Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG LIÊN QUAN đến sức KHỎE ở TRẺ bị ĐỘNG KINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.33 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
------***------

PHẠM THỊ BÌNH

§¸NH GI¸ CHÊT L¦îNG CUéC SèNG
LI£N QUAN §ÕN SøC KHáE ë TRÎ
BÞ §éNG KINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
------***------

PHẠM THỊ BÌNH

§¸NH GI¸ CHÊT L¦îNG CUéC SèNG
LI£N QUAN §ÕN SøC KHáE ë TRÎ
BÞ §éNG KINH
Chuyên ngành: Nhi khoa


Mã số: 60720135

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thị Thanh Mai

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn Thạc sĩ y học, tôi xin bày tỏ lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc đến:
TS. Nguyễn Thị Thanh Mai, người giảng viên hết sức tâm huyết, nhiệt
tình trong giảng dạy, đã bỏ nhiều thời gian và công sức, trực tiếp hướng dẫn,
chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Các thầy cô trong hội đồng thông qua đề cương đã đưa ra những đóng
góp vô cùng giá trị, giúp tôi có những điều chỉnh phù hợp để luận văn trở nên
khả thi và có ý nghĩa hơn.
Các thầy cô trong bộ môn Nhi khoa, trường Đại học Y Hà Nội đã đào tạo,
truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức chuyên môn, giúp đỡ tôi từ những bước đi
đầu tiên đến với chuyên ngành Nhi khoa và con đường nghiên cứu khoa học.
Ban giám hiệu nhà trường, phòng Đào tạo sau đại học và các phòng ban
chức năng của trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Ban giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Lưu trữ hồ sơ, khoa Thần
kinh và phòng khám Thần kinh - khoa Khám bệnh, bệnh viện Nhi Trung Ương
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên,
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2018
Người thực hiện

Phạm Thị Bình


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phạm Thị Bình, học viên Bác sĩ nội trú khóa 41, chuyên ngành Nhi
khoa, trường Đại học Y Hà Nội. Tôi xin cam đoan:
- Đây là luận văn do chính tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS. Nguyễn Thị Thanh Mai.
- Công trình nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào
khác đã được công bố.
- Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nghiên
cứu.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2018
Người thực hiện

Phạm Thị Bình


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Động kinh ở trẻ em 3
1.1.1. Chẩn đoán động kinh 3
1.1.2. Dịch tễ học 3

1.1.3. Nguyên nhân 4
1.1.4. Phân loại 5
1.1.5. Điều trị 7
1.1.6. Đánh giá đáp ứng điều trị động kinh 9
1.2. Chất lượng sống liên quan đến sức khỏe ở trẻ bị động kinh 9
1.2.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống (Quality of Life – CLCS) 9
1.2.2. Tình hình nghiên cứu chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe ở trẻ bị động kinh
11
1.2.3. Các thang công cụ đo lường chất lượng cu ôc sống liên quan đến sức khỏe ở trẻ bị động
kinh 18

CHƯƠNG 2 22
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu 22
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 22
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 22
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu 23
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 23
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu 23
2.3.3. Các biến số nghiên cứu 23
2.3.4. Công cụ đánh giá 28
2.3.5. Phương pháp thu thập số liệu 29
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu 30
2.3.7. Đạo đức nghiên cứu 31


CHƯƠNG 3 32
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 32

3.1.1. Đặc điểm xã hội học 32
3.1.2. Đặc điểm gia đình 34
3.1.3. Đặc điểm bệnh lý 34
3.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe ở trẻ bị động kinh 37
3.2.1. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe ở trẻ bị động kinh 37
3.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe ở trẻ bị động
kinh 39

CHƯƠNG 4 43
BÀN LUẬN 43
4.1. Một số đặc điểm ở trẻ bị động kinh 43
4.1.1. Đặc điểm xã hội học 43
4.1.2. Đặc điểm gia đình 45
4.1.3. Đặc điểm bệnh lý 46
4.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe của trẻ bị động kinh 48
4.2.1. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe của trẻ bị động kinh 48
4.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ bị động kinh 52

KẾT LUẬN 59
KIẾN NGHỊ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AAN

: American Academy of Neurology (Học viện Thần kinh


CLCS


Hoa Kỳ)
: Cao đẳng
: Chất lượng cuộc sống


ĐH
ILAE

: Đại học
: International League Against Epilepsy (Hiệp hội chống

QOLCE-55
QOLIE-AD-48
SĐH
TB
TH
THCS
THPT
WHO

động kinh quốc tế)
: Quality of Life in Childhood Epilepsy Questionnaire-55
: Quality Of Life In Epilepsy Inventory-Adolescents-48
: Sau đại học
: Trung bình
: Tiểu học
: Trung học cơ sở
: Trung học phổ thông
: World Health Organization (Tổ chức Y Tế Thế giới)



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Một số đặc điểm xã hội học của trẻ bị động kinh 32
Bảng 3.2: Đặc điểm gia đình của trẻ bị động kinh 34
Bảng 3.3: Phân bố nhóm tuổi khởi phát ở trẻ bị động kinh 34
Bảng 3.4: Phân bố thời gian bị bệnh ở trẻ bị động kinh 35
Bảng 3.5: Tình trạng điều trị trong năm qua của trẻ bị động kinh 37
Bảng 3.6: Chất lượng cuộc sống ở trẻ bị động kinh 2-4 tuổi 38
Bảng 3.7: Chất lượng cuộc sống ở trẻ bị động kinh 5-7 tuổi 38
Bảng 3.8: Chất lượng cuộc sống của trẻ bị động kinh 8-12 tuổi 38
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống ở trẻ bị động kinh
và một số yếu tố xã hội học 39
Bảng 3.10: Ảnh hưởng một số yếu tố bệnh lý đến chất lượng cuộc sống
ở trẻ bị động kinh 41
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến điều trị tới chất
lượng cuộc sống ở trẻ bị động kinh 42


