Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.8 KB, 10 trang )

Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG, TRẢ
THƯỞNG
I. Cơ sở lý luận các hình thức trả lương
1. Một số quan niệm về tiền lương
- Trước thời ký đổi mới ở nước ta:
Người ta quan niệm tiền lương là một phần của thu nhập Quốc dân được
biểu hiện bằng tiền và được phân chia cho người lao động một cách có kế hoạch
theo quy luật phân phối theo lao động.
- Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho rằng: Tiền lương là số tiền mà người sử
dụng lao động trả cho người lao động theo một số lượng nhất định không căn cứ
vào số giờ làm việc thực tế, thường được trả theo tháng hoặc nửa tháng….
1.2 Khái niệm tiền lương trong nền kinh tế thị trường
Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở thoả thuận
giữa người lao động với người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động
(bằng văn bản hoặc bằng miệng), phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động
trên thị trường lao động và phù hợp với các quy định tiền lương của pháp luật
lao động một cách thường xuyên và ổn định trong khoảng thời gian hợp đồng
lao động.
1.3 Yêu cầu của tiền lương
- Tiền lương đóng vai trò chủ yếu trong việc thực hiện quy luật phân phối
theo lao động, đồng thời vận động trong mối quan hệ chặt chẽ với các quy luật
kinh tế khác.
- Tiền lương phải là nguồn thu nhập chủ yếu đảm bảo đời sống vật chất
tinh thần cho người lao động theo sự phát triển kinh tế xã hội trong quá trình
làm việc cũng như khi hết độ tuổi lao động.
- Tiền lương được xác định dựa trên các yếu tố điều kiện lao động, các
tiêu chuẩn lao động và chế độ làm việc ngày càng hoàn thiện theo quy định của
pháp luật lao động.
- Tiền lương phải được đặt trên mối quan hệ hợp lý với các chỉ tiêu lợi
nhuận, năng suất lao động, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và các chính sách
xã hội.


- Tiền lương phải thực hiện đầy đủ hơn, ưu tiên hơn đối với lực lượng lao
động mang đặc trưng của nền kinh tế tri thức.
1.4 Chức năng của tiền lương
* Chức năng thước đo giá trị sức lao động
Tiền lương là giá cả sức lao động, là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sức
lao động, được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động nên phản ánh được giá
trị sức lao động. Giá trị này được đo bằng lượng lao động xã hội cần thiết để tạo
ra nó và mối quan hệ cung cầu về hàng hoá sức lao động đó trên thị trường lao
động.
* Chức năng tái sản xuất sức lao động
Nó là giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống của
người có sức lao động theo điều kiện kinh tế xã hội và trình độ văn minh của
mỗi nước. Trong quá trình lao động sức lao động bị hao mòn dần cùng với quá
trình tạo ra sản phẩm, con người cần phải bù đắp lại sức lao động đã hao phí. Để
duy trì sức lao động người lao động phải học tập, tích luỹ rèn luyện kỹ năng ,
sinh con..
Cho nên tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất sức lao động bao gồm cả chi phí sinh
hoạt cho họ và gia đình. Như vậy chức năng cơ bản của tiền lương là phải duy
trì và phát triển được sức lao động cho người lao động.
* Chức năng kích thích
Là hình thức kích động, tạo ra động lực trong lao động. Tiền lương là bộ
phận thu nhập chính của người lao động nhằm thoả mãn phần lớn các nhu cầu
về vật chất và tinh thần của người lao động. Do vậy sử dụng các mức tiền lương
khác nhau là đòn bẩy kinh tế quan trọng để hướng sự quan tâm và động cơ trong
động lực lao động trên cơ sở lợi ích cá nhân.
* Chức năng bảo hiểm và tích luỹ
Bảo hiểm là nhu cầu cơ bản trong quá trình làm việc của người lao động.
Chức năng bảo hiểm và tích luỹ của tiền lương biểu hiện ở chỗ, trong hoạt động
lao động người lao động không ngừng duy trì cuộc sống hàng ngày trong thời
gian còn khả năng lao động, và đang làm việc mà còn khả năng dành lại một

