NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ
DỤNG MÁY THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH LÀ NHÂN TỐ CƠ
BẢN GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÁY MÓC THIẾT BỊ
1.1.1 Quan niệm về máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị là tư liệu lao động, là những vật hay hệ thống những vật
làm nhiệm vụ dẫn chuyền sự tác động của con người đến những đối tượng lao
động để biến đổi những đối tượng lao động thành những sản phẩm thoả mãn nhu
cầu con người.
Máy móc thiết bị là tài sản cố định, là cơ sở vật chất của doanh nghiệp, nó
quyết định doanh nghiệp tiến hành sản xuất những sản phẩm gì với số lượng và
chủng loại bao nhiêu, tiến hành bằng cách nào.
Máy móc thiết bị cũng là năng lực của doanh nghiệp dùng để phát triển sản
xuất kinh doanh.
Máy móc thiết bị được sử dụng trong nhiều quá trình sản xuất khác nhau.
Chỉ sau khi sử dụng lâu dài và sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng được nhu cầu
thị trường thì máy móc thiết bị mới cần phải được thay thế.
Trong quá trình sử dụng, giá trị của máy móc thiết bị giảm dần nhưng hình
thái vật chất của nó không thay đổi mà vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu.
Sự giảm dần giá trị của máy móc tiết bị là do hao mòn sinh ra. Trong các
yếu tố vật chất cần thiết của doanh nghiệp thì máy móc thiết bị là bộ phận có giá trị
lớn, tham gia nhièu lần vào quá trình sản xuất cho nên nó chuyển dần giá trị vào
giá trị của sản phẩm hang hoá, chứ không chuyển hết giá trị của nó cùng một lúc.
Trong các doanh nghiệp thì máy móc thiết bị là hình thái vất chất của vốn cố
định. Mà vốn cố định chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn dùng cho sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có sự
đầu tư vốn lớn mà chủ yếu là mua sắm máy móc thiết bị. Do máy móc thiết bị
tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất kinh doanh nên vốn cố định có tốc độ
chu chuyển chậm.
Trong thực tế, tài sản cố định được đánh giá theo nhiều chỉ tiêu khác nhau. Tuỳ
theo từng giai đoạn cụ thể và căn cứ vào những điều kiện sản xuất nhất định mà
những chỉ tiêu này được quy định khác nhau. Nhưng thông thường các chỉ tiêu này
xác định thời gian hoạt động và giá trị của tài sản cố định.
1.1.1.1. Xét về mặt giá trị
Trong cơ cấu vốn của một doanh nghiệp gồm có hai phần chính: vốn cố định và
vốn lưu động. Trong đó vốn cố định lại bao gồm, đất đai, nhà xưởng, máy móc
thiết bị, phương tiện vận tải...
Tuỳ theo từng ngành nghề khác nhau và trình độ công nghệ khác nhau thì tỷ
trọng giá trị máy móc thiết bị trong cơ cấu vốn cố định cũng như trong cơ cấu vốn
cũng khác nhau. Các ngành nghề công nghiệp càng chính xác, càng tinh vi, trình
độ kỹ thuật công nghệ càng cao thì tỷ trọng về giá trị của máy móc thiết bị trong
cơ cấu vốn ngày càng cao và ngược lại.
Trong các yếu tố tạo thành vốn cố định của doanh nghiệp thì thiết bị là yếu
tố gây ảnh hưởng mạnh nhất đến tổng năng lực sản xuất của doanh nghiệp, đến
năng suất lao động, chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Trình độ kỹ thuật công nghệ
ảnh hưởng đến yêu cầu của việc tổ chức quả lý sản xuất sao cho cân đối, nhịp
nhàng và liên tục.
Vậy về mặt giá trị của máy móc thiết bị trong các doanh nghiệp là một phần
vốn của doanh nghiệp đòi hỏi phải được bảo toàn và phát triển.
