Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

ĐÁNH GIÁ NHU cầu điều TRỊ nắn CHỈNH RĂNG, và mối LIÊN QUAN tới KIẾN THỨC, THÁI độ, HÀNH VI của TRẺ EM TRONG độ TUỔI từ 12 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 47 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐẶNG THỊ THU HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ NẮN CHỈNH RĂNG,
VÀ MỐI LIÊN QUAN TỚI KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ,
HÀNH VI CỦA TRẺ EM TRONG ĐỘ TUỔI TỪ 12-15.

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI –2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐẶNG THỊ THU HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ NẮN CHỈNH RĂNG,
VÀ MỐI LIÊN QUAN TỚI KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ,
HÀNH VI CỦA TRẺ EM TRONG ĐỘ TUỔI TỪ 12-15.

Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt
Mã số:


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương

HÀ NỘI – 2019


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. KHÁI NIỆM VỀ KHỚP CẮN...............................................................3
1.1.1. Khớp cắn lý tưởng.............................................................................3
1.1.2. Quan niệm răng hàm hài hòa lý tưởng..............................................5
1.2. PHÂN LOẠI LỆCH LẠC KHỚP CẮN................................................7
1.2.1. Phân loại khớp cắn theo Angle..........................................................7
1.2.1. Những phân loại bổ sung khác cho phân loại Angle.......................11
1.3. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CUNG RĂNG..............................12
1.3.1. Hình dạng cung răng.......................................................................12
1.3.2. Kích thước cung răng......................................................................13
1.4. CHỈ SỐ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ CHỈNH NHA: THE INDEX OF
ORTHODONTIC TREATMENT NEED.......................................14
1.4.1. Thành phần sức khỏe răng DHC.....................................................14
1.4.2. Thành phần thẩm mỹ răng AC........................................................16
1.5. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ NẮN
CHỈNH RĂNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC...............................18
1.6. KIẾN THỨC-THÁI ĐỘ- HÀNH ĐỘNG VỀ CHĂM SÓC RĂNG
MIỆNG Ở HỌC SINH...................................................................19
1.6.1. Khái quát về thuật ngữ....................................................................19
1.6.2. Kiến thức.........................................................................................19
1.6.3. Thái độ............................................................................................20

1.6.4. Hành động.......................................................................................20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................21


2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu......................................................................21
2.1.2. Thời gian nghiên cứu......................................................................22
2.1.3. Các biến số......................................................................................22
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................23
2.2. CÔNG THỨC TÍNH CỠ MẪU...........................................................23
2.3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU........................................24
2.3.1 Vật liệu nghiên cứu..........................................................................25
2.3.2 Phân tích và đo trên mẫu..................................................................25
2.3.3. Xử lý số liệu....................................................................................29
2.9. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU..................................................29
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................31
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU.............................31
3.2. TÌNH TRẠNG LỆCH LẠC KHỚP CẮN CỦA MẪU NGHIÊN CỨU,
NHU CẦU ĐIỀU TRỊ NẮN CHỈNH RĂNG THEO IONT..........32
3.3. NHẬN XÉT MỐI LIÊN QUAN GIỮA NHU CẦU ĐIỀU TRỊ NẮN
CHỈNH RĂNG VỚI KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA
TRẺ TRONG ĐỘ TUỔI TỪ 12-15 TẠI HÀ NỘI.........................34
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................37
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................38
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHRM:

Chỉnh hình răng mặt

KC1:

Khớp cắn sai loại 1

KC2:

Khớp cắn sai loại 2

KC3:

Khớp cắn sai loại 3

THCS:

Trung học cơ sở

NCR:

Nắn chỉnh răng

CSRM:

Chăm sóc răng miệng

Danh pháp quốc tế
IOTN:


The Index of Orthodontic Treatment Need.

DHC:

Dental Health Component.

AC:

Aesthetic Component.


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1:

Tỷ lệ phân bố theo tuổi.............................................................31

Bảng 3.2:

Phân bố tình trạng lệch lạc khớp cắn theo tuổi.........................32

Bảng 3.3:

Phân bố các loại khớp cắn theo giới.........................................32

Bảng 3.5:

Phân bố nhu cầu điều trị IOTN theo giới..................................33

Bảng 3.6:


Phân bố nhu cầu điều trị IOTN theo tuổi..................................33

Bảng 3.7:

Phân bố nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng hàm ở khớp cắn........33

Bảng 3.8:

Đánh giá kiến thức, thái độ của trẻ theo giới............................34

Bảng 3.9:

Đánh giá kiến thức, thái độ của trẻ theo độ tuổi.......................35

Bảng 3.10:

Đánh giá kiến thức, thái độ của trẻ giữa trường ở thành thị và
trường ở nông thôn....................................................................35

Bảng 3.11:

Mối liên quan giữa nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng IONT với
kiến thức, thái độ của trẻ...........................................................35

Bảng 3.12:

Đánh giá một số hành vi của trẻ:..............................................36



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Khớp cắn lý tưởng...........................................................................3

Hình 1.2.

