Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Phần II thực trạng về kế hoạch kinh doanh và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Iso 9001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.78 KB, 28 trang )


Phần II thực trạng về kế hoạch kinh doanh và áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng theo Iso 9001 : 2000 tại Xí nghiệp
sông đà 8
1. Các đặc điểm về kinh tế kỹ thuật
1.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức
Hiện tại, Xí nghiệp có 4 phòng ban khác nhau, (phòng tổ chức hành
chính, phòng quản lý kỹ thuật, phòng tài chính kế toán, phòng vật tư cơ giới).
Hiện trường thi công trải rộng trên cả nước nên việc quản lý còn có những khó
khăn bất cập không thể tránh khỏi. Bộ máy quản lý chưa thật sự đơn giản, gọn
nhẹ, lực lượng gián tiếp và phục vụ còn chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số CBCNV.
Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức quản lý của Xí nghiệp cũng thay đổi linh hoạt để phù
hợp với tình hình sản xuất chung ở từng thời điểm cụ thể. Cơ chế quản lý kinh
tế tài chính cũng được mở rộng hơn. Xí nghiệp đã phân cấp quản lý cho các
đơn vị trực thuộc, tạo điều kiện để các đơn vị chủ động trong sản xuất kinh
doanh. Đồng thời Xí nghiệp từ một đơn vị với ngành nghề truyền thống là thi
công cơ giới các công trình thủy điện, tập trung tại công trình thủy điện Hòa
Bình và Yaly, đã từng bước mở rộng địa bàn hoạt động trên khắp 3 miền Bắc -
Trung - Nam với cơ chế quản lý năng động hơn; ngành nghề sản xuất kinh
doanh đã được mở rộng hơn.
1.2. Đặc điểm về lao động
Lao động là lực lượng không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, tổ chức
sản xuất kinh doanh, vì vậy xây dựng và phát triển nguồn lực lao động là mục
tiêu quan trọng hàng đầu cần phải được thường xuyên quan tâm chỉ đạo đúng
mức.
Do yêu cầu của mỗi sản phẩm xây dựng (công trình xây dựng) tùy theo
quy mô của mỗi công trình mà đòi hỏi số lượng lao động tham gia vào công
việc cũng khác nhau. Các công trình mà Xí nghiệp thi công nằm ở mọi miền
đất nước do đó việc di chuyển lực lượng lao động cũng là một vấn đề rất khó
khăn, để đáp ứng được nhu cầu của công việc thì lực lượng lao động không chỉ
phải được đảm bảo về sức khỏe, tinh thần mà còn phải có trình độ nghiệp vụ,


tay nghề cao, tác phong công việc tốt để đảm bảo công việc được thực hiện
đúng tiến độ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng đặt ra.
Do đó, để phát triển nguồn lực về con người cần phải xây dựng đội ngũ về
số lượng, mạnh về chất lượng đảm bảo cho việc mở rộng quy mô sản xuất, phát
triển ngành nghề đáp ứng nhu cầu thị trường. Trên cơ sở đó phải tiến hành đào
tạo mới, đào tạo lại lực lượng lao động với phương châm giỏi 1 nghề biết nhiều
nghề khác, kết hợp tuyển dụng để đảm bảo lực lượng lao động, nhằm đáp ứng
trình độ kỹ thuật của công nghệ sản xuất mới. Để hoàn thành được một công
trình có quy mô lớn với tổng mức đầu tư lên tới vài chục triệu đô la thì lực
lượng lao động trực tiếp cũng như lao động gián tiếp thi công xây dựng công
trình phải rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
Là một doanh nghiệp Nhà nước, Xí nghiệp Sông Đà 802 thực hiện việc
tổ chức quản lý theo một cấp. Bộ máy quản lý của Xí nghiệp xác định rõ chức
năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác giữa các phòng ban và các chi nhánh,
đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ, thống nhất tạo ra sự thông suốt trong công việc.
Bảng 4: Cơ cấu lao động, công nhân viên của Xí nghiệp
STT Chỉ tiêu Số lượng (người)
1 Tổng số cán bộ CNV
- Lao động chính thức
- Lao động tạm tuyến
1470
1447
23
2 Trình độ cán bộ CNV
- Tiến sỹ kỹ sư cao cấp
- Thạc sỹ
- Kỹ sư
- Cử nhân đại học, cao đẳng
- Công nhân kỹ thuật
20

