Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của điện CHÂM kết hợp vận ĐỘNG KHÔNG XUNG lực TRÊN BỆNH NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
*****

BÙI THỊ BÌNH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP
VẬN ĐỘNG KHÔNG XUNG LỰC TRÊN BỆNH NHÂN
ĐAU THẦN KINH TỌA DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BÙI THỊ BÌNH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP
VẬN ĐỘNG KHÔNG XUNG LỰC TRÊN BỆNH NHÂN
ĐAU THẦN KINH TỌA DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG
Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 8720115


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Đỗ Quốc Hương
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà

HÀ NỘI – 2019


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CSTL

: Cột sống thắt lưng

HC

: Hội chứng

MRI

: Chụp cộng hưởng từ (Magnetic resonance imaging)

NC

: Nghiên cứu

NP

: Nghiệm pháp

SĐT


: Sau điều trị

TĐT

: Trước điều trị

THCS

: Thoái hóa cột sống

TK

: Thần kinh

TKHKN

: Thần kinh hông khoeo ngoài

TKHKT

: Thần kinh hông khoeo trong

TKHT

: Thần kinh hông to

VAS

: Thang điểm nhìn đánh giá mức độ đau (Visual analogue scale)


VĐCXL

: Vận động có xung lực

VĐKXL

: Vận động không xung lực

YHHĐ

: Y học hiện đại

YHCT

: Y học cổ truyền


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Tổng quan về bệnh đau dây thần kinh tọa theo Y học hiện đại..............3
1.1.1. Giải phẫu cột sống thắt lưng và dây thần kinh tọa............................3
1.1.2. Khái niệm chung về bệnh đau dây thần kinh tọa..............................6
1.1.3. Nguyên nhân gây bệnh đau dây thần kinh tọa.................................7
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng đau dây thần kinh tọa do
thoái hóa............................................................................................8
1.1.5. Chẩn đoán........................................................................................11
1.1.6. Điều trị............................................................................................13
1.2. Tổng quan về bệnh đau dây thần kinh tọa theo YHCT......................14

1.2.1. Bệnh danh.......................................................................................14
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh...................................................14
1.2.3. Các thể lâm sàng và phương pháp điều trị theo y học cổ truyền....15
1.3. Tổng quan về phương pháp điều trị bằng tay và vận động không xung lực
16
1.3.1. Giới thiệu lịch sử phương pháp điều trị bằng tay............................16
1.3.2. Cơ chế tác dụng...............................................................................17
1.3.3. Phân loại các phương pháp điều trị bằng tay..................................17
1.3.4. Tác dụng không mong muốn của trị liệu bằng tay..........................22
1.4. Tổng quan về châm cứu và phương pháp điện châm........................22
1.4.1. Khái quát về châm cứu....................................................................22
1.4.2. Phương pháp điện châm..................................................................22
1.5. Tình hình nghiên cứu về điều trị đau vùng thần kinh tọa bằng điện châm
và vận động không xung lực trên thế giới và Việt Nam..........................24


1.5.1. Trên thế giới....................................................................................24
1.5.2. Tại Việt Nam...................................................................................25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........26
2.1. Chất liệu và phương tiện nghiên cứu...........................................26
2.1.1. Chất liệu nghiên cứu:......................................................................26
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu..................................................................26
2.2. Đối tượng nghiên cứu..............................................................27
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHHĐ........................................27
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền..........................27
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân.........................................................27
2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................28
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................28
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.........................................................................28
2.3.3. Quy trình nghiên cứu......................................................................28

2.3.4. Phương pháp tiến hành....................................................................29
2.3.5. Các chỉ tiêu theo dõi........................................................................31
2.3.6. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị...............................................32
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...............................................35
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................35
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu...............................................36
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................38
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu....................................38
3.1.1. Đặc điểm về tuổi.............................................................................38
3.1.2. Đặc điểm về giới.............................................................................38
3.1.3. Đặc điểm nghề nghiệp của bệnh nhân............................................39
3.1.4. Thời gian mắc bệnh.........................................................................39
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước điều trị..............................40


3.2.1. Phân bố bệnh nhân theo khởi phát bệnh.........................................40
3.2.2. Phân bố bệnh nhân theo vị trí mắc bệnh của hai nhóm...................40
3.2.3. Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau của thang điểm VAS.............41
3.2.4. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng thường gặp trước điều trị......41
3.2.5. Phân bố bệnh nhân theo độ Lasègue trước điều trị.........................42
3.2.6. Phân bố bệnh nhân theo độ giãn CSTL trước điều trị.....................42
3.2.7. Phân bố bệnh nhân theo đường kinh của YHCT.............................43
3.2.8. Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh YHCT........................................43
3.2.9. Đặc điểm tổn thương cột sống thắt lưng trên phim X-quang trước điều trị.43
3.3. Kết quả điều trị......................................................................44
3.3.1. Hiệu quả giảm đau sau điều trị theo thang điểm VAS....................44
3.3.2. Các triệu chứng thường gặp sau điều trị.........................................45
3.3.3. Sự cải thiện độ Lasègue..................................................................45
3.3.4. Sự cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng (NP Schober)....................46
3.3.5. Kết quả điều trị chung theo y học hiện đại.....................................46

3.3.6. Kết quả điều trị theo y học cổ truyền..............................................47
3.4. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng...................................47
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................48
4.1. Về đặc điểm của nhóm nghiên cứu..............................................48
4.2. Hiệu quả điều trị....................................................................48
4.3. Tác dụng không mong muốn.....................................................48
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................49
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1.