Đường cắn........................................................................................4

Hình 1.3:

Liên quan răng hàm lớn thứ nhất loại 1 theo Angle........................8

Hình 1.4.

Liên quan răng hàm lớn thứ nhất loại 2 theo Angle........................8

Hình 1.5.

Liên quan răng hàm lớn thứ nhất loại 3 theo Angle........................8

Hình 1.6.

Khớp cắn trung tính.........................................................................9

Hình 1.7.

Khớp cắn sai loại I...........................................................................9

Hình 1.8.


Khớp cắn sai loại II..........................................................................9

Hình 1.9.

Khớp cắn loại II, tiểu loại 1...........................................................10

Hình 1.10. Khớp cắn loại II, tiểu loại 2...........................................................10
Hình 1.11. Các tiểu loại của khớp cắn loại II, tiểu loại 2................................10
Hình 1.12: Khớp cắn sai loại III......................................................................11
Hình 1.13.

10 hình tiêu chuẩn thẩm mỹ theo Evans and Shaw..................................17

Hình 2.1.

Phương pháp chọn mẫu.................................................................23

Hình 2.2.

Sơ đồ Gantt....................................................................................24

Hình 2.4:

Xác định khớp cắn theo Angle......................................................25

Hình 2.5:

Độ cắn chìa trước trên....................................................................26


Hình 2.7:

Độ cắn chìa trước dưới..................................................................26

Hình 2.8:

Độ cắn hở vùng răng trước............................................................27

Hình 2.9:

Liên quan răng hàm theo chiều trước sau......................................28

Hình 2.10: Xác định khớp cắn theo Angle......................................................28


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình trạng lệch lạc răng hàm là một trong những vấn đề răng miệng phổ
biến nhất của trẻ em nước ta và trên toàn thế giới. Lệch lạc răng hàm không
chỉ ảnh hưởng tới tâm lý, chức năng, thẩm mỹ mà còn tạo điều kiện cho các
bệnh răng miệng khác phát triển. Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Bạch
Dương năm 2000 tỷ lệ lệch lạc răng hàm của học sinh lớp 6 tại một trường ở
Hà Nội là 91% [1]. Theo Đồng Khắc Thẩm, tỷ lệ sai khớp cắn của người Việt
nói chung là 83 [2]. Con số này trên thế giới cũng khá cao: tại Canada có 61%
sai khớp cắn ở tuổi 10-15, tại Trung Quốc là 92.9% ở độ tuổi 12-14[3].
Tìm hiểu tình trạng lệch lạc răng hàm góp phần vào công tác phòng ngừa
và điều trị sớm các bệnh răng miệng để có được một khuôn mặt cân đối, hàm
răng khỏe mạnh, chức năng ổn định. Tìm hiểu nhu cầu điều trị chỉnh hình
răng và mối liên quan giữa chúng và các yếu tố kinh tế giáo dục giúp việc

phát hiện, chẩn đoán và điều trị tình trạng bệnh lý răng hàm sớm và hiệu quả
hơn, giúp nâng cao sức khỏe và chất lượng sống của nhân dân.
Điều trị và phòng ngừa các bệnh lý sâu răng và viêm lợi rất phổ biến ở
nước ta, nhưng chỉnh hình răng mặt là một lĩnh vực mới đang cần sự quan
tâm nhiều hơn trong cộng đồng xã hội. Các nghiên cứu điều tra về khớp cắn
và nhu cầu điều trị CHRM đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới như:
Thụy Điển, Anh, Brazil, Malaysia… Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta chưa có
nhiều nghiên cứu về đề tài này.
Chỉ số nhu cầu điều trị chỉnh nha (The index of orthodontic treatment
need: IONT) đã được Brook và Shaw phát triển năm 1989 [4], [5], [6]. Chỉ số
này gồm hai phần: phần sức khỏe và thẩm mỹ răng. Trong mỗi phần chia ra
thành các mức điều trị và từ đó xác định nhu cầu điều trị CHRM.


