Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ PHẪU THUẬT gãy kín mắt cá CHÂN tại BỆNH VIỆN XANH pôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.92 MB, 58 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI


NGUYN TRUNG VN

ĐáNH GIá KếT QUả PHẫU THUậT GãY
KíN
MắT Cá CHÂN TạI BệNH VIệN XANH
PÔN

CNG LUN VN THC S Y HC


H NI - 2018
B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI


NGUYN TRUNG VN

ĐáNH GIá KếT QUả PHẫU THUậT GãY
KíN
MắT Cá CHÂN TạI BệNH VIệN XANH
PÔN


Chuyờn ngnh

: Ngoi khoa

Mó s

: 60720123

CNG LUN VN THC S Y HC

Ngi hng dn khoa hc:
1.PGS.TS. TRN TRUNG DNG
2.TS. Lấ MNH SN


HÀ NỘI - 2018
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

KHX

: Kết hợp xương

MCN

: Mắt cá ngoài

MCS

: Mắt cá sau


MCT

: Mắt cá trong

NVXM

: Nẹp vis xương mác

STT

: Số thứ tự.

TMCM

: Toác mộng chày mác

XQ

: XQ


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Giải phẫu học khớp cổ chân

3

1.1.1. Cấu tạo xương 3
1.1.2. Hệ thống dây chằng và bao khớp. 4

1.1.3. Liên quan vùng cổ chân.

7

1.1.4. Sinh lý và chức năng khớp cổ chân.

8

1.2. Cơ chế chấn thương và giải phẫu bệnh học:
1.3. Phân loại gẫy mắt cá chân.

12

1.3.1. Phân loại của Lauge-Hansen.

12

1.3.2. Phân loại theo Danis Weber.

12

1.3.3. Phân loại theo AO.

8

13

1.4. Lâm sàng và X quang. 15
1.4.1. Lâm sàng.


15

1.4.2. X quang.

16

1.5. Sơ lược lịch sử nghiên cứu và điều trị gẫy mắt cá chân.
1.6. Các phương pháp điều trị gẫy mắt cá chân.
1.6.1. Điều trị bảo tồn.

18

1.6.2. Điều trị phẫu thuật

19

17

18

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........24


2.1. Đối tượng nghiên cứu

24

2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn. 24
2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ


24

2.1.3. Địa điểm nghiên cứu.

24

2.1.4. Thời gian nghiên cứu.

24

2.1.5.Chọn mẫu nghiên cứu.

24

2.2. Phương pháp nghiên cứu

25

2.2.1. Phương pháp 25
2.2.2. Các bước tiến hành 25
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.4 Phương tiện nghiên cứu

26

2.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu.

26

26


2.2.6. Xử lý số liệu 29
2.2.7. Khía cạnh đạo đức nghiên cứu.

29

CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................30
3.1. Thông tin chung. 30
3.1.1. Tổng số bệnh nhân. 30
3.1.2.Tuổi

30

3.1.3. Giới.

30

3.1.4. Nguyên nhân chấn thương. 31
3.1.5. Vị trí chân gãy 31
3.1.6. Thời gian từ khi bị tai nạn đến khi phẫu thuật. 31
3.1.7. Số bệnh nhân đã được xử trí
3.2. Đặc điểm thương tổn

32

3.2.1 Đặc điểm lâm sàng

32

3.2.2. Theo tổn thương của xương.


32

32

3.2.3. Theo phân loại của Lauge – Hansen.

33


3.2.4. Phân loại theo Danis – Weber.

33

3.2.5. TMCM trên hình ảnh X quang

33

3.2.6. Hình ảnh trật xương sênn trên phim X quang. 34
3.3. Phương pháp điều trị. 34
3.3.1. Phương pháp KHX . 34
3.3.2. Bất động sau mổ.

34

3.4. Đánh giá kết quả 35
3.4.1. Kết quả gần

35


3.4.2. Kết quả xa

35

CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................39
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................39
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tổng bệnh nhân nghiên cứu

30

Bảng 3.2.

Tỉ tệ phân bố theo tuổi. 30

Bảng 3.3.