Phân biệt vận động không xung lực và vận động có xung lực
.....................................................................................................19

Bảng 1.2.

Chỉ định của phương pháp vận động không xung lực...........20

Bảng 2.1.

Thang điểm VAS........................................................................33

Bảng 2.2.

Đánh giá độ giãn CSTL qua nghiệm pháp Schober...............33


Bảng 2.3.

Đánh giá mức độ chèn ép rễ thần kinh tọa bằng nghiệm pháp
Lasègue.......................................................................................34

Bảng 2.4.

Đánh giá các triệu chứng thường gặp.....................................34

Bảng 3.1.

Phân bố bệnh nhân theo tuổi....................................................38

Bảng 3.2.

Phân bố theo giới tính...............................................................38

Bảng 3.3.

Phân bố theo nghề nghiệp.........................................................39

Bảng 3.4.

Phân bố theo thời gian mắc bệnh.............................................39

Bảng 3.5.

Phân bố bệnh nhân theo tính chất khởi phát bệnh................40


Bảng 3.6.

Vị trí mắc bệnh..........................................................................40

Bảng 3.7.

So sánh mức độ đau trước điều trị theo thang điểm VAS của hai
nhóm............................................................................................41

Bảng 3.8.

So sánh triệu chứng thường gặp trước điều trị của hai nhóm
.....................................................................................................41

Bảng 3.9.

So sánh độ Lasègue trước điều trị của hai nhóm...................42

Bảng 3.10. So sánh độ giãn CSTL trước điều trị của hai nhóm...............42
Bảng 3.11. Phân bố bệnh nhân theo đường kinh......................................43
Bảng 3.12. So sánh sự phân bố bệnh nhân theo thể bệnh YHCT............43
Bảng 3.13. Đặc điểm tổn thương cột sống thắt lưng trên phim X-quang
trước điều trị..............................................................................43
Bảng 3.14. Hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS sau điều trị...........44
Bảng 3.15. So sánh các triệu chứng thường gặp sau điều trị của hai
nhóm...........................................................................................45
Bảng 3.16. Sự cải thiện độ Lasègue sau điều trị........................................45


Bảng 3.17. Sự cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng sau điều trị...............46

Bảng 3.18. Kết quả điều trị chung sau điều trị..........................................46
Bảng 3.19. Kết quả sau điều trị theo thể bệnh YHCT..............................47
Bảng 3.20. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng................................47

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Các đốt sống thắt lưng................................................................3

Hình 1.2.

Đám rối thần kinh thắt lưng cùng cụt.......................................4

Hình 1.3.

Đường đi của dây thần kinh tọa.................................................6

Hình 1.4.

Nguyên tắc vận động không xung lực.........................................21


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1.

Vị trí của vận động không xung lực trong Y học bằng tay. . .18

Sơ đồ 3.1.

Thiết kế nghiên cứu................................................................37



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau dây thần kinh tọa hay đau thần kinh hông to là một hội chứng bệnh
lý phổ biến thường là đau rễ thần kinh thắt lưng V và cùng I. Tính chất đau
dọc theo đường đi của dây thần kinh hông (từ thắt lưng xuống hông), đau
dọc theo mặt sau đùi xuống cẳng chân, lan ra ngón út hoặc ngón cái (tùy
theo rễ bị tổn thương) [1]. Bệnh tuy không ảnh hưởng tới tính mạng người
bệnh nhưng làm suy giảm khả năng làm việc, sinh hoạt, có khi để lại hậu
quả tàn phế [2].
Tại Việt Nam, mặc dù chưa có thống kê toàn diện nhưng theo nghiên cứu
của Trần Ngọc Ân, bệnh chiếm 11,42% bệnh nhân vào điều trị tại khoa Cơ
Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1991- 2000), đứng thứ hai
sau viêm khớp dạng thấp [3]. Theo Nguyễn Văn Thu, bệnh chiếm 31,1% tổng
số bệnh nhân điều trị tại khoa Thần kinh Bệnh viện 103 trong 10 năm [4].
Theo Y học cổ truyền (YHCT) đau thần kinh tọa được mô tả trong phạm
vi ‘‘chứng tý’’ với các bệnh danh: Tọa cốt phong, yêu cước thống... do các
nguyên nhân ngoại tà, chấn thương, nội thương gây nên. YHCT có nhiều
phương pháp điều trị như điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, dùng
thuốc… Trong đó điện châm là một phương pháp được áp dụng phổ biến
trong điều trị Tọa cốt phong và đã khẳng định được hiệu quả điều trị.
Các phương pháp của Y học hiện đại (YHHĐ) chủ yếu điều trị triệu
chứng và phục hồi chức năng; kết hợp điều trị nội khoa và vật lý trị liệu bằng
các nhóm thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ, kết hợp chiếu tia hồng ngoại,
sóng siêu âm… [5]. Khi các phương pháp trên điều trị không hiệu quả thì phải
dùng phương pháp phẫu thuật, phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao, tốn kém
nhiều, đôi khi có tai biến trầm trọng cho bệnh nhân [6].
Y học điều trị bằng tay là một phương pháp đặc thù để điều trị những rối