1.1.1.2. Xét về mặt giá trị sử dụng
Trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hàng hoá, đòi hỏi có nhiều yếu tố tham
gia vào, nhưng có ba yếu tố chính là: sức lao động, công cụ lao động và đối tượng
lao động.
Trong đó, công cụ lao động trong các doanh nghiệp chủ yếu là máy móc
thiết bị nó tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm hàng hoá phục vụ
nhu cầu của con người. Máy móc tiết bị là sợi dây liên kết giữa sức lao động và đối
tượng lao động để tạo ra sản phẩm hàng hoá theo ý muốn chủ quan của con người.
Trình độ kỹ thuật, trình độ công nghệ của máy móc thiết bị quyết định phần lớn
năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh
để tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Cũng như xác định vị trí của doanh
nghiệp trên thị trường và trong nền kinh tế quốc dân.
1.1.1.3. Xu thế phát triển về máy móc thiết bị đối với các doanh nghiệp trong
cơ chế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển
được thì phải dành được thắng lợi trong cạnh tranh. đây là quy luật tất yếu của cơ
chế thị trường. Trong đó giá cả và chất lượng được coi là hai công cụ chủ yếu và
hữu hiệu nhất được các doanh nghiệp sử dụng. Như vậy, muốn nâng cao khả năng
cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải có những biện pháp để hạ giá thành và nâng
cao chất lượng sản phẩm. Muốn làm được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp nói
chung và các đơn vị xây dựng nói riêng cần phải có chiến lược đầu tư, đổi mới
máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ hiện đại.
Nhưng chỉ có dây chuyền công nghệ hiện đại, máy móc thiết bị tiên tiến thối
thì chưa đủ mà các doanh nghiệp phải có cách thức tổ chức quả lý, sử dụng máy
móc thiết bị sao cho có hiệu quả nhất từ đó mới có thể nâng cao chất lượng sản
phẩm, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm mới giúp cho doạnh
nghiệp đứng vững trên thị trường cạnh tranh.
1.1.2. Phân loại máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị là một phần của tài sản cố định cho nên việc quản lý chúng
rất phức tạp và khó khăn, nhất là các doanh nghiệp có số lượng tài sản cố định lớn,
máy móc thiết bị tiên tiến. Vì vậy, để quản lý tốt cần phải chia máy móc thiết bị
thành các loại khác nhau dựa theo các tiêu thức khác nhau như số lượng, đặc điểm,
kết cấu, phương thức hoạt động, công dụng và dựa vào tính chất của quá trình sản
xuất, có thể phân loại máy móc thiết bị thành các loại sau đây.
1.1.2.1. Theo phương thức hoạt động
* Phương tiện vận tải:
Là các loại xe dùng để trở nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho quá trình sản
xuất.
* Thiết bị văn phòng:
Đây là các loại máy phục vụ cho công tác văn phòng với tính năng gọn nhẹ
nên nó chỉ thích hợp trong các phòng ban, những loại máy này có tác dụng thiết kế
các bản vẽ kỹ thuật, lưu trữ hồ sơ, soạn thảo các hợp đồng kinh tế, soạn thảo công
văn, phô tô tài liệu... ví dụ như máy tính, máy vẽ, máy đồ hoạ, máy Fax...đối với
các thiết bị này có thể phù hợp với tất cả các công ty.
* Thiết bị kỹ thuật và xây dựng.
Đây là những thiết bị phục vụ cho quá trình thi công công trình và xử lý
những chỗ không đạt yêu cầu với thiết kế công trình, dây là những loại máy
chuyên dùng để thực hiện những công việc khó và phức tạp. như máy siêu âm bê
tông, máy định vị cốt thép, máy đo đạc bản đồ, máy ép thuỷ lực, máy nén 3
trục...đây là những loại máy chỉ dùng cho công tác xây dựng, vì chúng chỉ thực
hiện được mỗi một chức năng riêng là thiết kế xây dựng.
* Máy san nền.