Tỉ tệ phân bố theo giới

Bảng 3.4.

Nguyên nhân chấn thương


Bảng 3.5.

Vị trí chân gãy

Bảng 3.6.

Thời gian từ khi bị tai nạn đến khi phẫu thuật

Bảng 3.7.

Xử trí trước vào viện

Bảng 3.8.

Hình ảnh lâm sàng 32

Bảng 3.9.

Tổn thương xương.

30
31

31
32
32

Bảng 3.10. Cơ chế chấn thương theo Lauge-Hansen
Bảng 3.11. Thương tổn theo Danis – Weber.
Bảng 3.12. TMCM trên XQ


31

33

33

33

Bảng 3.13. Hình ảnh trật xương sên 34
Bảng 3.14. Phương pháp KHX trong gẫy kín mắt cá chân.

34

Bảng 3.15. Bất động sau mổ 34
Bảng 3.16.

Nhiềm trùng sau mổ

35

Bảng 3.17. XQ sau mổ 35
Bảng 3.18. Đánh giá kết quả xa sau mổ

35

Bảng 3.19. Phân bố bệnh nhân theo thời gian theo dõi kết quả xa
Bảng 3.20. Kết quả chung theo phân loại Danis Weber. 36
Bảng 3.21. Liên quan thời điểm Phẫu thuật với kết quả chung.36


36


Bảng 3.22. Liên quan phương pháp điều trị TMCM và kết quả điều trị.
37
Bảng 3.23. Liên quan giữa tổn thương xương và kết quả điều trị

37

Bảng 3.24. Liên quan phương pháp KHX MCT và kết quả điều trị.

37

Bảng 3.25. Liên quan phương pháp KHX MCT và kết quả điều trị

38

Bảng 3.26. Liên quan giữa tổn thương và kết quả điều trị trật xương sên.
38
Bảng 3.27. Kết quả X.Quang theo dõi xa

38


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Đầu dưới hai xương cẳng chân................................................4

Hình 1.2.


Các dây chằng khớp cổ chân phía trong.................................5

Hình 1.3.

Các dây chằng khớp cổ chân và khớp sên cẳng chân................6

Hình 1.4.

Hệ thống dây chằng chầy mác dưới........................................6

Hình 1.5.

Hình ảnh gẫy mắt cá do cơ chế sấp xoay ngoài......................9

Hình 1.6.

Hình ảnh gẫy mắt cá do cơ chế sấp dạng..............................10

Hình 1.7.

Hình ảnh gẫy mắt cá do cơ chế ngửa xoay ngoài.................10

Hình 1.8.

Hình ảnh gẫy mắt cá do cơ chế ngửa khép...........................11

Hình 1.9.

Phân loại gãy mắt cá theo Danis Weber................................13


Hình 1.10.

Phân loại gãy mắt cá theo AO................................................15

Hình 1.11.

Hình ảnh XQ khớp cổ chân....................................................17

Hình 1.12.

Các phương pháp KHX thường dùng cho gẫy MCT...........20

Hình 1.13.

Các phương pháp KHX được dùng cho gẫy xương mác.....21

Hình 1.14.

Kỹ thuật cố định gẫy MCS.....................................................22

Hình 1.15.

Nghiệm pháp Cotton...............................................................23

Hình 1.16.