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố giới tính ở trẻ bị động kinh 33
Biểu đồ 3.2: Phân bố khu vực sống ở trẻ bị động kinh 33
Biểu đồ 3.3: Phân loại động kinh tại thời điểm khởi phát 36
Biểu đồ 3.4: Số lượng thuốc chống động kinh đang sử dụng 36
Biểu đồ 3.5: Đáp ứng điều trị ở trẻ bị động kinh 37
Biểu đồ 3.6: Ảnh hưởng của trình độ học vấn bố mẹ đến chất lượng
cuộc sống của trẻ bị động kinh 40
Biểu đồ 3.7: Ảnh hưởng của tình trạng việc làm bố mẹ đến chất lượng
cuộc sống của trẻ bị động kinh 40
43

Biểu đồ 3.8: Ảnh hưởng của tình trạng cơn động kinh đến chất lượng
cuộc sống của trẻ bị động kinh 43
Biểu đồ 3.9: Ảnh hưởng của đáp ứng cắt cơn đến chất lượng cuộc sống
của trẻ bị động kinh 43


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Động kinh là một trong những bệnh lý thần kinh phổ biến nhất ở trẻ
em. Theo nghiên cứu của Aaberg và cộng sự năm 2017 cho thấy trong
112.744 trẻ từ 3 đến 13 tuổi, có 587 trẻ đáp ứng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán động
kinh, tuổi trung bình (TB) là 7,4 tuổi, tỷ lệ mới mắc là 144/100.000 trong năm
đầu đời và 58/100.000 trong độ tuổi từ 1 đến 10 tuổi. Về phân bố giới tính, ở
nhóm tuổi sơ sinh, tỷ lệ mới mắc ở nam cao hơn nữ, cụ thể là 158/100.000 và
130/100.000. Tuy nhiên ở nhóm 5-10 tuổi, không có sự khác biệt đáng kể, cụ
thể là 53/100.000 ở trẻ nam và 55/100.000 ở trẻ nữ [1].
Động kinh ảnh hưởng tới nhiều mặt về sức khỏe thể chất cũng như sức
khỏe tâm thần, không chỉ đối với trẻ bị động kinh mà còn đối với bố mẹ và
gia đình của trẻ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health
Organization – WHO), khoảng 10% những tổn thương thực thể ở não và rối
loạn tâm thần do động kinh gây ra [2]. Những ảnh hưởng này bao gồm cả tử
vong ở giai đoạn sơ sinh và suy giảm sức khỏe dẫn tới tàn tật. Trong một số
trường hợp, trẻ bị động kinh bị hiểu nhầm, dẫn tới sợ hãi, giữ bí mật, bị kỳ thị
và nguy cơ bị phân biệt xã hội. Hơn nữa đa số trẻ bị động kinh không thể
tham gia học tập tại trường và tại nhà đều đặn và đạt được sự tập trung như trẻ
khỏe mạnh khác. Một nghiên cứu được tiến hành tại Anh đã chứng minh được
rằng những trẻ bị động kinh có trí tuệ TB trở lên bị chậm hai đến ba năm về
kỹ năng đọc so với trẻ cùng độ tuổi. Nguyên nhân bao gồm sự suy giảm khả
năng nhận thức do động kinh, tần suất cơn co giật và tác dụng phụ của thuốc

chống động kinh [3]. Nghiên cứu của Hiệp hội chống động kinh quốc tế
(International League Against Epilepsy– ILAE) cho thấy mối liên quan của
chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (Health Related Quality of Life
– CLCS liên quan đến sức khỏe) với việc điều trị thành công động kinh chặt
chẽ hơn nhiều so với các bệnh mạn tính khác như ung thư, đái tháo đường,
bệnh lý tim mạch [4]. Do đó đánh giá CLCS liên quan đến sức khỏe được
xem là một trong những thang đo hiệu quả điều trị ở trẻ bị động kinh.


2

Thế giới đã quan tâm tới vấn đề CLCS ở trẻ bị động kinh từ lâu với
nhiều nghiên cứu có giá trị đã được tiến hành. Nghiên cứu của Iqbal và cộng
sự năm 2016 cho thấy không có sự khác biệt về CLCS giữa trẻ bị động kinh
nam và nữ nhưng trình độ văn hóa của cha mẹ, đặc biệt là người mẹ có ảnh
hưởng sâu sắc tới CLCS của trẻ bị động kinh (p<0,05) [5]. Nghiên cứu của
Gatta và cộng sự năm 2017 chỉ ra rằng có 45% trẻ bị động kinh có rối loạn
tâm thần và ở những trẻ này có CLCS thấp hơn những trẻ bình thường khác
[6]. Năm 2015, Puka và cộng sự đánh giá CLCS lâu dài sau phẫu thuật ở trẻ
bị động kinh và thấy rằng, mức độ trầm cảm và lo lắng ở trẻ ảnh hưởng nhiều
tới CLCS của trẻ [7].
Tại Việt Nam những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ trong quá trình
chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh nhi động kinh, đặc biệt tại bệnh viện Nhi
Trung Ương. Các xét nghiệm cận lâm sàng kỹ thuật cao, những loại thuốc
mới với hiệu quả tốt, các phương pháp phẫu thuật tiên tiến đã được áp dụng
và bắt đầu thử nghiệm phương pháp thay đổi chế độ ăn ở trẻ bị động kinh. Do
đó, CLCS ở trẻ bị động kinh điều trị tại bệnh viện Nhi Trung Ương đã có
những cải thiện đáng kể. Trong khi đó chưa có nghiên cứu nào trong nước
đánh giá CLCS ở trẻ bị động kinh. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
“Đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe ở trẻ bị động

kinh” với hai mục tiêu:
1.

