Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phân tích những đặc trưng cơ bản của cơ cấu xã hội nhân khẩu theo ba tiêu chí giới tính, lứa tuổi và tình trạng hôn nhân.Tại sao trong xã hội hiên đại di động xã hội lại phổ biến hơn trong xã hội truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.1 KB, 10 trang )

BÀI KIỂM TRA MÔN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
Họ tên: Phạm Thu Trang – STT: 102
MSV: 19D140260
Câu 1: Phân tích những đặc trưng cơ bản của cơ cấu xã hội nhân khẩu theo ba
tiêu chí giới tính, lứa tuổi và tình trạng hôn nhân. Lấy ví dụ minh họa.
Cơ cấu xã hội nhân khẩu ( hay còn gọi là cơ cấu xã hội dân số) tập trung nghiên
cứu các tham số cơ bản như mức sinh, mức tử, biến động cơ cấu dân số cơ học, tự
nhiên, di dân, đô thị hóa, tỷ lệ giới tính và cơ cấu độ tuổi, cơ cấu thế hệ. Bên cạnh
đó, cũng chú ý nghiên cứu sức khoẻ sinh sản, đặc trưng văn hóa, tôn giáo, dân tộc,
vùng miền của dân số.
Qua phân tích thực trạng cơ cấu xã hội nhân khẩu ta có thể dự báo được xu
hướng vận động và phát triển của dân số của một xã hội ở những giai đoạn lịch sử
nhất định; cũng như mức độ ảnh hưởng, sự tác động của biến đổi cơ cấu xã hội
nhân khẩu đến sự vận động và phát triển của kinh tế, xã hội, an ninh, văn hóa, tài
nguyên, môi trường… Cao hơn nữa đó là sự tác động đến tổng thể chất lượng cuộc
sống của con người.


Phân tích những đặc trưng cơ bản của cơ cấu xã hội nhân khẩu:

1.Theo giới tính
- Tổ chức cơ cấu xã hội nhân khẩu ( dân số) theo giới thể hiện quan hệ, tỉ lệ giữa
giới nam với giới nữ hoặc với tổng số dân.
- Thường ở những nước phát triển, cơ cấu xã hội nhân khẩu theo giới thì nữ chiếm
tỉ lệ lớn hơn nam (châu Âu, Bắc Mỹ, Úc và New Zealand), và ngược lại những


nước có số nam trội hơn thường là những nước kinh tế chậm phát triển (những
nước thuộc khu vực Nam Á và Trung Quốc là trường hợp đặc biệt).
- Cơ cấu xã hội nhân khẩu theo giới tính còn có sự khác nhau rõ rệt giữa thành
thị và nông thôn. Sự khác nhau này phụ thuộc vào nhiều nhân tố như kinh tế,


văn hóa, xã hội ở từng nơi và trong từng thời gian cụ thể. Tính chất và nhu cầu
lao động cũng có ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc dân số theo giới tính giữa hai
khu vực nói trên. Chẳng hạn ở các khu công nghiệp nặng và lao động nặng nhọc
(luyện kim, khai mỏ,…) thường có số nam cao hơn, trái lại ở các khu công
nghiệp nhẹ (dệt, may) lại thường có số nữ cao hơn.
- Cơ cấu xã hội nhân khẩu theo giới tính chịu tác động của những yếu tố như:
• Chiến tranh là một nguyên nhân quan trọng gây ra sự chết chóc hàng loạt
trong một thời gian ngắn và đã làm đảo lộn kết cấu nam nữ. Trong chiến tranh,
đa số tử vong thuộc về nam giới và sự mất mát này ảnh hưởng trực tiếp đến kết
cấu dân số theo giới tính của nhiều nước và hậu quả thường kéo dài qua nhiều
thế hệ. Ví dụ, Thụy Điển không có chiến tranh từ năm 1813 nên số nam và nữ ở
độ tuổi 30 – 50 gần như ngang nhau. Trong khi đó, ở Liên bang Nga sau Chiến
tranh thế giới thứ hai, tương quan giữa số nam và nữ trên tổng số dân là 45% và
55%.
• Sự chênh lệch về điều kiện sống và làm việc của nam và nữ cũng như tình
trạng kém về chăm sóc sức khỏe có thể làm tăng tỉ lệ tử vong của phụ nữ khi
sinh đẻ. Trong khi đó những tệ nạn xã hội (nghiện rượu, ma túy…) làm chết
người ở nam giới nhiều hơn. Mặt khác, nam giới thường làm việc trong các điều
kiện nặng nhọc, vất vả hơn nữ giới và điều đó cũng có nhiều ảnh hưởng tới mức
tử vong của nam.