16
63
151
1220
Biểu đồ 4: Cơ cấu trình độ cán bộ công nhân viên
Một số chuyên gia của Xí nghiệp là thành viên của các Hội đồng tư vấn
kiến trúc của Bộ xây dựng cuả Hội kiến trúc sư Việt Nam
Như vậy qua cơ cấu lao động trên ta thấy rằng Xí nghiệp chưa tập trung
được động lực lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhưng Xí nghiệp vẫn có
lực lượng có khả năng đảm nhiệm nhiều công trình có yêu cầu về khảo sát thiết
kế tập trung ở mức độ cao và quy mô lớn. Với đặc điểm lao động của Xí nghiệp
chủ yếu là lao động kỹ thuật do đó tỷ lệ của nam chiếm tỷ trọng lớn. Do đó việc
phân công lao động trong bộ máy nhân sự cũng có phần ảnh hưởng. Vì vậy
trong bộ phận quản trị nhân lực cần phải để ý đến phần này.
Bảng 5: Mức tăng, giảm lao động và lương trung bình
qua 5 năm gần đây:
TT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006
1 Tiến sỹ, kỹ sư cao cấp 14 16 17 18 20
2 Thạc sỹ 8 12 13 15 16
3 Kỹ sư 51 56 61 62 63
4 Cử nhân ĐH, CĐ 139 142 148 155 151
5 CN kỹ thuật 1087 1123 1136 1213 1220
Tổng 1319 1349 1375 1463 1470
Lương trung bình 780 810 980 1130 1445
Nguồn: Sổ theo dõi tình hình tài chính (phòng tài chính)
Biểu đồ 5: Cơ cấu lao động và mức lương bình quân qua 5 năm
Biểu đồ trên cho ta thấy tình hình lao động qua từng năm đều tăng, điều
đó cho ta thấy rằng các hoạt động của Xí nghiệp ngày càng được mở rộng. Mặt
khác tỷ lệ giữa trình độ lao động với nhau tăng qua các năm là biến động không
đáng kể, điều đó chứng tỏ rằng việc tuyển dụng lao động của Xí nghiệp qua các

năm được thực hiện thường xuyên và đảm bảo cơ cấu hợp lý, điều đó nó không
làm ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động.
Mặc dù mức lương trung bình năm 2002 đến 2004 chưa được cao nhưng
ta thấy rằng mức lương đều tăng qua từng năm. Còn năm 2005, 2006 mức lương
đã được cải thiện hơn so với các năm trước điều đó chứng tỏ rằng Xí nghiệp
làm ăn ngày càng tiến triển hơn, điều đó cho thấy Xí nghiệp đã có chỗ đứng
trên thị trường và đời sống công nhân viên trong Xí nghiệp được cải thiện hơn.
1.3. Đặc điểm về nguyên vật liệu và máy móc thiết bị
1.3.1. Nguyên vật liệu
Với tính chất và đặc điểm sản phẩm của Xí nghiệp , nguyên liệu tiêu hao
chủ yếu của công tác khảo sát công trình và thi công công trình. Các nguyên
liệu tiêu hao trong khảo sát công trình như: các mũi khoan nén, đo đạc, vẽ, phân
tích thử nghiệm. Còn các nguyên liệu để thi công công trình như các loại đá, bê
tông, nhựa atphan, xi măng, sắp thép…
Nguyên vật liệu là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả, nên vấn đề
đặt ra là đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu cũng như chất lượng của
nguyên vật liệu trong mọi tình huống kể cả khi có sự biến động.
Mặt khác, do đặc tính của sản phẩm và của nguyên vật liệu, mỗi sản phẩm
hay công trình đòi hỏi sử dụng từng loại nguyên vật liệu phù hợp với công trình
do đó việc lựa chọn loại nguyên vật liệu phù hợp là yếu tố quyết định tới chất
lượng của công trình. Hơn nữa với đặc thù của ngành thì việc sử dụng nguyên
vật liệu là rất tiêu hao. Vì vậy việc cất giữ nguyên vật liệu cũng là một yếu tố
cần thiết, đó là việc đảm bảo kho bãi, công tác bảo quản.
1.3.2.Công nghệ, cơ sở vật chất và trang thiết bị
- Xí nghiệp là đơn vị hoạt động xây dựng cơ bản, chuyên nhận thầu xây
dựng các công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện và sản xuất các vật liệu bê
tông cát sỏi .
Quy trình công nghệ hoạt động của đơn vị chủ yếu là quy trình xây dựng
và các công trình công nghiệp và nó chia ra làm 3 giai đoạn chính.
* Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

+ Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi: là giai đoạn nghiên cứu, xác định
các yếu tố kinh tế, kỹ thuật đảm bảo cho công trình khi được đầu tư đạt hiệu quả
cao nhất. Báo cáo tiền khả thi sau khi được lập sẽ được trình duyệt tại cơ quan
có thẩm quyền.
+ Lập báo cáo nghiên cứu khả thi: là giai đoạn sau khi báo cáo nghiên cứu
khả thi đã được phê duyệt và bước tiếp theo là thiết kế sơ bộ, lập khái toán và cụ
thể công tác đầu tư. Báo cáo nghiên cứu khả thi sau khi được lập sẽ là cơ sở để
đầu tư công trình.
+ Thiết kế kỹ thuật - bản vẽ thi công: đây là giai đoạn lập thiết kế công
trình và tổng dự toán chính xác nhất, thực tế nhất phục vụ cho công tác tổ chức
thi công ngay sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
* Giai đoạn thi công công trình: Giai đoạn này được thực hiện trong một
thời gian dài, là giai đoạn Xí nghiệp bằng các thiết bị máy móc, con người và
kinh nghiệm để thi công công trình đạt chất lượng, tiến độ.
* Giai đoạn nghiệm thu và đưa công trình vào sử dụng: giai đoạn này
được thực hiện khi mà các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật đã được đáp ứng.
Với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là: Đầu tư xây dựng các công trình giao
thông thủy lợi, thủy điện, các công trình công nghiệp và chuyên sản xuất và
kinh doanh các vật liệu xây dựng cao cấp do đó hiện nay, Xí nghiệp có các loại
máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh như sau:
+ Các phần mềm đồ họa
- Autocad: (Thiết kế bản vẽ)
- Napinfor: (Biên tập đồ họa)
- Geo Slope (Tính toán ổn định của kết cấu)
- Mcrostion (Biên tập quản lý và số hóa bản đồ)
- SDR (Vẽ bản đồ)
+ Trong công tác khảo sát và xây dựng có:
- Các loại máy đo đạc, định vị
- Các loại máy thí nghiệm chất lượng vật liệu xây dựng
- Các thiết bị xác định, đánh giá chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn

- Các loại máy và thiết bị cơ giới phục vụ thi công.
Ngoài ra còn có các loại máy khác như: máy văn phòng: in, photocopy để
cung cấp tài liệu cho Xí nghiệp , các loại máy gia công cơ khí để sửa chữa các
máy chuyên dùng của Xí nghiệp ….
Nhìn chung máy móc thiết bị của Xí nghiệp là tương đối hiện đại, tuy
nhiên vẫn còn một số máy móc đã sử dụng lâu và kém chất lượng cần phải thay
thế. Vì vậy, Xí nghiệp cần phải tăng cường đầu tư đổi mới máy móc thiết bị để
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhưng thực tế cho thấy đầu tư đổi mới
thiết bị là rất khó khăn vì giá cả các thiết bị trên là rất đắt tiền do đó cần phải
kêu gọi góp vốn, liên doanh liên kết để đầu tư.
2. Tình hình quản lý chất lượng tại Xí nghiệp
2.1. Phân tích tình hình đảm bảo chất lượng của Xí nghiệp
2.1.1. Thành tựu đạt được
Vấn đề quản lý chất lượng mặc dù đã được ban lãnh đạo quan tâm và đầu
tư nhưng chưa thực hiện một cách đồng bộ và thống nhất. Với mục tiêu và
phương châm đặt ra "phát triển kinh doanh trong phát triển uy tín và năng lực,
với việc không ngừng hoàn thiện bộ máy con người, vốn chất xám trang thiết bị
cũng như trong tiềm lực tài chính, Xí nghiệp Sông Đà 802 mong muốn khách
hàng hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Đến với Xí
nghiệp Sông Đà 802, điều đó có nghĩa là đến với những quan hệ hợp tác ổn định
và lâu bền. Và trong thời gian qua Xí nghiệp đã đạt được một số thành tựu đáng
kể sau:
- Nhận thức của cán bộ công nhân viên được nâng cao: Hiện nay Xí
nghiệp đang nghiên cứu và chuẩn bị triển khai áp dụng hệ thống ISO 9001 :
2000. Từ giám đốc đến mọi thành viên trong Xí nghiệp đều được phổ biến một
cách rõ ràng về ý thức chất lượng. Trong Xí nghiệp đã dần hình thành một môi
trường chất lượng mặc dù chưa cao. Như vậy chứng tỏ bản thân Xí nghiệp đã
và đang nhận thức rõ tầm quan trọng về vấn đề chất lượng. Từ thực tế nhận thức
vấn đề chất lượng đó. Xí nghiệp đang triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời đẩy mạnh cạnh tranh

trong xu thế cạnh tranh toàn cầu như hiện nay.
- Công tác quản lý chất lượng đi vào nề nếp: Sau khi phổ biến kiến thức
về chất lượng cơ bản trong toàn Xí nghiệp , ban lãnh đạo chất lượng kết hợp với
lãnh đạo cấp cao đang dần cải tiến và đưa quản lý chất lượng đi vào nề nếp. Mọi
hoạt động trong Xí nghiệp đều được thực hiện theo một quy trình hoặc kế
hoạch cụ thể được xác định trước, thông qua các văn bản cụ thể. Công nhân
luôn được khuyến khích sáng tạo và được đào tạo và được tạo điều kiện để có
cơ hội sáng tạo, cải tiến. Mặt khác Xí nghiệp luôn chú trọng đến công tác kiểm
tra, giám sát công trình, đồng thời chú ý đến các hoạt động nhằm mục đích giảm
chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Trong thời gian vừa qua ban lãnh đạo Xí
nghiệp đã quyết định cơ cấu một số phòng ban chuyên môn trên cơ sở tinh
giảm lực lượng lãnh đạo và chuyên môn hóa sâu ở các phòng về lĩnh vực mà
phòng đảm nhiệm.
- Chất lượng công trình được đảm bảo: chất lượng sản phẩm của Xí
nghiệp đã được đánh giá cao trên thị trường. Cụ thể là Xí nghiệp đã trúng thầu
những công trình lớn, đòi hỏi trình độ công nghệ kỹ thuật cao. Mặt khác kết quả
kinh doanh của Xí nghiệp trong thời gian qua cũng cho ta thấy được điều đó.
Kết quả sản xuất kinh doanh trong một số năm qua tăng lên rõ rệt. Thu nhập của
công nhân, nhân viên cũng được cải thiện một cách đáng kể. Cụ thể là thu nhập
của năm 2006 tăng 10% so với năm 2005 và 28% so với năm 2004.
Xí nghiệp đã thực hiện phương pháp quản lý chất lượng trong các khâu:
* Đảm bảo chất lượng trong khâu thiết kế
Thiết kế là một khâu quan trọng trong xây dựng, việc đảm bảo chất lượng
của công tác thiết kế được Xí nghiệp thực hiện một cách chặt chẽ. Quá trình
thiết kế được thực hiện qua 7 bước sau:
Bước 1: Xem xét địa điểm thi công
Bước 2: Xem xét môi trường xung quanh địa điểm thi công
Hoạt động đầu tiên của công tác thiết kế là xem xét địa điểm thi công và
môi trường xung quanh địa điểm thi công, thông qua việc xem xét địa chấn, độ
nén đất… Từ đó, đưa ra bản thiết kế phù hợp với môi trường và địa điểm đó.