Mô tả chất lượng cuộc sống liên quan đến sức

khỏe ở trẻ bị động kinh.
2.
Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống
liên quan đến sức khỏe ở trẻ bị động kinh.

CHƯƠNG 1


3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Động kinh ở trẻ em
1.1.1. Chẩn đoán động kinh
Động kinh được mô tả là một tình trạng rối loạn chức năng não bộ đặc
trưng bởi các cơn co giật có xu hướng kéo dài, ảnh hưởng tới chức năng thần
kinh, chức năng nhận thức, chức năng tâm lý và chức năng xã hội [8].
Theo ILAE năm 2005, bệnh nhân được chẩn đoán động kinh khi [9]:
• Có ít nhất hai cơn co giật tự phát xảy ra cách nhau ít nhất 24 giờ.
• Có một cơn co giật tự phát và có các yếu tố nguy cơ làm xuất hiện
các cơn co giật với tính chất tương tự trong vòng 10 năm tới.
• Hội chứng động kinh: là tập hợp những triệu chứng co giật, biến đổi
điện não đồ và chẩn đoán hình ảnh tương tự nhau xảy ra cùng một thời điểm.
Mỗi hội chứng động kinh có độ tuổi khởi phát, độ tuổi thuyên giảm (nếu có),
các yếu tố kích hoạt cơn co giật, sự biến đổi theo ngày đêm, sự phát triển tâm
thần – vận động và đôi khi là tiên lượng khác nhau.

1.1.2. Dịch tễ học
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về dịch tễ học động kinh trẻ em.
Nghiên cứu của Aaberg và cộng sự năm 2017 cho thấy trong 112.744
trẻ từ 3 đến 13 tuổi, có 587 trẻ đáp ứng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán động kinh,
tuổi TB là 7,4 tuổi, tỷ lệ mới mắc là 144/100.000 trong năm đầu đời và
58/100.000 trong độ tuổi từ 1 đến 10 tuổi. Về phân bố giới tính, ở nhóm tuổi
sơ sinh, tỷ lệ mới mắc ở nam cao hơn nữ, cụ thể là 158/100.000 và
130/100.000. Tuy nhiên ở nhóm 5-10 tuổi, không có sự khác biệt đáng kể, cụ
thể là 53/100.000 ở trẻ nam và 55/100.000 ở trẻ nữ [1]. Nghiên cứu của
Momeni và cộng sự năm 2015 trên 108 trẻ em và trẻ vị thành niên được chẩn
đoán động kinh tại Iran với tuổi TB là 10,12 ± 3,27 tuổi (khoảng tuổi là 5-18
tuổi) cho thấy 62% trẻ nam và 38% trẻ nữ, tỷ lệ nam/nữ là 1,63 [10]. Nghiên


4

cứu của Liu và cộng sự năm 2015 trên 223 trẻ bị động kinh 4-15 tuổi tại
Trung Quốc có 145 trẻ nam và 78 trẻ nữ, tỷ lệ nam/nữ là 1,86 [11].
Tiền sử gia đình cũng là một vấn đề được các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu. Theo nghiên cứu của Wu và cộng sự năm 2010 trên 47 trẻ bị
động kinh 4-16 tuổi, chỉ có 3 trẻ có tiền sử gia đình về động kinh, chiếm 6,4%
[12]. Trong nghiên cứu của Giussani và cộng sự năm 2017, có 14,9% số bệnh
nhân động kinh có tiền sử gia đình về động kinh, 78,2% không có tiền sử gia
đình và 7% không rõ tiền sử gia đình [13].
1.1.3. Nguyên nhân
Theo ILAE năm 2017 [14], nguyên nhân của động kinh được chia
làm 6 nhóm chính. Đó là: bất thường cấu trúc giải phẫu, di truyền, nhiễm
trùng, chuyển hóa, miễn dịch và những nguyên nhân chưa biết.
• Bất thường cấu trúc giải phẫu
Những tổn thương cấu trúc giải phẫu có thể do di truyền hoặc mắc phải.

Một ví dụ điển hình về yếu tố di truyền ở đây là sự kết hợp giữa động kinh
với bệnh xơ cứng củ gây ra do đột biến gen TSC1 và TSC2 mã hóa hamartin
và tuberin. Động kinh cũng có thể xuất hiện sau một tổn thương não thứ phát
do nhiễm trùng, chấn thương, tai biến gây thiếu máu não.
• Nguyên nhân di truyền
Động kinh do nguyên nhân di truyền có biểu hiện khá đa dạng nhưng
trong đa số các trường hợp, chưa phát hiện ra gen đặc hiệu. Có thể dựa vào
tiền sử gia đình để nghĩ đến yếu tố di truyền khi chẩn đoán nguyên nhân
của bệnh.
Ví dụ động kinh lành tính có tính chất gia đình ở trẻ sơ sinh có liên
quan tới một trong số các gen quy định kênh kali, KCNQ2 hoặc KCNQ3 [15].
Một ví dụ được biết đến nhiều nhất là hội chứng Dravet với hơn 80%
số bệnh nhân có bất thường gen SCN1A [16].
• Nguyên nhân nhiễm trùng
Đây là nguyên nhân gây động kinh phổ biến nhất và động kinh được
xem như một triệu chứng của bệnh cảnh nhiễm trùng [17]. Hay gặp là nhiễm


5

ấu trùng sán dây lợn ở não, lao, HIV, sốt rét ác tính, viêm não toàn bộ xơ hóa
bán cấp, các nhiễm trùng bẩm sinh như nhiễm CMV, Zika...
• Nguyên nhân chuyển hóa
Có rất nhiều bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan với động kinh. Rối
loạn chuyển hóa gây thay đổi quá trình trao đổi chất, làm biến đổi sinh hóa
toàn cơ thể như bệnh porphyria, suy thận, rối loạn chuyển hóa acid amin, co
giật phụ thuộc pyridoxin... Một số bệnh rối loạn chuyển hóa có tính chất di
truyền, như bệnh thiếu acid folic não.
• Nguyên nhân miễn dịch
Động kinh xảy ra do viêm hệ thần kinh trung ương theo cơ chế tự miễn,