2

Tỉnh Bình Định là một tỉnh có bề dày lịch sử, thuộc vùng duyên hải Nam
Trung Bộ Việt Nam. Trước đây, chưa từng có nghiên cứu về nhu cầu CHRM
nào được thực hiện tại địa bàn này. Cộng đồng dân cư tại đây đại diện cho
một cộng đồng dân cư toàn quốc nên chúng tôi nghiên cứu đề tài “Đánh giá
nhu cầu điều trị điều chỉnh nắn chỉnh răng, và mối liên quan tới kiến thức,
thái độ, hành vi của trẻ em trong độ tuổi từ 12-15 tại thành phố Hà Nội”.
Với mục tiêu:
1. Đánh giá nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng của trẻ em từ 12-15
tuổi.
2. Nhận xét mối liên quan tới kiến thức, thái độ, hành vi của trẻ em
trong độ tuổi từ 12-15 tại Hà Nội .


3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI NIỆM VỀ KHỚP CẮN
1.1.1. Khớp cắn lý tưởng

Hình 1.1. Khớp cắn lý tưởng [4],[7]
1.1.1.1. Tương quan giữa các răng trong một hàm
Tương quan theo chiều trước sau: Tất cả các răng đều tiếp xúc nhau ở cả
mặt gần và xa, ngoại trừ răng khôn chỉ có một điểm tiếp xúc phía gần. Với
thời gian, các điểm tiếp xúc sẽ trở thành mặt phẳng tiếp xúc.
Độ nghiêng ngoài-trong của răng: Trục ngoài-trong của răng (nhìn từ
phía trước, theo mặt phẳng trán), hàm trên các răng sau nghiêng về phía
ngoài, hàm dưới các răng hơi nghiêng về phía trong.
Độ nghiêng gần-xa của răng: Trục gần-xa của răng, nhìn từ phía bên và
chiều trước sau thì hàm trên các răng trước nghiêng gần và các răng sau
nghiêng xa, hàm dưới các răng trước và sau đều nghiêng gần.


4

1.1.1.2. Đường cắn.
Hàm trên

Hàm dưới

Hình 1.2. Đường cắn
Hàm trên: Đường cắn là một đường cong liên tục đi qua hố trung tâm
của mỗi răng hàm và ngang qua gót răng nanh, răng cửa hàm trên.
Hàm dưới: Đường cắn là một đường cong liên tục qua núm ngoài và rìa

cắn của răng cửa hàm dưới.
Đường cắn khớp là một đường cong đối xứng, liên tục và đều đặn. Khi
hai hàm cắn khớp với nhau, đường cắn của hàm trên và hàm dưới chồng khít
lên nhau.
Khi hàm trên và hàm dưới cắn khớp, mỗi răng trên hai hàm sẽ khớp với
hai răng ở hàm đối diện. Ngoại trừ răng cửa giữa hàm dưới và răng khôn hàm
trên chỉ khớp với một răng ở hàm đối diện.
Mối tương quan một răng ăn khớp với hai răng giúp phân tán lực nhai
lên nhiều răng và duy trì sự cắn khớp giữa hai hàm.
Khi xác định được vị trí của các răng hàm, sẽ xác định được tương quan
cắn khớp cũng như tương quan giữa hai cung răng


5

1.1.1.3. Tương quan giữa các răng hàm trên và hàm dưới
Độ cắn chìa: Là khoảng cách giữa bờ cắn răng cửa trên và dưới theo
chiều trước sau. Độ cắn chìa trung bình là 1-2mm.
Độ cắn phủ: Là khoảng cách giữa bờ cắn răng cửa trên và dưới theo
chiều đứng khi hai hàm cắn khớp. Trung bình độ cắn phủ bằng 1/3 chiều cao
thân răng dưới.
1.1.2. Quan niệm răng hàm hài hòa lý tưởng
Về mặt hình thái học tỷ lệ các tầng mặt cân đối, hài hòa giữa kích thước
rộng, dài theo ba chiều không gian. Răng cân đối hài hòa với nhau, với cung
hàm và khuôn mặt. Răng cùng số ở vị trí cân xứng hai bên đường nối giữa
hàm trên đối với cung răng trên và ở vị trí cân xứng hai bên đường nối phanh
lưỡi và phanh môi dưới với hàm dưới. Trên thực tế khớp cắn lý tưởng là
không thể đạt được vì nó đòi hỏi mọi thứ phải hoàn hảo về cả sự phát triển
răng, môi trường phát triển như trương lực cơ, dây chằng khớp, sự bồi xương
tiêu xương… cũng như khả năng bù trừ chống mòn cơ học. Vì vậy trên lâm

sàng một khớp cắn lý tưởng khi các răng sắp xếp đều đặn trên cung hàm và có
đường cắn đúng.
Nghiên cứu của Lawrence F. Andrews từ 1960-1964 dựa trên việc quan
sát 120 mẫu hàm có khớp cắn bình thường. Các mẫu hàm được lựa chọn theo
tiêu chuẩn:
- Chưa qua điều trị chỉnh hình
- Các răng mọc đều đặn và thẩm mỹ
- Khớp cắn có vẻ đúng
- Có thể không cần đến điều trị chỉnh hình sau này
Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các mẫu hàm này đều có chung sáu
đặc tính khớp cắn:


