được mặt đất. Khí quyển chỉ truyền
các bức xạ cận cực tím, cận hồng ngoại (3000-2500nm) và các sóng radio (0,1-0,4 micron),
đồng thời ngăn cản bức xạ cực tím có tính chất huỷ hoại mô (các bức xạ dưới 300nm).
2.2.1.2 Thuỷ quyển (Hydrosphere)
Thuỷ quyển bao gồm mọi nguồn nước, ở đại dương, biển, các sông hồ, băng tuyết,

nước dưới đất, hơi nước, khối lượng thuỷ quyển ước chừng 1,38
18
tấn (0,03% khối lượng
trái đất) trong đó: 97% là nước mặn, có hàm lượng muối cao, không thích hợp cho sự sống
của con người; 2% dưới dạng băng ở hai đầu cực trái đất; 1% được con người sử dụng
(30% dùng cho tưới tiêu, 50% dùng để sản xuất năng lượng, 12% dùng cho sản xuất công
nghiệp và 7% dùng cho sinh hoạt của con người). Khoảng 71 % với 361 triệu km2 bề mặt
Trái đất được bao phủ bởi mặt nước.
Nước là yếu tố không thể thiếu được của sự sống và được con người sử dụng vào
nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay nước mặt và nước ngầm đang bị nhiễm bẩn
bởi các loại thuốc trừ sâu, phân bón có trong nước thải vùng sản xuất nông nghiệp, các loại
nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Các bệnh tật được mang theo nước sinh hoạt đã từng
gây tử vong hàng triệu người. Hiện nay người ta chia thủy quyển làm 4 đại dương, 4 vùng
biển và 1 vùng vịnh lớn.
Bảng 2.2: Diện tích các Đại dương và các Biển chính
Đại dương, biển Diện tích (triệu km2) Phần trăm
Thái Bình Dương 165.242 46,91
Đại Tây Dương 82.362 23,38
Ấn Độ Dương 73.556 20,87
Bắc Băng Dương 13.986 3,97
Biển Malaixia 8.143 0,80
Biển Caribbe 2.756 0,71
Biển Địa Trung Hải 2,505 0,64
Biển Bering 2,269 0,58
Vịnh Mexico 1,544 0,39
Tổng 252,36 100
Bảng 2.3: Thể tích các khí trong không khí và trong đại dương
Khí Trong không khí
(%)
Trong đại dương

(%)
Nitơ (N
2
) 78,08 48
Oxy (O
2
) 20,95 36
Dioxid Cacbon (CO
2
) 0,035 15
Bảng 2.4: Các dạng tồn tại của nước
Dạng nước Thể tích (km
3
x10
6
) Tỷ lệ (%)
Đại dương 507,2 97,22
Băng 11,2 2,15
Nước ngầm 3,2 0,61
Hồ ao nước ngọt 0,048 0,009
Biển nội địa 0,04 0,008
Độ ẩm của đất 0,025 0,005
Hơi nước trong không khí 0,005 0,001
Sông, lạch 0,0005 0,0001
Bảng 2.5: Thời gian tồn tại của các dạng nước trong tuần hoàn nước
Địa điểm
Thêi gian lu tr÷ níc
Khí quyển 9 ngày
Các dòng sông 2 tuần
Đất ẩm 2 tuần đến 1 năm