được chẩn đoán bởi các xét nghiệm lượng giá kháng thể, ví dụ anti-NMDA,
anti-LGI1...[18]. Chẩn đoán được nguyên nhân miễn dịch rất có giá trị trong
điều trị động kinh nhờ sử dụng các liệu pháp ức chế và điều hòa miễn dịch.
• Nguyên nhân chưa rõ
Những trường hợp động kinh không rõ nguyên nhân chiếm tỷ lệ khá
cao. Điều trị động kinh trong trường hợp này chủ yếu là điều trị triệu chứng.
1.1.4. Phân loại
Thế giới đã xây dựng được nhiều thang phân loại động kinh khác nhau
tùy vào mục đích và quan điểm khác nhau.
1.1.4.1. Phân loại của Hiệp hội chống động kinh quốc tế năm 1981
Đây là hệ thống phân loại động kinh nền tảng, được áp dụng rộng rãi
trên thế giới và từ đó, nhờ sự cải tiến, có nhiều hệ thống phân loại mới được
hình thành mang tính cập nhật hơn.
Theo ILAE năm 1981 [19], động kinh được chia làm:
Cơn toàn thể:
• Cơn vắng ý thức: điển hình hoặc không điển hình.
• Cơn giật cơ.
• Cơn giật rung.
• Cơn tăng trương lực.
• Cơn mất trương lực.
• Cơn trương lực - giật rung.
Cơn cục bộ:
• Cơn cục bộ đơn giản (không mất ý thức):


6

+ Với triệu chứng vận động.
+ Với triệu chứng cảm giác cơ thể hoặc cảm giác đặc biệt.
+ Với triệu chứng thần kinh thực vật.

+ Với triệu chứng tâm thần.
• Cơn cục bộ phức hợp:
+ Khởi phát bằng cơn cục bộ đơn giản, sau đó là suy giảm ý thức
và/hoặc các động tác tự động.
+ Suy giảm ý thức ngay từ lúc khởi phát cơn, có hoặc không có động
tác tự động kèm theo.
• Cơn cục bộ toàn thể hóa thứ phát:
+ Cơn cục bộ đơn giản toàn thể hóa thứ phát.
+ Cơn cục bộ phức hợp toàn thể hóa thứ phát.
+ Cơn cục bộ đơn giản tiến triển thành cơn cục bộ phức hợp rồi toàn
thể hóa thứ phát.
Cơn không phân loại được.
1.1.4.2. Phân loại của Hiệp hội chống động kinh quốc tế năm 2017
Đây là kết quả của sự cải tiến thang phân loại năm 1981 của ILAE để
phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Có 3 mức độ chẩn đoán đó là: phân loại
cơn động kinh, phân loại động kinh và chẩn đoán hội chứng động kinh.
Về phân loại động kinh, ILAE năm 2017 chia làm [14]:
• Động kinh cục bộ.
• Động kinh toàn thể.
• Động kinh kết hợp cục bộ và toàn thể.
• Động kinh không xác định.
Như vậy, so với phân loại năm 1981, phân loại động kinh năm 2017 có
thêm phân loại động kinh kết hợp cục bộ và toàn thể. Thực tế lâm sàng cho
thấy, có rất nhiều bệnh nhân động kinh có nhiều loại cơn co giật khác nhau.


7

Chẩn đoán một bệnh nhân động kinh kết hợp cục bộ và toàn thể dựa vào triệu
chứng lâm sàng cùng với sự hỗ trợ của điện não đồ. Lâm sàng có thể xuất

hiện cả cơn co giật cục bộ và cơn co giật toàn thể. Điện não đồ giữa các cơn
có thể thấy xuất hiện đồng thời các gai sóng toàn thể và các phóng điện dạng
động kinh cục bộ. Một ví dụ phổ biến về động kinh kết hợp cục bộ và toàn thể
là hội chứng Dravet và hội chứng Lennox – Gastaut.
Thuật ngữ “ Động kinh không xác định” được dùng trong những trường
hợp bệnh nhân được chẩn đoán động kinh nhưng không rõ thuộc nhóm động
kinh cục bộ hay động kinh toàn thể hay động kinh kết hợp vì chưa đủ thông
tin chẩn đoán. Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể do bệnh
nhân không thể làm được điện não đồ, có thể do điện não đồ hoàn toàn bình
thường…
1.1.5. Điều trị
Mục tiêu điều trị động kinh là đạt được trạng thái không có cơn co giật
và không có tác dụng phụ của phương pháp điều trị. Điều trị động kinh có thể
phối hợp các biện pháp thay đổi lối sống sinh hoạt, ăn uống, vui chơi giải trí
với chỉ định dùng thuốc thích hợp. Trong một số trường hợp, cần sử dụng
biện pháp điều trị phẫu thuật cho trẻ bị động kinh.
Thuốc chống động kinh không được khuyến cáo trừ khi trẻ có nguy cơ
tái phát cơn co giật như bất thường trên phim chụp cộng hưởng từ sọ não, trên
điện não đồ hoặc cơn co giật khởi phát cục bộ. Ưu tiên sử dụng đơn trị liệu ở
trẻ mới được chẩn đoán động kinh do hạn chế được tác dụng phụ của thuốc và
ảnh hưởng của sự tương tác thuốc. Lựa chọn loại thuốc nào tùy thuộc vào loại
động kinh và độ tuổi của trẻ.
Một số nhóm thuốc được sử dụng như:
• Nhóm ức chế tái kích hoạt kênh natri: Phenytoin, carbamazepine,
oxcarbazepine, eslicarbazepine, lamotrigine, topiramate.
• Nhóm tăng ức chế kênh natri: Lacosamide, rufinamide.