6

Đặc tính I: Tương quan ở vùng răng hàm:
Gờ bên xa của múi ngoài xa của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm
trên tiếp xúc với gờ bên gần của múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn
thứ hai hàm dưới.
Múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với
rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới.
Múi trong gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với trũng
giữa của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới.
Đặc tính II: Độ nghiêng gần xa của thân răng
Độ nghiêng gần xa của thân răng là góc tạo bởi đường thẳng vuông góc
với mặt phẳng nhai và trục thân răng. Góc độ (+) khi phần lợi của trục răng ở
về phía xa so với phần bờ cắn hay mặt nhai. Ngược lại là góc độ (-).
Bình thường, các răng có góc độ (+) và độ nghiêng này thay đổi theo
từng răng.
Đặc tính III: Độ nghiêng trong ngoài của thân răng

Độ nghiêng trong ngoài của thân răng là góc tạo bởi đường thẳng vuông
góc với mặt phẳng nhai và đường tiếp tuyến với điểm giữa mặt ngoài thân
răng. Góc độ (+) khi phần phía lợi của đường tiếp tuyến (hay của thân răng) ở
về phía trong so với phần bờ cắn hay mặt nhai. Ngược lại là góc độ (-).
Độ nghiêng ngoài trong của thân răng cửa trên và dưới tương quan
nhau và ảnh hưởng đáng kể đến độ cắn phủ và khớp cắn của các răng sau.
Các răng sau hàm trên (từ răng nanh đến răng hàm lớn thứ hai) có phần bờ
cắn hay mặt nhai ở về phía trong so với phần lợi của thân răng. Ở hàm trên,
góc độ (-) không thay đổi từ răng nanh đến răng cối nhỏ thứ hai và tăng nhẹ ở
răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai. Đối với răng hàm dưới, góc độ (-) tăng dần
từ răng nanh đến răng hàm lớn thứ hai.


7

Đặc tính IV: Không có răng xoay
Không có răng xoay hiện diện trên cung răng. Vì nếu có, chúng sẽ
chiếm chỗ nhiều hoặc ít hơn răng bình thường.
Đặc tính V: Không có khe hở giữa các răng
Các răng phải tiếp xúc chặt chẽ với nhau ở phìa gần và xa ở mỗi răng,
trừ các răng hàm lớn thứ ba chỉ tiếp xúc ở phía gần.
Khe hở trên cung răng thường do bất hài hòa kích thước răng-hàm.
Đặc tính VI: Đường cong Spee phẳng hay cong ít
Khớp cắn bình thường có đường cong Spee không sâu quá 1,5mm.
Đường cong Spee sâu quá sẽ gây thiếu chỗ cho răng hàm trên.
1.2. PHÂN LOẠI LỆCH LẠC KHỚP CẮN.
Có rất nhiều cách phân loại khác nhau được đưa ra, tuy nhiên đều dựa
trên yếu tố cơ bản như:
- Dựa trên vị trí của xương hàm dưới
- Dựa trên tương quan giữa các răng hàm lớn thứ nhất 2 hàm

- Dựa trên sự sắp xếp của khớp cắn
- Dựa trên mô hình của khớp cắn.
Một số phân loại quan trọng của một số tác giả như:
Angle

1887

Hellman

1921

Lucia

1962

Stallard and Stuart

1963

Ramfort and Ash

1983

1.2.1. Phân loại khớp cắn theo Angle
Vào thập niên 1900 Edward H. Angle (1855-1930) đã đưa ra phân loại
khớp cắn. Đây là một cách phân loại đầu tiên và rất hữu dụng quan trọng cho
đến ngày nay. Ông dựa vào răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất (răng số 6) và sự
xắp xếp của các răng theo đường cắn để phân loại khớp cắn.



8

Theo Angle có 3 loại quan hệ của răng cối lớn thứ nhất:
Liên quan loại I: Đỉnh núm ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất hàm trên
khớp với rãnh giữa ngoài của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.

Hình 1.3: Liên quan răng hàm lớn thứ nhất loại 1 theo Angle [7]
Liên quan loại II: Đỉnh núm ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất hàm trên
nằm về phía gần so với rãnh giữa ngoài của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.