• Mức độ phát triển kinh tế cũng có tác động đáng kể đến cấu trúc dân số theo
giới tính. Ở các nước kinh tế phát triển thường có hiện tượng tỉ lệ tử vong cao
hơn ở nam giới. Trong khi đó ở các nước đang phát triển, mức tử vong của nữ
giới lại có phần trội hơn, đặc biệt ở các bà mẹ khi sinh đẻ và ở các em gái do
tình trạng thiếu chăm sóc hoặc nuôi dưỡng.
• Việc chuyển cư cũng có nhiều tác động đến sự thay đổi cơ cấu dân số theo
giới tính, nhất là đối với từng khu vực, từng quốc gia ở từng thời điểm cụ thể.
Số người xuất cư từ nước này sang nước khác tìm kiếm công việc phần đông là

nam giới và do đó, ảnh hưởng ít nhiều tới cơ cấu dân số theo giới tính của cả hai
quốc gia.
VD:
- Hiện nay dân số thế giới đang phải đối mặt với hai vấn đề lớn liên quan đến
giới tính.


Thứ nhất là hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Theo thống kê, tỷ lệ sinh tự nhiên thường ở vào khoảng từ 104-106 nam/100 nữ.
Và những thay đổi nhỏ của tỷ lệ này chỉ có thể là do những yếu tố bất thường. Tại
Ấn Độ và Việt Nam, tỷ lệ này là vào khoảng 112 nam/100 nữ. Tại Trung Quốc, tỷ
lệ này hầu như đã vượt 120 nam/100 nữ và một số vùng của nước này, tỷ lệ này
còn là 130 nam/100 nữ. Xu hướng chênh lệch về giới tính này cũng đang phổ biến
tại Azerbaijan, Gruzia, Armenia, chỉ số sinh tại các quốc gia này cũng đều trên 115
nam/100 nữ. Tại Serbia và Bosnia, cũng có hiện tượng tương tự.
Mất cân bằng giới tính khi sinh dẫn tới hậu quả nghiêm trọng đối với phát triển
kinh tế xã hội của đất nước và ảnh hưởng tới cuộc sống của phụ nữ, nam giới, gia
đình và cộng đồng.


Số lượng nam giới không có khả năng kết hôn tăng. Nhiều đàn ông sẽ có nguy cơ
không tìm được vợ.
Làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng giới. Nhiều phụ nữ có thể phải kết hôn
sớm. Tỷ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nữ sẽ tăng cao.
Tình trạng mất cân bằng giới tính còn dẫn đến sự méo mó về tâm lý, về tình dục
từ đó dẫn đến nạn mại dâm hoặc hiếp dâm ngày càng gia tăng.Tình trạng bạo hành
giới, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em ngày càng nhiều.
Mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam sẽ có những tác động tiêu cực đến
các chỉ số nhân khẩu học của dân số, đến hôn nhân và gia đình, đến trật tự trị an xã

hội, ngay cả một số ngành nghề vốn thích hợp với phụ nữ sẽ phải đối mặt với nguy
cơ thiếu lao động như giáo viên mầm non, tiểu học, y tá, may mặc,… Vấn đề đặt ra
hiện nay là Chính phủ, các tổ chức xã hội và mỗi cá nhân phải cùng nhau thực hiện
các giải pháp nhằm khống chế mức tăng của tỷ số giới tính khi sinh.


Thứ hai là hiện tượng bất bình đẳng giới.

Bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt đối với nam và nữ về cơ hội, sự tham
gia, tiếp cận , kiểm soát và thụ hưởng các nguồn lực. Ở Việt Nam và một số nước
châu Á, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu , bén rễ vào đời sống nhiều thế hệ
nên đến nay tư tưởng này vẫn còn tồn tại trong một bộ phận xã hội, trong đó nam
giới luôn coi mình có vai trò quan trọng hơn phụ nữ . Ngay từ trong tiềm thức ,
người phụ nữ với vị thế bị lệ thuộc vào đàn ông , phục tùng , tuân theo mọi điều
mà người đàn ông muốn, nếu không đúng ý người phụ nữ có thể bị bạo hành thậm
chí là xúc phạm nhân phẩm . Đây là một trong những điều gây nên bất bình đẳng
giới.


Bất bình đẳng giới xảy ra ngày càng nhiều và tồn tại với quy mô rộng , không chỉ
ở gia đình, bất bình đẳng giới còn xảy ra trong nhiều lĩnh vực như việc làm, giáo
dục, chính trị,..Trong xã hội, người phụ nữ cũng như đàn ông, họ sinh ra đều có
quyền con người, cần có sự công bằng , tôn trọng lẫn nhau và cần được sống một
cách bình đẳng ở nhiều khía cạnh xã hội. Để khắc phục tình trạng trên, cần có sự
công bằng trong việc tiếp cận nguồn lực giáo dục giữa nam và nữ, từ đó tạo đột
phá về cách tiếp cận nghề nghiệp, công việc cũng như lợi ích xã hội. Đặc biệt hơn
cả là phải thay đổi nhận thức. Bất bình đẳng về giới có gốc rễ từ sự trì trệ trong
nhận thức của con người. Do đó, cần có giải pháp thúc đẩy nhận thức bắt kịp trình
độ phát triển của xã hội, tránh tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, cực đoan.
Hiện nay, ngoài giới tính nam và nữ còn có cộng đồng LGBT, tạo nên sự đa

dạng về giới. Tuy cộng đồng này chưa hoàn toàn nhận được sự chấp thuận và công
nhận, nhưng LGBT vẫn có quyền được đối xử bình đẳng và công bằng trong mọi
khía cạnh xã hội.
2. Theo độ tuổi
- Cơ cấu xã hội nhân khẩu theo độ tuổi là tỉ trọng dân số ở từng độ tuổi (nhóm
tuổi) trên tổng số dân số. Đó là sự phân chia số dân theo từng nhóm tuổi nhằm
phục vụ cho việc nghiên cứu các quá trình dân số và các quá trình kinh tế xã
hội. Thông qua mối tương quan của số dân ở các nhóm tuổi, ta có thể đánh giá,
so sánh các nhóm trong mối quan hệ qua lại với các đặc trưng dân số, xã hội và
kinh tế của dân cư trong quá trình phát triển của chúng.
- Thông thường dân số được chia theo nhóm tuổi như sau:
+ Nhóm tuổi chưa đến tuổi lao động từ 0-14 tuổi.


+ Nhóm tuổi trong tuổi lao động từ 15 đến 60 tuổi so với nam và 55 tuổi so
với nữ.
+ Nhóm tuổi trên tuổi lao động từ trên 60 tuổi.
Qua việc chia dân số theo nhóm tuổi để thiết lập những kế hoạch cho sự phát
triển kinh tế xã hội cụ thể của một quốc gia và có những hướng phát triển phù
hợp.
- Cơ cấu xã hội nhân khẩu theo độ tuổi rất khác nhau giữa các nước và các
nhóm nước. Một nước được coi là có dân số “trẻ” nếu tỉ lệ người trong độ tuổi
dưới 15 vượt quá 35% và số người ở độ tuổi trên 60 (hoặc 65) không quá 7%
tổng số dân cả nước. Các nước đang phát triển thường có cấu trúc dân số trẻ.
Ngược lại, những nước có dân số “già” khi độ tuổi 0-14 tuổi dao động trong
khoảng 30 – 35%, độ tuổi trên 60 (hoặc 65) vượt quá 7% tổng số dân và các
nước đó thường là các nước phát triển.
- Có nhiều nhân tố tác động tới sự thay đổi cơ cấu xã hội nhân khẩu theo độ
tuổi. Điều này phụ thuộc trước hết vào đặc điểm và động thái của quá trình tái
sản xuất dân cư. Trong đó quan trọng hàng đầu là tương quan giữa hệ số sinh