Kỹ thuật cố định khi có TMCM............................................23



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết tổn thương xương khớp phần lớn do tai nạn giao
thông mà với hiện trạng giao thông phức tạp như ở Việt Nam thì ngày càng
tăng thêm tỉ lệ tổn thương xương khớp kể cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm
trọng của tổn thương trong đó tổn thương vùng khớp cổ chân không phải là
hiếm gặp.
Khớp cổ chân là một khớp quan trọng của cơ thể, có khả năng chịu lực
gấp bốn lần trọng lượng cơ thể, do sự hợp lại của đầu dưới xương chày,
xương mác và khớp chày- mác sợi tạo nên hố mộng chày mác để khớp với
ròng rọc của xương sên. Chính vì thế sự vững chắc của khớp cổ chân là cần
thiết và phần lớn dựa vào cấu trúc phần cứng nên các tổn thương ảnh hưởng
đến mộng chày mác đa phần gây biến dạng và mất vững khớp cổ chân.
Gẫy mắt cá chân là loại gẫy xương khá phổ biến, với những thương tổn
thường gặp là: gẫy mắt cá trong; gẫy xương mác ở 1/3 dưới, ở trên, dưới hoặc
ngang mức dây chằng chày dưới; TMCM, trật khớp chày sên ra ngoài; gẫy
mắt cá sau, tổn thương hệ thống dây chằng.
Cơ chế gẫy thường là gián tiếp bởi hướng lực chấn thương và tư thế của
bàn chân gây ra gẫy xương và tổn thương hệ thống dây chằng, thương tổn
thường phức tạp ảnh hưởng lớn tới chức năng của khớp chày sên, một khớp
chịu lực quan trọng của cơ thể
Khi bị tổn thương mà không phục hồi tốt giải phẫu để lại nhiều di chứng
như đau khớp cổ chân khi đi lại, lao động và sinh hoạt, can lệch, viêm thoái
hóa khớp, cứng khớp làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người
bệnh. Chính vì vậy đòi hỏi phải có một phương pháp điều trị đúng, phục hồi
tốt giải phẫu, trả lại chức năng khớp cổ chân cho người bệnh.


2


Để điều trị gãy mắt cá chân có hai phương pháp điều trị chủ yếu là bảo
tồn và phẫu thuật. Trước đây, khi nền y học còn chưa phát triển thì phương
pháp điều tri bảo tồn là chủ yếu, mà đây là một loại gẫy khó nắn chỉnh nên
khả năng phục hối tốt giải phẫu không đạt như mong muốn do đó tỉ lệ di
chứng cao. Ngày nay khi nền y học nước nhà phát triển, với đội ngũ thầy
thuốc được đào tạo bài bản, gây mê hồi sức tiến bộ vượt bậc, đặc biệt là sự cải
tiến liên tục của các phương tiện kết hợp xương giúp kết hợp xương vững
chắc tạo điều kiện cho phục hồi chức năng sớm nên điều trị phẫu thuật ngày
càng được chỉ định rộng rãi làm hạn chế các di chứng của chấn thương
Trên thế giới cũng như Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa
học về phẫu thuật kết hợp xương trong gẫy mắt cá với đa phần các báo cáo
đều cho kết quả khả quan
Khoa chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao của bệnh viện
SaintPaul với đội ngũ các bác sỹ được đào tạo bài bản, liên tục cập nhật kiến
thức và áp dụng các kỹ thuật mới vào điều trị trong đó có điều trị gãy mắt cá
chân. Với một số lượng bệnh nhân đông đảo nhưng chưa có nhiều tổng kết,
với mục đích góp phần cho việc điều trị gẫy mắt cá chân tại bệnh viện SainPaul
đạt kết quả tốt, tránh được các di chứng chấn thương, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật gẫy kín mắt cá chân tại bệnh viện
Xanh Pôn” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh XQ trong trong gẫy kín
mắt cá chân được phẫu thuật tại bệnh viện Xanh Pôn.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật gẫy kín mắt cá chân tại bệnh viện
Xanh Pôn.


3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu học khớp cổ chân
Khớp cổ chân (hay khớp sên cẳng chân) là khớp liên kết giữa đầu dưới
xương cẳng chân với xương sên. Bao gồm các thành phần sau:
1.1.1. Cấu tạo xương
1.1.1.1. Đầu dưới xương chầy :
Có hình khối vuông 5 mặt, cần chú ý các mặt sau:
- Mặt dưới: tiếp khớp với diện ròng rọc xương sên, có gờ phía trước và
phía sau để không cho xương sên ra trước và ra sau. Gờ sau xuống thấp hơn
hay còn gọi là mắt cá sau, mắt cá thứ ba của Destot.
- Mặt trong: có phần xuống thấp hơn mặt dưới gọi là mắt cá trong, mặt
ngoài mắt cá trong tiếp khớp với mặt trong xương sên, có rãnh sau mắt cá
trong để cho gân cơ chầy sau, cơ gấp chung các ngón chạy qua.
- Mặt ngoài: có khuyết mác, khớp với đầu dưới xương mác.
1.1.1.2. Phần dưới xương mác
Xương mác nằm phía ngoài cẳng chân, ở 1/3 dưới trên mỏm mắt cá
ngoài từ 6-8 cm xương mác xoắn từ sau vào trong, đây là điểm yếu dễ bị gẫy.
Đầu dưới xương mác hình tam giác, xuống thấp hơn mắt cá trong 1 cm.
Mặt trong: phía trên khớp với khuyết mác đầu dưới xương chày tạo
nên khớp sợi chày mác (Syndesmosis).
Phía dưới tiếp khớp với mặt ngoài ròng rọc sên.
Phía sau có rãnh cho cơ mác dài và mác ngắn chạy qua.