8
• Nhóm tăng hoạt tính của GABA: Phenobarbital, benzodiazepine, clobazam.

• Nhóm chẹn thụ thể N-metyl-D-aspartic (NMDA): Felbamate.
• Nhóm chẹn thụ thể alpha-amino-3-hydroxy-5-methyl-4-isoxazole
propionic (AMPA): Perampanel, topiramat.
• Nhóm chẹn kênh T-canxi: Ethosuximide, valproate.
• Thuốc chẹn kênh N và L: Lamotrigine, topiramate, zonisamide, valproate.
• Nhóm điều hòa kênh H: Gabapentin, lamotrigine.
• Nhóm ức chế vị trí liên kết: Gabapentin, levetiracetam, perampanel.
• Nhóm ức chế anhydrase cacbonic: Topiramate, zonisamide.
• Nhóm mở kênh kali thần kinh: Ezogabine.
Liều thuốc chống động kinh phụ thuộc vào kg thể trọng của trẻ. Tuy
nhiên chuyển hóa và đào thải thuốc ở trẻ em nhanh hơn ở người lớn.
Chế độ ăn ketogenic và chế độ ăn kiêng Atkins là phương pháp điều trị
không dùng thuốc áp dụng cho những bệnh nhân không đáp ứng với thuốc
chống động kinh. Chế độ ăn ketogenic là chế độ ăn giàu chất béo và hạn chế
đường. Tuy nhiên chế độ ăn này bệnh nhân thường khó duy trì [20]. Chế độ ăn
kiêng cải tiến Atkins tương tự chế độ ăn ketogenic nhưng không hạn chế dịch,
năng lượng và protein. Hiệu quả của chế độ ăn kiêng này còn khiêm tốn [21].
Biện pháp kích thích thần kinh phế vị là biện pháp giảm nhẹ nhờ cấy
một thiết bị vào dưới da ngực để kích thích thần kinh phế vị trái. Học viện
Thần kinh Hoa Kỳ (American Academy of Neurology - AAN) đã đưa ra
khuyến nghị điều trị của phương pháp này [22]:
• Điều trị hỗ trợ động kinh cục bộ hoặc động kinh toàn thể ở trẻ em.
• Hội chứng Lennox-Gastaut.
• Cải thiện cảm xúc, tâm trạng ở người lớn bị động kinh.
Hệ thống NeuroPace RNS được cấy vào mô não, ghi nhận và phát hiện
những xung động bất thường của não và phát ra xung để làm gián đoạn sự phóng
điện của não, giúp ngăn chặn cơn co giật, được AAN khuyến cáo cho bệnh nhân
động kinh cục bộ mà các biện pháp chống động kinh khác thất bại [23].



9

Về phẫu thuật trong điều trị động kinh, có 2 loại phẫu thuật là phẫu
thuật điều trị triệt để và phẫu thuật điều trị giảm nhẹ.
• Phẫu thuật điều trị triệt để: cắt bỏ các ổ động kinh ở não để loại bỏ
cơn giật.
Cắt bán phần trước thùy thái dương và cắt hồi hải mã.
Cắt chọn lọc ổ tổn thương và cắt thùy não ngoài thùy thái dương.
Cắt nhiều thùy não và cắt bán cầu đại não giải phẫu.
• Phẫu thuật điều trị giảm nhẹ: khi thất bại với phẫu thuật triệt để
hoặc không có chỉ định phẫu thuật triệt để.
Cắt thể chai.
Đa cắt ngang dưới màng mềm.
Cắt bán cầu chức năng cải tiến.
1.1.6. Đánh giá đáp ứng điều trị động kinh
Theo ILAE 2001 [24], đáp ứng điều trị ở được chia làm 6 mức độ sau:
- Nhóm 1: Hoàn toàn hết cơn co giật, kể cả tiền triệu.
- Nhóm 2: Hết cơn co giật nhưng còn tiền triệu.
- Nhóm 3: 1-3 ngày trong năm có cơn co giật có tiền triệu hoặc không.
- Nhóm 4: Có từ 4 ngày trở lên trong năm có cơn co giật và số cơn
giảm > 50% so với trước đó.
- Nhóm 5: Số cơn co giật giảm < 50% so với trước đó.
- Nhóm 6: Số cơn co giật không thay đổi hoặc tăng lên.
1.2. Chất lượng sống liên quan đến sức khỏe ở trẻ bị động kinh
1.2.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống (Quality of Life – CLCS)
Chất lượng cuộc sống là một vấn đề ngày càng phổ biến và được chú
trọng quan tâm, bao gồm những đánh giá chủ quan về những khía cạnh tích
cực và tiêu cực của cuộc sống [25]. Theo WHO năm 1997, thuật ngữ CLCS
được đo lường thông qua việc cá nhân tự đánh giá về điều kiện kinh tế cũng
như các kì vọng chung về cuộc sống như nhà ở, giáo dục, hỗ trợ xã hội, sức