loạn chức năng của hệ vận động, mà đó là một tổn thương gây hạn chế khả


2

năng lao động. Phương pháp điều trị bằng tay được phân loại thành: Liệu
pháp vận động, liệu pháp thần kinh cơ, liệu pháp điểm kích thích, đào tạo các
bài tập tự luyện tập tại nhà. Trong đó liệu pháp vận động bao gồm vận động
không xung lực và vận động có xung lực. Do những tai biến quen thuộc và
không thể bỏ qua được của phương pháp kéo nắn cổ điển (vận động có xung
lực) nên sự ra đời của phương pháp vận động không xung lực là một đóng
góp mới mẻ và to lớn trong kỹ thuật điều trị. Vận động không xung lực được
chỉ định trong các trường hợp giảm biên độ vận động dưới mức bình thường
kèm theo đau, đau do lan truyền, là các triệu chứng hay gặp trong bệnh đau
thần kinh tọa [7]. Tuy nhiên, tại Việt Nam cho tới nay chưa có nghiên cứu nào
được thực hiện để đánh giá tác dụng phối hợp điện châm và vận động không
xung lực trên bệnh nhân đau thần kinh tọa. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: ‘‘Đánh giá hiệu quả điều trị của điện châm kết hợp với
phương pháp vận động không xung lực trên bệnh nhân đau thần kinh
tọa do thoái hóa cột sống” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả điều trị của điện châm kết hợp với phương pháp
vận động không xung lực trên bệnh nhân đau thần kinh tọa do
thoái hóa cột sống.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của các phương pháp điều trị
trên lâm sàng.


3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về bệnh đau dây thần kinh tọa theo Y học hiện đại
1.1.1. Giải phẫu cột sống thắt lưng và dây thần kinh tọa
1.1.1.1. Giải phẫu cột sống thắt lưng
Cột sống thắt lưng có 5 đốt sống, 4 đĩa đệm, 2 đĩa đệm chuyển đoạn
(thuộc đoạn thắt lưng ngực và thắt lưng cùng). Cũng giống như các đoạn đốt
sống khác, cột sống thắt lưng gồm nhiều đơn vị chức năng gọi là đoạn vận động.
Đoạn vận động gồm một đĩa đệm, hai thân đốt sống trên và dưới, 1 ống sống.

Hình 1.1. Các đốt sống thắt lưng [9]
Do thường xuyên phải chịu áp lực tải trọng lớn theo trục dọc cơ thế nên
cấu trúc đốt sống ở đoạn thắt lưng cùng có những đặc điểm khác biệt so với
các đoạn khác:
- Thân đốt sống chiều ngang rộng hơn chiều trước - sau, ba đốt sống
thắt lưng cuối có chiều cao ở phía trước thấp hơn phía sau nên khi nhìn từ


4

phía bên giống như một cái nêm.
- Chân cung to, khuyết trên của chân cung nông, khuyết dưới sâu.
- Mỏm ngang dài và mảnh.
- Mỏm gai rộng, thô, dầy ở đỉnh.
- Mặt khớp của mỏm khớp nhìn vào trong và về sau, mặt khớp dưới có
tư thế trái ngược với mỏm khớp trên [8].
1.1.1.2. Giải phẫu dây thần kinh toạ
Dây thần kinh tọa là một dây hỗn hợp, to và dài nhất trong cơ thể con
người, được tạo thành bởi đám rối thắt lưng cùng gồm rễ thắt lưng L4-L5
và S1-S2-S3.