Hình 1.4. Liên quan răng hàm lớn thứ nhất loại 2 theo Angle[7].
Liên quan loại III: Đỉnh núm ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất hàm trên
nằm về phía xa so với rãnh giữa ngoài của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.

Hình 1.5. Liên quan răng hàm lớn thứ nhất loại 3 theo Angle[7]


9

Dựa trên mối liên quan giữa răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và hàm
dưới, kết hợp với sự sắp xếp giữa các răng theo đường khớp cắn mà Angle
phân loại khớp cắn như sau:
Khớp cắn trung tính: liên quan răng hàm lớn thứ nhất loại I, các răng
sắp xếp đều đặn theo đường cắn.

Hình 1.6. Khớp cắn trung tính [8].
Khớp cắn sai loại I (KC1): liên quan răng hàm lớn thứ nhất loại I,
nhưng đường cắn khớp không đúng do các răng trước mọc sai chỗ, răng xoay
hoặc do nguyên nhân khác.


Hình 1.7. Khớp cắn sai loại I [8].
Khớp cắn sai loại II (KC2): liên quan răng hàm lớn thứ nhất loại II,
đường cắn không đúng.

Hình 1.8. Khớp cắn sai loại II [8].


10

Loại này có 2 tiểu loại:
Tiểu loại 1: cung răng hàm trên hẹp, hình chữ V, nhô ra trướng với răng
cửa trên nghiêng nhiều về phía môi (hô), độ cắn chìa tăng, môi dưới thường
chạm mặt trong răng cửa trên.

Hình 1.9. Khớp cắn loại II, tiểu loại 1 [8].
Tiểu loại 2: các răng cửa hàm trên nghiêng vào trong nhiều trong khi các
răng cửa bên hàm trên nghiêng ra phía ngoài khỏi răng cửa giữa, độ cắn phủ
tăng, cung răng hàm trên ở răng nanh thường rộng hơn bình thường, hạng II
chi 2 thường do di truyền.

Hình 1.10. Khớp cắn loại II, tiểu loại 2 [8].
Lệch lạc khớp cắn loại 2 tiểu loại 2 có thể chia thành 3 loại nhỏ phụ
thuộc vào tình trạng diện tích cung răng trên như sau

Loại A
Loại B
Loại C
Hình 1.11. Các tiểu loại của khớp cắn loại II, tiểu loại 2 [9].



11

Loại A: có 4 răng cửa trên nghiêng về phía trong và không chen chúc.
Loại B: có 2 răng cửa giữa hàm trên nghiêng vào trong, 2 răng cửa bên
hàm trên nghiêng ra ngoài.
Loại C: có 4 răng cửa hàm trên nghiêng vào trong và các răng hàm nhỏ
hàm trên ở cả hai bên đưa ra trước đường môi.
Khớp cắn sai loại III (KC3): liên quan răng hàm lớn thứ nhất loại III,
đường cắn không đúng.

Hình 1.12: Khớp cắn sai loại III [8].
Ưu nhược điểm của cách phân loại này:
Ưu điểm:
Phân loại của Angle là một bước tiến quan trọng. Ông không chỉ phân
loại một cách có trật tự các loại khớp cắn sai mà ông còn là người đầu tiên
định nghĩa một khớp cắn bình thường và bằng cách này đã phân biệt được
một khớp cắn bình thường với khớp cắn sai.
Nhược điểm:
Răng hàm lớn thứ nhất mọc sai vị trí, thiếu răng hay đã nhổ thì không
phân loại được.
Cách phân lọai này chỉ quan tâm quan hệ răng theo chiều trước sau.
1.2.1. Những phân loại bổ sung khác cho phân loại Angle
Calvin Case (1847 - 1923) ghi nhận rằng: Phân loại khớp cắn của Angle
không thấy sự nhô của răng cửa, mặc dù điều này có thể ảnh hưởng thẩm mỹ
cho bệnh nhân. Phân loại Angle đã hàm ý quan hệ xương hàm theo mặt phẳng


