Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT TƯ Ở CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.67 KB, 13 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT TƯ Ở CÔNG TY MAY PHÙ
ĐỔNG
-ý kiến 1:
Kiểm tra nhận và nhập vật tư vào kho:
Tại công ty hiện nay, khi phòng tổ chức kinh doanh nhận được hoá đơn kiểm
phiếu xuất kho hay giấy báo nhận hàng của người bán gửi đến như đã trình bày ở
chương II. Quy trình tiếp nhận và bbảo quản vật tư có những đặc điểm như sau:
. Ưu điểm: Đảm bảo đúng số lượng, chất lượng vật tư nhập kho, đúng thủ tục
chứng từ quy định của bộ tài chính ban hành.
. Nhược điểm: Thời gian chờ đợi để nhập nguyên vật liệu vào kho còn lâu. Vật
tư nằm ngoài cảng, bãi lâu dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và khí hậu kèm theo đó là
các chi phí bảo quản và bến bãi.
Nguyên nhân: Khi đã có giấy báo nhận hàng, biên bản kiểm nghiệm hàng của
trung tâm KCS thì người giao hàng lại phải quay lên phòng kinh doanh để làm “
Phiếu nhập kho” sau đó mới xuống kho để nhập vật tư vào kho.
Để khắc phục được những nhược điiểm trên, theo tôi khi đã có giấy báo nhận
hàng, biên bản kiểm nghiệm của trung tâm KCS thì người nhập hàng (nguyên vật
liệu) giao ngay vật tư cho thủ kho. Nếu thủ kho nhận đủ số lượng chất lượng theo
yêu cầu thì thủ kho ký nhận ngay vào góc trái hay mặt sau giấy báo nhận hàng
( ghi bằng số hoặc bằng chữ). Sau đó người nhập hàng mang giấy báo nhận hàng
và biên bản kiểm nghiệm lên phòng kinh doanh hoàn tất thủ tục, như vậy giảm bớt
thời gian mà vật tư nằm chờ tại bãi.
+ ý kiến 2:
Để quản lý đảm bảo tốt chất lượng vật tư trong kho, theo tôi phải tăng cường
thêm hệ thống phòng cháy nổ và vệ sinh an toàn vật tư kho bãi tránh những sự cố
đáng tiếc xảy ra. Hệ thống ánh sáng còn kém cũng ảnh hưởng đến quản lý và sắp
xếp vật tư kho bãi.
Ngoài ra, vấn đề điều kiện vật chất cán bộ công nhân viên nói cung trong công
ty chưa đươc quan tâm thoả đáng tinh thần trách nhiêm với công việc chưa cao do
đó cũng gây nhiều lãng phí trong công tác dự trữ và bảo quản vật tư.
+ý kiến 3:


Hiện nay, ở công ty khi xuất dùng vật tư cho sản xuất hay cho các chi nhánh, khi
sử dụng không hết vật tư đơn vị sử dụng vẫn để lại tại đơn vị như vậy sẽ không
đảm bảo được chất lượng và số lượng của vật tư ảnh hưởng lớn đến công tác quản
lý vật tư của doanh nghiệp.
Theo tôi muốn khắc phục được những nhược điểm trên thì khi các đơn vị lĩnh vật
tư nếu không sử dụng hết thì tiến hành làm thủ tục nhập ngay lại kho. Như vậy
công tác bảo quản vật tư vật liệu và kiểm tra chất lượng được thường xuyên và tốt
hơn.
+ý kiến4:
Lập dự phòng giảm giá cho nguyên vật liệu dự trữ trong kho.
Theo thông tư số 64TC/TCDN của bộ tài chính ban ngày 15/09/1997
áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh
đã quy định việc lập dự phòng giảm giá đối với vật tư vật liệu hàng
hoá tồn kho với điều kiện
-Thứ nhất: Là những vật liệu, hàng hoá tồn kho tại thời điểm lập
báo cáo tài chính thường có giá trị thường thấp hơn số giá trị ghi trên
sổ kế toán.
-Thứ hai: Là vật tư hàng hoá phải là mặt hàng kinh doanh thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp
-Thứ ba: Là phải có chứng từ hoá đơn hợp lý, hợp lệ hoặc các
chứng từ khác chứng minh giá trị vốn vật tư, hàng hoá tồn kho.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường giá cả luôn luôn biến động
về các nhu cầu như : mẫu mã kiểu dáng chất lượng ngày càng cao kéo
theo giá cả yêu cầu nguyên vật liệu thay đổi. Mặt khác, do nguyên
nhân nguyên, nhiên, vật liệu, dự trữ trong kho có thể bị hao hụt hoặc
có thể bị giảm chất lượng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho quản lý, sản
xuất kinh doanh công ty nên lập dự phòng giảm giá cho nguyên vật
liệu dự trữ nói riêng và cho hàng hoá tồn kho nói chung. Những vật tư
kém phẩm chất còn ứ đọng trong kho phải được xem xét rõ nguyên
nhân, quy rõ trách nhiệm. Giải phóng toàn bộ số vật tư còn tồn đọng

