Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

ĐƯỜNG LỐI VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167 KB, 19 trang )

ĐƯỜNG LỐI VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ
( 4 tiết )
I. SỞ HỮU VÀ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ
1. Sở hữu và chế độ sỡ hữu
a) Sở hữu
- Sở hữu: Là một phạm trù kinh tế biểu hiện các quan hệ giữa người với người
trong việc chiếm hữu của cải vật chất, trước hết là tư liệu SX .
- Sở hữu TLSX phản ánh mặt bản chất nhất của QHSX.
Trong XH có giai cấp, giai cấp nào nắm TLSX thì giai cấp ấy nắm quyền thống
trị, quyền tổ chức, quản lý sản xuất và quyết định việc phân phối sản phẩm.
b) Chế độ sở hữu
Chế độ sở hữu là hình thức sở hữu đối với của cải vật chất, trước hết là đối với
TLSX được quy định về mặt pháp lý
- Khi nói đến chế độ sở hữu thường chú ý đến 2 nội dung:
+ Nội dung pháp lý là thể hiện ở các quyền: quyền sở hữu, quyền sử
dụng, quyền định đoạt…
+ Nội dung kinh tế: là thể hiện ở các lợi ích
- Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, có ba chế độ sở hữu cơ bản về
TLSX đó là:
+ Sở hữu toàn dân (còn gọi là sở hữu nhà nước)
+ Sở hữu tập thể (nhóm, tổ hợp tác, hợp tác xã)
+ Sở hữu tư nhân (gồm có sở hữu cá thể, tiểu chủ và sở hữu tư bản tư nhân)
Bên cạnh đó còn có các hình thức sở hữu khác như: sở hữu hỗn hợp, sở hữu có
vốn đầu tư nước ngoài.
Trên cơ sở ba chế độ sở hữu hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành
phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà
nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Các thành phần kinh tế
a) Tính tất yếu và tác dụng của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần
- Tính tất yếu của sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế:
+ Do trình độ phát triển kinh tế thấp, không đồng đều giữa các ngành, các


vùng trong nền kinh tế.
+ Do xã hội cũ để lại một số thành phần kinh tế không thể xoá bỏ ngay được
(thành phần kinh tế tư bản tư nhân…)
+ Do yêu cầu xây dựng xã hội mới nên nhà nước chủ động xây dựng và phát
triển một số thành phần kinh tế mới.
- Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần có tác dụng:
+ Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực như: tài nguyên, vốn, kỹ
thuật công nghệ, sức lao động…
+ Thúc đẩy LLSX phát triển, tăng NSLĐ
+ Góp phần khôi phục và phát triển kinh tế hàng hoá, tạo ra nhiều hàng hoá,
nhiều việc làm, tăng thu nhập, từng bước ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.
+ Góp phần tăng tích luỹ vốn, tăng cường sức mạnh của Nhà nước, ổn định
kinh tế vĩ mô.
+ Tạo điều kiện mở rộng phân công và hợp tác quốc tế.
b) Đặc điểm cơ bản của các thành phần kinh tế
Đại hội Đảng X xác định nước ta hiện nay có 5 thành phần kinh tế
- Kinh tế nhà nước: Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu toàn dân về
TLSX, do Nhà nước CHXHCNVN - Nhà nước của dân, do dân, vì dân đại diện,
thống nhất quản lý.
+ Kinh tế nhà nước nắm giữ những mạch máu kinh tế và công nghệ then
chốt, đóng vai trò chủ đạo, làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải
quyết những vấn đề xã hội.
+ Nó còn mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát
triển, làm lực lượng vật chất để nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý
vĩ mô, tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới.
- Kinh tế tập thể: là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tập thể đối với
TLSX
+ Là thành phần kinh tế gồm các cơ sở kinh tế do người lao động tự nguyện
góp vốn, cùng kinh doanh, tự quản lý theo nguyên tắc tập trung, bình đẳng, cùng có
lợi.

+ Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó
HTX là nòng cốt. Các HTX dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể,
liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ SXKD, các doanh nghiệp vừa và
nhỏ không giới hạn quy mô, lĩnh vực, địa bàn.
+ HTX được tổ chức trên cơ sở đóng góp vốn, tài sản và sự tham gia lao
động trực tiếp của các xã viên, phân phối theo kết quả lao động và cổ phần đóng
góp.
+ Ở nước ta, kinh tế tập thể được coi là thành phần kinh tế quan trọng, cùng
với kinh tế nhà nước dần dần trở thành nền tảng của nền KTQD.
- Kinh tế tư nhân: (cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân ) là thành phần kinh tế dựa
trên sở hữu tư nhân về TLSX
+ Thành phần kinh tế này bao gồm: nông dân, thợ thủ công cá thể, người
buôn bán, tiểu thủ và tư bản tư nhân.
+ Ở thành phần kinh tế này, chủ sở hữu quyết định việc tổ chức quản lý kinh
doanh và phân phối. Phân phối chủ yếu dựa trên hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Kinh tế tư nhân góp phần tích cực vào việc khai thác có hiệu quả các
nguông lực của đất nước, để phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tạo ra nhiều của
cải cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của đất nước.
+ Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế nhất định như tính tự phát, không có
kế hoạch, giới hạn về vốn, công nghệ, thị trường và trình độ tổ chức, quản lý, kinh
doanh...
- Kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế bao gồm các hình thức liên
doanh liên kết giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước,
mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.
Kinh tế tư bản Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn, kỹ thuật,
kinh nghiệm quản lý của các nhà tư bản vào sản xuất kinh doanh, góp phần tạo việc
làm, tạo ra nhiều hàng hóa cho xã hội và xuất khẩu.
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: bao gồm các doanh nghiệp có thể 100% vốn
nước ngoài (một thành viên hoặc nhiều thành viên) có thể liên kết, liên doanh với
DNNN hoặc DN tư nhân.

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tác dụng khai thác mọi tiềm năng về vốn,
công nghệ, thị trường, kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là dào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước.
3. Chủ trương và chính sách phát triển các thành phần kinh tế
a) Nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng nền kinh tế
nhiều thành phần với những quan điểm sau:
- Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần, lấy việc giải phóng lực lượng sản xuất, nâng cao hiệu quả KT-XH, cải
thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển
các thành phần kinh tế và các hình thức tổ chức kinh doanh ở nước ta.
- Chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế
hợp tác. Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã dần trở
thành nền tảng của nền KTQD.
- Xác lập, củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động trong nền SX
XH, thực hiện công bằng xã hội ngày một tốt hơn.
- Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và
hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn
lực khác vào kết quả SXKD và phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Phân phối và
phân phối lại thu nhập, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói giảm
nghèo, không để diễn ra chênh lệch quá đáng về mức sống và trình độ phát triển
giữa các vùng, các tầng lớp dân cư.
- Tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với việc phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần.
- Giữ vững độc lập chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ
kinh tế với nước ngoài.
b) Chính sách đối với từng thành phần kinh tế
- Đối với kinh tế nhà nước: tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao
DNNN, trọng tâm là cổ phần hoá mạnh hơn nữa. Trong những năm tới phải thực
hiện tốt các nhiệm vụ sau:

+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp nhà nước thực sự hoạt
động trong môi trường cạnh tranh, công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả. Doanh
nghiệp nhà nước có quyền tài sản, thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên thị
trường và trước pháp luật
+ Đẩy mạnh việc xắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà
nước, trọng tâm là cổ phần hoá, đặc biệt là cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước,
kể cả công ty cổ phần
+ Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế, tầm cỡ khu vực, có sự
tham gia cổ phần của nhà nước, của tư nhân trong nước và ngoài nước, các công ty
bảo hiểm, các quỹ đầu tư...
- Đối với kinh tế tập thể:
+ Tiếp tục đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể.
Tổng kết thực tiễn, sớm có chính sách, cơ chế cụ thể, khuyến khích phát triển
mạnh hơn các loại hình kinh tế tập thể. Chú trọng phát triển và nâng cao hiệu quả
hoạt động của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cổ phần.
+ Khuyến khích việc tăng vốn góp và các nguồn vốn huy động từ các thành
viên để tăng nguồn vốn hoạt động của hợp tác xã, tăng vốn đầu tư phát triển, tăng
tài sản và quỹ không phân chia trong HTX.
- Đối với kinh tế tư nhân: Phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại
hình doanh nghiệp tư nhân.
+ Mọi công dân có quyền tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh với
quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo hộ; có quyền
bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh, tiếp cận các cơ hội, nguồn lực kinh doanh,
thông tin và nhận thông tin.
+ Xóa bỏ mọi rào cản, tạo tâm lý xã hội và môi trường kinh doanh thuận lợi
cho các loại hình doanh nghiệp của tư nhân.
- Đối với kinh tế tư bản nhà nước:
Phát triển đa dạng kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức liên doanh,
liên kết, thực hiện một cách rộng rãi và lâu dài các hình thức kinh tế TBNN để phát
triển LLSX phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, xây dựng CNXH.

- Đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Thu hút nguồn lực của các nhà đầu
tư nước ngoài
Cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước
ngoài vào các ngành nghề lĩnh vực kinh doanh quan trọng
II. ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ GẮN VỚI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC:
1. Tính tất yếu và tác dụng của CNH, HĐH
a, Khái niệm
- CNH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội từ
sử dụng sức lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao
động cùng với công nghệ phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, tạo ra
NSLĐ xã hội cao.
- Thực chất CNH – HĐH ở nước ta là quá trình tạo ra những tiền đề vật chất, kỹ
thuật, về con người, công nghệ, phương tiện- phương pháp, những yếu tố cơ bản
của LLSX cho CNXH.
- Nội dung cốt lõi của quá trình CNH-HĐH là cải biến lao động thủ công, lạc
hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để đạt tới năng suất lao động
cao.
So với việc thực hiện CNH trước đây, nhận thức và cách làm CNH ở nước ta
hiện nay có sự phát triển phù hợp với tình hình mới, đó là:
+ CNH, HĐH dựa vào tri thức và phải gắn phát triển kinh tế tri thức.
+ CNH, HĐH theo cơ chế mới – cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng XHCN.
+ CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân với sự tham gia tích cực của tất cả các
thành phần kinh tế.
+ CNH, HĐH theo xu thế quốc tế hóa và hội nhập kinh tế thế giới, tham gia
mạnh vào phân công lao động quốc tế.
b, Tính tất yếu
+ Mỗi phương thức SX có cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng với nó. CNXH
muốn tồn tại cũng phải có cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng

+ Cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH phải dựa trên những thành tựu mới nhất
của khoa học công nghệ dựa trên tri thức tiên tiến hiện đại. Cơ sở vật chất - kỹ
thuật đó phải đảm bảo tạo ra được năng suất lao động cao hơn CNTB.
Để đạt được cở sở vật chất kỹ thuật này chúng ta phải CNH- HĐH.
c) Tác dụng
- CNH, HĐH đó là con đường tạo ra lực lượng sản xuất mới
- CNH, HĐH sẽ tạo điều kiện thay đổi về chất nền SX XH, tăng NSLĐ, tăng
trưởng kinh tế, tạo ra nhiều của cải, từng bước cải thiện đời sống vật chất, văn hoá
tinh thần của nhân dân
- CNH, HĐH tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc củng cố, và hoàn thiện quan
hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng khối liên minh công nhân với nông dân và trí
thức, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân được nâng cao
- Góp phần khắc phục sự chênh lệch về kinh tế và trình độ phát triển giữa các
dân tộc, giữa các vùng trong nước và các tầng lớp dân cư.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản
sắc đân tộc.
- Tạo điều kiện vật chất cho tăng cường củng cố an ninh, quốc phòng.
- Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đồng thời
mở rộng quan hệ quốc tế
2. Mục tiêu, quan điểm CNH, HĐH
a) Mục tiêu
- Mục tiêu lâu dài của CNH, HĐH là xây dựng đất nước ta trở thành một nước
công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản
xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, đời sống vật chất và tinh
thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
văn minh.
- Mục tiêu trung hạn là ra sức phấn đấu đến năm 2020 đưa đất nước ta cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
b) Quan điểm:
Để chỉ đạo quá trình CNH-HĐH, Đảng ta đã quán triệt một số quan điểm:

- Một là, giữ vững độc lập, tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa
phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là
chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, xây dựng một nền kinh tế hội
nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập
khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả.
- Hai là, CNH-HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mỗi thành phần kinh tế,
trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo.

×