Đây là loại máy rất cần thiết cho các công trình xây dựng, chúng hoạt động
theo chiều song song với mặt đất và phương thức hoạt động của chúng là san
phẳng mặt bằng xây dựng, xử lý những chỗ đất bị lún đó là các loại máy như: ủi,
lu, máy xúc...
1.1.2.2 .Theo hình thức sử dụng.
* Máy móc thiết bị đang sử dụng.
Đây là những máy móc thiết bị đang trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm tạo ra sản phẩm cho doanh
nghiệp. Số lượng máy móc thiết bị đưa vào hoạt động càng nhiều thì điều đó chứng
tỏ rằng công ty kinh doanh càng có hiệu quả.
* Máy móc thiết bị chưa sử dụng.
Đây là những máy móc thiết bị do nguyên nhân chủ quan, hoặc khác quan
nên chưa thể đem vào sử dụng được như: máy móc thiết bị mới nhập về chưa lắp
giáp hoặc đang trong thời gian chạy thử, máy móc thiết bị đang trong thời gian sửa
chữa...
* Máy móc thiết bị không cần dùng chờ thanh lý.
Đây là những máy móc thiết bị do công ty không cần hoặc những máy móc
hư hỏng không sử dụng được hay còn sử dụng được nhưng dã lạc hậu về kỹ thuật
đang chờ đợi để giải quyết.
Như vậy qua chách phân loại này có thể giúp cho các nhà quản lý thấy được
quá trình quản lý và khả năng sử dụng máy móc thiết bị của công ty qua đó đánh
giá được thực trạng về máy móc thiết bị trong doanh nghiệp.
1.1.2.3 Theo quyền sở hữu.
Cách phân loại này giúp cho các nhà quản lý máy móc thiết bị phân biệt
được loại máy móc nào thuộc quyền sở hữu của đơn vị mình trích khấu hao, loại
máy móc thiết bị nào đi thuê ngoài không tính trích khấu hao nhưng phải có trách
nhiệm thanh toán tiền đi thuê và hoàn trả đầy đủ khi kết thúc hợp đồng thuê giữa
hai bên. cho nên máy móc thiết bị được phân ra thành:
* Máy móc thiết bị do công ty tự có.
Là những máy móc thiết bị do công ty tự mua sắm được bằng nguồn vốn tự
có tự bổ sung của mình, nguồn vốn do nhà nước cấp, nguồn vốn do liên doanh, liên
kết.
* Máy móc thiết bị đi thuê
Đây là những máy móc thiết bị do công ty thuê về để sử dụng trong một thời
gian có thể là dài hạn hoặc cũng có thể là ngắn hạn tuỳ theo tính chất công việc mà
doanh nghiệp phải làm, hình thức thuê máy móc thiết bị này có thể là công ty
không đủ máy để làm việc hoặc cũng có thể là do thính chất công việc quá nên
phải thuê thêm máy...
1.1.2.4 Theo nguồn hình thành.
* Máy móc thiết bị do nhà nước cấp
* Máy móc thiết bị mua sắm bằng nguồn vốn đi vay
* Máy móc thiết bị được công ty bổ sung thêm
* Máy móc thiêt bị nhận góp vốn liên doanh liên kết.
1.1.3. Vai trò của máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất
Trong doanh nghiệp công nghiệp, máy móc thiết bị là yếu tố quyết định quá trình
sản xuất kinh doanh.
Khi nhận xét về vai trò máy móc thiết bị, Các Mác đã chỉ ra rằng "Hệ thống
máy móc là xương cốt và bắp thịt của sản xuất". Điều đó khẳng định ý nghĩa của
máy móc thiết bị đối với quá trình sản xuất. Sản xuất được mở rộng chính là nhờ
có sự phát triển ngày càng tằn của hệ thống máy móc thiết bị.
Sự phát triển của máy móc thiết bị đã làm cho sản xuất từ chỗ thủ công tiến
đến nửa cơ khí, cơ khí toàn bộ và đỉnh cao là tự động hoá quá trình sản xuất. điều
đó đã làm cho sức sản xuất tăng lên không ngừng, sản phẩm ngày càng phong phú
và đa dạng hơn chính là nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại.