12

trước sau bởi vì quan hệ răng hàm liên quan đến quan hệ xương hàm nhưng

nó không bao hàm các thông tin hàm sai lệch (Angle giả định nó luôn là hàm
dưới, hàm dưới bị ảnh hưởng sai nếu tỷ lệ xương không phù hợp với quan hệ
khớp cắn).
Martin Dewey (1881-1963) dựa trên phân loại của Angle nhưng ông đã
đưa ra các tiểu loại của khớp cắn loại 1.
Simon (nha sĩ người Đức) phân loại khớp cắn sai theo 3 chiều dựa trên
hướng đứng của hàm với nền sọ. Thêm nữa, Simon còn đánh giá định rõ vị trí
trước sau của răng cửa bằng cách định rõ vị trí răng nanh quan hệ với hốc
mắt. Chiều ngang theo mặt phẳng Frankfort, chiều dọc theo mặt phẳng dọc
giữa, mặt phẳng đứng qua hai con ngươi mắt.
Những năm 1960 Ackerman và Proffit đã bổ xung vào phương pháp của
Angle bởi nhận biết 5 đặc điểm chính của khớp cắn sai. Phương pháp này
khắc phục được yếu điểm chính của cách sắp xếp Angle cổ điển.
- Đánh giá tỉ lệ và thẩm mỹ của mặt.
- Đánh giá sự sắp xếp và cân đối trong cung răng.
- Đánh giá quan hệ xương răng trên mặt phẳng trước sau.
- Đánh giá quan hệ xương răng trên mặt phẳng đứng.
- Đánh giá quan hệ xương răng trên mặt phẳng ngang.
Phân loại thì có nhiều cách nhưng trên lâm sàng hiện nay, phân loại khớp
cắn theo Angle vẫn còn sử dụng nhiều vì đơn giản, chẩn đoán nhanh và dễ nhớ.
Nghiên cứu này của chúng tôi cũng sử dụng phân loại theo Angle để đánh giá.
1.3. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CUNG RĂNG
1.3.1. Hình dạng cung răng
Nhìn từ phía mặt nhai các răng được sắp xếp thành một cung (cung
răng). Về cấu trúc hình cung được xem là sự sắp xếp tạo nên tính ổn định và
vững chắc.


13


Một bộ răng vĩnh viễn đầy đủ gồm 32 chiếc, chia đều cho 2 cung răng:
cung răng trên và cung răng dưới. Do răng cối lớn thứ 3 thường có hoặc
không (không có mầm răng), khái niệm về bộ răng gồm 28 chiếc được sử
dụng trên lâm sàng.
Các nghiên cứu cho thấy cung răng có nhiều loại hình dạng, kích thước có
thể thay đổi theo chủng tộc và cá thể, cũng như bị ảnh hưởng của các yếu tố về
dinh dưỡng, chuyển hoá và tình trạng sức khoẻ toàn thân và tại chỗ khác.
Một số tác giả cho rằng hình dạng cung răng được định sẵn bởi di truyền.
Năm 1920, Williams đã nêu nên sự đồng dạng giữa hình dạng của răng
và hình dạng của cung răng. Nếu răng có hình dạng hình vuông sẽ kèm theo
mặt hình vuông và cung răng cũng có dạng hình vuông. Các tác giả đã phân
biệt ba dạng cung răng là hình vuông, hình oval và hình tam giác.
1.3.2. Kích thước cung răng
Năm 1979, Engle đã tiến hành đo hàng loạt mẫu để xác định các yếu tố
của hình dạng và kích thước cung răng. Ông cùng với Lestrel đã rút ra 4 kích
thước chủ yếu của cung răng là:
Chiều dài trước (chiều dài vùng răng nanh): là khoảng cách từ điểm giữa
hai răng cửa tới đường nối đỉnh của hai răng nanh.
Chiều rộng trước (chiều rộng vùng răng nanh): là khoảng cách giữa hai
đỉnh của hai răng nanh.
Chiều dài sau (chiều dài vùng răng hàm): là khoảng cách từ điểm giữa
hai răng cửa tới đường nối hai đỉnh của hai núm ngoài gần của răng hàm lớn
thứ nhất.
Chiều rộng sau (chiều rộng vùng răng hàm): là khoảng cách giữa hai
đỉnh của hai núm ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất.
Kích thước của cung răng có sự khác biệt theo giới tính và các dạng
cung răng hình vuông, hình oval, hình tam giác.