Thiết kế yêu cầu đáp ứng tốt nhất mục đích sử dụng đồng thời kiến trúc phù
hợp, đúng kỹ thuật, tiện lợi thi công. Việc xem xét địa điểm thi công còn nhằm
mục đích nghiên cứu biện pháp vận chuyển và lưu giữ nguyên nhiên vật liệu
hợp lý.
Bước 3: Thiết kế bản vẽ lần 1 (4 người thực hiện)
Bước 4: Thiết kế bản vẽ lần 2 (6 người soát xét)
Sau khi đã xem xét hết mọi vấn đề của địa điểm thi công và tìm ra một số
yếu tố sẽ ảnh hưởng đến kiến trúc và quá trình thi công, trên cơ sở những yếu tố
đó kết hợp với mục đích sử dụng công trình, bộ phận thiết kế 4 người sẽ đi vào
thực hiện công tác thiết kế. Sau đó bản thiết kế sẽ được soát xét qua 6 người
khác nhằm mục đích kiểm tra tính khả thi một cách khách quan. Việc thiết kế
lần một được chấp nhận hay không hoàn toàn phụ thuộc vào phán quyết của bộ
phận soát xét này.
Bước 5: Kiểm tra sự phù hợp của bản thiết kế
Bước 6: Kiểm tra tính khả thi của bản thiết kế
Bước 7: Phê duyệt bản thiết kế
Bản thiết kế được phê duyệt và được chấp nhận khi được sự đồng ý của
giám đốc Xí nghiệp là bản thiết kế phải trải qua tất cả các khâu kiểm tra về mọi
mặt và đảm bảo tính khả thi.
* Đảm bảo chất lượng trong khâu cung ứng nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng công
trình. Do vậy Xí nghiệp đã luôn chú trọng đến kiểm tra chất lượng nguyên vật
liệu. Quy trình đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu được thực hiện như sau:
- Tìm kiếm và lựa chọn đơn vị cung cấp nguyên vật liệu
- Xem xét về mặt đảm bảo thời gian cung ứng nguyên vật liệu
- Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu ngay tại chân công trình hoặc kho
bãi của Xí nghiệp .
Việc kiểm tra đó được thực hiện khá đơn giản nhưng trên thực tế nó đã
mang lại hiệu quả cao trong quá trình tạo ra sản phẩm.
* Đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công