4

Hình 1.1. Đầu dưới hai xương cẳng chân [13].
1.1.1.3. Xương sên.
- Xương sên có hình con sên gồm 3 phần : chỏm sên, cổ sên và thân
xương sên. Được xem như một hình hộp sáu mặt. Phía trên là xương chày,

phía dưới là xương gót, hai mặt bên khớp với hai mắt cá tương ứng.
+ Mặt trên và hai mặt bên : khớp với đầu dưới xương chày và xương
mác tạo nên một ròng rọc sên.
+ Mặt dưới : khớp với xương gót bởi 3 mặt khớp ; trước, giữa và sau
+ Mặt sau : hẹp, có mỏm sau xương sên.
- Phía trước mặt trên xương sên rộng hơn phía sau, nên khi gấp cổ chân
về phía mu tối đa thì mắt cá ngoài di chuyển ra ngoài khoảng 2mm.
1.1.2. Hệ thống dây chằng và bao khớp.
1.1.2.1. Bao khớp :
Bám vào chu vi các diện khớp, ở phía trước mỏng, hai bên dày lên
thành các dây chằng.
1.1.2.2. Hệ thống dây chằng:
- Dây chằng bên trong: còn gọi là dây chằng Delta xếp làm 2 lớp.
+ Lớp nông rộng, hình quạt từ MCT xuống dưới tới xương sên, xương
gót và xương ghe. Gồm có các phần:
. Phần chầy sên trước.


5

. Phần chày gót.
. Phần chầy ghe.
+ Lớp sâu: bám từ phần sau trong của MCT gần như chạy ngang bám
vào trục quay của xương sên, giữ xương sên không trật ra ngoài.

Hình 1.2. Các dây chằng khớp cổ chân phía trong (dây chằng Delta) [42 ]
- Các dây chằng bên ngoài :
+ Dây chằng mác sên trước: từ phần trước mắt cá ngoài đến phía trước
ngoài của xương sên.
+ Dây chằng mác sên sau: từ phía sau mắt cá ngoài đến phía sau ngoài

xương sên.
+ Dây chằng mác gót: từ sau dưới mắt cá ngoài đến phía ngoài xương gót.


6

Hình 1.3. Các dây chằng khớp cổ chân và khớp sên cẳng chân (mặt ngoài) [42 ]
- Dây chằng chày mác dưới gồm 3 phần:
+ Phía trước: dây chằng chày mác trước: chạy từ bờ trước ngoài xương
chày đến bờ trước đầu dưới xương mác.
+ Phía sau: dây chằng chày mác sau và dây chằng ngang dưới, chạy
từ MCS đến phía sau đầu dưới xương mác, dây chằng chày mác sau ở trên
dây chằng ngang dưới.
+ Màng gian cốt: nối xương chày và xương mác trên suốt chiều dài của
xương, phía dưới dày lên thành dây chằng gian cốt.

Hình 1.4. Hệ thống dây chằng chầy mác dưới [42].