10

khỏe...[26]. Trong đó, CLCS liên quan đến sức khỏe là một lĩnh vực nhỏ
nhưng vô cùng quan trọng.
CLCS liên quan đến sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng đã được đề cập
từ năm 1980, bao gồm những vấn đề về CLCS tổng thể chịu ảnh hưởng của
sức khỏe, cả về sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần [27].
Khi cơ cấu bệnh tật ngày càng chuyển sang xu hướng tăng cao bệnh
mạn tính, giảm dần các bệnh nhiễm trùng và bệnh truyền nhiễm, CLCS liên
quan đến sức khỏe ngày càng được quan tâm sâu sắc. Đã có nhiều nghiên cứu
của các nhà khoa học trên khắp thế giới về CLCS liên quan đến sức khỏe ở trẻ
mắc bệnh mạn tính. Tác giả Agrawal và cộng sự đánh giá CLCS của trẻ em bị
hội chứng thận hư 2-18 tuổi. Kết quả cho thấy điểm CLCS ở trẻ có hội chứng
thận hư là 65 điểm (59-68,75), cao hơn điểm CLCS ở trẻ bị các bệnh lý mạn
tính khác là 62,19 điểm (58,05-65,78) với p=0,012, đặc biệt về lĩnh vực thể
lực, cảm xúc và quan hệ xã hội [28]. Tuysuz và cộng sự so sánh CLCS giữa
trẻ bị bệnh thalassemia phụ thuộc vào truyền máu và trẻ khỏe mạnh. Kết quả
cho thấy CLCS của trẻ thalassemia phụ thuộc truyền máu kém hơn trẻ khỏe
mạnh về tất cả các lĩnh vực như sức khỏe, cảm xúc, quan hệ xã hội và học tập
(p<0,01) [29]. Nghiên cứu năm 2016 của Wilson và cộng sự về CLCS ở trẻ
mắc hội chứng Prader-Willi so với trẻ béo phì nhưng không có hội chứng
Prader-Willi, cho thấy, dù cha mẹ trẻ báo cáo hay trẻ tự báo cáo, đều nhận
định rằng CLCS của trẻ mắc hội chứng Prader-Willi thấp hơn so với trẻ béo
phì không có hội chứng Prader-Willi [30].
Khi đánh giá CLCS liên quan đến sức khỏe, có hai loại thang điểm
được sử dụng: thang điểm đánh giá CLCS liên quan đến sức khỏe tổng quát
cho mọi tình trạng sức khỏe và thang điểm đánh giá CLCS liên quan đến sức
khỏe chuyên biệt dành riêng cho từng bệnh lý nhất định như một số thang

điểm chuyên biệt dành riêng cho trẻ bị động kinh, tiểu đường, tim mạch…


11

1.2.2. Tình hình nghiên cứu chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe
ở trẻ bị động kinh
1.2.2.1. Ảnh hưởng của động kinh tới chất lượng cuộc sống của tre
Động kinh có thể có ảnh hưởng sâu sắc tới thể chất, tâm lý và các vấn đề
xã hội của trẻ. Theo thống kê của WHO, khoảng 10% những tổn thương não
và rối loạn tâm thần do động kinh gây ra [2]. Những ảnh hưởng này bao gồm
cả tử vong ở giai đoạn sơ sinh và suy giảm sức khỏe dẫn tới tàn tật.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, động kinh ở trẻ em gây ảnh hưởng
tới khả năng học tập, những hành vi, cảm xúc và các mối quan hệ xã hội của
trẻ. Nghiên cứu của Gopinath và cộng sự so sánh khả năng nhận thức giữa trẻ
nữ bị động kinh với trẻ nữ khỏe mạnh, cho thấy IQ ở nhóm bị động kinh là
77,9±14,6 điểm, thấp hơn 8,5 điểm so với nhóm khỏe mạnh là 86,4±13,4
điểm. Ngoài ra nhóm bị động kinh còn giảm khả năng tập trung chú ý và trí
nhớ so với nhóm khỏe mạnh. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, IQ thấp có liên
quan tới liều cao thuốc chống động kinh, IQ của mẹ thấp và trình độ văn hóa
của cha mẹ thấp [31]. Austin và cộng sự tiến hành đánh giá sự ảnh hưởng của
động kinh đối với hành vi của những trẻ mới được chẩn đoán động kinh.
Nghiên cứu theo dõi trẻ bị động kinh và anh chị em của trẻ trong 36 tháng cho
thấy trẻ bị động kinh có tỷ lệ rối loạn hành vi là 11,3%, cao hơn so với anh chị
của trẻ là 4,6%. Nguy cơ rối loạn hành vi có mối liên quan với trình độ văn
hóa thấp của người chăm sóc, tốc độ xử lý thông tin của trẻ bị động kinh thấp,
và một số vấn đề của gia đình như: mức sống thấp, trẻ không hài lòng về mối
quan hệ với những thành viên trong gia đình, mức thu nhập của gia đình, khả
năng độc lập của trẻ và sự tin tưởng của bố mẹ đối với trẻ [32]. Nghiên cứu
của Yang và cộng sự trên 38 trẻ bị động kinh thùy thái dương và 40 trẻ bị

động kinh tự phát về khả năng nhận thức, mức độ lo âu và trầm cảm và thấy
rằng những trẻ này có khả năng nhận thức kém và mức độ lo âu, trầm cảm


12

cao hơn so với trẻ khỏe mạnh (p<0,05). Mức độ lo âu, trầm cảm và tần suất
của cơn co giật làm ảnh hưởng tới khả năng nhận thức của trẻ. So với động
kinh tự phát, nhóm trẻ bị động kinh thùy thái dương có khả năng nhận thức
kém hơn và mức độ lo âu, trầm cảm cao hơn [33]. Mặt khác động kinh
thường dễ bị mọi người hiểu nhầm về tính chất bệnh, bị kỳ thị và trẻ bị động
kinh cũng thường lo sợ về việc bị xã hội kỳ thị [34]. Ở một số trẻ, động kinh
còn gây những hậu quả trầm trọng hơn, trẻ có thể bị trầm cảm, tới mức tự sát.
Nhiều đứa trẻ sống trong sợ hãi về việc những cơn co giật có thể xuất hiện bất
cứ lúc nào [35]. Sự tác động xấu này có thể lớn hơn nhiều so với các bệnh lý
mạn tính khác, điều này liên quan chặt chẽ với sự xuất hiện một cách không
lường trước được của những cơn co giật và sự kỳ thị của xã hội đối với động
kinh [4]. Nghiên cứu của Harden và cộng sự cho thấy giảm mức độ nặng của
động kinh giúp cải thiện CLCS của trẻ, đặc biệt là cải thiện trạng thái lo âu và
những hành vi chống đối xã hội [36].
Hơn nữa đa số trẻ bị động kinh không thể tham gia học tập tại trường
và tại nhà đều đặn, tập trung như trẻ khỏe mạnh khác [37]. Một nghiên cứu
được tiến hành tại Anh đã chứng minh được rằng những trẻ bị động kinh có trí
tuệ TB trở lên bị chậm hơn hai đến ba năm về kỹ năng đọc so với trẻ cùng độ
tuổi. Nguyên nhân gồm sự suy giảm khả năng nhận thức do động kinh, tần
suất cơn co giật và tác dụng phụ của thuốc chống động kinh. Tuy nhiên, rối
loạn hay gặp nhất ở những trẻ này là suy giảm trí nhớ, suy giảm sự tập trung
chú ý và chậm phát triển tâm thần [3].
1.2.2.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe của tre bị động kinh
Động kinh gây ra những rối loạn về khả năng nhận thức, hành vi, cảm