Hình 1.2. Đám rối thần kinh thắt lưng cùng cụt [9]
Sau khi các rễ hợp lại thành dây thần kinh toạ để đi ra ngoài ống sống,
phải đi qua một khe hẹp gọi là khe gian đốt đĩa đệm. Khe này có cấu tạo
phía trước là thân đốt sống, đĩa đệm, phía bên là cuống giới hạn bởi lỗ liên
hợp, phía sau là dây chằng. Ra khỏi ống xương sống, dây thần kinh tọa đi


5

phía trước khớp cùng chậu, sau đó qua lỗ mẻ hông to đi ra phía sau mông,
nằm giữa hai lớp cơ mông. Ở mông, dây thần kinh nằm giữa ụ ngồi và mấu
chuyển lớn. Ở sau đùi, dây thần kinh tọa đi ở chính giữa đùi, chạy theo một
đường vạch từ một điểm cách đều ụ ngồi và mấu chuyển lớn tới giữa nếp
khoeo. Đến đỉnh trám khoeo thì chia làm 2 nhánh: nhánh thần kinh chày
(thần kinh hông khoeo trong) và nhánh mác chung (thần kinh hông khoeo
ngoài). Có khi dây thần kinh hông to phân ngay ở đùi, có khi ngay ở mông
[8], [10].
+ Nhánh thần kinh chày (dây thần kinh hông khoeo trong): Sau khi chui
qua vòng cơ dép vào cẳng chân sau gọi là thần kinh chày sau, đi giữa hai
động mạch, nằm trên cơ cẳng chân sau theo trục bắp chân tới mắt cá trong
chia làm 2 ngành cùng là thần kinh gan chân trong và thần kinh gan chân
ngoài. Thần kinh chày chi phối vận động cơ phía sau cẳng chân, cơ gan bàn
chân, chi phối phản xạ gân gót, cảm giác vùng gan bàn chân và một ngón rưỡi
phía ngoài mu chân, cảm giác một phần mặt sau cẳng chân.
+ Nhánh thần kinh mác chung (dây thần kinh hông khoeo ngoài): Sau
khi ở khoeo chạy dọc theo bờ trong cơ nhị đầu, tới chỏm xương mác chia làm
2 ngành cùng: dây mác nông và dây mác sâu.
- Dây mác nông (dây cơ bì) chạy vào khu cẳng chân ngoài xuống mu bàn
chân và ngón chân.
- Dây mác sâu (dây thần kinh chày trước) chạy vào khu cẳng chân trước

qua khớp cổ chân vào mu bàn chân và ngón chân.
Thần kinh mác chung chi phối vận động cơ cẳng chân trước ngoài và cơ
mu chân, cảm giác một phần mặt sau đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, 3 ngón
rưỡi phía trước mu chân và một phần phía sau cẳng chân [11].


6

Hình 1.3. Đường đi của dây thần kinh tọa [14]
1.1.2. Khái niệm chung về bệnh đau dây thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa (dây thần kinh hông to) là một hội chứng đau rễ
thần kinh thắt lưng V và cùng I, có đặc tính: Lan theo đường đi của dây thần
kinh hông (từ thắt lưng xuống hông), dọc theo mặt sau đùi xuống cẳng chân,
lan ra ngón cái hoặc ngón út (tuỳ theo rễ bị đau) [1].


7

1.1.3. Nguyờn nhõn gõy bnh au dõy thn kinh ta
+ Nguyờn nhõn c hc:
- Thoỏt v a m: L nguyờn nhõn hay gp nht. Vit Nam, cỏc tỏc
gi nhn thy khong 80% bnh nhõn cú hi chng tht lng hụng cũn trong
tui lao ng l do thoỏt v a m [12]. Trờn th gii, theo nghiờn cu
ca Deyo RA, Mirza SK (2016) t l ny xp x 85% [13].
- Thoỏi húa ct sng: Cú liờn quan cht ch vi quỏ trỡnh lóo húa. Theo
bỏo cỏo ca Kellgren v Lawrence thỡ THCS tht lng gp 30% nam gii v
28% ph n t 55 - 64 tui [14].
- Chn thng ct sng.
- Trt t sng.
- Hp t sng.

+ Nhúm nguyờn nhõn do mt bnh ton th:
- Bnh do thp: Viờm khp dng thp.
- Do nhim khun: Lao ct sng, ỏp xe ct sng...
- Ung th t sng tiờn phỏt hoc di cn.
- Ni tit: Loóng xng, nhuyn xng, cng cn giỏp...
- D tt bm sinh hoc mc phi ca ct sng tht lng cựng chu: Gai
ụi tht lng V hoc cựng I, cựng húa tht lng V, tht lng húa cựng I.
+ Mt s nguyờn nhõn khỏc:
- Ph n cú thai.
- ỏi thỏo ng.
- Viờm thn kinh do lnh...
- Bnh ngh nghip: Lỏi xe, th may, khuõn vỏc... [15], [16].
- Trong những năm gần đây ngời ta đã nghiên cứu đợc
yếu tố gen có liên quan đến bệnh đau thần kinh toạ [17].