phần tích luỹ dự phòng cho cuộc sống sau này, khi họ hết khả năng lao động
hoặc chẳng may gặp rủi ro.
* Chức năng xã hội
Cùng với việc kích thích không ngừng nâng cao năng suất lao động tiền
lương là yếu tố kích thích việc hoàn thiện các mối quan hệ lao động.
2. Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế
2.1 Tiền lương danh nghĩa
Tiền lương danh nghĩa là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả
cho người lao động, phù hợp với số lượng, chất lượng lao động mà họ đã bỏ ra.
2.2 Tiền lương thực tế
Là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người sử dụng lao động, trao
đổi bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đã đóng góp các khoản thuế,
khoản đóng góp phải nộp theo quy định.
2.3 Vai trò của tiền lương trong sản xuất kinh doanh
- Tái sản xuất sức lao động: Tiền lương phải đảm bảo được tái sản xuất
sức lao động giản đơn và sức lao động mở rộng.
- Tiền lương có vai trò điều phối người lao động: Với mức thu nhập thoả
đáng mà doanh nghiệp trả, sẽ có trách nhiệm hơn trong công viêc và họ sẽ tự
giác nhận công việc được giao trong điều kiện phù hợp.
- Tiền lương có vai trò quản lý lao động: Qua việc trả lương, doanh
nghiệp có thể giám sát, quản lý người lao động theo cách của từng công ty và
phù hợp với luật lao động Việt Nam.
- Tiền lương có chức năng thanh toán: Dùng tiền lương để thanh toán các
chi phí phát sinh trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.
2.4 Những nguyên tắc cơ bản trong tiền lương
- Trả lương theo số lượng, chất lượng lao động. Kết quả sản xuất biểu hiện ở
chất lượng và hiệu quả công việc. Nó thể hiện ở chỗ ai lao động nhiều, công
việc hiệu quả trình độ tay nghề cao thì được trả lương cao và ngược lại.
- Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân.
Tiêu dùng không thể vượt quá khả năng sản xuất mà cần có tích luỹ. Việc đảm

bảo tốc độ tăng năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân sẽ tạo
điều kiện tích luỹ để tái sản xuất mở rộng, tạo cơ sở để hạ giá thành sản xuất.
- Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các ngành nghề khác nhau
trong nền kinh tế quốc dân.
Mỗi ngành nghề có sự hao phí lao động khác nhau, điều kiện để sản xuất
cũng khác nhau. Chính vì thế mà cần xây dựng các chế độ tiền lương hợp lý
giữa các ngành nghề, tạo sự công bằng trong trả lương, có thể thu hút và điều
phối lao động trong từng ngành nghề giữa các vùng trong nền kinh tế quốc dân.
- Trả lương theo yếu tố thị trường
Trong nền kinh tế thị trường đối với các khu vực doanh nghiệp tiền lương
được xác định theo các yếu tố của thị trường lao động, hiệu quả kinh tế cũng
như tư tưởng của nhà quản lý và chấp hành chính sách quy định về tiền lương.
- Kết hợp hài hoà các dạng lợi ích trong trả lương.
Kết hợp hài hoà các dạng lợi ích: lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích
ngưòi lao động. Vì vậy yêu cầu trong trả lương cho cá nhân ngoài việc căn cứ
vào những đóng góp, công sức cá nhân, còn phải tính đến lợi ích của tập thể,
những cống hiến của tập thể người lao động cho sự nghiệp với kết quả cuối
cùng. Sao cho đạt được sự thống nhất giữa lợi ích trước mắt và lâu dài.
3. Các hình thức trong trả lương
3.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn
cứ trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà họ đã hoàn thành.
Tiền lương sản phẩm nhiều hay ít phụ thuộc vào đơn giá sản phẩm. số lượng,
chất lượng sản phẩm được hoàn thành.
a) Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân
Là hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân là trả lương cho
người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm mà người lao động
làm ra.
Cách tính:
Lsp = ĐG x Q

Trong đó:
- Lsp: tiền lương sản phẩm của công nhân
- Q: Sản lượng thực tế của công nhân
- ĐG: Đơn giá sản phẩm
b) Hình thức trả lương sản phẩm tập thể
Là chế độ trả lương căn cứ vào số lượng sản phẩm hay công việc do một
tập thể công nhân đã hoàn thành và đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm
hay một đơn vị công việc cho tập thể.
3.2 Hình thức trả lương theo thời gian
Là hình thức trả lương căn cứ vào mức lương cấp bậc hoặc chức vụ và
thời gian làm việc thực tế của công nhân viên chức. Thực chất của hình thức
này là trả công theo số ngày công thực tế đã hoàn thành.
4. Quy chế trả lương trong các cơ quan, doanh nghiệp
* Khái niệm: Quy chế trả lương là văn bản quy định những nội dung, nguyên
tắc, phương pháp hình thành, sử dụng và phân phối quỹ lương trong cơ quan
doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính công bằng và tạo động lực trong trả lương.
4.1 Các nguyên tắc xây dựng quy chế trả lương
- Công khai, dân chủ trong xây dựng quy chế trả lương.

×