14


Kích thước cung răng ở nam lớn hơn nữ.
Chiều rộng cung răng ở vùng răng nanh và vùng răng hàm ở cung răng
hình vuông là lớn nhất rồi đến dạng cung răng hình oval hẹp nhất là cung răng
dạng hình tam giác.
Ngược lại chiều dài cung răng ở dạng cung răng hình tam giác là lớn
nhất, rồi đến cung răng dạng oval, ngắn nhất là cung răng dạng hình vuông.
1.4. CHỈ SỐ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ CHỈNH NHA: THE INDEX
OF ORTHODONTIC TREATMENT NEED (IOTN)
Việc đánh giá nhu cầu điều trị CHRM cần thiết không chỉ với các
chuyên gia dịch tễ, mà còn cho các lãnh đạo ngành y tế trong việc lập kế
hoạch ưu tiên cho các chương trình sức khỏe cộng đồng. Vấn đề khó khăn là
xác định đối tượng có nhu cầu điều trị CHRM khi đánh giá nhu cầu điều trị
của một nhóm cộng đồng.
Có nhiều chỉ số được sử dụng để đánh giá nhu cầu điều trị nắn chỉnh:
Chỉ số khớp cắn của Summers (1971) [10], chỉ số đánh giá trở ngại của lệch
lạc khớp cắn Salzmann 1968[3], chỉ số nhu cầu điều trị nắn chỉnh của Thụy
Sỹ từ 1966. Chỉ số nhu cầu điều trị nắn chỉnh của Thụy Sỹ chỉ ra mức độ cần
điều trị của học sinh là nhiều hay ít, được đánh giá theo cách xác định mức độ
nghiêm trọng của lệch lạc khớp cắn để chia nhu cầu điều trị nắn chỉnh ra
thành 5 mức độ. Chỉ số nhu cầu nắn chỉnh răng IONT (Index of Orthodontic
Treatment Need) được Brook và Shaw đưa ra năm 1989. Chỉ số này được
đánh giá thông qua 2 phần riêng biệt là thành phần sức khỏe răng DHC
(Dental Health Component) và thành phần thẩm mỹ AC(Aesthetic
Component).
1.4.1. Thành phần sức khỏe răng DHC
Thành phần này được chia thành 5 mức độ như sau:
1. Mức độ 1: Không có nhu cầu điều trị nắn chỉnh



15

 Lệch lạc khớp cắn rất ít, chen chúc chưa đến 1mm.
2. Mức độ 2: Ít có nhu cầu điều trị nắn chỉnh
 Độ cắn chìa 3,5 - 6mm, và hai môi chạm được nhau ở tư thế nghỉ.
 Có khớp cắn chéo vùng răng trước dưới 1mm.
 Sự khác biệt của cắn chéo răng trước hoặc sau dưới 1mm giữa vị trí
tiếp xúc lùi sau và lồng múi tối đa.
 Có răng dịch chuyển sai vị trí từ trên 1 đến 2mm.
 Cắn hở phía trước hoặc phía sau từ trên 1 đến 2mm.
 Khớp cắn sâu lớn hơn hoặc bằng 3,5mm và răng cửa dưới không
chạm lợi hàm trên.
3. Mức độ 3: Có nhu cầu điều trị nắn chỉnh trung bình.
 Độ cắn chìa từ trên 3,5 - 6mm, hai môi không chạm nhau.
 Cắn khớp chéo răng trước từ trên 1 đến 3,5mm.
 Khớp cắn chéo phía trước hoặc sau từ trên 1 đến 2mm giữa vị trí
tiếp xúc lui sau và vị trí lồng múi tối đa.
 Các răng chen chúc từ trên 2 đến 4mm.
 Cắn hở phía trước hoặc phía sau từ trên 2 đến 4mm.
 Khớp cắn sâu hoàn toàn, răng cửa hàm dưới chạm vào lợi hàm trên
hoặc vòm miệng nhưng không gây tổn thương.
4. Mức độ 4: Nhu cầu điều trị nắn chỉnh lớn
 Thiếu ít răng cần phải điều trị phục hình tiền chỉnh nha hoặc chỉnh
nha để tạo khoảng trống (1 răng /1 cung răng).
 Độ cắn chìa tăng lớn hơn 6mm nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 9mm.
 Cắn khớp chéo phía trước hơn 3,5mm nhưng không ảnh hưởng tới
chức năng ăn nhai và phát âm.


16


 Cắn khớp chéo phía trước lớn hơn 1mm và nhỏ hơn 3,5mm gây khó
khăn trong việc ăn nhai và phát âm.
 Khớp cắn chéo phía trước hoặc phía sau lớn hơn 2mm giữa vị trí
tiếp xúc lui sau và vị trí lồng múi tối đa.
 Khớp cắn chéo không có sự tiếp xúc cắn khớp chức năng ở một
hoặc cả hai múi ngoài.
 Các răng chen chúc nhiều, lớn hơn 4 mm.
 Khớp cắn hở ở phía trước hoặc phía bên lớn hơn 4mm.
 Khớp cắn sâu hoàn toàn, tổn thương lợi và vòm miệng.
 Răng mọc một phần, bị cản trở mọc bởi răng bên cạnh. Có răng thừa.
5. Mức độ 5: Có nhu cầu điều trị nắn chỉnh nhiều nhất.
 Cản trở mọc răng (trừ răng hàm lớn thứ ba) do răng chen chúc, có
răng thừa, còn răng sữa, và các nguyên nhân bệnh lý khác.
 Thiếu nhiều răng, có chỉ định làm phục hình (hơn 1 răng/1 cung
răng) cần có phục hình tiền chỉnh nha.
 Độ cắn chìa tăng lớn hơn 9mm.
 Cắn khớp chéo phía trước lớn hơn 3,5mm gây khó khăn trong việc
ăn nhai và nói.
 Khe hở môi - vòm miệng và các bất thường về sọ mặt khác.
 Có răng sữa ngầm.
1.4.2. Thành phần thẩm mỹ răng AC.
Dựa theo 10 hình tiêu chuẩn của Evans và Shaw năm 1987 [11], [10],
[5], [12], [13]. Đánh giá sự xắp xếp răng thẩm mỹ hay không. Hình 1 là sự
xắp xếp răng thẩm mỹ nhất và hình 10 là sự xắp xếp răng kém thẩm mỹ nhất.