với hệ số tử và kết quả của việc chuyển cư. Ngược lại cơ cấu xã hội nhân khẩu
theo độ tuổi lại ảnh hưởng tới tất cả các chỉ số dân số khác, nhất là tỉ suất
sinh/tử thô và tỉ lệ dân số hoạt động trong các ngành kinh tế.
VD:
Trong xã hội hiện nay, hiện tượng bất bình đẳng về độ tuổi cũng rất được chú
ý. Bất bình đẳng về độ tuổi thường được biểu hiện bằng việc người trẻ thường
có nhiều cơ hội hơn trong công việc so với người cao tuổi. Ngược lại, trong một
số xã hội, người cao tuổi lại có quyền lực hơn trong việc đưa ra quyết định mà


người trẻ phải thực hiện. Khi xã hội ngày càng tiến bộ, hiện tượng này cơ bản đã
giảm.
3. Theo tình trạng hôn nhân
- Cơ cấu xã hội nhân khẩu theo tình trạng hôn nhân là sự phân chia số dân của
một nhóm tuổi nào đó theo tình trạng hôn nhân như: chưa bao giờ kết hôn, đang
có vợ (chồng), góa, ly thân, ly hôn.
- Hôn nhân là yếu tố có liên quan mật thiết với mức sinh . Vì vậy, những nghiên
cứu phân tích về tình trạng hôn nhân có thể giúp nhìn nhận rõ hơn về động thái
mức sinh, sự tăng , giảm của dân số.
- Dân số có xu hướng kết hôn muộn hơn và tuổi kết hôn trung bình lần đầu ngày
càng cao.
VD:
- Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường,
cùng lúc kéo theo những biến đổi trong văn hóa, đạo đức xã hội, làm giá trị đạo
đức truyền thống trong mỗi gia đình cũng đang dần bị phá vỡ, tình trạng ly thân,
ly hôn gần đây có xu hướng năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt trong các gia
đình trẻ.
Ở Việt Nam, theo Trung tâm tư vấn giáo dục tâm lý thể chất TPHCM nghiên cứu
thì hiện nay tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam tăng nhanh và chiếm 31%-40%, nghĩa là cứ
bình quân 2,7 cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn. Độ tuổi ly hôn dưới 30 chiếm tỉ lệ

cao và năm sau luôn tăng hơn năm trước. Cũng theo khảo sát này, 43,4% cảm thấy
cuộc sống của mình thoải mái, tự do hơn sau khi ly hôn. Theo thống kê của các
trung tâm tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình ở TP.HCM, số người đến tư vấn ly hôn
chiếm đến 70% trong các ca tư vấn. Theo số liệu của Tòa án nhân dân tỉnh, năm


2007, toàn tỉnh đã thụ lý chỉ 1.275 vụ ly hôn nhưng đến năm 2017 tăng lên 4.737
vụ.
Nguyên nhân dẫn tới ly hôn, ly thân có rất nhiều, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn
về tài chính, bao lực gia đình, ngoại tình, thiếu kĩ năng sống, tính cách đối lập, tác
động từ người thân,...
Ngoài tình trạng ly thân , ly hôn thì hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết ở một số
dân tộc thiểu số nước ta cũng đang đặt ra sức ép lớn đến dân số- xã hội. Tảo hôn và
hôn nhân cận huyết khiến chất lượng dân số suy giảm, suy thoái nòi giống, ảnh
hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và là một trong những lực cản đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững của vùng dân
tộc thiểu số.
Thực tế cho thấy, các tỉnh có tỷ lệ nghèo đói cao, đồng thời tình trạng tảo hôn,
hôn nhân cận huyết cũng gia tăng. Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vừa là
nguyên nhân, vừa là hậu quả của nghèo đói, thất học và suy giảm chất lượng cuộc
sống
Để giải quyết cả hai tình trạng này, cần sự phối hợp của các cơ quan trong công
tác vận động, phổ biến Luật hôn nhân và gia đình, bên cạnh đó, quan trọng nhất
vẫn là ý thức của chính những người trong gia đình.