xúc và các mối quan hệ xã hội của trẻ bị bệnh. Do đó CLCS liên quan đến sức
khỏe của trẻ cũng bị ảnh hưởng một cách sâu sắc.
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về CLCS của trẻ bị động kinh và so
sánh CLCS của trẻ bị động kinh với CLCS của trẻ bị các bệnh lý mạn tính khác.


13

Nghiên cứu năm 2014 của Viện sức khỏe trẻ em Queen Sirikit (Thái
Lan) tiến hành trên 73 trẻ từ 10 đến 18 tuổi được chẩn đoán động kinh từ năm
2000 đến năm 2012, dựa trên thang điểm Quality of

Life in Epilepsy

Inventory for Adolescents 48 (QoLIE-AD-48) nhận thấy rằng điểm CLCS TB
của cả nhóm nghiên cứu là 63,94 ± 17,14 điểm, của nhóm 27 trẻ bị động kinh
cơn vắng là 74,45 ± 9,83 điểm, của nhóm 46 trẻ bị động kinh không phải
động kinh cơn vắng là 57,78 ± 17,57 điểm, với p<0,001. Như vậy, CLCS của
trẻ bị động kinh cơn vắng tốt hơn so với trẻ bị những loại động kinh khác
[38]. Nghiên cứu của Wu và cộng sự ở Trung Quốc năm 2010 trên 47 cặp
thanh thiếu niên bị động kinh và không bị động kinh cũng được tiến hành dựa
trên thang điểm QoLIE-AD-48. Nghiên cứu cho thấy điểm CLCS TB của
nhóm trẻ bị động kinh là 65,6±14,1 điểm, thấp hơn so với điểm CLCS TB của
nhóm trẻ không bị động kinh, đặc biệt về lĩnh vực trí nhớ, thể lực và hoạt
động xã hội [12].
Nghiên cứu của Ahmad và cộng sự năm 2007 tại Ấn Độ trên 36 trẻ bị
động kinh sau phẫu thuật nhận thấy rằng có 77% trẻ không còn cơn co giật
sau phẫu thuật và không có sự khác biệt cơ bản trong 7 nhóm tiêu chí đánh
giá CLCS liên quan đến sức khỏe theo thang điểm Quality of Life in
Epilepsy-31 (QOLIE-31) giữa hai nhóm kiểm soát cơn co giật tốt và kiểm

soát cơn co giật không tốt. Tuy nhiên, có sự cải thiện đáng kể trong tất cả các
lĩnh vực đánh giá CLCS liên quan đến sức khỏe so với trước phẫu thuật ở
nhóm kiểm soát cơn co giật tốt. Còn với nhóm kiểm soát cơn co giật không
tốt, CLCS liên quan đến sức khỏe chỉ cải thiện ở các tiêu chí: sự lo lắng về
cơn co giật, CLCS tổng quát, tình cảm và cảm xúc, thể lực và các mối quan
hệ xã hội [39]. Một nghiên cứu khác của Mikati và cộng sự năm 2010 trên 19
trẻ 2-14 tuổi được phẫu thuật điều trị động kinh cục bộ, 19 trẻ động kinh cục
bộ không phẫu thuật và 19 trẻ khỏe mạnh bằng thang điểm Quality of Life in
Childhood Epilepsy Questionnaire (QOLCE), cho thấy các bệnh nhân sau


14

phẫu thuật có CLCS tương tự trẻ khỏe mạnh về các mối quan hệ xã hội, cảm
xúc, hành vi, nhận thức và CLCS tổng quát (p>0,05), tuy nhiên thấp hơn trẻ
khỏe mạnh về CLCS thể lực và sức khỏe (p<0,05) [40].
Một nghiên cứu vào năm 2012 của Wang và cộng sự sử dụng thang
điểm Short-Form Health Survey (SF-36) cho thấy CLCS của trẻ bị động kinh
luôn thấp hơn CLCS của trẻ bị hen phế quản, bất kể trẻ đang ở giai đoạn bệnh
thuyên giảm hay giai đoạn bệnh hoạt động, đặc biệt trẻ bị động kinh gặp
nhiều những rối loạn cảm xúc và rối loạn tâm thần hơn trẻ bị hen phế quản
[41]. Tác giả Park và cộng sự năm 2013 sử dụng thang điểm Pediatric Quality
of Life Inventory (PedsQLTM Generic Core Scales 4.0) để so sánh CLCS của
trẻ có harmatoma vùng dưới đồi với CLCS của trẻ bị động kinh và trẻ bị đau
nửa đầu. Kết quả thu được là CLCS ở trẻ có harmatoma vùng dưới đồi thấp
hơn CLCS của trẻ bị động kinh về vấn đề học tập, và thấp hơn CLCS của trẻ
bị đau nửa đầu về tất cả mọi mặt [42].
1.2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống liên quan đến sức
khỏe ở tre bị động kinh
Ngoài những nghiên cứu mô tả CLCS ở trẻ bị động kinh, nhiều tác

