Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XÂY DỰNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.53 KB, 13 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG
TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU
XÂY DỰNG VIỆT NAM
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI
Chiến lược phát triển Công ty giai đoạn 2001-2010 là "Tiếp tục thực hiện
phương châm đa doanh, đa dạng hoá sản phẩm, từng bước chuyển đổi tỷ trọng
trong cơ cấu các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường đầu tư, nâng
cao giá trị sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, xuất khẩu lao động, áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, thúc đẩy hội nhập, tăng cường
tiếp cận nền kinh tế tri thức để nâng cao hàm lượng trí tuệ trong cơ cấu sản phẩm.
Tăng cường thực hiện việc đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp, đẩy mạnh cổ phần
hoá, phát triển nguồn vốn huy độngm thực hiện đa sở hữu vốn, giữ vừng nhịp độ
tăng trưởng hàng năm, phấn đấu xây dựng Tổng Công ty thành một tập đoàn kinh
tế vững mạnh".
Mục tiêu của Tổng Công ty là sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả trên cơ sở
tích luỹ để phát triển Doanh nghiệp và cải thiện đời sống, điều kiện làm việc cho
người lao động - Đóng góp ngày càng nhiều cho phúc lợi Xã Hội, góp phần xây dựng
và nâng cao đời sống tinh thần văn minh Xã Hội.
Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2004 của Tổng
Công ty như sau:
- Tổng giá trị sản xuất kinh doanh đạt 1800 tỷ đồng, bằng 111% so với thực hiện
năm 2003 trong đó xây lắp đạt 2650 tỷ đồng, bằng 105% so với thực hiện năm
2003.
- Tổng doanh thu đạt 2550 tỷ đồng, bằng 106% so với thực hiện năm 2003 trong đó
xây lắp đạt 1802 tỷ đồng, bằng 104% so với thực hiện năm 2003
- Tổng mức đã nộp ngân sách (tính theo thuế VAT đầu ra trừ đầu vào) đạt 66 tỷ
đồng, bằng 115 % so với thực hiện năm 2003
Tổng Công ty VINACONEX phấn đấu đảm bảo tăng trưởng ổn định bình
quân 15%/năm, đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nâng cao năng
lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ quản lý, tăng cường khả
năng tích tụ vốn để đến năm 2010 trở thành một tập đoàn kinh tế đa doanh.


II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC DỰ ÁN Ở TỔNG CÔNG TY XUẤT
NHẬP KHẨU XÂY DỰNG VIỆT NAM.
Để nâng cao hiệu quả các dự án tại Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng
Việt nam đòi hỏi nhiều giải pháp cả chủ quan lẫn khách quan. Về phần mình Tổng
Công ty đặt ra các biện pháp chính để phấn đấu như sau:
- Tăng cường quan hệ để tìm hiểu để được hướng dẫn thực hiện và giải
quyết các thủ tục đầu tư với các cơ quan trung ương và địa phương.
- Kiện toàn bộ máy tư vấn, bộ máy làm công tác đầu tư của Tổng Công ty,
có quan hệ rộng rãi với các cơ quan tư vấn khác trong và ngoài nước để đẩy nhanh
công tác tư vấn, lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết và Báo cáo nghiên cứu
khả thi của dự án.
- Tăng cường tìm hiểu để huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước, áp
dụng hình thức đa sở hữu vốn bằng việc thành lập các công ty cổ phần cho các dự
án, bằng hình thức liên danh, liên doanh liên kết.
Trên đây là những biện pháp chính để nâng cao hiệu quả các dự án tại Tổng
Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam.
Sau đây có thể nêu lên mội số giải pháp cụ thể:
1. Đầu tư vào công tác tổ chức lập dự án
Lập dự án là khâu rất quan trọng đối với một dự án đầu tư. Vì vậy để nâng
cao hiệu quả các dự án phải chú trọng đến chất lượng của các dự án được lập.
a. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lập dự án
Trong thời đại ngày nay, nhịp độ phát triển trên tất cả các lĩnh vực đều diễn
ra với tốc độ chóng mặt. Tất cả các ngành nghề lĩnh vực đều ứng dụng công nghệ
thông tin. Việc ứng dụng nó vào thực tế là rất cần thiết, điều đầu tiên tiếp thu hiệu
quả nó là yếu tố con người.
Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh
doanh nào cũng đòi hỏi phải có đội ngũ các cán bộ có trình độ kĩ năng, kinh
nghiệm, và đặc biệt là có tâm huyết với nghề mình đang làm.
Để nâng cao trình độ đội ngũ lao động có khả năng phản ứng một cách linh
hoạt trước sự biến động của thị trường muốn thực hiện được nó cần phải:

+ Tiếp tục tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho các cán bộ công nhân viên
nhằm bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ. Các hình thức đào tạo có thể là học
tại cơ quan, các trường Đại học, hoặc liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước
trong vấn đề đào tạo và chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó cũng cần phải có
chính sách về lương hợp lí đối với những đối tượng này.
+ Tăng cường phổ cập tin học cho các cán bộ
+ Thường xuyên tổ chức các cuộc trao đổi, thảo luận về chuyên môn, nghiệp
vụ về công tác quản lí và thiết kế giữa các phòng ban trong công ty để học hỏi
những kinh nghiệm trong phương pháp là việc.
+ Cần giao trách nhiệm cho các cán bộ phụ trách công tác giám sát thiết kế
tại các công trình xây dựng, tổng kết các ưu khuyết điểm do cơ quan thiết kế lập,
các kinh nghiệm thực tế xây lắp. Hàng quý báo cáo để cán bộ thiết kế ưu khuyết
điểm của mình kết hợp với việc luôn phiên cử các cán bộ thiết kế xuống để sản
xuất nâng cao năng lực thiết kế.
+ Mở rộng quan hệ hợp tác để tránh thủ tục hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức
nước ngoài nhằm thu thập thông tin, kinh nghiệm quản lí kĩ thuật cũng như gửi các
cán bộ tham gia khảo sát mở rộng tầm nhìn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ.
+ Sắp xếp lại lao động phù hợp hơn với chuyên môn của mình nếu cần.
+ Đối với những công trình có yêu cầu khẩn trương, nên mở rộng hình thức
tổ chức sản xuất tập trung theo nhóm công trình cho chủ nhiệm dự án hoặc giám
đốc trực tiếp điều hành (rút các cán bộ phòng thiết kế tập trung thực hiện).
Hiện nay rất nhiều dự án của công ty còn phụ thuộc nhiều vào các công ty tư
vấn. Do đó xây dựng được đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ vững sẽ tạo
thế chủ động cho công ty. Công tác lập dự án cần được chuyên môn hoá cũng như
sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban để có thể nâng cao chất lượng của dự án
được lập.
Những tài liệu về phân tích và lập dự án chưa được phong phú hiện nay nên
các cán bộ trong quá trình phân tích cần phải tìm hiêu, tham khảo thêm sách báo từ
nước ngoài.

Hiện nay đội ngũ cán bộ lập dự án tại Tổng Công ty đều là những người đã
tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học tuy nhiên cần phải xây dựng kế hoạch nâng
cao năng lực cho cán bộ lập dự án như tăng cường tổ chức các cuộc hội thảo, tập
huấn nghiệp vụ, mời các chuyên gia về tập huấn.
Cán bộ trực tiếp tham gia quá trình lập dự án yêu cầu là cần phải có năng
lực, trình độ và nắm vững quy trình nghiệp vụ lập dự án. Đồng thời phải có phẩm
chất đạo đức nghiêm túc trong công việc và luôn đặt mục tiêu chất lượng của dự án
lên hàng đầu.
b. Xây dựng được quy trình lập dự án hợp lý
Trong thời gian tới Tổng Công ty cần phải xây dựng được một quy trình lập
dự án hợp lý, tuân thủ đúng các yêu cầu của Nhà nước và phù hợp với đặc điểm
riêng của ngành xây dựng và của Tổng Công ty.
c. Nâng cao chất lượng phân tích tài chính của dự án
Việc phân tích tài chính của dự án là rất quan trọng, đặc biệt là các chỉ tiêu
NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn…
d. Phân tích các chỉ tiêu kinh tế xã hội
Việc phân tích các chỉ tiêu kinh tế xã hội trong các dự án của Tổng Công ty
thường bị xem nhẹ, dođó cần tăng cường công tác này trong quá trình lập dự án.
Hệ thống chỉ tiêu kinh tế xã hội giúp cho lập dự án có thể được các cơ quan chức
năng thông qua một cách dễ dàng hơn.
e. Tăng cường thu nhập thông tin của dự án
Công tác lập dự án đòi hỏi phải làm tốt khâu chuẩn bị có nghĩa là phải xem
xét tính toán toàn diện các khía cạnh kinh tế - kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, môi
trường, xã hội, pháp lý có liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư, đến sự phát huy
hiệu quả của công cuộc đầu tư.
Các dự án lớn đòi hỏi thời gian nghiên cứu, khảo sát rất công phu, tỷ mỉ, tốn
nhiều thời gian công sức. Vì vậy nếu được trang bị máy móc hiện đại, các thiết bị
khảo sát, đo đạc tiên tiến sẽ rút ngắn thời gian khảo sát, tăng được chất lượng
thông tin.

×