7

1.1.3. Liên quan vùng cổ chân.
* Động mạch:
+ Động mạch chày trước: đoạn cuối của động mạch chày trước chạy
phía trước cổ chân, dưới mạc hãm các gân duỗi xuống đổi tên thành động
mạch mu chân. Ngoài ra phía trước có thể có ngành cuối của động mạch xiên
thuộc động mạch mác.
+ Động mạch chày sau: chạy phía sau trong cổ chân, xuống ống gót chia
làm hai ngành gan chân trong và gan chân ngoài đi theo hai tầng của ống gót.
* Tĩnh mạch:

+ Tĩnh mạch hiển to: là tĩnh mạch nông chạy qua trước mắt cá trong đi
chếch lên phía trong cẳng chân.
+ Tĩnh mạch hiển bé: chạy nông, vòng sau mắt cá ngoài đi lên.
* Thần kinh:
+ Phía trước: ở nông có các ngành tận của thần kinh mác nông. Ở lớp
sâu có thần kinh mác sâu
+ Phía sau: ở lớp nông có các nhánh tận của thần kinh hiển, nhánh gót
trong của thần kinh chầy. Lớp sâu thần kinh chầy tới ống gót chia làm 2
ngành: thần kinh gan chân trong và gan chân ngoài.
* Gân cơ vùng cổ chân.
+ Phía trước: chạy dưới mạc hãm các gân duỗi, xếp thành một hàng từ
trong ra ngoài có gân cơ chày trước, gân cơ duỗi dài ngón I, gân cơ duỗi dài
các ngón chân. Mỗi gân có một bao hoạt dịch riêng. Các cơ này tham gia vào
động tác gấp cổ chân về phía mu, xoay trong.
+ Phía sau: có gân gót và gân cơ gan chân xuống bám vào nửa dưới
mặt sau xương gót, tham gia động tác gấp bàn chân về phía gan chân.
+ Phía sau ngoài có gân cơ mác dài và mác ngắn, chạy sau mắt cá
ngoài. Tham gia động tác gấp bàn chân về phía gan chân, xoay ngoài và sấp.


8

+ Phía sau trong: là ống gót gồm bó mạch thần kinh chày sau và các
gân cơ cẳng chân sau, cơ gấp dài các ngón chân, cơ gấp dài ngón cái. Tham
gia động tác gấp bàn chân về phía gan chân, ngửa bàn chân.
1.1.4. Sinh lý và chức năng khớp cổ chân.
- Khớp cổ chân bao gồm ba mặt khớp : mặt khớp của trần xương chày
với xương sên, sên – MCT, sên – mắt cá ngoài. Mộng chày mác bao gồm mặt
dưới xương chày, hai bên là MCT và mắt cá ngoài liên kết với nhau bởi khớp
chày mác dưới, giữ chặt xương sên ở giữa.

- Xương sên truyền sức nặng của toàn thân xuống cho xương gót (điểm
tỳ vững) và cho vòm bàn chân (điểm tỳ đàn hồi). Vì vậy chỉ cần biến dạng rất
nhỏ của mộng chày mác và xương sên di lệch ra ngoài cũng đủ gây đau khi
đứng và đi lại. Tình trạng này kéo dài sẽ gây biến dạng, thoái hóa mặt khớp
cổ chân.
- Động tác của khớp cổ chân : gấp duỗi bàn chân. Biên độ là 70º. Trong đó:
+ Gấp về phía mu chân: 20º.
+ Gấp về phía gan chân: 50º.
Ngoài ra khớp cổ chân còn tham gia các động tác khác như :
+ Xoay ngoài – xoay trong.
+ Dạng – khép.
+ Sấp – ngửa.
1.2. Cơ chế chấn thương và giải phẫu bệnh học:
- Năm 1771, Jean – Pierre David lần đầu tiên mô tả cơ chế gẫy mắt cá
đó là hướng lực làm xoay ngoài bàn chân.
- Năm 1832, G.Dupuytren đã mô tả chấn thương vùng cổ chân do lực
chấn thương làm dạng bàn chân gây ra những tổn thương: gẫy MCT, gẫy thân
xương mác, tổn thương dây chằng chầy mác dưới, ông cũng mô tả trật xương
sên ra ngoài gây TMCM.