Các hồ lớn 10 năm
Nước ngầm nông 10-100 năm
Tầng pha trộn của các đại dương 120 năm
Nước ngầm sâu đến 10.000 năm
Chóp băng nam cực 10.000 năm
2.2.1.3 Thạch quyển (Lithosphere)
Thạch quyển, còn gọi là môi trường đất, bao gồm lớp vỏ trái đất có độ dày khoảng
60-70km trên mặt đất và 2-8km dưới đáy biển. Đất là hỗn hợp phức tạp các hợp chất vô cơ,
hữu cơ, không khí, nước và là bộ phận quan trọng nhất của thạch quyển. Thành phần vật lý,
tính chất hoá học của thạch quyển nhìn chung tương đối ổn định và có ảnh hưởng lớn đến
sự sống trên địa cầu. Đất trồng trọt, rừng, khoáng sản là những tài nguyên đang được con
người khai thác triệt để, dẫn đến những nguy cơ cạn kiệt.
Trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời, vào thời điểm sau khi hình thành (cách
đây khoảng 4,5 tỷ năm), Trái đất là một quả cầu lạnh, không có khí quyển, tự quay xung
quanh Mặt trời. Sự phân hủy của các chất phóng xạ làm cho quả cầu Trái đất nóng lên dần,
dẫn đến sự phân dị của vật chất bên trong và thoát khí, hơi nước, tạo nên khí quyển nguyên
sinh gồm CH
4
, NH
3
và hơi nước. Các chất rắn trong lòng Trái đất phân dị, phần nặng nhất
gồm Fe, Ni tập trung tạo thành nhân Trái đất. Các phần nhẹ hơn gồm các hợp chất MgO,
FeO, SiO
2
,... tạo nên Manti. Phần nhẹ nhất gồm các kim loại Al, Si tập trung ở lớp ngoài.
Dần dần, lớp ngoài Trái đất nguội dần trở nên đông cứng và tạo nên Vỏ Trái đất. Thành
phần và cấu trúc của khí quyển, thủy quyển thay đổi theo thời gian cho đến hiện nay.
Bảng 2.6: Các đặc trưng chủ yếu của Thái Dương hệ
Thiên thể
Bán kính

(km)
Thể tích
(Trái đất=1)
Khối lượng
(Trái đất =1)
Tỷ trọng
riêng
(g/cm
3
)
Nhiệt độ
cực đại bề
mặt (
o
C)
Chất khí
trong khí
quyển
Mặt trời 695.000 1.300.000 332.000 1,41 5.500 nhiều
Sao Thủy 6.371 0,05 0,05 5,33 350 không có
Sao Kim 2.400 0,87 0,81 5,15 460 CO
2
Trái đất 6.100 1,0 1,0 5,52 60 Nhiều
Sao Hỏa 3.400 0,15 0,11 3,97 - 55 CO
2
,H
2
O
Sao Mộc 69.000 1.320 318 1,35 -138 CH
4

,NH
3
Sao Thổ 57.500 736 95,3 0,71 -153 CH
4
,NH
3
Thiên Vg 23.700 51 14,5 1,56 -184 CH
4
HảiVương 21.500 39 17,2 2,47 -200 CH
4
Diêm Vg 2.900 0,1 0,03 2 - 220 -
Vỏ Trái đất là một lớp vỏ cứng rất mỏng, có cấu tạo hình thái rất phức tạp, có thành
phần không đồng nhất, có độ dày thay đổi theo vị trí địa lý. Vỏ Trái đất được chia làm 2
kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương.
*Vỏ đại dương có thành phần chủ yếu là các đá giàu CaO, FeO, MgO, SiO
2
trải dài trên tất
cả các đáy của các đại dương với chiều dày trung bình 8 km.
*Vỏ lục địa gồm 2 lớp vật liệu chính là đá bazan dày 10-20km ở dưới và các loại đá khác
như granit, sienit giàu SiO
2
, Al
2
O
3
và đá trầm tích ở bên trên. Vỏ lục địa thường rất dày,
trung bình 35km, có nơi 70-80km như ở vùng núi cao Hymalaya. Ở vùng thềm lục địa, nơi
tiếp xúc giữa đại dương và lục địa, lớp vỏ lục địa giảm còn 15-20km.
+ Thành phần hóa học của Trái đất : bao gồm các nguyên tố hóa học có số thứ tự từ 1-92
trong bảng hệ thống tuần hoàn Menđeleep.

Bảng 2.7 Các nguyên tố hóa học phổ biến trong vỏ Trái đất

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×