Câu 2: Di động xã hội là gì? Tại sao trong xã hội hiên đại di động xã hội lại phổ
biến hơn trong xã hội truyền thống? Lấy ví dụ cụ thể để làm rõ.
- Di động xã hội ,còn gọi là sự cơ động xã hội hay dịch chuyển xã hội, là khái
niệm xã hội học dùng để chỉ sự chuyển động của những cá nhân, gia đình, nhóm xã



hội trong cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội. Di động xã hội liên quan đến sự vận
động của con người từ một vị trí xã hội này đến một vị trí xã hội khác trong hệ
thống phân tầng xã hội. Thực chất di động xã hội là sự thay đổi vị trí trong hệ
thống phân tầng xã hội. Vấn đề di động xã hội liên quan tới việc các cá nhân giành
vị trí, địa vị xã hội, liên quan tới điều kiện ảnh hưởng tới sự biến đổi cơ cấu xã hội.
Nội hàm của di động xã hội: Là sự vận động của cá nhân hay một nhóm người từ
vị thế xã hội này sang vị thế xã hội khác; là sự di chuyển của một con người, một
tập thể, từ một địa vị, tầng lớp xã hội hay một giai cấp sang một địa vị, tầng lớp,
giai cấp khác. Di động xã hội có thể định nghĩa như sự chuyển dịch từ một địa vị
này qua một địa vị khác trong cơ cấu tổ chức.
- Trong xã hội hiên đại di động xã hội phổ biến hơn trong xã hội truyền thống vì:
+ Điều kiện kinh tế - xã hội phát triển hơn so với xã hội truyền thống:
Di động xã hội của cá nhân hay nhóm xã hội diễn ra chậm chạp hay nhanh
chóng, cứng nhắc hay linh hoạt là do sự ảnh hưởng của các loại hình kinh tế đóng
hay mở. Trong xã hội truyền thống, địa vị xã hội của mỗi cá nhân được truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi người ngay từ khi sinh ra đã được gán cho những
vị thế nhất định nào đó, dựa trên yếu tố kế thừa như gia thế, giới tính, chủng tộc,..
Xã hội truyền thống là xã hội đóng. Trong xã hội đóng này, thiết chế xã hội áp đặt
và duy trì dường như bất di bất dịch theo một trật tự có sẵn. Nhiều người khó có
thể thay đổi thân phận của mình, di động xã hội hầu như ngưng đọng.
Trái lại, trong xã hội hiện đại, là một xã hội mở, các cá nhân, nhóm xã hội có
tính năng động cao, không còn chịu sự áp đặt của quá nhiều quy tắc cũng như tính
kế thừa. Vì vậy di động xã hội cũng diễn ra nhanh và phổ biến hơn.
+ Trình độ học vấn, nhận thức cao hơn:


Trong xã hội hiện đại, giáo dục là vấn đề được coi trọng, và nó cũng phát triển
hơn so với xã hội truyền thống. Trình độ học vấn lại thúc đẩy di động xã hội thông
qua giáo dục. Thực tế chỉ ra rằng, cá nhân có trình độ học vấn cao hơn thì năng

động hơn, có khả năng đảm nhận nhiều vị trí công việc phức tạp hơn và thu nhập
cao hơn. Điều đó có nghĩa là họ có điều kiện để đạt tới những địa vị cao hơn trong
xã hội.
+ Ngoài ra trong xã hội hiện đại còn có nhiều cơ hội cạnh tranh hơn, nhiều động
lực, sức ép hơn,... so với xã hội truyền thống. Các yếu tố này cũng góp phần thay
đổi vị thế xã hội của cá nhân hay nhóm xã hội, tạo nên sự dịch chuyển xã hội.
VD:
Ngày xưa, trong xã hội truyền thống, người phụ nữ hầu như không hề có quyền
hạn gì, không được tham gia vào các công việc hay đưa ra quyết định của gia đình
và xã hội, luôn bị chèn ép, coi thường. Nhưng trong xã hội hiện đại như ngày nay,
với việc kêu gọi bình đẳng giới, cộng thêm nhận thức của xã hội được nâng cao.
Bằng sự nỗ lực và cố gắng của mình, người phụ nữ đã nâng cao vị thế xã hội của
bản thân. Bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực
tham gia vào các hoạt động xã hội. Kết quả đạt được đó chính là việc đang ngày
càng có nhiều người phụ nữ thành công, trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi
tiếng, nhà quản lý,..



×