9

- Huguier (1848) đã nghiên cứu thêm hướng lực chấn thương làm xoay
ngoài bàn chân gây gẫy MCT hoặc đứt dây chằng Delta, gẫy xương mác ở 1/3
dưới đến 1/3 trên.
- Sự ra đời của tia X quang và những ứng dụng trong y học đã giúp
cho nhiều tác giả nghiên cứu về cách phân loại tổn thương, cơ chế chấn
thương vùng cổ chân như : Ashurst –Brommer (1922), Lauge-Hansen (1948),
AO (1958), Danis Weber (1966) [55]. [59].


Hình 1.5. Hình ảnh gẫy mắt cá do cơ chế sấp xoay ngoài [42].


10

Hình 1.6. Hình ảnh gẫy mắt cá do cơ chế sấp dạng [42].

Hình 1.7. Hình ảnh gẫy mắt cá do cơ chế ngửa xoay ngoài [42].


11

Hình 1.8. Hình ảnh gẫy mắt cá do cơ chế ngửa khép [42].
- Có nhiều cơ chế chấn thương tùy thuộc vào tư thế của bàn chân và
hướng lực gây chấn thương. Ứng với từng cơ chế có những hình thái tổn
thương khác nhau. Các cơ chế được mô tả rõ hơn ở phần phân loại.
- Những thương tổn thường gặp trong gẫy mắt cá là :
+ Gẫy MCT: nếu do dây chằng Delta căng giãn thì đường gẫy ngang, nếu
do xương sên đè nén trực tiếp thì đường gẫy đứng dọc (cơ chế Ngửa – khép).
+ Gẫy xương mác: ở 1/3 dưới, ở trên, dưới hoặc ngang mức dây chằng
chày mác dưới, đường gẫy có thể ngang, chéo hoặc có mảnh rời tùy theo cơ
chế chấn thương.
+ TMCM, trật khớp chày sên ra ngoài cũng thường gặp.
+ Gẫy mắt cá sau, trật xương sên ra sau.
+ Tổn thương hệ thống dây chằng bên trong, dây chằng bên ngoài, dây
chằng chày mác dưới, màng gian cốt.


12


1.3. Phân loại gẫy mắt cá chân.
1.3.1. Phân loại của Lauge-Hansen.
Cách mô tả này dựa vào tư thế của bàn chân khi bị tác động và hướng của
lực chấn thương. Theo phân loại của Lauge-Hansen [55] thì gẫy mắt cá gồm
các loại sau:
a. Loại ngửa - xoay ngoài:
Cổ chân bị vẹo ra ngoài gây gẫy chéo đầu dưới xương mác và gây
rách dây chằng Delta hoặc gẫy MCT.
b. Loại ngửa - khép.
Cổ chân bị vẹo vào trong, làm gẫy ngang đầu dưới xương mác và gẫy
chéo đứng dọc ở MCT.
c. Loại sấp - dạng.
Gẫy ngang MCT và gãy chéo xoắn mắt cá ngoài.
d. Loại sấp - xoay ngoài.
Gẫy chéo xoắn xương mác cao trên khớp cổ chân. Gẫy MCT hoặc đứt
dây chằng Delta.
e. Sấp và gấp cổ chân phía mu chân.
Ít gặp. Gây gẫy MCT, gẫy xương mác trên mắt cá ngoài, nhưng thường
gẫy bờ trước xương chầy hoặc mặt khớp xương chầy phía sau.
1.3.2. Phân loại theo Danis Weber.
Gồm các kiểu sau :
a.

Kiểu A.

Cổ chân bị khép và bàn chân xoay trong gây gẫy ngang mắt cá ngoài
tại ngang hay dưới trần xương sên. Có hoặc không có gẫy MCT.
b. Kiểu B.


Cổ chân bị dạng và bàn chân bị xoay ngoài gây gẫy chéo mắt cá ngoài
tại ngang mức khớp chày mác dưới rách dây chằng chày mác dưới, gẫy MCT
hay rách dây chằng Delta.