8

1.1.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng đau dây thần kinh tọa do
thoái hóa
1.1.4.1. Triệu chứng lâm sàng
 Triệu chứng cơ năng
- Đau lan theo đường đi của dây thần kinh hông:
+ Đau từ vùng thắt lưng xuống mặt bên đùi, mặt trước ngoài cẳng chân,
mu chân, ngón cái (tổn thương kích thích rễ L5).
+ Đau từ vùng thắt lưng lan xuống mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân,
xuống gót chân tận cùng ở ngón út (tổn thương kích thích rễ S1).
- Cách thức bắt đầu: Đau xuất hiện tự nhiên hoặc sau vận động quá mức
cột sống, không có tiền sử ngã hoặc chấn thương rõ rệt.
- Các yếu tố ảnh hưởng: Đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.

- Tính chất đau: Mức độ đau tùy trường hợp có thể biểu hiện bởi cảm
giác đau âm ỉ hoặc dữ dội, cảm giác nặng, cảm giác tê bì, kim châm.
- Thời điểm đau: Hầu như có liên quan đến thay đổi thời tiết [11], [18].
 Triệu chứng thực thể
* Hội chứng cột sống
- Biến dạng cột sống do tư thế chống đau:
+ Tư thế trước - sau: Mất hoặc đảo ngược đường cong sinh lý, gù chống
đau tương ứng với thoát vị đĩa đệm ra phía sau cản trở sự khép lại của khoảng
gian đốt.
+ Tư thế chống đau thẳng: Vẹo chống đau về phía bên đau.
+ Tư thế chống đau chéo: Vẹo chống đau về phía bên lành.
- Dấu hiệu nghẽn của Desèze: Bệnh nhân đứng nghiêng người sang trái,
sang phải, phía không có tư thế chống đau là phía bị nghẽn (còn gọi là dấu
hiệu gãy khúc đường gai sống).


9

- Giảm tầm hoạt động của cột sống thắt lưng.
+ Các động tác cúi, ngửa, nghiêng, xoay đều bị hạn chế.
+ Độ giãn cột sống thắt lưng (CSTL) giảm: Bệnh nhân đứng thẳng
nghiêm, hai gót sát nhau, hai bàn chân mở một góc 60 0, đánh dấu mỏm gai
đốt sống L5, đo lên trên 10cm và đánh dấu ở đó. Cho bệnh nhân cúi tối đa, đo
lại khoảng cách giữa hai điểm đã đánh dấu. Độ giãn CSTL là hiệu số giữa độ
dài đo được sau cúi và độ dài ban đầu. Ở độ tuổi thành niên khoảng cách này
thường giãn thêm 4 – 6cm [5], [19].
* Hội chứng rễ thần kinh: Các nghiệm pháp phát hiện tổn thương rễ và dây
thần kinh [17], [31].
- Dấu hiệu Lasègue: Người bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng,
thầy thuốc nâng gót chân và giữ gối bệnh nhân cho thẳng, từ từ nâng chân

bệnh nhân lên khỏi giường đến mức nào đó xuất hiện đau dọc theo đường đi
của dây thần kinh hông to thì dừng lại tính góc tạo thành giữa đùi và mặt
giường (góc ). Bình thường

≥

70o. Đây là dấu hiệu quan trọng và thường

có, dấu hiệu này còn được sử dụng để theo dõi hiệu quả điều trị.
- Dấu hiệu Bonnet: Người bệnh nhân nằm ngửa, gấp cẳng chân vào đùi,
vừa ấn đùi vào bụng vừa xoay vào trong, bệnh nhân thấy đau ở mông là
Bonnet (+).
- Dấu hiệu Neri: Người bệnh nhân ngồi trên giường hai chân duỗi thẳng,
cúi xuống, hai ngón tay trỏ sờ vào hai ngón chân, bệnh nhân cảm thấy đau ở
lưng, mông phải gập gối lại mới sờ được ngón chân là Neri (+).
Ba dấu hiệu trên bổ xung cho nhau, có chung mục đích là làm căng dây
thần kinh hông to, đặc trưng của đau do rễ.
- Dấu hiệu bấm chuông: Thầy thuốc dùng ngón tay cái ấn mạnh vào
cạnh đốt sống lưng tương ứng với chỗ đi ra của rễ thần kinh, người bệnh thấy
đau lan dọc xuống chân theo đường đi của dây thần kinh hông to.
- Điểm Valleix dương tính:


10

+Valleix 1: chớnh gia ngi v mu chuyn ln xng ựi.
+ Valleix 2: chớnh gia np ln mụng.
+ Valleix 3: chớnh gia mt sau ựi.
+ Valleix 4: chớnh gia khoeo.
+ Valleix 5: chớnh gia cng chõn sau.