để đảm bảo cho tất cả số vật tư dự trữ có thể đáp ứng được với yêu cầu
sản xuất kinh doanh và toàn bộ số vốn lưu động của công ty được huy
động một cách hiệu quả nhất.
Kế toán phải căn cứ vào tình hình giảm giá, số lượng tồn không
thực tế của từng loại vật tư để xác định mức dự phòng một cách hiệu
quả nhất.
Giá thực tế
trên thị
trường tại
thời điểm
Lượng vật tư
tồn kho giảm
giá tại thời
điểm 31/12
năm báo cáo
Mức dự
phòng giảm
giá vật tư
năm kế
Giá hạch
toán trên sổ
kế toán
-

=
Giá thực tế trên thị trường của tất cả các loại vật tư tồn kho bị
giảm giá tại thời điểm 31/12 là giá có thể mua hoặc bán trên thị
trường.
Việc lập dự phòng phải tiến hành riêng cho từng loại vật tư bị
giảm giá và tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn

kho của công ty.
6)Nâng cao hiệu quả của việc tiết kiệm vật tư - các yếu tố của sản
xuất kinh doanh :
Chế độ tiết kiệm là hệ thống những biện pháp kinh tế, tổ chức, kỹ
thuật và giáo dục được thực hiện theo một chương trình nhất định
nhằm sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực của mỗi
doanh nghiệp, hộ tiêu dùng và nền kinh tế quốc để phát triển nền kinh
tế quốc dân.
Tiết kiệm không chỉ là sử dụng dè sẻn tất cả các nguồn tài
nguyên, là tránh sự mất mát mà còn là sử dụng hợp lý những nguồn tài
nguyên đó, là tiêu dùng có căn cứ, khoa học các phương tiện nhằm
hoàn thiện công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nói
cách khác, trong cơ chế thị trường, tiết kiệm theo nghĩa rộng chính là
toàn bộ các giải pháp kinh tế– tổ chức–kỹ thuật …nhằm giải quyết tốt
nhất các vấn đề cơ bản của sản xuất kinh doanh ở mọi cấp của nền
kinh tế quốc dân.
*) Tăng cường xác định nhu cầu vật tư một cách chính xác:
Phân định rõ nhu cầu vật tư ở công ty gồm ba bộ phận: Nhu cầu vật tư
cho các sản phẩm chính, nhu cầu vật tư cho hoạt động kinh doanh khác, và nhu
cầu vật tư cho dự trữ.
Đối với nhu cầu vật tư cho sản xuất sản phẩm chính gồm có:
Phương pháp tính theo sản lượng sản phẩm :Tính nhu cầu vật tư theo
phương pháp nàyphải căn cứ vào định mức sử dụng vật tư cho mỗi đơn vị sản
phẩm và sản lượng sản phẩm
N
sx
= ∑
Trong đó:
N
sx