giả đã tiến hành các nghiên cứu để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới
CLCS của trẻ bị động kinh nhằm tác động vào đó để cải thiện CLCS.
•Về tuổi
Nghiên cứu của Devinsky và cộng sự năm 1999 dựa trên thang điểm
QoLIE-AD-48 cho thấy, trẻ lớn có CLCS thấp hơn so với trẻ nhỏ, đặc biệt là
thái độ đối với bệnh tật và nhận thức về sức khỏe do trẻ lớn nhạy cảm hơn
(p<0,03). Tuy nhiên trẻ nhỏ lại có CLCS thấp hơn so với trẻ lớn về lĩnh vực
quan hệ xã hội [43].
Nghiên cứu của Zamani và cộng sự (2014) tại Iran trên 197 trẻ bị động
kinh tuổi vị thành niên sử dụng thang điểm QoLIE-AD-48 cho thấy, tuổi càng


15

lớn thì CLCS của trẻ càng thấp với p<0,001, đặc biệt là các lĩnh vực như nhận
thức về sức khỏe, thái độ đối với động kinh, ảnh hưởng của động kinh, trí
nhớ, chức năng thể lực, sự kỳ thị của xã hội và chức năng học tập [44].
•Giới tính
Nghiên cứu của Momeni và cộng sự năm 2015 sử dụng thang điểm
QOLCE để tìm mối liên quan giữa giới tính và CLCS ở trẻ bị động kinh, cho
thấy, trẻ nữ có CLCS thấp hơn so với trẻ nam (p<0,04) [10].
Nghiên cứu của Stevanovic năm 2007 trên 71 trẻ bị động kinh 11,5-18
tuổi lại thấy rằng không có sự khác biệt về CLCS giữa trẻ nam (83.9 ± 10.56)
và trẻ nữ (83.06 ± 12.92), nhưng trẻ nữ có nhận thức về bệnh tốt hơn so với
trẻ nam [45].
• Trình độ học tập của tre
Nghiên cứu của Yong và cộng sự năm 2006 trên 418 cặp cha mẹ có
con bị động kinh điều trị tại bệnh viện Số 1 Bắc Kinh sử dụng thang điểm
Quality of Life In Children with Epilepsy Questionnaire với 76 câu hỏi,
trình độ học vấn của trẻ bị động kinh có mối tương quan thuận với CLCS

của trẻ, với r=0,393 (p<0,001). Với trẻ không đi học hoặc bỏ học, điểm
CLCS tổng quát là 46,3 ± 19,1; trẻ học mẫu giáo là 65,7 ± 15,0; trẻ học tiểu
học (TH) là 66,3 ± 13,4; trẻ học từ trung học trở lên là 69,2 ± 11,3 (p<0,05)
[46]. Nghiên cứu của Momeni và cộng sự năm 2015 cũng có kết quả tương
tự với p<0,035 [10].
• Tình trạng hôn nhân của bố mẹ
Theo nghiên cứu của Sherman và cộng sự năm 2008 sử dụng thang
điểm Impact of Childhood Illness Scale, các yếu tố xã hội có mối liên quan
với CLCS ở trẻ bị động kinh yếu hơn rất nhiều so với các yếu tố thần kinh và
hành vi, ngoại trừ tình trạng hôn nhân của bố mẹ trẻ. Nghiên cứu chỉ ra rằng,
những trẻ có bố mẹ ly hôn hoặc ly thân thường khởi phát động kinh sớm hơn,


16

khả năng thích ứng và khả năng phát triển về sau của trẻ kém hơn, động kinh
ở mức độ nặng hơn. Do đó CLCS của trẻ thấp hơn, đồng thời có thể xem
động kinh ở trẻ như là một yếu tố gây căng thẳng đối với cuộc hôn nhân của
bố mẹ (p<0,02) [47].
• Tình trạng lo âu của bố mẹ
Yong và cộng sự đã chỉ ra rằng những trẻ có bố mẹ bị lo âu có CLCS thấp
hơn so với trẻ có bố mẹ không bị lo âu, cụ thể: trẻ có bố mẹ bị lo âu là 57,7
điểm; trẻ có bố mẹ ở ranh giới lo âu là 61,3 điểm và trẻ có bố mẹ không bị lo
âu là 69,3 điểm (p<0,001) [46].
• Trình độ học vấn và tình trạng việc làm của bố mẹ
Theo nghiên cứu của Yong và cộng sự năm 2006, CLCS ở trẻ bị động
kinh có liên quan tới tình trạng việc làm của người bố với p<0,05 và mức độ
hiểu biết của bố mẹ trẻ có mối tương quan thuận với CLCS của trẻ, với
r=0,038 (p<0,05) [46].
• Tuổi khởi phát

Nghiên cứu của Yong và cộng sự năm 2006 cho thấy tuổi khởi phát TB
của trẻ là 4,8 ± 3,5 tuổi và trẻ khởi phát động kinh càng sớm thì CLCS của trẻ
càng thấp (p<0,001)[46].
• Thời gian bị bệnh
Nghiên cứu của Zamani và cộng sự, thời gian bị bệnh càng lâu thì CLCS
của trẻ càng thấp (p<0,01) [44]. Các nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương
tự như nghiên cứu của Yong và cộng sự năm 2006 với trẻ bị bệnh dưới 1 năm
có điểm CLCS là 67,9 ± 15,6; từ 1 đến 3 năm là 65,8 ± 16,8; từ 3 đến 6 năm
là 61,9 ± 17,1; và trên 6 năm là 58,6 ± 14,8 [46]; nghiên cứu của Liu và cộng
sự năm 2015 với p<0,01 [11], nghiên cứu của Momeni và cộng sự năm 2015
với p<0,028 [10].
• Phân loại động kinh


×