(Chỉ cần một điểm đau là có thể chẩn đoán xác
định).
- Ri lon cm giỏc:
+ Tn thng r L5: Gim cm giỏc mt ngoi ựi, mt trc ngoi
cng chõn, mu chõn, ngún chõn (cũn gi l au TKHT kiu L5).
+ Tn thng S1: Gim cm giỏc mt sau ựi, mt sau cng chõn, b
ngoi bn chõn (cũn gi l au TKHT kiu S1).
- Ri lon phn x gõn xng:
+ Tn thng L5: Phn x gõn gi gim, phn x gõn gút bỡnh thng.
+ Tn thng S1: Phn x gõn gút gim hoc mt, phn x gõn gi
bỡnh thng.
- Ri lon vn ng:
+ Tn thng r L5: Gõy yu cỏc c dui chõn v cỏc c xoay bn chõn
ra ngoi lm bn chõn r xung v xoay trong. Bnh nhõn khụng i c
bng gút chõn.
+ Tn thng r S1: Gõy yu c gp bn chõn v cỏc c xoay bn chõn
vo trong lm cho bn chõn cú hỡnh bn chõn lừm. Bnh nhõn khụng i
c bng mi chõn.
- Trng lc c: Gim trng lc c v teo c vựng b tn thng.
+ C mụng: Nhỡn x, nho, np ln mụng mt.
+ C sau ựi, khi c cng chõn trc, cng chõn sau: Nho v mt
sn chc.
- Ri lon c tron: i tin, tiu tin khụng t ch.


11

- Có thể gặp rối loạn thần kinh thực vật: Rối loạn bài tiết mồ hôi, nhiệt
độ da giảm, phản xạ bài tiết vùng thần kinh hông kém, da, cơ loạn dưỡng, teo
[3], [14].

1.1.4.2. Cận lâm sàng
Các xét nghiệm cơ bản, thăm dò chức năng, giúp cho việc đánh giá bản
chất, tính chất, mức độ của bệnh. Quan trọng nhất là chẩn đoán hình ảnh gồm:
- Chụp X-quang cột sống thắt lưng thông thường ở tư thế thẳng, nghiêng,
chếch 3/4 cho phép hướng tới một số nguyên nhân gây chèn ép rễ thần kinh
hông to như: Dấu hiệu mất đường cong sinh lý, hình ảnh thoái hoá cột sống:
mỏm gai, cầu xương, hẹp khe liên đốt sống [19].
- Chụp bao rễ thần kinh: Đây là một phương pháp tốt để chẩn đoán
trước khi có chụp cắt lớp và chụp cộng hưởng từ. Trên phim ta có thể phát
hiện dễ dàng hình ảnh thoát vị đĩa đệm (có thể thoát vị trung tâm hoặc
thoát vị bên), hình ảnh chèn ép do tổn thương xương, hình ảnh hẹp ống
sống hoặc các hình ảnh chèn ép khác [19].
- Chụp cộng hưởng từ (MRI - Magnetic resonnance imaging) cột sống là
những phương tiện hiện đại nhất có thể phát hiện được tất cả các tổn thương
về cột sống và đĩa đệm [19].
- Điện cơ đồ: Giúp cho chẩn đoán định khu tổn thương và tình trạng một
số cơ do dây thần kinh hông chi phối [19], [20].
- Xét nghiệm dịch não tuỷ: Thường có tăng nhẹ protein, khi có nguyên nhân
chèn ép thì protein sẽ tăng cao, khi có viêm nhiễm thì có tăng tế bào [19].
1.1.5. Chẩn đoán
1.1.5.1. Chẩn đoán xác định:
 Lâm sàng:
- Cơ năng: Đau dọc theo đường đi của dây thần kinh hông to.
Đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau tăng khi vận động, ho, hắt hơi... giảm khi nghỉ ngơi.
- Thực thể: Có hội chứng cột sống và hội chứng rễ [21].


12

 Cận lâm sàng: X-quang quy ước, MRI hoặc CT-Scanner (nếu có).

X-quang thoái hóa cột sống thắt lưng có 3 dấu hiệu cơ bản:
+ Hẹp khe khớp: Hẹp không đồng đều, bờ không đều, biểu hiện bằng
chiều cao của đĩa đệm giảm, hẹp nhưng không dính khớp.
+ Đặc xương: Mâm sụn có hình đặc xương.
+ Gai xương: Ở rìa ngoài của thân đốt, gai xương có thể tạo thành
những cầu xương, khớp tân tạo [22].
1.1.5.2. Chẩn đoán phân biệt:
Phân biệt với các trường hợp sau:
* Viêm khớp cùng chậu:
- Ấn khớp cùng chậu bệnh nhân đau.
- Nghiệm pháp Wassermann dương tính: Bệnh nhân nằm sấp thầy
thuốc nâng đùi bệnh nhân lên khỏi mặt giường, bệnh nhân sẽ đau ở khớp
cùng chậu.
- Chụp X-quang khớp cùng chậu: Mờ khớp cùng chậu.
* Viêm cơ thắt lưng chậu (còn gọi là viêm cơ đái chậu):
Bệnh nhân có tư thế nằm co, không duỗi thẳng chân được, kèm theo có
hội chứng nhiễm trùng.
* Viêm khớp háng:
- Nghiệm pháp Patrick dương tính: Để gót chân bên đau cố định ở đầu
gối bên kia, vận động dạng và khép đùi bên đau, bệnh nhân sẽ đau vùng
khớp háng.
- Chụp X-quang khớp háng: Mờ, hẹp khe khớp háng.
* Đau dây thần kinh đùi:
- Đau mặt trước đùi.
- Phản xạ gân gối giảm hoặc mất.
- Chẩn đoán xác định bằng điện cơ đồ [22], [23].