Quá trình đảm bảo thi công được chia làm các bước sau:
- Tiến hành khảo sát điều tra về địa chất và khí tượng thủy văn nơi công
trình xây dựng. Đặc điểm này sẽ chi phối kết cấu kiến trúc của công trình và nó
là căn cứ để lựa chọn đúng đắn các giải pháp tổ chức thi công
- Tìm và chọn nguồn cung ứng vật liệu, bán thành phẩm cấu kiện bảo đảm
chất lượng. Vì chúng là yếu tố trực tiếp cấu thành nên sản phẩm chất lượng của
chúng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình.
- Chuẩn bị phương án về các thiết bị thí nghiệm và kiểm tra chất lượng
các yếu tố tiêu chuẩn chất lượng.
- Lựa chọn cán bộ kỹ thuật đội trưởng và công nhân có đủ trình độ và
kinh nghiệm đối với công việc được giao. Nhờ đó các yêu cầu kỹ thuật được
đảm bảo năng suất lao động được nâng cao rút ngắn tiến độ thi công công trình,
làm tăng khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp . Đồng thời tổ chức đầy đủ bộ phận
kiểm tra giám sát thi công có trình độ, năng lực và trách nhiệm.
* Quản lý chất lượng trong quá trình thi công:
Thi công là giai đoạn trực tiếp tạo ra sản phẩm vì vậy mà chất lượng của
công tác thi công ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Trong giai đoạn này
công tác quản lý chất lượng Xí nghiệp chú trọng đến các yếu tố sau:
-Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình thi công, khi đạt yêu cầu
mới cho phép làm tiếp bước sau. Để đảm bảo được điều này thì khâu trước phải
coi khâu sau là khách hàng của mình và các biện pháp hỗ trợ quản lý chất lượng
như: truyền thông, giáo dục, đào tạo cần được áp dụng. Để quán triệt sâu sắc
quan điểm làm đúng ngay từ đầu tới toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Xí
nghiệp .
- Cán bộ quản lý kỹ thuật và chất lượng viên phải kiểm tra việc chấp hành
quy trình kỹ thuật, phương pháp thao tác, cách pha trộn, định lượng nguyên vật
liệu để xem xét có đúng với chi tiêu yêu cầu của thiết kế kỹ thuật hay không để
từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời với những vi phạm về chất lượng.
Trong từng hạng mục công trình cán bộ quản lý chất lượng phần công việc
trước đã đảm bảo yêu cầu chất lượng thì mới cho phép làm tiếp bước sau, nếu

không phải trình lên bộ chỉ huy công trường giải quyết. Để kiểm tra chất lượng
được tốt thì căn cứ để kiểm tra là các chỉ tiêu về độ bền vững độ an toàn từ đó
mới có thể phát hiện ra vấn đề chất lượng phát sinh. Tất cả các việc kiểm tra cần
phải ghi vào sổ nhật ký công trình làm tài liệu theo dõi thường xuyên và xác
nhận trách nhiệm khi có sự cố xảy ra.
* Quản lý chất lượng đến khi nghiệm thu công trình
- Trước khi nghiệm thu công trình phải được kiểm tra một lần cuối cùng.
Cán bộ quản lý kỹ thuật và cán bộ quản lý chất lượng phải chịu trách nhiệm
trước chủ nhiệm công trình về chất lượng công trình mà mình nghiệm thu.
2.2.2. Một số yếu kém trong quản lý chất lượng của Xí nghiệp Sông Đà 802
Ngoài những thành tựu đạt được, Xí nghiệp còn có một số yếu kém trong
quản lý chất lượng cần khắc phục như:
- Trình độ lao động của một số công nhân viên chưa được nâng cao: Đây
là những người đã gắn bó với Xí nghiệp trong khoảng thời gian dài nhưng
không được đào tạo nâng cao trình độ, do đó họ đã không nắm bắt kịp thời
những kiến thức về khoa học kỹ thuật hiện đại. Việc sử dụng công nghệ hiện đại
đòi hỏi công nhân phải có trình độ phù hợp, đáp ứng yêu cầu như: công nghệ
đúc bê tông hẫng, sử dụng các loại máy nén, máy siêu âm bê tông, máy đo độ
thủy chấn… mặt khác, lề thói làm việc cũ đã ăn sâu vào trong tiềm thức của họ
khó mà thay đổi được, do đó việc đào tạo lớp người này cũng là vấn đề đặt ra
cần giải quyết của Xí nghiệp .

×