-Là nhu càu vật tư dùng đễ sản phẩm
Q
sP
-là nhu cầu sản xuất trong kỳ kế hoạch
M
sp
-Là mức sử dụng vật tư cho đơn vị sản phẩm
*)Phương pháp tính theo mức sử dụng bình quân của sản phẩm
Theo phương pháp này, tính nhu cầu vật tư phải căn cứ vào sản
lượng của các sản phẩm cùng loại trong kỳ kế hoạch và mức sử dụng
bình quân của sản phẩm
N
sx
= Σ Q.M
Trong đó:
N
sx
-Là nhu cầu vật tư dùng để sản phẩm
Q-là nhu cầu sản xuất trong kỳ kế hoạch
M-Là mức sử dụng vật tư bình quân cho đơn vị sản phẩm
*)Phương pháp tính theo hệ số biến động
N
sX
= N
BC
+ T
sX
+ H
SD
Trong đó

N
BC
-Là số lượng vật tư đã sử dụng trong năm báo cáo
T
sX
-Nhịp độ phát triển sản xuất kỳ kế hoạch
H
SD
-Hệ số sử dụng vật tư năm kế hoạch so với năm báo cáo
Tính nhu cầu vật tư theo phương pháp này cần nghiên cứu tình
hình thực tế sản xuất và sử dụng vật tư trong năm báo cáo, phương án
sản xuất kỳ kế hoạch, phân tích các yếu tố tiết kiệm vật tư từ đó xác
định hệ số sử dụng vật tư kỳ kế hoach so với kỳ báo cáo.
Q
sP
m
SP
Đối với nhu cầu vật tư cho các hoạt động khác: khi tính nhu cầu
vật tư cho các sản phẩm này nên sử dụng hệ số biến động.
N
sX
= N
BC
+ T
KH
+ H
Tk
Việc xác định T
kh
(chỉ số phát triển kỳ kế hoạch so với kỳ

báo cáo) phải căn cứ vào kê hoạch sản xuất chung của công ty trong kỳ
kế hoạch căn cứ vào dự đoán tình hình cung cầu vật tư trên thị trường
và căn cứ vào số lượng cũng như khả năng cạnh tranh của các đối thủ.
Việc xác đinh H
TK
( hệ số tiết kiệm kỳ KH so với kỳ BC) phải căn cứ
vào biện pháp và khả năng tiết kiệm vật tư trong kỳ kế hoạch
- Đối với nhu cầu vật tư cho dự trữ: phải xác định chính xác mức
tiêu dùng vật tư và nhu cầu cho sản xuất kinh doanh của công ty từ đó
xác định các mức dự trữ hợp lý.
*Các biện pháp tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh :
Nói đến nguồn tiết kiệm là nói đến hướng có thể thực hành tiết kiệm, hay nói
một cách khác là chỉ ra những con đường nào, chỗ nào cần phải chú ý để thực hành
tiết kiệm
Nói đến biện pháp tiết kiệm là nói đến những cách thức để thực
hành tiết kiệm, tức là làm cách nào để thực hiện tiết kiệm.
Mỗi nguồn tiết kiệm có nhiều biện pháp tiết kiệm. Người ta thường
phân thành từng khâu: sản xuất,lưu thông, tiêu dùng. Trong mỗi khâu
ngừơi ta vạch ra những nguồn và biện pháp tiết kiệm thích hợp.
Tiết kiệm phải được thực hành ở mọi khâu của nền kinh tế quốc dân. Trong các
khâu trên thì sản xuất là khâu quan trọng nhất, vì sản xuất là nơi tiêu dùng ( sử
dụng ) các yếu tố của quá trình sản xuất như: nguyên liệu, máy móc thiết bị và cả
thời gian lao động của người lao động. Biện pháp quan trọng nhất để thực hành tiết
kiệm là biện pháp khoa học công nghê tiên tiến mới nâng cao được chất lượng sản
phẩm và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực của sản xuất. Nói như vậy
không có nghĩa là các khâu kế hoạch khác không quan trọng, mà các khau khác
đều có vị trí quan trọng nhất định và đều góp phần trong việc tiết kiệm tài sản của
loài người.

×