Máy móc thiết bị là cơ sở vật chất của quá trình sản xuất bvà như vậy mà
doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tính chất đặc
điểm và quy mô sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống máy móc thiết bị ở
doanh nghiệp. Từ chỗ quyết định đến quá trình sản xuất, tác động đến hệ thống tổ
chức sản xuất, đến quyết định và chi phối hệ thống tổ chức quản lý trong doanh
nghiệp. Hệ thống tổ chức quản lý xây dựng trên cơ sở vật chất kỹ thuật sẽ đảm bảo
phát huy hết khả năng hiện có của doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình sản xuất.
Máy móc thiết bị của doanh nghiệp quyết định tính chất đặc điểm sản phẩm
sản xuất ra. Sản phẩm làm ra với chất lượng cao, khối lượng lớn cũng phụ thuộc
chủ yếu vào máy móc thiết bị ở doanh nghiệp. Hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến,
hiện đại sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển sản xuất.
Đầu tư máy mocs thiết bị tiên tiến vào sản xuất sẽ giảm bớt sức lao động,
tiến tới thay dần sức lao động. Trong quá trình sản xuất, nhờ trình độ khoa học
phát triển, nhiều loại máy móc thiết bị được chế tạo ra với những tính năng kỹ
thuật cao đã làm cho phạm vi thay thế của máy móc thiết bị cho sức lao động của
công nhân tăng lên. Máy móc thiết bị thay thế người lao động làm tăng năng lực
sản xuất và chất lượng sản phẩm, thời gian gia cộng chế tạo rút ngắn, quá trình sản
xuất diễn ra nhanh chóng. Sản phẩm được sản xuất ra nhiều hơn sẽ là điều kiện
thuận lợi cho việc nâng cao đời sống người lao động. Người lao động sẽ có nhiều
khả năng để phát triển trí lực và sức lực của mình phục vụ cho sản xuất được tốt
hơn. tự động hoá là bước phát triển cao nhất của cơ khí hoá cho phép người lao
động hoàn toàn làm chủ quá trình sản xuất. người lao động giờ đây thay vì cùng
máy gia công, sản xuất sản phẩm đã tách riêng ra khỏi quá trình nay để thực hiện
công tác kiẻm tra, theo dõi sự hoạt động của máy móc thiết bị, điều chỉnh máy móc
thiết bị cho phù hợp. Còn máy móc thiết bị sẽ tự động sản xuất từ khâu đầu đến
khâu cuối.
Đạt đến trình độ tự động hoá máy móc thiết bị không chỉ làm giảm nhẹ lao
động mà tiến tới thay thế lao động người cộng nhân.
Hệ thống máy móc thiết bị đang hoạt động theo những dây chuyền công
nghệ tiên tiến sẽ đẩy nhanh quá trình chế tạo sản phẩmH, thời gian sản xuất được
rút ngắn, làm cho năng suất lao động được nâng cao.
Nhờ có sự tham gia của máy móc thiết bị trong sản xuất, người công nhân sẽ
đảm đương được một khối lượng công việc ngày càng tăng. Do đó sản phẩm sản
xuất ra ngày càng nhiều. Doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao có điều kiện tích
luỹ để mở rộng sản xuất hơn trước, sản xuất sẽ được phát triển cả về chiều rộng và
chiều sâu.
Hoạt động của máy móc thiết bị sẽ tạo điều kiện khuyến khích khả năng
sáng tạo của người công nhân. cũng nhờ đó mà sản phẩm của doanh nghiệp ngày
càng đa dạng. Doạnh nghiệp có khả năng cung cấp một khối lượng sản phẩm lớn
hơn trước với mẫu mã phong phú, chất lượng cao thoả mãn nhu cầu ngày càng
tăng của người tiêu dùng.