13


1.1.6. Điều trị
1.1.6.1. Điều trị nội khoa
 Chế độ vận động:
-

Nằm nghỉ ngơi tại chỗ trong giai đoạn đầu.

-

Vận động hợp lý trong những giai đoạn sau, tập vận động thân thể nhẹ

nhàng để tăng cường độ chắc của cơ cạnh cột sống. Chế độ vận động và tư thế
hợp lý trong sinh hoạt, lao động là rất quan trọng [24].
Vật lý trị liệu:
- Nhiệt trị liệu: Hồng ngoại, đắp parafin, siêu âm...
- Điện trị liệu: Điện xung, sóng ngắn, từ trường...
 Ngoài ra còn có kéo giãn cột sống, tắm suối khoáng, đắp bùn...
 Tâm lý liệu pháp: Động viên giúp đỡ bệnh nhân kết hợp nghỉ ngơi, thư giãn.
 Điều trị bằng thuốc:
- Loại đau vừa phải:
+ Thuốc chống viêm không steroid liều trung bình: Diclofenac.
+ Thuốc giảm đau bậc một: Paracetamol.
+ Thuốc giãn cơ mức độ vừa: Tolperisone.
- Loại đau dữ dội và mất vận động tức thời: Nếu không có chỉ định phẫu thuật.
+ Thuốc chống viêm không steroid mạnh: Piroxicam có thể dùng
đường tiêm.
+ Thuốc giảm đau thường dùng bậc 2: Paracetamol kết hợp codein.
+ Thuốc giãn cơ mạnh: Thiocolchicoside.
 Một số kỹ thuật phương pháp điều trị khác:
- Kỹ thuật tiêu nhân bằng Chymopapain, đây là kỹ thuật do L.Smith đề

suất năm 1963 và được FDA tán thành năm 1982. Chymopapain có tác dụng
phân hủy protein ở nhân nhầy làm chúng mất khả năng giữ nước, làm giảm áp
lực trong các nhân, giảm chèn ép rễ.


14

- Kỹ thuật gia cố đĩa đệm bằng Hexatrion.
- Kỹ thuật hút bỏ đĩa đệm [1], [18], [24].
1.1.6.2. Điều trị ngoại khoa:
- Chỉ định:
+ Điều trị nội khoa thất bại.
+ Bệnh giai đoạn nặng, ít khả năng hồi phục: Liệt, teo cơ, rối loạn cảm giác...
+ Các bệnh gây di lệch chèn ép vào tủy, đuôi ngựa.
+ Phẫu thuật làm cứng, cố định cột sống khi có nguy cơ lún đốt sống,
gù vẹo nhiều... [14], [19], [22], [25].
1.2. Tổng quan về bệnh đau dây thần kinh tọa theo YHCT
1.2.1. Bệnh danh
Trong các y văn cổ như: Hoàng đế Nội kinh – Tố vấn, Kim quỹ yếu lược
tâm điển, Tuệ Tĩnh toàn tập… Đã mô tả bệnh đau dây thần kinh tọa với nhiều
bệnh danh khác nhau tùy vào vị trí hoặc nguyên nhân gây bệnh: Yêu cước
thống, tọa cốt phong, tọa điếm phong [26].
Đa số sách cổ đều xếp bệnh này thuộc chứng tý. Tý có nghĩa là tắc, làm cho
khí huyết không lưu thông mà gây ra các chứng đau (thống tắc bất thông) [27].
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
❖ Ngoại nhân:
Do tà khí bên ngoài cơ thể thừa lúc tấu lý sơ hở xâm nhập kinh túc thái
dương Bàng quang và túc thiếu dương Đởm làm cản trở sự vận hành của kinh
khí gây nên bệnh.
❖ Nội thương:

Do chính khí cơ thể bị suy yếu mà dẫn tới rối loạn chức năng của các
tạng phủ, đặc biệt là hai tạng Can và Thận.
Chức năng của hai tạng Can, Thận bị rối loạn sẽ ảnh hưởng đến hai phủ
Đởm và Bàng quang, làm cho sự lưu thông của khí huyết trong các kinh túc