17

Hình 1.13. 10 hình tiêu chuẩn thẩm mỹ theo Evans and Shaw [11], [10], [5], [12],

[13].
Hình 1-2: (Không cần điều trị) Răng xắp xếp đều đặn, có sự ăn khớp của
hàm trên và hàm dưới, có thể có sai sót nhỏ như đường giữa răng cửa trên và
dưới không nằm trên một đường thẳng.
Hình 3-4: (Điều trị ít) Cung răng không đều lắm, có một vài yếu tố nhỏ
cần điều trị như là: Khe thưa không rộng, có một răng khớp cắn chưa đúng
hoặc lệch ngoài cung.
Hình 5-7: (Cần phải điều trị) Sự xắp xếp các răng thiếu thẩm mỹ: Khớp
cắn sâu, khe hở giữa răng cửa hoặc giữa răng cửa giữa và răng cửa bên, thiếu
chỗ một răng, có cắn hở ở phía bên, răng mọc khấp khểnh…
Hình 8-10: (Rất cần điều trị) Răng xắp xếp sai lệch nhiều, khớp cắn sâu,
khớp cắn hở, thiếu chỗ nhiều răng… tạo nên bộ răng kém thẩm mỹ nhất rất
cần phải chỉnh nha.


18

1.5. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ NHU CẦU ĐIỀU
TRỊ NẮN CHỈNH RĂNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.
Các kết quả nghiên cứu của Carolina Vieira de Freitas và cộng sự về
nhu cầu điều trị chỉnh nha giữa những người trưởng thành tại Brazil năm
2014 cho thấy nhu cầu điều trị chỉnh nha chung trong nhóm này là 53.2%, tỉ
lệ này cao hơn ở những bệnh nhân là nữ, da màu [14].
Nghiên cứu Tsasan Tumurkhuu và cộng sự năm 2016 cho thấy những
sai lệch khớp cắn yêu cầu điều trị chỉnh nha ở những người trưởng thành mà
người mẹ có trình độ văn hóa cao hơn được ghi nhận nhiều hơn, tuy nhiên
vẫn cần những nghiên cứu toàn diện hơn để đánh giá sự liên quan giữa yếu tố
hành vi và môi trường đến yếu tố này [15].
Nghiên cứu của Sarabjeet Singh và cộng sự năm 2016 chỉ ra nhu cầu
điều trị nắn chỉnh mức độ nhẹ được ghi nhận là 31.60%, mức độ trung bình là

30.85%, trường hợp nặng là 37.55% [16].
Ở Việt Nam có một số nghiên cứu sử dụng tiêu chuẩn thẩm mỹ của
Evans and Shaw. Trần Tuấn Anh và cộng sự nghiên cứu năm 2013 tại thành
phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm 2013 cho thấy đa số người dân chưa
đồng ý với sự sắp xếp thứ tự về 10 bức ảnh về độ thẩm mỹ. Kết quả xếp hạng
của họ là 1,2,3,6,4,5,7,8,9,10. Về nhu cầu điều trị nắn chỉnh khớp cắn, đa số
người dân có nhận định trùng với kết quả nghiên cứu trước đó của tác giả
Evans và Shaw[17].
Đồng Thị Mai Hương và cộng sự năm 2012 cũng nghiên cứu tình trạng
khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh nha của sinh viên trường Đại học Y Hải
Phòng . Kết quả theo thành phần sức khỏe răng DHC thì Mức 1 (không cần
điều trị): 11.3%, mức 2 (nhẹ/ít cần điều trị): 17.7%, mức 3 (cần điều trị trung
bình): 30.7%, mức 4,5 (nặng/cần điều trị): 40.5%. Kết quả đánh giá theo
thành phần thẩm mỹ răng AC: Mức 1-2 (không cần điều trị): 51.3%, mức 3-4


×