13

Kiểu C: Bao gồm:
- C1: Gẫy dạng cổ chân làm xương mác gẫy chéo, trên dây chằng
chày mác dưới. Dây chằng này thường bị đứt.
- C2: Gẫy dạng và xoay ngoài làm xương mác gẫy cao hơn nữa,
màng gian cốt bị rách.
Còn ở MCT có thể gẫy hoặc rách dây chằng Delta.

c.

KIỂU A

KIỂU C-1

KIỂU B

KIỂU C-2

Hình 1.9. Phân loại gãy mắt cá theo Danis Weber. [59].
1.3.3. Phân loại theo AO.
- Cách phân loại theo AO chủ yếu dựa theo vị trí gẫy của xương mác:


14


a. Kiểu A:
Gẫy xương mác ở dưới dây chằng chày mác dưới. Chia ra :
- A1: gẫy đơn thuần.
- A2: kèm theo gãy MCT.
- A3: kèm gãy mắt cá sau trong.
b. Kiểu B :
Gẫy xương mác ngang với dây chằng chày mác dưới. Chia ra:
- B1: gẫy đơn thuần xương mác.
- B2: kèm theo thương tổn bên trong : gãy MCT hay đứt dây chằng.
- B3: có thêm thương tổn bên trong kèm gẫy xương chày ở đầu dưới
phía sau ngoài.
c. Kiểu C:
Gẫy xương mác trên dây chằng chày mác dưới. Chia ra:
- C1: gãy thân xương mác đơn thuần.
- C2: Gãy thân xương mác kèm theo thương tổn bên trong.
- C3: gẫy cao đầu trên xương mác.
Có một số loại gẫy mắt cá mang tên riêng như :
+ Gẫy Pott : gãy đầu dưới xương mác, TMCM, tổn thương dây chằng
bên trong.
+ Gẫy Dupuytren: gẫy đầu dưới xương mác, gẫy MCT, TMCM.
+ Gẫy Maisonneuve: là một dạng gẫy xương hiếm gặp với tổn thương
là : gẫy đầu trên xương mác, rách màng gian cốt, tổn thương dây chằng chày
mác dưới, TMCM, tổn thương dây chằng bên trong hoặc gẫy MCT.


15

Hình 1.10. Phân loại gãy mắt cá theo AO
1.4. Lâm sàng và X quang.

1.4.1. Lâm sàng.
Sau một chấn thương tác động vào bàn chân và cổ chân, bệnh nhân có
các triệu chứng chính sau:
- Cơ năng :
+ Đau vùng cổ chân.
+ Mất khả năng tì đỡ của bàn chân.


16

+ Sưng nề biến dạng cổ chân.
- Toàn thân: thường không có gì thay đổi, trừ khi có các tổn thương
nặng khác kèm theo.
- Thực thể:
+ Cổ chân sưng nề, biến dạng đặc hiệu: bàn chân xoay ngoài, cổ chân
trật ra ngoài, dấu hiệu nhát rừu phía ngoài 1/3 dưới cẳng chân. Nếu muộn
hơn có thể thấy bầm tím, phỏng nước vùng cổ chân. Trong trường hợp gẫy
mắt cá sau thấy cổ chân trật ra sau.
+ Thăm khám thấy cổ chân mất vững, dấu hiệu lạo xạo xương, ấn có
điểm đau chói.
+ Khám xem có các tổn thương khác kèm theo không.
1.4.2. X quang.
- Chụp X quang quy ước thẳng nghiêng.
- Trên phim thẳng chú ý:
Sự chồng xương chầy mác. Theo Asshurt và Bromer, sự chồng xương
chày mác phải lớn hơn 1/3 bề rộng của xương mác, nếu nhỏ hơn thì TMCM.
Harper và Keller còn chặt chẽ hơn khi cho rằng chỉ số đó là 42%.
Khớp chày mác có khoảng cách > 5 mm là bất thường
Mặt khớp chày sên có độ nghiêng >2 mm là bất thường
Khoảng sáng phía trong giãn rộng >4 mm là bất thường

Nếu có nghi ngờ cần chụp bên làn để so sánh
Chú ý xem hình ảnh: gẫy MCT. Gẫy xương mác cao hay thấp.
- Trên phim nghiêng chú ý xem có gẫy mắt cá sau hay không.


×