15

thái dương Bàng quang, kinh túc thiếu dương Đởm, kinh túc quyết âm Can và
kinh túc thiếu âm Thận bị trở trệ. Bệnh lâu ngày chính khí càng hư yếu không
đủ sức chống đỡ lại sự tấn công của tà khí, kết quả là tà khí càng làm tổn
thương chính khí nhiều hơn.
 Bất nội ngoại nhân:
Do bê vác vật nặng sai tư thế, do bị sang chấn (bị đánh, bị ngã, bị va
đập...) làm khí trệ, huyết ứ dẫn tới kinh khí bị bế tắc gây nên đau và hạn chế
vận động [28].
1.2.3. Các thể lâm sàng và phương pháp điều trị theo y học cổ truyền
1.2.3.1. Thể phong hàn (đau dây thần kinh tọa do lạnh)
Thể bệnh này có triệu chứng thường gặp là đau vùng thắt lưng lan xuống
mông, mặt sau đùi, cẳng chân, đi lại khó khăn, chưa teo cơ, trời lạnh đau tăng,
chườm nóng dễ chịu, toàn thân có thể sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù
khẩn, nước tiểu trong, đại tiện bình thường hoặc nát. Pháp điều trị là khu
phong, tán hàn, ôn thông kinh lạc. Bài thuốc hay dùng là ‘‘Can khương
thương truật linh phụ thang’’ [29]. Châm tả, cứu hoặc ôn châm, ôn điện châm
các huyệt tùy theo vị trí bị bệnh. Nếu bệnh nhân đau theo đường đi của kinh
Bàng quang, sử dụng các huyệt là: A thị huyệt, Giáp tích L5 - Sl, Thận du, Đại
trường du, Trật biên, Ân môn, Thừa phù, Ủy trung, Côn lôn; Nếu bệnh nhân
đau theo đường đi của kinh Đởm, sử dụng các huyệt như: A thị huyệt, Giáp
tích L5 - Sl, Thận du, Đại trường du, Phong thị, Dương lăng tuyền, Huyền
chung, Túc lâm khấp.

1.2.3.2. Thể phong hàn thấp tý (đau dây thần kinh hông to do thoái hóa gây
chèn ép)
Triệu chứng chính của thể bệnh này là đau vùng thắt lưng cùng lan
xuống chân dọc theo đường đi của dây thần kinh hông, teo cơ, bệnh kéo dài
dễ tái phát, thường kèm theo triệu chứng toàn thân như ăn kém, ngủ ít, mạch


16

nhu hoãn, trầm nhược. Pháp điều trị là khu phong, tán hàn, trừ thấp, bổ can
thận, hành khí hoạt huyết, nếu teo cơ phải bổ khí huyết. Bài thuốc hay dùng là
‘‘Độc hoạt tang ký sinh’’ [29]. Châm tả các huyệt giống thể phong hàn, châm
bổ thêm Can du, Thận du, Tam âm giao, Thái khê.
1.2.3.3. Thể phong thấp nhiệt
Triệu chứng thường gặp là đau lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, cẳng
chân, đi lại khó khăn, đau có cảm giác nóng rát, chườm nóng khó chịu, chân
nóng, da khô, chân có cảm giác tê bì kiến bò, miệng khô háo khát, đại tiện
táo, tiểu tiện vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác. Pháp điều trị
cho thể bệnh này là khu phong, thanh nhiệt, trừ thấp, hành khí hoạt huyết. Bài
thuốc thường dùng là ‘‘Ý dĩ nhân thang’’ kết hợp ‘‘Nhị diệu gia giảm’’. Điện
châm các huyệt như thể phong hàn [30].
1.2.3.4. Thể huyết ứ
Triệu chứng chủ yếu của thể bệnh này là đau từ thắt lưng lan xuống
mông, mặt sau đùi, cẳng chân, xảy ra sau chấn thương, lao động nặng, mang
vác nặng… đau dữ dội, không đi lại được hoặc đi lại khó khăn, chất lưỡi tím
có điểm ứ huyết, mạch sáp. Pháp điều trị cho thể bệnh này là hành khí hoạt
huyết, hóa ứ, thư cân hoạt lạc. Bài thuốc hay dùng là ‘‘Tứ vật đào hồng’’.
Châm các huyệt giống thể phong hàn và thêm huyệt Huyết hải [30], [31].
1.3. Tổng quan về phương pháp điều trị bằng tay và vận động không
xung lực

1.3.1. Giới thiệu lịch sử phương pháp điều trị bằng tay
Y học điều trị bằng tay là một phương điều trị các bệnh lý về cột sống và
xương khớp phổ biến ở châu Âu và Mỹ, đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều
thập kỉ trở lại đây [7].
Lịch sử của y học bằng tay bắt nguồn từ thời Hippocarates cha đẻ của y
học phương Tây (460-355 B.C). Ông đã nói: “Hãy học các kiến thức về cột


×